3.2.7.1 Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu
– Chỉ tiêu về dân số, lao động, cơ cấu lao động, số hộ.
– Chỉ tiêu về tốc độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân trên một đầu người. người.
Biết được điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn để chúng ta có thể nắm được một cách khái quát tình hình phát triển kinh tế, dân số, lao động ra sao.
3.2.7.2 Chỉ tiêu liên quan đến các hộ dân được điều tra
– Họ và tên, tuổi, giới tính, số nhân khẩu, nghề nghiệp, địa chỉ, thu nhập bình quân.bình quân.bình quân.bình quân.bình quân. bình quân.
3.2.7.3 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình rác thải rắn sinh hoạt của khu vực nghiên cứu:
– Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở xã Trung Nguyên.
– Thành phần của rác thải trong khu vực nghiên cứu.
– Cơ sở vật chất dùng cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
– Thu gom rác thải: Có bao nhiêu đơn vị thu gom, số người thu gom, số lần thu gom, phương tiện thu gom.
– Vận chuyển rác thải: Thời gian thu gom, phương tiện vận chuyển. – Xử lý rác thải: Số điểm chứa rác, số điểm tập kết rác, số bãi rác.
– Phân loại rác: Phân loại trong hộ dân, phân loại trong quá trình thu gom, phân loại trong quá trình xử lý, số hộ dân phân loại trước khi đổ rác.
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng môi trường RTSH trên địa bàn xã Trung Nguyên
4.1.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Rác là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Nếu như ở thành thị, đất hẹp người đông, lượng rác thải nhiều nhưng được thu gom thường xuyên nên giảm thiểu ô nhiễm môi trường đáng kể. Trái lại ở nông thôn, đất rộng người thưa, lượng rác thải ra không thu gom và ít được xử lý nên tình trạng rác bị phân tán khắp nơi làm cho khả năng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.
Bảng 4.1 Tình hình bố trí các khu vực dịch vụ đời sống xã hội trên địa bàn xã
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013
Số chợ trên địa bàn Chợ 5 5 5
Số trường học Trường 3 3 3
Cửa hàng, trung tâm dịch vụ Cửa hàng 302 368 405
Cơ quan đơn vị hành chính Đơn vị 7 7 7
Cơ sở y tế Cơ sở 1 1 1
(Nguồn: Ban Thống kê xã Trung Nguyên)
Nguồn rác thải từ hộ gia đình và khu dân cư
Trong những năm gần đây, do tốc độ phát triển của nền kinh tế xã hội nói chung và khu vực xã Trung Nguyên nói riêng mức sống của người dân được tăng lên rõ rệt: tổng GTSX bình quân trong ba năm gần đây nhất đạt mức tăng 65,01%/năm (bảng 3.3). Bên cạnh đó là tỷ lệ gia tăng dân số ngày một tăng qua các năm. Tại khu vực điều tra các hộ dân cho biết nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân có chiều hướng tăng lên theo mức thu nhập. Lượng rác được thải ra từ khu dân cư cũng tăng nhanh chóng theo thời gian. Từ đó kéo theo vấn đề suy thoái, ô nhiễm môi trường ở địa phương đang ngày càng trở nên bức xúc.
+ Từ Chợ
Hệ thống cơ sở vật chất và kĩ thuật phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong khu vực ngày càng được cải thiện trong đó có hệ thống chợ. Chợ nông thôn trong xã đã được địa phương đầu tư phát triển ngày càng sung túc hơn, đáp ứng được nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa của người dân. Năm 2010 xã xây dựng một chợ trung tâm tại khu vực thôn Đông Lỗ 1. Còn các thôn khác có các chợ nhỏ họp theo ngày. Số lượng chợ tăng lên dẫn đến số lượng rác cũng tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên ngoài chợ chính ở thôn Đông Lỗ 1 có bãi rác công cộng. Còn các chợ nhỏ họp theo ngày ở từng thôn không có chỗ tập kết rác cụ thể. Rác được thải trực tiếp vào bãi mương, bờ kênh, bến chợ, góc tường,… gây ô nhiễm nghiêm trọng.
