Hiện nay, do quá trình đô thị hóa cuộc sống của người dân trong khu vực nghiên cứu ngày càng được nâng cao, vấn đề về rác thải đang là một mối lo ngại lớn cho chính quyền và nhân dân địa phương. Bài toán rác thải đang là vấn đề không chỉ đối với thành thị mà ở cả nông thôn. Lượng rác thải phát sinh trên địa bàn khu vực ngày càng tăng theo quá trình đô thị hóa, theo mức độ tăng dân số. Qua điều tra phỏng vấn cho thấy lượng rác thải ra từ các hộ gia đình hầu hết là rác thải sinh hoạt như: Rau cỏ, giấy vụn, túi nilon, than tổ ong, một số hộ gia đình có vườn rộng có nhiều cây xanh nên lượng rác thải ra còn là cành lá cây. Thành phần rác tạo ra từ các hộ gia đình hầu hết là rác hữu cơ dễ phân hủy. Vì vậy ngoài những đồ như lon bia, hộp nhựa có thể thu gom tái sử dụng thì lượng rác khó phân hủy thải ra môi trường chủ yếu là nilon. Tính trung bình mỗi hộ gia đình mỗi ngày sử dụng 3 - 4 chiếc túi. Trước đây, chưa có chất dẻo chế tạo nilon, giỏ nhựa đựng đồ nên rác thải ở nông thôn chủ yếu là rác hữu cơ.
Với 2334 hộ dân (tính năm 2013), bình quân mỗi hộ thải ra 2 túi/ngày, lượng túi ni lông được thải ra mỗi ngày ước tính 4668 túi. Khi được hỏi về những độc hại của túi nilon đối với sức khỏe con người và đối với môi trường đa số người dân không ý thức được rằng túi ni lông rất khó phân hủy trong môi trường và độc hại với sức khỏe. Với những hộ gia đình có ý thức thì mang túi đã dùng đem đốt, nhưng cũng không biết rằng khí thải và sản phẩm còn sót lại trên mặt đất có tác hại xấu đến môi trường. Theo TS.Nguyễn Trung Việt, Trưởng Phòng Quản lý chất thải rắn Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM: Túi ni lông làm bằng nhựa PVC khi đốt cháy sẽ tạo ra chất dioxin
gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ,... Đặc biệt, dùng túi ni lông màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, ca- đi-min gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nếu cho túi ni lông xuống cống sẽ gây tắc nghẽn các hệ thống thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi và bệnh dịch phát sinh. Nếu lẫn vào trong đất, túi ni lông sẽ cản trở sự phát triển của cỏ, dẫn đến hiện tượng xói mòn tại các vùng đồi núi,... Các nhà khoa học đã chứng minh, các túi ni lông có thể mất từ 500- 1000 năm mới có thể phân hủy (Nguyễn Trung Việt, 2003).
Khi điều tra hộ dân thu được số liệu về tỷ lệ thành phần hữu cơ có trong RTSH trên địa bàn xã Trung Nguyên như bảng sau:
Bảng 4.2Tỷ lệ thành phần hữu cơ có trong RTSH trên địa bàn xã
Thành phần hữu cơ Số hộ Tỷ lệ (%) <50% 6 10 50 – 60% 36 60 60 – 80% 18 30 80 – 90% 0 0 Tổng 60 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ, 2014)
Theo kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra có 60% số người được hỏi cho rằng thành phần rác hữu cơ có trong RTSH chiếm 50 – 60%, còn lại là rác thải vô cơ chiếm tỷ lệ nhỏ bao gồm vỏ hộp, kim loại, thủy tinh, đất cát, sành sứ, tro, gạch vụn,...