Tình hình chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRUNG NGUYÊN, HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 38 - 100)

Theo dự báo, Việt Nam sẽ là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế vào loại nhanh trên thế giới với tốc độ tăng trưởng được dự báo là 7% trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng và mạnh mẽ cũng đồng thời sẽ tạo nên những thách thức không lường trước được về mặt môi trường, trong đó, tác động của rác thải và nước thải đang là vấn đề nổi cộm ở Việt Nam.

Riêng về rác thải, ước tính mỗi năm có hơn hơn 15 triệu tấn rác thải phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau Việt Nam. Khoảng hơn 80% này (tương đương 12,8 triệu tấn/năm) là rác thải phát sinh từ các hộ gia đình, các nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh. Tổng lượng rác thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn(chiếm 17%). Các rác thải nguy hại (trong đó bao gồm cả rác thải y tế nguy hại, các chất dễ cháy và các chất độc hại phát sinh từ các quá trình sản xuất công nghiệp, các loại thuốc trừ sâu, thùng chứa thuốc trừ sâu phục vụ các hoạt động nông nghiệp) chiếm 1% trong tổng lượng rác thải phát sinh ở Việt Nam. Mặc dù phát sinh với khối lượng ít, song nếu không được quản lý tốt thì với các tính chất độc hại, rác thải nguy hại sẽ là mối hiểm họa lớn đối với sức khỏe người dân và môi trường.

Các khu đô thị tuy dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn rác thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng rác thải sinh hoạt của cả nước). Rác thải ở các vùng đô thị thường có tỷ lệ các thành phần nguy hại lớn hơn như các loại pin, các loại dung môi sử dụng trong gia đình và các loại rác thải không phân hủy được như nhựa, kim loại và thủy tinh.

Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt ở các vùng nông thôn bằng nửa mức phát sinh rác thải của dân đô thị (0,3 kg/người/ngày so với 0,7 kg/người/ngày) và phần lớn đều là rác thải hữu cơ dễ phân hủy chiếm 99% trong phế thải nông nghiệp và 65% trong chất sinh hoạt gia đình nông thôn, trong khi chỉ chiếm cỡ 50% trong rác thải sinh hoạt khu đô thị.

Rác thải công nghiệp chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp đô thị phát triển: Khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn rác thải công nghiệp phát sinh mỗi năm từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam. Thêm vào đó, gần 1.500 làng nghề mà chủ yếu là tập trung ở các vùng nông thôn miền Bắc mỗi năm phát sinh khoảng 774.000 tấn rác thải công nghiệp không nguy hại. Rác thải nguy hại là mối hiểm họa ngày càng lớn. Nguồn phát rác thải nguy hại lớn nhất là các cơ sở công nghiệp

Bảng 2.3 Nguồn phát sinh rác thải nguy hại

Nguồn phát sinh Lượng phát sinh (tấn/năm)

Tỷ lệ (%)

1. Cơ sở công nghiệp 130000 66,1

2. Các bệnh viện 21000 10,7

3. Nông nghiệp

- Thuốc trừ sâu, bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu

- Hóa chất tồn lưu

45600 8600 37000

23,2

Theo ông Trịnh Công Toản, đại diện Cục Bảo vệ thực vật, trong 10 năm qua loại rác thải độc hại này đã tăng gấp hơn 10 lần. Tính toán cho thấy, cứ mỗi bao bì thuốc lại có 1,8% lượng thuốc dính vào. Nông dân theo thói quen sử dụng xong là vứt ngay ra môi trường. Trong khi đó, bao bì làm bằng giấy kẽm, chai nhựa, chai thủy tinh bị vứt bừa bãi ra đồng ruộng, là loại rác thải nguy hại, khó phân hủy.

Bảng 2.4 Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh và tỷ lệ thu gomnăm 2004, 2008 Chỉ tiêu

Lượng rác thải sinh hoạt (Triệu tấn)

Thu gom rác thải

(% trong tổng lượng phát sinh)

Năm 2008 Năm 2010 Năm 2008

Cả nước 12,8 22,207 71

Đô thị 6,9 12 < 20

Nông thôn 5,9 10,207 10 - 20

(Nguồn: Báo cáo Bộ Tài nguyên – Môi trường năm 2004, 2008)

Theo tính toán vào năm 2010 sẽ có gần 150 triệu tấn rác từ nhiều nguồn “tràn ngập” nông thôn, tăng 173% so với năm 2008. Trong đó, rác thải sinh hoạt tăng 173%, rác thải làng nghề tăng 107% và rác thải y tế tăng 108%. “Kinh khủng” nhất là rác thải trong chăn nuôi tăng đột biến tới 179%.