+ Từ trạm y tế
Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế từ hoạt động khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, xét nghiệm. Do kinh phí đầu tư hạn hẹp, không chú trọng hoạt động kiểm soát quá trình phát sinh, thu gom, xử lý rác thải đặc biệt là rác thải nguy hại do vậy còn gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh và là nguy cơ lây lan mầm bệnh.
+ Từ trường học
Toàn xã có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường trung học với số lượng trường tập trung khá đông cho nên lượng rác thải ra là rất lớn. Đặc biệt, là trường mầm non lượng rác thải ra từ bếp ăn và quà bánh của các bé là rất nhiều.
+ Từ cơ quan hành chính và các hộ kinh doanh dịch vụ
Do trên địa bàn xã tập trung không nhiều hàng ăn và cơ sở kinh doanh lớn lên nên lượng rác từ các hộ này như lượng rác từ các hộ gia đình và chiếm một tỉ lệ nhỏ.
Nguồn rác thải từ quá trình sản xuất kinh doanh
Bên cạnh nguồn rác được thải ra từ các hộ gia đình là lượng rác thải ra từ khu cơ quan, trường học, đơn vị kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh doanh
dịch vụ,… Đặc biệt tại khu vực có các hộ gia đình kinh doanh tái chế nhựa nên lượng rác thải tạo ra hàng ngày cũng rất lớn.
Với đặc thù kinh tế xã hội như trên nên nguồn rác thải ra ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là do rác thải sinh hoạt, rác chợ, rác trường học và rác y tế có khối lượng ít hơn.
4.1.2 Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã
Hiện nay, do quá trình đô thị hóa cuộc sống của người dân trong khu vực nghiên cứu ngày càng được nâng cao, vấn đề về rác thải đang là một mối lo ngại lớn cho chính quyền và nhân dân địa phương. Bài toán rác thải đang là vấn đề không chỉ đối với thành thị mà ở cả nông thôn. Lượng rác thải phát sinh trên địa bàn khu vực ngày càng tăng theo quá trình đô thị hóa, theo mức độ tăng dân số. Qua điều tra phỏng vấn cho thấy lượng rác thải ra từ các hộ gia đình hầu hết là rác thải sinh hoạt như: Rau cỏ, giấy vụn, túi nilon, than tổ ong, một số hộ gia đình có vườn rộng có nhiều cây xanh nên lượng rác thải ra còn là cành lá cây. Thành phần rác tạo ra từ các hộ gia đình hầu hết là rác hữu cơ dễ phân hủy. Vì vậy ngoài những đồ như lon bia, hộp nhựa có thể thu gom tái sử dụng thì lượng rác khó phân hủy thải ra môi trường chủ yếu là nilon. Tính trung bình mỗi hộ gia đình mỗi ngày sử dụng 3 - 4 chiếc túi. Trước đây, chưa có chất dẻo chế tạo nilon, giỏ nhựa đựng đồ nên rác thải ở nông thôn chủ yếu là rác hữu cơ.
Với 2334 hộ dân (tính năm 2013), bình quân mỗi hộ thải ra 2 túi/ngày, lượng túi ni lông được thải ra mỗi ngày ước tính 4668 túi. Khi được hỏi về những độc hại của túi nilon đối với sức khỏe con người và đối với môi trường đa số người dân không ý thức được rằng túi ni lông rất khó phân hủy trong môi trường và độc hại với sức khỏe. Với những hộ gia đình có ý thức thì mang túi đã dùng đem đốt, nhưng cũng không biết rằng khí thải và sản phẩm còn sót lại trên mặt đất có tác hại xấu đến môi trường. Theo TS.Nguyễn Trung Việt, Trưởng Phòng Quản lý chất thải rắn Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM: Túi ni lông làm bằng nhựa PVC khi đốt cháy sẽ tạo ra chất dioxin
gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ,... Đặc biệt, dùng túi ni lông màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, ca- đi-min gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nếu cho túi ni lông xuống cống sẽ gây tắc nghẽn các hệ thống thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi và bệnh dịch phát sinh. Nếu lẫn vào trong đất, túi ni lông sẽ cản trở sự phát triển của cỏ, dẫn đến hiện tượng xói mòn tại các vùng đồi núi,... Các nhà khoa học đã chứng minh, các túi ni lông có thể mất từ 500- 1000 năm mới có thể phân hủy (Nguyễn Trung Việt, 2003).
