Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, trong đó tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn từ chất thải rắn đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm. Trung Nguyên là một khu vực có tiến độ đô thị hóa diễn ra mạnh so với các xã trong huyện Yên Lạc. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nan giải được đặt ra trước mắt mà chưa có một giải pháp cụ thể về quản lý rác thải tại địa bàn xã. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”.Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu điều tra, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý và phân tích số liệu, phương pháp khảo sát thực địa và sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.Hiện nay, trên địa bàn xã Trung Nguyên có 2 hình thức thu gom chính gắn với điểm đổ rác là: thu gom RTSH ngay tại các hộ gia đình, thu gom tại các điểm tập kết rác. Thời gian thu gom rác là không thường xuyên cứ 3 ngàylần đội thu gom đến gom rác một lần vào chiều tối từ 16 – 18h. Kết quả điều tra về thời gian thu gom rác cho thấy 18,33% số hộ cho là hợp lý; 56,67% cho là bình thường; 25% cho là chưa hợp lý, họ mong muốn được tăng tần suất thu gom rác hoặc đặt thêm các thùng rác tại các điểm trung chuyển để hộ tự đem rác đến thùng rác đổ khi lượng rác thải trong ngày nhiều.Trên địa bàn xã chưa có một nơi nào tiến hành xử lý rác thải mà chủ yếu là đổ lộ thiên, không chôn lấp, xử lý rác bằng biện pháp đốt, lấp đất do đó hiệu quả xử lý không cao, không đáp ứng được vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay. Bên cạnh đó, ý thức của người dân vẫn còn kém, nếu không có người là đổ rác bừa bãi, rác không được phân loại để lộ thiên ở mé đê nên mỗi khi có gió thì rác cuốn tung gây ô nhiễm môi trường và làm xấu cảnh quan. Kết quả điều tra cho thấy cách xử lý bằng biện pháp tổ VSMT chiếm 63,33%. Tỷ lệ thu gom khá cao, đây là một trong những yếu tố thuận lợi cho công tác xử lý RTSH tại xã Trung Nguyên.Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hoạt động thu gom và xử lý địa bàn xã Trung Nguyên:+Giải pháp trước mắt:Trên góc độ quản lý: Đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng một hệ thống đồng bộ các văn bản, chính sách liên quan. + Giải pháp lâu dài: Tiến hành tuyên truyền, giáo dục cho người dân đẩy mạnh việc phân loại rác thải tại nguồn từ các hộ gia đình.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-* * *
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ
RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRUNG NGUYÊN, HUYỆN YÊN LẠC,
TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành đào tạo : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn : TS NGUYỄN HỮU KHÁNH
HÀ NỘI – 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luậnvăn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vịnào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõnguồn gốc
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoa
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn tớiBan giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nôngthôn, các thầy cô giáo đã dạy dỗ, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian họctập và rèn luyện tại truờng
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo TS.NguyễnHữu Khánh, giảng viên của bộ môn Kinh tế - khoa Kinh tế & Phát triển nôngthôn đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốtnghiệp này
Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, UBND xã TrungNguyên và bạn bè đã giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian thực tập vànghiên cứu đề tài
Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn còn nhiều thiếusót Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo và cácbạn sinh viên để luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoa
Trang 4TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội,trong đó tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn từ chất thải rắn đã vàđang trở thành vấn đề nổi cộm Trung Nguyên là một khu vực có tiến độ đôthị hóa diễn ra mạnh so với các xã trong huyện Yên Lạc Tuy nhiên, vấn đề ônhiễm môi trường đang là vấn đề nan giải được đặt ra trước mắt mà chưa cómột giải pháp cụ thể về quản lý rác thải tại địa bàn xã Xuất phát từ vấn đề
trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu thực trạng thu gom
và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”.
Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương phápnhư: Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu điều tra, phương pháp thu thập sốliệu, phương pháp xử lý và phân tích số liệu, phương pháp khảo sát thực địa
và sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Hiện nay, trên địa bàn xã Trung Nguyên có 2 hình thức thu gom chínhgắn với điểm đổ rác là: thu gom RTSH ngay tại các hộ gia đình, thu gom tạicác điểm tập kết rác Thời gian thu gom rác là không thường xuyên cứ 3ngày/lần đội thu gom đến gom rác một lần vào chiều tối từ 16 – 18h Kết quảđiều tra về thời gian thu gom rác cho thấy 18,33% số hộ cho là hợp lý;56,67% cho là bình thường; 25% cho là chưa hợp lý, họ mong muốn đượctăng tần suất thu gom rác hoặc đặt thêm các thùng rác tại các điểm trungchuyển để hộ tự đem rác đến thùng rác đổ khi lượng rác thải trong ngàynhiều
Trên địa bàn xã chưa có một nơi nào tiến hành xử lý rác thải mà chủyếu là đổ lộ thiên, không chôn lấp, xử lý rác bằng biện pháp đốt, lấp đất do đóhiệu quả xử lý không cao, không đáp ứng được vấn đề bảo vệ môi trường hiệnnay Bên cạnh đó, ý thức của người dân vẫn còn kém, nếu không có người là
Trang 5đổ rác bừa bãi, rác không được phân loại để lộ thiên ở mé đê nên mỗi khi cógió thì rác cuốn tung gây ô nhiễm môi trường và làm xấu cảnh quan Kết quảđiều tra cho thấy cách xử lý bằng biện pháp tổ VSMT chiếm 63,33% Tỷ lệthu gom khá cao, đây là một trong những yếu tố thuận lợi cho công tác xử lýRTSH tại xã Trung Nguyên.
Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hoạt động thu gom và xử lýđịa bàn xã Trung Nguyên:
+Giải pháp trước mắt:Trên góc độ quản lý: Đẩy mạnh việc nghiên cứu,
xây dựng một hệ thống đồng bộ các văn bản, chính sách liên quan
+ Giải pháp lâu dài: Tiến hành tuyên truyền, giáo dục cho người dân
đẩy mạnh việc phân loại rác thải tại nguồn từ các hộ gia đình
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
DANH MỤC HÌNH ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 5
2.1.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 6
2.1.4 Phân loại chất thải rắn 7
2.1.5 Tác động của chất thải rắn tới môi trường 9
2.1.6 Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt 11
Trang 72.1.7 Các nguyên tắc và hoạt động quản lý rác thải 13
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 18
2.2.1 Tình hình chất thải rắn sinh hoạt của một số nước trên thế giới 18
2.2.2 Tình hình chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 27
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 36
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 36
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 37
3.2 Phương pháp nghiên cứu 42
3.2.1 Khung phân tích 42
3.2.2 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu điều tra 43
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 43
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 44
3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu 44
3.2.6 Phương pháp khảo sát thực địa 45
3.2.7 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 45
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
4.1 Thực trạng môi trường RTSH trên địa bàn xã Trung Nguyên 47
4.1.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 47
4.1.2 Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã 49
4.2 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý RTSH ở xã Trung Nguyên 50
4.2.1 Thực trạng các điểm chứa rác thải trên địa bàn xã 50
4.2.2 Nhân sự và trang thiết bị 53
4.2.3 Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH trên địa bàn xã Trung Nguyên 54
4.3 Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý rác thải tại địa bàn xã Trung Nguyên 63
4.3.1 Những thuận lợi 63
Trang 84.3.2 Những khó khăn trong công tác quản lý rác thải tại địa bàn xã 66
4.4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hoạt động thu gom và xử lý RTSH ở xã Trung Nguyên trong thời gian tới 70
4.4.1 Các căn cứ chung để đề xuất giải pháp 70
4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu 70
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
5.1 Kết luận 78
5.2 Kiến nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 83
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Định nghĩa thành phần của CTRSH 6
Bảng 2.2 Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004 18
Bảng 2.3 Nguồn phát sinh rác thải nguy hại 29
Bảng 2.4 Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh và tỷ lệ thu gom năm 2004, 2008
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Trung Nguyên41
Bảng 4.1 Tình hình bố trí các khu vực dịch vụ đời sống xã hội trên địa bàn xã
47
Bảng 4.2 Tỷ lệ thành phần hữu cơ có trong RTSH trên địa bàn xã 50
Bảng 4.3 Tình hình dân cư và số điểm đổ rác thải trên địa bàn xã 52
Bảng 4.4 Trang thiết bị cho công tác VSMT ở xã Trung Nguyên 53
Bảng 4.5Ý kiến đánh giá của người dân về thời gian thu gom rác thải 55Bảng 4.6 Mức đóng góp lệ phí cho hoạt động thu gom rác thải ở xã 55
Bảng 4.7 Tổng hợp ý kiến đánh giá của người thu gom rác thải 57
Bảng 4.8 Cách xử lý RTSH của người dân trong khu vực nghiên cứu 58Bảng 4.9 Ý kiến đánh giá về hiệu quả thu gom rác của các hộ dân 59
Bảng 4.10 Tỷ lệ sử dụng thùng đựng rác60
Bảng 4.11 Tình hình phân loại rác thải trong hộ gia đình ở xã 61
Bảng 4.12 Các mục đích của quỹ giả định cho hoạt động quản lý thu gom và xử lýrác thải tại xã65
Bảng 4.13 Lý do hộ gia đình không đồng ý sẵn lòng chi trả cho việc thu gom và
xử lý rác thải tại xã 69
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải 5
Sơ đồ 2.2 Các hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý rác thải 14
Sơ đồ 2.3 Hệ thống quản lý rác thải 15
Sơ đồ 4.1 Quy trình thu gom, vận chuyển RTSH trên địa bàn xã Trung Nguyên 56
Sơ đồ 4.2 Dự kiến xây dựng hệ thống thu gom rác thải có sự tham gia của cộngđồng 75
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tổng lượng rác thải phát sinh mỗi năm 2008 28
Biểu đồ 2.2 Lượng rác thải chăn nuôi phát sinh năm 2008 30
Biểu đồ 4.1 Lý do người dân không muốn tiến hành phân loại rác tại nguồn
62
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Khung phân tích 42
Hình 4.1 Bãi rác tại thôn Đông Lỗ 2, xã Trung Nguyên 56
Hình 4.2 Bãi rác tại thôn Lạc Trung, xã Trung Nguyên 57
Trang 13PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội,trong đó tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn từ chất thải rắn đã vàđang trở thành vấn đề nổi cộm Lượng chất thải rắn ở vùng nông thôn phátsinh ngày càng nhiều, đa dạng về thành phần và tính chất độc hại Tuy nhiên,công tác thu gom và xử lý còn manh mún, lạc hậu, thô sơ, không đáp ứngđược yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn môi trường
Theo ông Nguyễn Đình Duyệt, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môitrường cho biết: Chất thải rắn ở khu vực nông thôn phát sinh chủ yếu từ rácthải sinh hoạt các hộ gia đình, nhà kho, chợ, trường học, bệnh viện, cơ quanhành chính,… Phần lớn chất thải rắn sinh hoạt là chất hữu cơ dễ phân hủy (có
tỷ lệ chiếm tới 60- 65% chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn), còn lại làcác loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, thủy tinh, Ngoài ra, chất thảirắn còn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như phân bón hóahọc, thuốc bảo vệ thực vật; từ nguồn thải chăn nuôi và các làng nghề.Thực tếcho thấy, hiện nay phần lớn khối lượng các chất thải ở khu vực nông thônchưa được thu gom, xử lý hợp vệ sinh, đã và đang gây ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất và sức khỏe của người dân (HồXuân Hương, 2013)
Trung Nguyên là một khu vực có tiến độ đô thị hóa diễn ra mạnh so vớicác xã trong huyện Yên Lạc Trong những năm gần đây, cùng với quá trìnhhội nhập, phát tiển kinh tế đã làm cho chất lượng cuộc sống của người dântrong xã đã được nâng cao và cải thiện rõ rệt Cùng với sự phát triển đó, vấn
đề ô nhiễm môi trường cũng ngày càng trở nên bức xúc, đặc biệt là lượng rácthải phát sinh hàng ngày có chiều hướng gia tăng về cả số lượng và thànhphần đã ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và đời sống nhân dân
Trang 14Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cở sở đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý rác thải sinhhoạt trên địa bàn xã Trung Nguyên Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếunhằm tăng cường công tác xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã trong thờigian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về môi trường, rác thải và xử
lý rác thải sinh hoạt
- Đánh giá thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực xãTrung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường và hoàn thiệncông tác thu gom và xử lý RTSH tại xã Trung Nguyên trong thời gian tới
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội liên quan đếnrác thải và công tác xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Trung Nguyên,huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là các hộ dân xã Trung Nguyên
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt ở xã Trung Nguyên và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăngcường công tác xử lý rác thải sinh hoạt rắn trên địa bàn nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại khu vực
xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 15- Phạm vi về thời gian:
+ Đề tài điều tra, thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứutrong 3 năm từ 2011 – 2013
+ Đề tài được nghiên cứu từ 24/01/2014 – 03/06/2014
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã TrungNguyên như thế nào?
- Cần thực hiện những giải pháp gì để để tăng cường công tác xử lý rácthải trên địa bàn nghiên cứu?
