Những khó khăn trong công tác quản lý rác thải tại địa bàn xã

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRUNG NGUYÊN, HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 78 - 82)

Nhờ có sự nỗ lực của nhân viên thu gom rác tại xã đã giữ cho một số khu vực có môi trường sống trong lành hơn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề hạn chế khiến cho công tác quản lý rác thải của thành phố còn thể hiện những yếu kém. Những vấn đề này có thể được phân thành bốn tiêu chí như sau: Thể chế, kỹ thuật, tài chính, ý thức của hộ.

a. Từ khía cạnh thể chế, chính sách

Hiện nay tại tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa xây dựng được khung pháp lý, chính sách dành riêng cho công tác quản lý rác thải. Do đó, các cơ quan, ban ngành chịu trách nhiệm quản lý đôi khi còn gặp lúng túng trong việc xử phạt các đối tượng vi phạm.

Tuy đã đạt được một số kết quả và tạo ra được mô hình về xử lý rác thải song cơ bản thời gian qua công tác này ở xã Trung Nguyên vẫn bộc lộ những bất cập. Về quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động vệ sinh môi trường nông thôn chưa được cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị của xã quan tâm đúng mức. Chưa có chế tài cụ thể, chưa có sự vào cuộc đầy đủ của hệ thống chính trị, nên nhiều khu không thống nhất được mức thu phí, đầu tư trang thiết bị nảy sinh chuyện “đình công”. Những hoạt động như: Hướng dẫn cho người dân tiến hành phân loại rác thải hay tuyên truyền cho người dân hiểu về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh môi trường không hề được diễn ra. Lực lượng cán bộ, công chức chuyên ngành môi trường còn thiếu và yếu nên chưa đủ để giám sát chặt chẽ tất cả những hoạt động về môi trường cũng như phổ biến pháp luật về môi trường. Đối với những hộ gia đình có ý thức BVMT họ không vứt rác bừa bãi mà tự xử lý rác thải của gia đình mình nhưng lại thiếu kinh nghiệm quản lý.

đề xuất cho những khó khăn, vướng mắc gặp phải là thông qua những người người trực tiếp thu gom rác.

b. Xét về mặt kỹ thuật

• Khó khăn trong khâu thu gom và vận chuyển rác thải

Cũng như một số nơi trong cả nước, các hộ tại xã Trung Nguyên hiện vẫn chưa có biện pháp phân loại rác thải tại nguồn mà chủ yếu là thu gom tổng hợp và đem đi xử lý. Do vậy, chi phí cho công tác quản lý rác thải vẫn còn ở mức khá cao chưa đạt hiệu quả tối đa.

Hiện nay, số lượng thiết bị dùng trong thu gom tại xã còn hạn chế, với 5 xe đẩy tay dung tích 0,4m3 nhưng các xe đều đi vào hoạt động với dung tích 0,6m3. Do vậy, lúc nào các xe cũng trong tình trạng quá tải từ đó làm giảm chất lượng phục vụ đồng thời tuổi thọ của xe.

Vì lịch trình thu gom không được thực hiện nghiêm túc bên cạnh đó không hề có những quy định, mức xử phạt cho những hộ gia đình đổ rác không đúng nơi quy định, đúng giờ nên nhiều khi các tổ thu gom phải đi lại nhiều lần trong ngày thậm chí hơn hai lần để thu dọn rác.

Do hiện nay các hộ gia đình còn thiếu các thùng rác tiêu chuẩn hoặc thiếu thùng rác công cộng nên rác thải thường được để sát đường đi của thôn, không đúng quy cách gây mất mỹ quan làng, xóm. Đồng thời tạo ra khó khăn cho người thu gom.

Công tác vận chuyển hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn. Do có những hạn chế về địa điểm nên các điểm trung chuyển được bố trí trong thôn còn có chỗ chưa phù hợp, chúng có thể gây ách tắc giao thông, bụi, mùi hôi và giảm mỹ quan làng xóm.

• Lịch trình thu gom, vận chuyển

Vì lịch trình thu gom không được thực hiện nghiêm túc, bên cạnh đó không có một mức chế tài nào phạt những hộ đổ rác không đúng nơi quy định. Nên nhiều nhà người thu gom phải đi lại nhiều lần, thậm chí hơn 2 lần để thu gom rác.