Khi điều tra hộ dân thu được số liệu về tỷ lệ thành phần hữu cơ có trong RTSH trên địa bàn xã Trung Nguyên như bảng sau:
Bảng 4.2Tỷ lệ thành phần hữu cơ có trong RTSH trên địa bàn xã
Thành phần hữu cơ Số hộ Tỷ lệ (%) <50% 6 10 50 – 60% 36 60 60 – 80% 18 30 80 – 90% 0 0 Tổng 60 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ, 2014)
Theo kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra có 60% số người được hỏi cho rằng thành phần rác hữu cơ có trong RTSH chiếm 50 – 60%, còn lại là rác thải vô cơ chiếm tỷ lệ nhỏ bao gồm vỏ hộp, kim loại, thủy tinh, đất cát, sành sứ, tro, gạch vụn,...
4.2. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý RTSH ở xã Trung Nguyên
4.2.1 Thực trạng các điểm chứa rác thải trên địa bàn xã
Theo đánh giá của cán bộ môi trường của xã, trước 2008 khi đó quá trình đô thị hóa tại xã còn thấp, mật độ dân số còn thấp, mức sống của người dân thấp nên lượng rác thải ở các hộ gia đình, cơ quan xí nghiệp còn ít. Ở giai đoạn này thành phần rác đơn giản hầu hết rác đều là chất thải hữu cơ dễ phân hủy, diện
tích đất sử dụng ở các hộ gia đình và các cơ quan rộng vì thế rác thải đều được thu gom đổ ra vườn hay những nơi đất bỏ hoang, sau một thời gian rác được phân hủy triệt để, nhìn chung không có tình trạng ô nhiễm.
Hiện nay, diện tích đất sử dụng của các hộ gia đình bị co hẹp lại nhường chỗ cho các công trình công cộng và cơ sở hạ tầng như nhà trọ cho công nhân, thành lập DN, chợ, cửa hàng DV. Hầu hết các hộ được điều tra cho biết: Chỗ chôn lấp hay vứt rác trong khu vực vườn không còn, chính vì thế bất kì một khu đất trống công cộng nào trên địa bàn khu vực cũng có thể trở thành bãi đổ rác. Rác xuất hiện ở nhiều nơi.
Bên cạnh đó cũng có nhiều bãi rác tự phát do một số người dân thiếu ý thức vứt rác đã tồn tại lâu ngày, địa phương xử lý nhiều lần nhưng không dẹp bỏ được hoàn toàn. Len lỏi khắp các thôn xóm hiện hữu những điểm tập kết rác, bất cứ khu vực trống nào đều có thể trở thành bãi đổ rác thải, những cung đường ngập tràn rác thải sinh hoạt, làm môi trường nông thôn ngày một ô nhiễm hơn.
Điều tra cán bộ phòng địa chính được biết, từ năm 2008 các đường liên thôn dần được kiên cố hóa bằng bê tông sạch đẹp nhưng đồng thời cũng không còn khả năng phân hủy rác tốt như đường đất trước kia chính vì vậy lá cây, túi nilon, những đồ dùng không sử dụng được nữa được một số hộ quăng ra đường tồn tại rất lâu không phân hủy được gây mất mỹ quan đường làng ngõ xóm. Cánh đồng, đồi cây là những điểm đổ rác “lý tưởng” bởi ban đêm không có người dân ở khu vực này.