Trang 16PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Chất thải rắn
Chất thải rắn (CTR): Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được loại
bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội (bao gồm các hoạt động sản xuất, cáchoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng) Trong đó quan trọng nhất
là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống(Chính phủ, 2007)
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác Chất thải rắn baogồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại
2.1.1.2 Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): CTRSH hay rác thải sinh hoạt
(RTSH) là chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạothành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch
vụ thương mại Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, giấyvụn, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩmthừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, giấy, rơm, rạ, vỏ rau quả
Trang 172.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải
(Nguồn: Nguyễn Thị Trìu, 2009)
Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
- Hộ gia đình (nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư,…): Thực phẩmthừa, carton, plastics, vải, da, gỗ vụn, thủy tinh, lon, các loại khác, tro, lá cây,các rác thải đặc biệt (đồ điện, điện tử hỏng, pin, bình điện, dầu, lốp xe,…) vàcác chất độc hại sử dụng trong gia đình
- Thương mại (kho, quán ăn, chợ, văn phòng, khách sạn, nhà in, trạmxăng dầu, gara,…): Giấy, carton, plastics, gỗ, thức ăn thừa, thủy tinh, kimloại, các loại rác đặc biệt (đầu mỡ, lốp xe…), rác thải độc hại
- Cơ quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính,…): Rác thảigiống như rác thải thương mại
- Xây dựng, di dời (các địa điểm xây dựng mới, sữa chữa đường xá, didời nhà cửa…): Gỗ, thép, gạch, bê tông, vữa, bụi,…
- Dịch vụ công cộng (rửa đường, tu sửa cảnh quan, công viên, bãibiển…): Các loại rác đường, cành, lá cây, các loại rác công viên, bãi biển,…
Trang 18- Các nhà máy xử lý ô nhiễm (xử lý nước, xử lý rác thải, xử lý rác thảicông nghiệp…): Tro, bùn, cặn,…
- Công nghiệp (xây dựng, chế tạo công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng,lọc dầu, nhà máy hóa chất, nhà máy điện,…): Rác thải từ các quá trình côngnghiệp, các rác thải không phải từ qúa trình công nghiệp như thức ăn thừa,tro, bã, rác thải xây dựng, các rác thải đặc biệt, các rác thải độc hại,…
- Nông nghiệp (thu hoạch đồng ruộng, vườn, nông trại,…): Các loại rácthải nông nghiệp như rơm rạ, lá cây,…rác thải từ chăn nuôi như phân trâu, bò,lợn gà, rác thải độc hại như thuốc bảo vệ thực vật,…
2.1.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộcvào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu
Đồ dùng bằng gỗ nhưbàn, ghế, đồ chơi, vỏ dừa,
…
e Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ chất dẻo
Phim cuộn, túi chất dẻo,chai, lọ Chất dẻo, cácđầu vòi, dây điện,…
f Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ da và cao
Bóng, giày, ví, băng caosu,…
Trang 19b Các kim loại phi
c Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ thủy tinh
Chai lọ, đồ đựng bằngthủy tinh, bóng đèn,…
Đá cuội, cát, đất, tóc,…
(Nguồn: Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu, 2007)
2.1.4 Phân loại chất thải rắn
2.1.4.1 Phân loại theo nguồn phát sinh
- Rác thải sinh hoạt: Là chất thải rắn được sản sinh trong sinh hoạt hàngngày của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ quan,trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại
- Rác thải công nghiệp: Là chất thải rắn của các cơ sở sản xuất (từ cá thểthủ công đến công nghiệp nhà máy)
- Rác thải xây dựng: Là các phế thải như cát, đá, bê tông, vôi vữa docác hoạt động phá vỡ công trình, xây dựng công trình
- Rác thải nông nghiệp: Những chất thải được thải ra từ các hoạt độngsản xuất nông nghiệp
Trang 20- Rác thải y tế: Là những chất thải được thải ra từ hoạt động khám, chữabệnh của cơ sở y tế.
- Rác thải sinh hoạt chiếm một lượng lớn nhất trong 5 loại rác thải trên
Ta biết rằng lượng rác thải sinh hoạt thải ra phụ thuộc vào 2 yếu tố chính đó
là sự phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số
2.1.4.2 Phân loại theo mức độ nguy hại
Rác thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ cháy gây phản ứng độchại, chất thải sinh hoạt để thối rữa, các chất dễ cháy nổ hoặc các chất phóng
xạ, các chất nhiễm khuẩn lây lan,…có nguy cơ đe dọa sức khỏe con người vàsinh vật
Rác thải y tế nguy hại: Là chất thải có chứa các hợp chất có những đặctính nguy hại tới sức khỏe công đồng và môi trường Theo quy chế quản lýchất thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong cácbệnh viện, trạm y tế
Rác thải không nguy hại: Là các loại chất thải không chứa các chất vàhợp chất gây nguy hại trực tiếp và có khả năng tương tác thành phần
2.1.4.3 Phân loại theo tính chất hóa học
Rác thải hữu cơ: Là tất cả các loại chất thải có thành phần chủ yếu là cácchất hữu cơ, đặc điểm là có thể dễ dàng phân hủy, ủ sinh học để chế biếnthành phân vi sinh
Rác thải vô cơ: Là tất cả các loại chất thải rắn có thành phần chủ yếu làcác chất vô cơ, đặc điểm là các chất thải rắn dạng này khó phân hủy tự nhiên,phương pháp xử lý chủ yếu là đốt, chôn lấp, tái chế,…
2.1.5 Tác động của chất thải rắn tới môi trường
2.1.5.1 Tác động tới môi trường nước
Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cốngrãnh Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến
Trang 21chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực Rác có thể bị cuốn trôi theonước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây
bị nhiễm bẩn
Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ,giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnhthoát nước Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ
bị huỷ diệt Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong nhữngnguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ trực khuẩn thương hàn, ảnh hưởngtiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng
2.1.5.2 Tác động đến môi trường đất
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rácthải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệtnhiều loài sinh vật có ích cho đất như: Giun, vi sinh vật, nhiều loài động vậtkhông xương sống, ếch nhái, làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạngsinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng Đặc biệt hiện nay sửdụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vàođất cần tới 50 - 60 năm mới phân huỷ hết và do đó chúng tạo thành các "bứctường ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân huỷ, tổng hợpcác chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suấtcây trồng giảm sút
2.1.5.3 Tác động đến môi trường không khí
Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm
tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm vàmưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phânhuỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu chocon người Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3,CH4, SO2, CO2
2.1.5.4 Tác động tới cảnh quan và sức khỏe con người
Trang 22Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơchiếm tỉ lệ lớn Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối.Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnhhưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh Chẳng hạn, những ngườitiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt cácphế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt,tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trênthế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liênquan tới rác thải Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xácđộng vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufuahyđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người,kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắcbệnh tim mạch.
Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh Các kết quảnghiên cứu cho thấy rằng: Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồntại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày Các loại
vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gâybệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi, và nhiềuloại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình docác trung gian truyền bệnh như:Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng
da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá, muỗi truyền bệnh sốtrét, sốt xuất huyết,
Ngoài ra, rác cũng gây ra những hiện tượng mất vệ sinh và mỹ quan đôthị, tại những điểm tập kết rác tự phát hay những nơi rác được vứt bừa bãi
2.1.6 Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
2.1.6.1 Phương pháp xử lý nhiệt
Phương pháp đốt
Trang 23Quá trình đốt là một quá trình biến đổi chất thải rắn dưới tác dụng củanhiệt và quá trình oxy hóa hoá học Bằng cách đốt chất thải ta có thể giảm thểtích của nó đến 80-90% Nhiệt độ buồng đốt phải cao hơn 8000C Sản phẩmsau cùng bao gồm khí có nhiệt độ cao bao gồm nitơ và cacbonic, hơi nước, vàtro Năng lượng có thể thu hồi được từ quá trình trao đổi nhiệt do khí sinh ra
có nhiệt độ cao
+ Đốt thùng quay: Lò đốt thùng quay được sử dụng để xử lý các loạichất thải nguy hại ở dạng rắn, cặn, bùn và cũng có thể ở dạng lỏng Thùngquay hoạt động ở nhiệt độ khoảng 11000C
+ Đốt bằng phương pháp phun chất lỏng: Chất thải nguy hại dạng lỏngđược đốt trực tiếp trong lò đốt bằng cách phun vào vùng ngọn lửa hay vùngcháy của lò phụ thuộc vào nhiệt trị chất thải Lò đốt được duy trì nhiệt độkhoảng trên 10000C Thời gian lưu của chất thải lỏng trong lò từ vài phần giâyđến 2,5 giây Lò đốt thùng quay được sử dụng để xử lý các loại chất thải nguyhại ở dạng rắn, cặn, bùn và cũng có thể ở dạng lỏng Thùng quay hoạt động ởnhiệt độ khoảng 11000C
Sử dụng xúc tác cho vào lò đốt để tăng cường tốc độ oxy hoá chất thải
ở nhiệt độ thấp hơn so với lò đốt thông thường (<5370C) Phương pháp nàychỉ áp dụng cho chất thải lỏng
Sử dụng chất thải nguy hại làm nhiên liệu, đây là phương pháp tiêu hủychất thải bằng cách đốt cùng với các nhiên liệu thông thường khác để tậndụng nhiệt cho các thiết bị tiêu thụ nhiệt: Nồi hơi, lò nung, lò luyện kim, lònấu thủy tinh Lượng chất thải bổ sung vào lò đốt có thể chiếm 12-25% tổnglượng nhiên liệu
Phương pháp nhiệt phân
Nhiệt phân là quá trình tiêu hủy hay biến đổi hoá học xảy ra do nungnóng trong điều kiện không có oxy và tạo ra sản phẩm cuối cùng của quá
Trang 24trình biến đổi chất thải rắn là các chất dưới dạng rắn, lỏng và khí Quá trìnhnhiệt phân gồm hai giai đoạn Giai đoạn một là quá trình khí hoá Chất thảiđược gia nhiệt để tách thành phần dễ bay hơi như khí cháy, hơi nước,… rakhỏi thành phần cháy không hoá hơi và tro Giai đoạn hai các thành phần bayhơi được đốt ở điều kiện phù hợp để tiêu hủy hết các cấu tử nguy hại.
Nhiệt phân bằng hồ quang - plasma Thực hiện quá trình đốt ở nhiệt độcao (có thể đến 10.0000 C) để tiêu hủy chất thải có tính độc cực mạnh Sảnphẩm là khí H2 và CO, khí axit và tro
2.1.6.2 Xử lý sinh học
Phương pháp này nhằm phân hủy các chất hữu cơ trong rác thải nhờcác loài vi sinh vật hô hấp kỵ khí hay yếu khí để sản xuất phân bón, khíbiogas phục vụ cho nông nghiệp và cho sinh hoạt
Phương pháp xử lý bằng hầm biogas (phương pháp yếm khí): Rácđược cắt nhỏ sau đó đưa vào hầm biogas hoặc bể liên hợp Tại đây xảy ra quátrình lên men, khí thoát ra được thu lại để phục vụ cho sinh hoạt
Phương pháp sản xuất phân hữu cơ (phương pháp yếm khí): Rác thu
về được chất thành đống, sau đó được đảo trộn thường xuyên 3 lần/ngày(hoặc cấp khí cưỡng bức qua hệ thống phân phối khí ở đáy) Quá trình phânhủy kéo dài 30 ngày, nhiệt độ phải đảm bảo 55 – 600C và độ ẩm 60 – 65% đểquá trình phân hủy hoàn toàn Phân hữu cơ thu được dùng phục vụ trong nôngnghiệp
Phương này đơn giản, dễ làm nhưng đòi hỏi thời gian dài và không cókhả năng phân hủy những chất độc vô cơ
2.1.6.3 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp
Phương pháp truyền thống đơn giản nhất là chôn lấp rác Phương phápnày có chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển
Trang 25Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dụng chở ráctới các bãi đã xây dựng trước Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng,đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất, hàng ngày phun thuốc diệt ruồimuỗi, rắc vôi bột,… theo thời gian, sự phân hủy của vi sinh vật làm cho ráctrở nên tơi xốp và thể tích của bãi rác giảm xuống Việc đổ rác lại được tiếptục cho đến khi bãi rác đầy thì chuyển sang bãi rác mới.