• Khó khăn trong xử lý rác thải

Việc phân loại rác tại nguồn trong dân cư chưa được thực hiện nên không tận dụng được hết các loại chất thải. Đây có thể coi là một sự lãng phí rất lớn. Hơn nữa, việc chôn lấp chất thải ngày càng gặp khó khăn do quỹ đất có hạn trong khi lượng rác thải ngày càng gia tăng.

c. Khó khăn trong vấn đề về mặt tài chính

Một khó khăn trong công tác thu gom là đến từ việc thu phí. Mặc dù mức phí áp dụng tại xã như hiện nay là khá thấp nhưng vì vẫn còn tồn tại những điểm bất hợp lý nên việc thu phí trở nên thực sự khó khăn với người thu gom. Nhiều hộ gia đình người thu gom phải đi lại hơn hai lần mới có thể thu được đầy đủ.

Mức thu phí hiện nay điều này dẫn đến hiệu quả của công tác quản lý cũng bị giảm xuống.

Tại xã việc đầu tư cho các trang thiết bị còn thiếu. Bởi vậy vấn đề rác thải vẫn còn là thách thức lớn cho các khu vực này, đặc biệt là các khu vực tập trung trường học.

Theo số liệu thu được từ phiếu điều tra cho thấy một số hộ mặc dù có nhận thấy việc có đội thu gom và xử lý rác sẽ tốt hơn cho môi trường nhưng khi đề nghị nộp phí cho hoạt động thu gom và xử lý thì hộ không đồng ý.

• Lý do không đồng ý chi trả cho việc thu gom và xử lý rác

Bên cạnh những người tham gia đóng góp vào quỹ thì có những người không tham gia. Lý do họ đưa ra ngoài 3 lý do được nêu ra trong phiếu như:

+ Thu gom và xử lý rác thải là trách nhiệm của các cơ quan chính quyền địa phương.

+ Rác thải có thể thải tự do ra môi trường mà không ảnh hưởng tới ai. + Quỹ này đóng góp khó có thể xây dựng khu xử lý rác thải.

Các hộ gia đình được phỏng vấn còn đưa ra lý do khác là gia đình họ tự xử lý vì thế nên không cần phải đóng góp quỹ.

Bảng 4.13 Lý do hộ gia đình không đồng ý sẵn lòng chi trả cho việc thu gom và xử lý rác thải tại xã

STT Lý do Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Thu gom và xử lý rác thải là trách nhiệm của

các cơ quan chính quyền địa phương 6 27,27

2 Rác có thể thải tự do ra môi trường mà

không ảnh hưởng đến ai 11 50,00

3 Quỹ này khó có thể giúp xây dựng khu xử lý

rác thải 3 13,64

4 Lý do khác 2 9,09

Tổng 22 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014)

Trong tổng số 60 hộ được điều tra có 22 hộ không đồng ý nộp phí. Theo số liệu tổng hợp ở bảng trên lý do làm cho 50% số hộ gia đình trả lời “không đồng ý nộp phí để thành lập đội thu gom và xử lý rác” là vì họ chẳng cần mất tiền đóng góp vì rác thải có thể thải tự do ra môi trường, các khu vực công cộng mà không ảnh hưởng đến ai. Điều này phản ánh nhận thức của người dân, họ không lường trước được hậu quả tác động đến môi trường và đến chính cuộc sống của họ.

d. Ý thức của người dân

Hiện nay, vấn đề rác thải ở khu vực xã Trung Nguyên đang là vấn đề cần được quan tâm từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý rác thải. Hầu hết người dân sống tại khu vực xã Trung Nguyên nhận thấy môi trường rác thải đang làm mất cảnh quan khu vực, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng nhưng họ vẫn đổ rác ra hai bên đường giao thông, ra ruộng hoặc đốt trong khu vực gia đình mình,…

Rác tái chế đem lại nhiều lợi ích. Nhưng do ý thức của người dân chưa cao nên nguồn rác thải sinh hoạt như rác thải thực phẩm, đồ nhựa phế thải,… không được tận dụng tối đa. Nguyên nhân là do người dân chưa có ý thức, chưa có thói quen phân loại rác trước khi mang đến nơi thu gom, dẫn đến rác thải thực phẩm và một số loại rác thải khác có thể tái chế bị hư hỏng khi các

công ty môi trường đưa vào phân loại. Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là điều kiện đầu tiên để tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu từ rác thải. Tuy nhiên, tại cộng đồng dân cư chưa có biện pháp nào để người dân phân loại rác tốt.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRUNG NGUYÊN, HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w