Rác thải từ các hộ gia đình và các cửa hàng kinh doanh trong các khu chợ ven đường giao thông hầu hết chưa được thu gom hoặc có thu gom nhưng việc trung chuyển, tập kết còn chưa đảm bảo gây ô nhiễm môi trường. Đến cuối buổi sáng khi chợ họp đã tan thì quang cảnh chợ giống như một bãi chiến trường rác. Một số hộ cẩn thận thì xếp hàng chất thành từng đống tại chỗ. Một số hộ sau khi bán hàng xong rác thế nào thì vẫn nằm nguyên như thế, họ cho rằng đã nộp tiền chợ thì sẽ có người phải dọn dẹp. Nên rác được
chất đống nhiều ngày không được thu gom bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các hộ xung quanh chợ. Đây là nguyên nhân gây ra dịch và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Bảng 4.3 Tình hình dân cư và số điểm đổ rác thảitrên địa bàn xã
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013
Số thôn Thôn 9 9 9
Tổng dân số Người 10074 11382 11768
Số điểm đổ rác thải Điểm 0 0 0
( Nguồn: Ban Thống kê xã Trung Nguyên)
Toàn xã có 9 thôn với hơn 11000 người nhưng không có bãi chứa rác thải chính thức. Đây là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng rác được đổ ở nhiều nơi không đúng quy định như đồng ruộng, lề đường, đồi cây,…nhiều gia đình đã gom rác vào các bao bì rồi chở đi đổ nơi khác. Cả những con vật như lợn, gà, vịt bị bị chết cũng bị mang vứt dưới lòng sông, mương lâu ngày bốc mùi hôi thối và gây ách tắc dòng chảy. Tại các một số cơ quan lớn như trường học, trạm xá phần lớn là có quy hoạch các khu đất để đổ rác.
Theo cán bộ Ban địa chính xã thì xã đã tiến hành quy hoạch 1,3 ha đất ven đê để làm bãi tập kết rác. Tuy nhiên do bố trí cách khu dân cư gần 3 km. Xã không có phương tiện ô tô để vận chuyển. Nên phần lớn rác được đổ ra các bãi đất trống quanh thôn.
Các hộ này phần lớn không tin tưởng vào các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để xử lý rác thải sẽ không làm ONMT tại khu vực. Chính vì vậy đến thời điểm hiện tại trên địa bàn vẫn chưa có một điểm đổ rác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
Những bãi rác lộ thiên là nơi sinh sống cho các vi sinh vật gây bệnh, kéo theo ruồi muỗi và mùi hôi thối gây ra ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường sống của người dân.
Toàn xã có 9 thôn, mỗi thôn có một tổ vệ sinh môi trường từ 3-4 người đảm nhiệm công tác VSMTcủa xã. Việc thu gom rác thải thực hiện chủ yếu bằng phương pháp thủ công với các xe chở rác chuyên dụng, chổi, xẻng. Tuy nhiên cơ sở vật chất đang còn thô sơ: Trang thiết bị cho đơn vị đảm nhận công tác VSMT trên địa bàn xã Trung Nguyên được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.4 Trang thiết bị cho công tác VSMT ở xã Trung Nguyên
Dụng cụ Đơn vị Số lượng
Quần áo vải Bộ/người/năm 2
Mũ, nón Chiếc/người/năm 0
Khẩu trang Chiếc/người/năm 4
Áo mưa Bộ/người/năm 0
Găng tay Đôi/người/năm 2
Giày vải Đôi/người/năm 1
Chổi Chiếc/người/năm 4
Xẻng Chiếc/người/năm 1
Áo lưới phản quang Chiếc/người/năm 0
Ủng Đôi/người/năm 1
Xe chở rác chuyên dụng Chiếc 4
Xe công nông Chiếc 1
(Nguồn: Tổ vệ sinh môi trường)
Bảng trên là trang thiết bị cho một công nhân thu gom tại xã. Theo ý kiến của tổ thu gom của xã thì trang thiết bị có những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả thu gom rác. Nhân viên thu gom của xã không được trang bị áo mưa nên việc thu gom rác vào những buổi trời mưa đôi khi bị gián đoạn. Không có áo lưới phản quang khi nhân viên đi gom rác vào buổi tối ở những đoạn đường không không có điện người tham gia giao thông khó nhìn thấy người gom rác, có thể gây tai nạn.Với các công nhân thu gom rác họ mong muốn mức thu phí cao hơn để có thể trang bị đầy đủ dụng cụ cũng như đồ bảo hộ để công nhân có thể làm việc tốt hơn.
Thực tế cho thấy với chế độ dành cho người làm công tác vệ sinh môi trường là chưa được quan tâm, không được hưởng chế độ độc hại, ít được xã hội coi trọng,... nên không khuyến khích được mọi người tham gia vào hoạt động này.
4.2.3 Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH trên địa bàn xã Trung Nguyên