Hiện nay việc chôn lấp rác thải sinh hoạt được sử dụng chủ yếu ở cácnước đang phát triển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trườngmột cách nghiêm ngặt Việc chôn lấp rác có xu hướng giảm dần, tiến tới chấmdứt ở các nước đang phát triển
Các bãi chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nướcngầm và nguồn nước mặt Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc đượcphủ các lớp chống thấm bằng màn địa chất Ở các bãi chôn lấp rác cần phảithiết kế khu thu gom và xử lý nước rác trước khi thải vào môi trường Việcthu khí ga để biến đổi thành năng lượng là một cách để tận dụng từ rác thải rấthữu ích
2.1.7 Các nguyên tắc và hoạt động quản lý rác thải
a Nguyên tắc quản lý rác thải
Theo điều 4 của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì:
- Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh rác thải phảinộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
- Rác thải phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng, xử
lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng
- Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý rác thải khó phân huỷ, có khảnăng giảm thiểu khối lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tàinguyên đất đai
- Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá công tác thu gom, phân loại,vận chuyển và xử lý rác thải
Trang 26b Hệ thống quản lý rác thải
Các hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý rác thải sinh hoạtViệt Nam được minh họa ở sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.2 Các hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý rác thải
(Nguồn:Hoàng Xuân Cơ, 2007)
Quản lý rác thải là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường sốngcủa con người mà chúng ta phải có kế hoạch tổng thể quản lý rác thải thíchhợp mới xử lý kịp thời và hiệu quả được Sau đây là hệ thống quản lý rác thảiđược minh họa ở sơ đồ 2.2
Trang 27Sơ đồ 2.3 Hệ thống quản lý rác thải
(Nguồn: Hoàng Xuân Cơ, 2007)
c Các hoạt động của quản lý rác thải
Theo điều 3 của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP thì:
Phân loại rác thải tại nguồn là sự phân chia rác thải trong gia đình,những vật chất này bình thường được đưa vào việc thu gom rác thải
- Phân loại đối với rác thải có thể được đem cho hoặc bán hoặc đổi
- Sự phân loại tại nguồn có tính truyền thống, phương thức này còn cónguồn gốc tự phát hay ý thức tự nguyện
Thu gom rác thải
Thu gom rác thải là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữtạm thời rác thải tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quannhà nước có thẩm quyền chấp thuận
Thu gom rác thải ở đô thi đã phức tạp và khó khăn thì thu gom ở nôngthôn lại càng phức tạp hơn Việc thu gom thường đi qua một quá trình 2 giaiđoạn thu gom rác từ các nhà ở và thu gom về các bãi tập trung chứa rác rồi từ
đó vận chuyển tới trạm trung chuyển
Công ty môi trường đô thị
UBND cấp dưới
CTR
Trang 28 Vận chuyển rác thải
Vận chuyển rác thải là quá trình chuyên chở rác thải từ nơi phát sinh,thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãichôn lấp cuối cùng
Xử lý rác thải và các phương pháp xử lý
Xử lý rác thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuậtlàm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có íchtrong rác thải; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong rácthải
Hiện nay có 3 phương pháp xử lý rác thải được nhiều nơi áp dụng, đólà:
+ Phương pháp ủ sinh học làm phân hữu cơ
+ Phương pháp thiêu đốt tại các lò đốt rác
+ Phương pháp chôn lấp, thực chất là phương pháp lưu giữ
rác thải trong các hố bãi có phủ lấp đất lên trên Đây là phương pháp rẻ tiền
và được áp dụng ở các nước đang phát triển Ở Việt Nam hiện nay, xử lý rácthải
Tái chế và tận dụng
Những thứ phế thải không dùng được cho việc gì nữa nhưng còn có thể
sử dụng để sản xuất ra sản phẩm khác thì cần phải được thu gom bán phế liệu
để tái chế
d Chi phí quản lý rác thải
Theo Điều 35 của Nghị định qui định rõ về chi phí quản lý rác thải:
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và chi phí xử lý rác thải
- Việc quản lý chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý rácthải sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định củapháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan
Trang 29Đối với rác thải sinh hoạt, chi phí xử lý được bù đắp thông qua ngânsách nhà nước ngoài nguồn thu phí vệ sinh từ chủ nguồn thải Chủ xử lý thuchi phí từ chủ thu gom, vận chuyển theo hợp đồng dịch vụ
Đối với rác thải công nghiệp, chi phí xử lý được thu trực tiếp từ chủnguồn thải (trong trường hợp chủ nguồn thải vận chuyển trực tiếp đến cơ sở
xử lý hoặc chủ xử lý thực hiện dịch vụ trọn gói thu gom, vận chuyển và xử lý)hoặc thông qua chủ thu gom, vận chuyển
Quản lý chi phí xử lý rác thải sử dụng vốn ngân sách nhà nước đượcthực hiện theo quy định hiện hành Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập
và quản lý dự toán dịch vụ công ích xử lý rác thải
Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng và ban hành đơn giá dịch vụ côngích trên địa bàn
Theo Điều 36 qui định:
Quản lý chi phí thu gom, vận chuyển rác thải:
+ Chi phí thu gom, vận chuyển rác thải bao gồm chi phí đầu tư phươngtiện, trang thiết bị, đào tạo lao động, chi phí quản lý và vận hành cơ sở thugom, vận chuyển rác thải tính theo thời gian hoàn vốn và quy về một đơn vịkhối lượng rác thải được thu gom, vận chuyển
+ Việc quản lý chi phí cho dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thảirắn sinh hoạt sử dụng vốn ngân sách được thực hiện theo quy định của phápluật
+ Đối với rác thải sinh hoạt, ngoài nguồn thu phí vệ sinh theo quy định,chính quyền địa phương trả chi phí bù đắp cho chủ thu gom, vận chuyển từnguồn ngân sách địa phương trên cơ sở hợp đồng dịch vụ
+ Chi phí xử lý rác thải bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng, chi phíđầu tư xây dựng, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, đào tạo lao động, chiphí quản lý và vận hành cơ sở xử lý rác thải tính theo thời gian hoàn vốn vàquy về một đơn vị khối lượng rác thải được xử lý
Trang 302.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1 Tình hình chất thải rắn sinh hoạt của một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Tình hình phát sinh CTRSH trên thế giới
Ước tính hàng năm lượng chất thải được thu gom trên thế giới daođộng từ 2,5 đến 4 tỷ tấn (ngoại trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai tác
mỏ và nông nghiệp) Con số này thực tế chỉ gồm các nước OECD và các khu
đô thi mới nổi và các nước đang phát triển
Bảng 2.2 Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004
Các nước thuộc Tổ chức hợp tác và Phát triển
(Nguồn: Võ Đình Long, Nguyễn Văn Sơn, 2009)
Nếu các số liệu trên đổi thành đơn vị tấn chất thải rắn được thu gommỗi năm trên đầu người, thì tại các khu đô thị ở Hoa Kỳ có đến hơn 700 kgchất thải và gần 150 kg ở Ấn Độ Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị cao nhất làHoa Kỳ, tiếp sau là Tây Âu và Ôxtrâylia (600 – 700 kg/người), sau đó đếnNhật Bản, Hàn Quốc và Đông Âu (300 – 400 kg/người)
Châu Á có mức tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh trong vài thập
kỷ qua Vấn đề chất thải rắn là một trong những thách thức môi trường màcác nước trong khu vực phải đố mặt Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị của cácnước vào khoảng từ 0,5 đến 1,5 kg/người/ngày Tại một số thành phố lớn củaTrung Quốc, tỷ lệ này vào khoảng 1,12 đến 1,2 kg/người/ngày Tuy nhiên, domức sống tăng, mức phát sinh chất thải rắn trung bình của Trung Quốc vào
Trang 31năm 2030 được dự đoán sẽ vượt ngưỡng 1 kg/người/ngày Sự tăng tỷ lệ nàychủ yếu do dân số đô thị tăng nhanh từ 456 triệu người năm 2000 lên 883triệu người vào năm 2030 Điều này làm cho tốc độ phát sinh chất thải rắnTrung Quốc sẽ tăng lên nhanh chóng.
Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăngGDP tính theo đầu người Chất hữu cơ là thành phần chính trong chất thải rắn
đô thị trong khu vực và chủ yếu được chôn lấp do chi phí rẻ Các thành phầnkhác như giấy, thủy tinh, nhựa tổng hợp và kim loại hầu hết được khu vựckhông chính thức thu gom và tái chế
Theo Ngân hàng Thế giới, các khu vực đô thị của Châu Á mỗingàyphát sinh khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị Đến năm 2025, con sốnày sẽ tăng tới 1,8 triệu tấn/ngày (World Bank) Chất thải rắn thường đượcphân loại theo chất thải rắn đô thị và chất thải công nghiệp trên cơ sở nguồnphát sinh Chất thải rắn và chất thải rắn đô thị được định nghĩa rất khác nhaugiữa các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực Hàn Quốc, Đài Loan và NhậtBản quy định chất thải rắn đô thị bao gồm một phần chất thải công nghiệp.Trong khi đó, Hồng Kông coi chất thải công nghiệp thuộc chất thải rắn đô thị
Tỷ lệ chất thải gia đình trong dòng chất thải rắn đô thị rất khác nhau giữa cácnước Theo ước tính, tỷ lệ này chiếm tới 60 - 70 % ở Trung Quốc (Gao etal,2002), 78% ở Hồng Kông (kể cả chất thải thương mại), 48% ở Philipin và37% ở Nhật Bản Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (1999), các nước cóthu nhập cao chỉ có khoảng 25 – 35 % chất thải gia đình trong toàn bộ dòngchất thải rắn đô thị
Theo nguyên tắc thì các nước có thu nhập cao có tỷ lệ phát sinh chấtthải rắn đô thị cao Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây ở các nước đang pháttriển cho thấy, tỷ lệ phát sinh chất thải tính theo các mức thu nhập khác nhaulại không theo nguyên tắc này Theo kết quả nghiên cứu của Cơ quan Hợp tácquốc tế Nhật Bản (JICA), tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị ở Philipin theo
Trang 32các nhóm người có thu nhập khác nhau là: Thu nhập cao 0,37 – 0,55; thunhập trung bình 0,37 - 0,60 và thu nhập thấp 0,62 – 0,90 kg/người/ngày.Tương tự, các kết quả phân tích tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị theo GDPtính trên đầu người của các nước thuộc OECD, Hoa Kỳ và Ôxtraylia đượcxếp vào nhóm các nước có tỷ lệ phát sinh cao; nhiều nước thuộc Liên minhChâu Âu được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh cao; nhiều nước thuộc Liênminh Châu Âu được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh trung bình và ThụyĐiển, Nhật Bản được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh thấp Có nhiều nguyênnhân để giải thích các trường hợp này:
+ Thứ nhất là không thống kê được đầy đủ tổng lượng thải phát sinh docác hoạt động của khu vực tái chế không chính thức và do phương thức tựtiêu hủy chất thải ở các nước đang phát triển Khu vực tái chế không chínhthức ở các nước đang phát triển đã góp phần đáng kể giảm thiểu tổng lượngchất thải phát sinh và thu hồi tài nguyên thông qua các hoạt động tái chế
+ Thứ hai là năng lực thu gom của các nước đang phát triển còn thấp
Ví dụ, năng lực thu gom chất thải rắn đô thi của Ấn Độ là 72,5%; Malaixia là70%; Thái Lan là 70 – 80% và Philipin là 70% ở đô thị và 40% ở nông thôn
Trường hợp của Nhật Bản là một ví dụ thành công về tăng trưởng kinh
tế và duy trì tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị thấp so với nhiều nước có GDPcao Năm 2000, Nhật Bản bắt đầu áp dụng khái niệm mới về xây dựng một
“Xã hội tuần hoàn vật chất hợp lý” hay còn gọi là 3P (Reduce – Giảm thiểu,Reuse – Tái sử dụng và Recyle – Tái chế) Từ những năm 1980, tỷ lệ phátsinh chất thải rắn đô thị của Nhật Bản đã ổn định ở mức khoảng 1,1 kg/người/ngày
Nhìn chung, khối lượng rác thải phát sinh trên thế giới rất lớn và có xuhướng gia tăng theo thời gian Các yếu tố như số lượng dân số, thu nhập, trình
độ phát triển,…là những yếu tố tác động mạnh đến tình hình phát sinh chấtthải rắn của các nước trên thế giới
Trang 332.2.1.2 Tình hình quản lý CTRSH tại một số nước trên thế giới
Cộng hòa Liên Bang Đức:
Cộng hòa Liên Bang Đức đã đưa ra các biện pháp chiến lược để quản
lý chất thải như:
Ngăn ngừa phát sinh rác thải tại nguồn
Giảm thiểu khối lượng chất thải rắn phát sinh
Xử lý và tái sử dụng chất thải rắn
Trong vòng 20 năm trở lai đây, Cộng hòa Liên Bang Đức đã ban hànhnhiều đạo luật về quản lý chất thải Có khoảng 2000 điều luật, quyết định, quyđịnh về hành chính,… với nội dung thu thập, phân loại, vận chuyển, xác địnhbiện pháp giải quyết chất thải Mỗi lần thay đổi luật, quy định mới lại khắtkhe và chặt chẽ hơn Bên cạnh đó, pháp luật của Cộng hòa Liên Bang Đứckhuyến khích việc đổi mới công nghệ và thiết bị nhằm hướng tới một côngnghệ giảm thiểu chất thải sinh ra
Thêm vào đó, nhà nước còn tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nhậnthức được tác hại nguy hiểm của các loại chất thải Sự phối hợp của các cơquan quản lý nhà nước, các kỹ thuật gia, các nhà sinh học, hóa học trong lĩnhvực chất thải đã đưa Cộng hòa Liên Bang Đức trở thành một trong nhữngquốc gia đứng hàng đầu về công nghệ bảo vệ môi trường nói chung và lĩnhvực quản lý chất thải nói riêng
Nhật Bản
Mỗi năm Nhật Bản thải ra khoảng 55 – 60 triệu tấn rác nhưng chỉkhoảng 5 % trong số đó phải đưa tới bãi chôn lấp (khoảng 2,25 triệu tấn), cònphần lớn rác được đưa đến các nhà máy để tái chế Nhật Bản áp dụng phươngpháp thu hồi CTR cao nhất (38%), trong khi các nước khác chỉ sử dụngphương pháp đốt và xử lý vi sinh vật là chủ yếu
Trang 34Tại Nhật Bản, khung pháp lý quốc gia hướng tới giảm thiểu chất thảinhằm xây dựng một xã hội tái chế bao gồm hệ thống luật và quy định của Nhànước:
Luật quản lý rác thải và giữu gìn vệ sinh công cộng (1970)
Luật quản lý rác thải (1992)
Luật thúc đẩy sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái chế (1991)
Luật tái chế vỏ hộp và bao bì (1996)
Luật tái chế thiết bị điện (1998)
Theo đó, Nhật Bản đã chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyềnthống với dòng nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hôi có chu trình xử
lý nguyên liệu theo mô hình 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế)
Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt, các hộ gia đình được yêu cầu phânchia thành 3 loại:
Rác hữu cơ được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuấtphân compost
Rác khó tái chế hoặc hiệu quả tái chế không cao nhưng cháy được sẽđưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng
Rác có thể tái chế thì được đưa vào các nhà máy tái chế
Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắckhác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cưvào giờ quy định dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư Công ty vệ sinhthành phố sẽ cho ô tô đến đem các túi rác đó đi Nếu gia đình nào không phânloại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ban giám sát sẽ báo lại với Công ty và ngayhôm sau gia đình đó sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền Với cácloại rác cồng kềnh như ti vi, tủ lạnh, máy giặt thì quy định vào ngày 15 hàngtháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tùy tiện bỏ nhữngthứ đó ở hè phố Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưaloại rác cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong long đất Cách
Trang 35xử lý rác thải như vậy vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môitrường Túi đựng rác là do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng.