Ở nông thôn không hề có hoạt động thu gom, xử lý rác thải nào. Theo một báo cáo của Cục Chăn nuôi, số lượng rác thải chăn nuôi trong cả nước lên tới 80,4 triệu tấn, riêng miền Bắc chiếm tới 51,37 triệu tấn, có thể chất thành “gò”, thế nhưng nguồn rác thải gây ô nhiễm trầm trọng này chỉ được xử lý như loại rác đơn giản. Phân gia súc, gia cầm chủ yếu được tận dụng để nuôi cá, ủ mục bón ruộng hoặc nuôi giun.

Biểu đồ 2.2 Lượng rác thải chăn nuôi phát sinh năm 2008

(Nguồn: Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, 2008)

Tại đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long lượng thuốc BVTV sử dụng tập trung ở mức cao đã gây ô nhiễm nguồn nước ở các kênh, sông. Khối lượng vỏ bao thuốc BVTV trung bình là 19 nghìn 637 tấn/năm, chủ yếu là các loại vỏ bao giấy tráng kẽm, túi ni-lon (các loại chai nhựa và thủy tinh không đáng kể). Vỏ bao thuốc BVTV hầu như không được thu gom mà vương vãi trên đồng ruộng, kênh mương là nguồn ô nhiễm khá nghiêm trọng. Cùng với vấn đề BVTV, tổng khối lượng rác thải chăn nuôi bình quân khoảng hơn 73 triệu tấn/năm (trong đó rác thải của trâu chiếm 21,9%, bò chiếm 32,5%, lợn chiếm 33,4%) cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn.

Theo điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay lượng rác thải nông thôn tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng mặc dù chưa bằng 50% lượng rác thải đô thị tính theo đầu người, nhưng việc thu gom, xử lý vẫn trong tình trạng bỏ ngỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động thu gom rác thải ở các thành phố đang được cải thiện nhưng ở các vùng nông thôn vẫn còn hạn chế. Nhìn chung, các thành phố lớn có tỷ lệ thu gom rác thải ở mức cao hơn (76%) so với các thành phố nhỏ (70%), trong khi ở các vùng nông thôn tỷ lệ thu gom nhìn chung thấp hơn (20%). Một tỷ lệ lớn người nghèo không được hưởng các dịch vụ thu gom rác thải. Hiện đang có nhiều sang kiến mới nhằm cải thiện tình trạng thiếu các dịch vụ thu gom

rác thải đô thị. Ví dụ các chương trình thu gom rác thải dựa vào cộng đồng hoặc do khu vực tư nhân đảm nhiệm. Tỷ lệ thu gom rác thải nông thôn ở một số tỉnh ở Việt Nam như Thuận Thành (Bắc Ninh) 19,8 - 29,2%, Giao Thuỷ (Nam Định), Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) 3,6 - 3,7%,…

Nhìn chung, hiện nay môi trường ở nông thôn đang xuống cấp nghiêm trọng. Muốn giải quyết vấn đề này cần sự tham gia của các cấp các ngành và toàn thể nhân dân, chứ đây không phải là công việc của một riêng ai.

2.2.2.2 Kinh nghiệm quản lý rác thải một số địa phương ở Việt Nam

Ở Việt Nam, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường chưa thực sự có sự thống nhất. Trong khi có địa phương chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường với lý do không có kinh phí nhà nước cần thiết hoặc tư nhân không muốn đầu tư,... thì cũng có địa phương đã triển khai xã hội hóa đầu tư bảo vệ môi trường. Sau đây là một số kinh nghiệm về quản lý rác ở một số địa phương điển hình:

Kinh nghiệm quản lý rác thải ở Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh đất chật, người đông, với hơn 90% dân số sống ở khu vực nông thôn có nghề chính là làm ruộng. Trong chính sách mở cửa để phát triển kinh tế ở Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, hàng trăm làng nghề, xã nghề được khôi phục và hoạt động trở lại, cùng nhiều trung tâm thương mại, chợ lớn nhỏ mọc lên tại các thị trấn, thị tứ, vùng nông thôn đã thu hút hàng vạn lao động. Do đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao, sản phẩm tiêu thụ ngày càng nhiều dân đến lượng chất thải tăng và chưa được thu gom và xử lý triệt để. Vì vậy, môi trường nói chung và chất thải rắn tại các vùng nông thôn Thái Bình nói riêng đang là vấn đề rất cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành và nhân dân.

Từ thực trạng nêu trên, Thái Bình đưa ra một mô hình thu gom và xử lý chất thải rắn đã được một số cơ sở trong tỉnh áp dụng hiệu quả, góp phần vào

công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững địa phương.

Mô hình được áp dụng theo quy mô nhỏ ở cấp thôn hoặc xã. Thành lập một tổ thu gom rác thải từ năm đến bảy người có quy chế hoạt động cụ thể và chịu sự quản lý của chính quyền xã hoặc thôn. Tổ thu gom rác được trang bị xe chở rác, các vật dụng cần thiết gồm: cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi,... Tổ thu gom hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định (thường từ 15 đến 16 giờ), trong khoảng thời gian này, các nhân viên thuộc tổ thu gom có trách nhiệm thu gom rác và vệ sinh đường làng, ngõ xóm trong thôn hoặc xã. Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác đã được quy hoạch thuộc địa giới hành chính của thôn, xã. Tại bãi rác, các nhân viên tiếp tục thực hiện các công đoạn xử lý tiếp theo. Đối với chất thải rắn nông thôn hiện nay nên lựa chọn phương pháp xử lý bằng cách chôn lấp dễ thực hiện và đạt hiệu quả kinh tế.

Vị trí bãi chôn lấp phải nằm trong tầm khoảng cách hợp lý tới nguồn phát sinh phế thải, tại khu đất trống, không phá hoại cảnh quan, xa khu vực dân cư và nên khuất gió. Diện tích bãi chôn lấp tuỳ theo khối lượng rác thải và điều kiện của từng địa phương. Bố trí bãi chôn lấp cách xa nguồn nước mặt, các dòng chảy. Ngăn chặn sự rò rỉ của nước bãi rác thải với nước ngầm bằng các lớp lót chống thấm và thành đê bao của bãi chôn lấp. Các yêu cầu thiết kế về mặt bằng, đường vào ra, rào chắn, biển hiệu phải tuân thủ đúng quy định, chú ý lớp lót chống thấm, hệ thống đê kè chung quanh bãi rác. Lớp lót chống thấm có thể được sử dụng bằng đất sét có độ dày từ 0,5 m trở lên.

Bãi chôn lấp được chia thành các ô nhỏ và có độ sâu trung bình hơn 1m. Các chỉ dẫn khi chôn lấp rác thải: Khu vực chôn lấp rác cần chia thành những ô nhỏ thường bắt đầu chôn lấp từ các ô phía cuối bãi chôn lấp. Rác thải sau khi được đổ vào vị trí quy định được trải thành những lớp dày 20-40 cm lên đáy bãi chôn lấp và tiếp tục trải những lớp khác lên trên. Mỗi lớp rác thải phải được đầm nén 5-6 lần. Cuối ngày cần phủ lên một lớp đất dày 5-10 cm

rồi lại đầm nén. Mỗi ô hoàn chỉnh phải kết thúc trước khi bắt đầu ô tiếp theo. Phun hoá chất diệt côn trùng và rắc vôi bột vào lớp rác thải đã đầm nén trước khi phủ đất lên trên. Khi đóng bãi cần có lớp phủ đất cuối cùng. Đây là phương pháp chôn chất thải rắn có kiểm soát, dễ thực hiện và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Thu từ nhân dân theo đơn vị gia đình bằng tiền mặt hoặc thóc để mọi người dân đều có ý thức, trách nhiệm gìn giữ vệ sinh môi trường và có nguồn tài chính trả công cho nhân viên lao động trực tiếp thu gom và xử lý chất thải.

Trên địa bàn nông thôn Thái Bình hiện nay đã có nhiều nơi áp dụng mô hình trên như: Thôn Hiệp Lực, làng Lộng Khê, xã Quỳnh Minh, xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, xã Thụy Sơn, xã Thái Dương, huyện Thái Thụy,... Đến nay đội vệ sinh môi trường tại các thôn, xã này đi vào hoạt động ổn định, các đội viên đều tự nguyện, nhiệt tình vừa làm vừa tuyên truyền vận động để mọi người hiểu và ủng hộ cùng tham gia.