Singapore
Là đất nước có diện tích chỉ khoảng hơn 500 km2 nhưng có nền kinh tếrất phát triển Lượng rác thải phát sinh hàng năm rất lớn nhưng lại không đủdiện tích đất để chôn lấp như các quốc gia khác nên họ rất quan tâm đến cácbiện pháp quản lý nhằm giảm thiểu lượng phát thải, kết hợp xử lý rác thảibằng phương pháp đốt và chôn lấp
Singapore tổ chức chính quyền quản lý theo mô hình chính quyền mộtcấp Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trường củaquốc gia Hệ thống quản lý xuyên suốt, chịu sự quản lý của Chính phủ
Bộ phận quản lý chất thải có chức năng lập kế hoạch, phát triển vàquản lý chất thải phát sinh Cấp giấy phép cho lực lượng thu gom chất thải,ban hành những quy định trong việc thu gom chất thải hộ gia đình và chất thảithương mại trong 9 khu và xử lý những hành vi vứt rác không đúng nơi quyđịnh Xúc tiến thực hiện 3R (tái chế, tái sử dụng và làm giảm sự phát sinhchất thải) để bảo tồn tài nguyên
Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rấthiệu quả, việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu.Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thểtrong thời hạn 7 năm Singapore có 9 khu vực thu gom rác Rác sinh hoạtđược đưa về một khu vực bãi chứa lớn Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch
từ cửa đến cửa, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình táichế Quốc gia Trong số các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore cóbốn nhà thầu thuộc khu vực công cộng, còn lại thuộc khu vực tư nhân Cácnhà thầu tư nhân đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu gom rácthải, khoảng 50% lượng phát sinh do tư nhân thu gom, chủ yếu là rác của các
Trang 36cơ sở thương mại, công nghiệp và xây dựng Chất thải của khu vực này đềuthuộc loại vô cơ nên không cần thu gom hàng ngày.
Nhà nước quản lý các hoạt động này theo luật pháp Cụ thể, từ năm
1989, Chính phủ ban hành các quy định y tế công cộng và môi trường đểkiểm soát các nhà thầu thông qua việc xét cấp giấy phép Theo quy định cácnhà thầu tư nhân phải sử dụng xe máy và trang thiết bị không gây ảnh hưởngđến sức khỏe của nhân dân, phải tuân thủ các quy định về phân loại rác để đốthoặc đem chôn để hạn chế lượng rác tại bãi chôn lấp Quy định các xí nghiệpcông nghiệp và thương mại chỉ được thuê, mướn các dịch vụ từ cá nhà thầuđược cấp phép Phí cho dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng Internetcông khai để người dân có thể theo dõi Bộ môi trường quy định các khoảnphí về thu gom rác và đổ rác với mức 6 – 15 đô la Singapore mỗi tháng tùytheo phương thức phục vụ (15 đô la đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp, 6
đô la đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng ởcác chung cư Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình, phí thu gomđược tính tùy vào khối lượng rác thải phát sinh có các mức 30 – 70 – 175 –
235 đô la Singapore mỗi tháng Các phí đổ rác được thu hàng tháng do Ngânhàng PUB đại diện cho Bộ Môi trường thực hiện
Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông quađương dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện
và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượngdịch vụ
Cả nước Singapore có 3 nhà máy đốt rác Những thành phần CTRkhông cháy và không tái chế được chôn lấp ngoài biển Đảo – đồng thời là bãirác Semakau với diện tích 350 ha, có sức chứa 63 triệu m3 rác được xây dựngvới kinh phí 370 USD và hoạt động từ năm 1999 Tất cả rác thải củaSingapore được chất tại bãi rác này, mỗi ngày nơi đây phải đón nhận hơn
2000 tấn rác, dự kiến chỉ chứ được rác đến năm 2040 Bãi rác này được bao
Trang 37quanh bởi con đập xây bằng đá dài 7 km, nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm ra xungquanh Đây là bãi rác nhân tạo đầu tiên trên thế giới ở ngoài khơi và đồng thời
là khu du lịch sinh thái rất hấp dẫn của Singapore Hiện nay, các bãi rác đã đivào hoạt động, rừng nước, động vật trên đảo vẫn phát triển tốt, chất lượngkhông khí và nước ở đây vẫn rất tốt
sẽ tăng gấp đôi, từ 456 triệu năm 2000 lên 883 triệu vào năm 2030 Điều nàylàm tốc dộ phát sinh CTR đã có nhiều cải tiến đáng kể Chẳng hạn, hầu hếtcác thành phố đang chuyển dần sang áp dụng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh.Các biện pháo chôn lấp cải tiến và lợi ích ngày càng tăng phù hợp với nhu cầuquản lý chất thải cực kỳ cấp thiết của Trung Quốc Mặc dù tốc độ cải tiếnquản lý CTR là đáng kể, song Trung Quốc không có khả năng đáp ứng nhucầu dịc vụ chất thải ngày càng tăng, yêu cầu đối với các hệ thống xử lý antoàn cho môi trường và hợp lý về hiệu quả - chi phí trong cung cấp dịch vụ
Các phương thức quản lý chất thải của Trung Quốc hiện có tác động tớitoàn cầu Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu của Trung Quốc gây ảnh hưởngtới giá nguên liệu thứ cấp ở Hoa Kỳ Trong 25 năm tới, các thành phố củaTrung Quốc có thể sẽ cần thêm 1400 bãi chôn lấp chất thải
Thụy Điển