Kinh nghiệm quản lý rác ở Hà Tây

Tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây rác thải được quản lý khá tốt. Rác thải của các hộ dân được phân loại sơ bộ ngay tại gia đình, mỗi gia đình có hai thùng đựng rác, một thùng đựng rác hữu cơ (thực phẩm thừa,lá cây,…) một thùng đựng rác vô cơ và các loại không phân hủy được (chai nhựa, thủy tinh,…). Hàng ngày công nhân đi thu gom đưa về sân tập kết. Tại đây rác được phân loại lại để loại bỏ rác vô cơ. Phần hữu cơ trộn lẫn với chế phẩm vi sinh rồi đưa vào bể ủ, mỗi bể ủ có thể tích từ 30- 40m3. Để giải quyết lên men, ủ rác với các vi sinh vật hiếu khí, chịu nhiệt, đảm bảo phân hủy rác triệt để cần: Xây dựng 4 bể ủ rác, dung tích 30- 40 m3, chiều cao của khối ủ khoảng 1,2 - 1,5 m, có đảo trộn với phế phẩm, tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển. Thời gian lên men từ 40 - 50 ngày, nghĩa là sau khi làm đầy 3 bể còn lại thì quay về bể đầu tiên. Khi quá trình ủ đã kết thúc, đống ủ xẹp xuống, nhiệt độ xuống dưới 400C, rác được chuyển ra

sân phơi cho khô, sau đó được đưa vào nghiền và sàng phân loại. Phần hữu cơ (mùn) tận dụng làm phân bón. Nước rác được đưa vào bể qua hệ thống rãnh, khi khối ủ bị khô dùng nước này bổ sung. Các chất vô cơ được phân loại, phần có thể tái chế (sắt, thép,…) được thu gom lại bán cho cơ sở tái chế; phần không tái chế được (sành, sứ,…) đem đi chôn lấp. Đây là một mô hình tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho việc xử lý rác thải ở quy mô nhỏ, mô hình xử lý rác sạch, không gây ô nhiễm môi trường, không tốn diện tích chôn lấp và tận dụng được nguồn phế thải hữu cơ để sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp. Mô hình này kinh phí đầu tư tương đối rẻ, phù hợp với điều kiện của khu vực, chi phí để xây dựng khoảng 400- 500 triệu đồng, với công suất từ 3- 4 tấn/ngày.

Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt ở thôn Lai Xá đã được xây dựng xong và đi vào hoạt động từ tháng 5/2003. Mô hình trên đã được Tổ chức YWAM cùng chính quyền địa phương và nhân dân đánh giá rất tốt. Mô hình hiện nay vẫn đang hoạt động bình thường.

Hà Tây có nhiều làng nghề. Trên 200 làng nghề ở các huyện Chương Mỹ, Thường Tín, Quốc Oai, Phú Xuyên, Ưng Hoà, Thanh Oai của tỉnh Hà Tây tình trạng tập kết rác thải thành đống không được xử lý khá phổ biến, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Một số xã thuộc các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Ứng Hoà, Thanh Oai,... thải ra môi trường trên 100 tấn chất thải/ngày, là xơ bã chế biến tinh bột và các loại phế thải sản xuất hàng thủ công. Tình trạng ùn tắc chất thải, nước thải tại các làng nghề là phổ biến.

Mô hình xây dựng thành công ở Lai Xá nhưng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trên địa bàn huyện, cũng như địa bàn tỉnh Hà Tây là do gặp phải một số khó khăn cở bản sau đây:

• Thứ nhất: Nguồn vốn đầu tư cho một mô hình như vậy vào khoảng 400-500 triệu đồng, với điều kiện kinh tế nông thôn còn khó khăn như hiện nay không phải chính quyền địa phương nào cũng có thể xây dựng được, nếu

như không có sự đầu tư từ bên ngoài.

• Thứ hai: Nhận thức của người dân còn rất hạn chế về các loại chất thải, nên việc phân loại còn gặp nhiều khó khăn.

• Thứ ba: Phải xây dựng được đội ngũ công nhân thu gom và sử lý rác thải, không phải địa phương nào cũng có thẻ xây dựng và quản lý được. Từ kinh nghiệm xây dựng mô hình xử lý rác ở thôn Lai Xá cho thấy, để mô hình có thể thực hiện thành công, thì công tác tuyên truyền cho nhân dân thay đổi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRUNG NGUYÊN, HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 38 - 100)