Tháng 12/2003, Chính phủ Thụy Điển đã chỉ đạo Cơ quan Bảo vệ môitrường (EPA) lập kế hoạch chất thải quốc gia So với 10 năm trước đây, côngtác quản lý chất thải ở Thụy Điển đã làm cho việc sử dụng hiệu quả tàinguyên tăng lên nhiều và ít gây tác động môi trường hơn
Trang 38Theo báo cáo của Hiệp hội quản lý chất thải Thụy Điển, trong năm
2004, Tổng khối lượng chất thải sinh hoạt lên tới 4,17 triêu tấn Việc tái chếvật liệu chiếm 33,2% chất thải sinh hoạt được xử lý Việc tách chất thải nguyhại khỏi chất thải sinh hoạt giảm xuống với khối lượng 25.700 tấn tươngđương với 3,6%
+ Chôn lấp: Lượng chất thải sinh hoạt được đem đi chôn lấp giảmxuống rõ rệt và năm 2004 là 0,38 triệu tấn Cho đến thời điểm hiện nay, lầnđầu tiên lượng chất thải được đưa đi chôn lấp chiếm gần 10%
+ Xử lý sinh học: Trong năm 2004 là 10,4% (0,43 triệu tấn) chất thảisinh hoạt phải qua quá trình xử lý sinh học, tăng 7,7% kể từ năm 2003 Lượngchất thải được phân loại tại nguồn gồm: 0,11 triệu tấn chất thải thực phẩm,0,14 triệu tấn chất thải xanh, 18.000 tấn chất thải sinh hoạt được tách tạinguồn và ước tính có 70.000 tấn chất thải được ủ phân tại nhà Có khoảng 48
kg chất thải sinh học/người/năm được xử lý
+ Biến chất thải thành năng lượng: Hiện nay ở Thụy Điển có 29 nhàmáy thiêu đốt chất thải sinh hoạt Trong năm 2004, các nhà máy này đã xử lýđược 1,94 triệu tấn hay 46,5% chất thải sinh hoạt, tăng 4,1% so với năm 2003.Năm 2005, ở Thụy Điển tổng lượng chất thải sinh hoạt được thiêu đốt là 216kg/người Một số nhà máy lưu giữ chất thải trong khoảng thời gian 1 năm,thường để dưới dạng đóng kiện, sau đó chất thải có thể được đưa đi thiêu đốt
và mùa lạnh trong năm, khu nhu cầu về nhiệt tăng cao Khoảng 95% nhiệtphát ra được sử dụng vào việc sưởi ấm khu vực, chiếp 15% tổng nhu cầu ởThụy Điển Sau quá trình đốt, phần còn lại gồm xỉ từ lò đốt và tro do quá trình
xử lý khí thải ống khói Hầu hết xỉ được đem đi chôn lấp, tro ở đáy lại được
sử dụng
2.2.2 Tình hình chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình phát sinh CTRSH tại Việt Nam
Trang 39Theo dự báo, Việt Nam sẽ là một trong những nước có tốc độ phát triểnkinh tế vào loại nhanh trên thế giới với tốc độ tăng trưởng được dự báo là 7%trong thập kỷ tới Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng vàmạnh mẽ cũng đồng thời sẽ tạo nên những thách thức không lường trướcđược về mặt môi trường, trong đó, tác động của rác thải và nước thải đang làvấn đề nổi cộm ở Việt Nam.
Riêng về rác thải, ước tính mỗi năm có hơn hơn 15 triệu tấn rác thảiphát sinh từ nhiều nguồn khác nhau Việt Nam Khoảng hơn 80% này (tươngđương 12,8 triệu tấn/năm) là rác thải phát sinh từ các hộ gia đình, các nhàhàng, khu chợ và khu kinh doanh Tổng lượng rác thải phát sinh từ các cơ sởcông nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn(chiếm 17%) Các rác thải nguy hại(trong đó bao gồm cả rác thải y tế nguy hại, các chất dễ cháy và các chất độchại phát sinh từ các quá trình sản xuất công nghiệp, các loại thuốc trừ sâu,thùng chứa thuốc trừ sâu phục vụ các hoạt động nông nghiệp) chiếm 1% trongtổng lượng rác thải phát sinh ở Việt Nam Mặc dù phát sinh với khối lượng ít,song nếu không được quản lý tốt thì với các tính chất độc hại, rác thải nguyhại sẽ là mối hiểm họa lớn đối với sức khỏe người dân và môi trường
12.8
17.2
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18
Chất thải sinh hoạt
Chất thải công nghiệp
Chất thải nguy hại
Tổng
Tổng lượng chất thải phát sinh mỗi năm (triệu tấn)
Chất thải sinh hoạt
Chất thải công nghiệp
Chất thải nguy hại
Tổng
Biểu đồ 2.1 Tổng lượng rác thải phát sinh mỗi năm 2008
Trang 40Các khu đô thị tuy dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lạiphát sinh đến hơn 6 triệu tấn rác thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượngrác thải sinh hoạt của cả nước) Rác thải ở các vùng đô thị thường có tỷ lệ cácthành phần nguy hại lớn hơn như các loại pin, các loại dung môi sử dụng tronggia đình và các loại rác thải không phân hủy được như nhựa, kim loại và thủytinh.
Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt ở các vùng nông thôn bằng nửa mứcphát sinh rác thải của dân đô thị (0,3 kg/người/ngày so với 0,7 kg/người/ngày)
và phần lớn đều là rác thải hữu cơ dễ phân hủy chiếm 99% trong phế thảinông nghiệp và 65% trong chất sinh hoạt gia đình nông thôn, trong khi chỉchiếm cỡ 50% trong rác thải sinh hoạt khu đô thị
Rác thải công nghiệp chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm,khu công nghiệp đô thị phát triển: Khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn rác thảicông nghiệp phát sinh mỗi năm từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc
và miền Nam Thêm vào đó, gần 1.500 làng nghề mà chủ yếu là tập trung ởcác vùng nông thôn miền Bắc mỗi năm phát sinh khoảng 774.000 tấn rác thảicông nghiệp không nguy hại Rác thải nguy hại là mối hiểm họa ngày cànglớn Nguồn phát rác thải nguy hại lớn nhất là các cơ sở công nghiệp
Bảng 2.3 Nguồn phát sinh rác thải nguy hại
Nguồn phát sinh Lượng phát sinh
(tấn/năm)
Tỷ lệ (%)
3 Nông nghiệp
- Thuốc trừ sâu, bao bì và thùng
chứa thuốc trừ sâu
- Hóa chất tồn lưu
45600860037000
23,2
(Nguồn: Hoàng Danh Phong, 2009)