Nhưng trên thực tế hoạt động của QTDND còn bị hạnchế và ảnh hưởng trực tiếp bởi sự phát triển của nền kinh tế địa phương rất nhiều chính vì vậy tôi đã thực hiện và nghiên cứu đề tài “ Th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
XÃ YÊN BẮC, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM
Sinh viên thực hiện : DƯƠNG THỊ THU HUYỀN Lớp : KTNNC-K55
Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn : CN NGUYỄN HỮU GIÁP
Trang 2Hà Nội – 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là của riêng tôi với sự giúp đỡ của thầygiáo hướng dẫn là thầy Nguyễn Hữu Giáp, các tập thể trong và ngoài trường.Kết quả trình bày và số liệu trong luận văn này là trung thực và chưa đượccông bố tại các công trình nghiên cứu nào trước đây Những số liệu và thôngtin trong bài luận văn này được thu thập tại Quỹ tín dung nhân dân xã YênBắc, UBND xã Yên Bắc và những nguồn tài liệu tham khảo khác Tôi xinchịu trách nhiệm về những số liệu trong bài luận văn này
Hà nam, ngày 26 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Dương Thị Thu Huyền
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệptôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, đoàn thể,
cá nhân trong và ngoài nhà trường
Trước tiên tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo NguyễnHữu Giáp, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận vănnày
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, các cô trong khoaKT&PTNT Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Cảm ơn tất cả cán bộ nhânviên QTDND xã Yên Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè những người thân luônbên cạnh động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trườngĐại học Nông nghiệp Hà Nội
Quá trình làm luận văn do kiến thức chưa sâu, trình độ chuyên môn cònhạn chế và thời gian thực tập ngắn nên không thể tránh được những sai sót.Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo, bạn bè, những người làmcông tác nghiên cứu, kiểm tra luận văn để luận văn có thể hoàn thiện hơn
Hà Nam, ngày 26 tháng 05 năm 2014Sinh viên thực hiện
Dương Thị Thu Huyền
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
Phần I Đặt vấn đề
Trong sản xuất nông nghiệp thì vấn đề vốn sản xuất là một trong nhữngvấn đề lo lắng của người dân trong quá trình phát triển nền nông nghiệp theohướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay Đảng và nhànước đã đưa ra nhiều chính sách và quyết định nhằm hỗ trợ tạo điều kiện chongười dân phát triển sản xuất
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước thì kéo theo nhu cầu vềvốn của người dân ngày càng tăng NHCSXH hay NHNN không thể đáp ứngkịp thời nhu cầu về vốn của người dân Chính vì vậy để khắc phục tình trạngthiếu vốn trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ởnông thôn, thì QTDND ra đời góp phần không hề nhỏ vào công cuộc xâydựng nông nghiệp nông thôn cũng như phát triển và nâng cao đời sống củangười dân hiện nay Tuy nhiên mục đích sử dụng vốn luôn sai với sự thật vềmục đích vay vốn ban đầu của hộ, vì vậy để đạt hiệu quả cao trong sử dụngvốn thì QTDND cần có sự quan tâm ủng hộ từ chính quyền xã cũng nhưngười dân trên địa bàn Nhưng trên thực tế hoạt động của QTDND còn bị hạnchế và ảnh hưởng trực tiếp bởi sự phát triển của nền kinh tế địa phương rất
nhiều chính vì vậy tôi đã thực hiện và nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc- huyện Duy Tiên- tỉnh Hà Nam” nhằm đánh giá các hoạt động của Quỹ
và đưa ra các giải pháp để nâng cao hoạt động của Quỹ trong môi trường cạnhtranh khắc nghiệt như hiện nay
Phần II Đánh giá kết quả hoạt động của Quỹ
Trong thời gian hoạt động QTDND xã Yên Bắc đã đạt được nhiềuthành công và góp phần không hề nhỏ vào quá trình phát triển nền kinh tế củađịa phương Giúp người dân có công ăn việc làm, tăng thu nhập,…và quan
Trang 6trọng hơn là Quỹ đã chiếm được lòng tin của người dân trong xã Khi nhắc tớivay vốn hay gửi tiền người dân luôn nhắc QTDND đầu tiên, giúp cho hoạtđộng của Quỹ ngay càng mở rộng, và được sự ủng hộ quan tâm của người dân
và chính quyền dịa phương Lượng khách hàng giao dịch cũng như số lượngthành viên ngày càng tăng thúc đẩy quá trình lưu thông tiền tệ trong địaphương tạo điều kiện cho sự phát triển Tổng nguồn vốn của Quỹ ngày cànglớn và không ngừng gia tăng tạo điều kiện cho Quỹ hoạt động an toàn và hiệuquả hơn Thủ tục cho vay hay huy động tiền gửi tại Quỹ hiện nay cũng đượcthực hiện nhanh chóng hơn, đảm bảo, an toàn hơn và tạo được sự tin tưởngcủa người dân Tuy nhiên QTDND xã Yên Bắc vẫn còn gặp rất nhiều khókhăn trong hoạt động: các khoản giao dịch chủ yếu bằng VNĐ; quy mô hoạtđộng không được mở rộng; thời hạn vay vốn hay gửi tiền của khách hàng đaphần là ngắn hạn; cán bộ tại quỹ còn hạn chế về trình độ và chuyên môn làmviệc; hoạt động của Quỹ còn mang tính độc lập,…hạn chế rất nhiều tới sựphát triển của Quỹ trong tương lai
Phần III Đề xuất giải pháp
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, những tồn tại ảnh hưởng tới hoạtđộng của QTDND xã Yên Bắc hiện nay, tôi xin đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh
té địa phương Quỹ cần đào tạo cán bộ làm việc tại Quỹ nhằm tăng khả năngthích ứng trong môi trường cạnh trnah, linh hoạt trong cách làm việc và giảmnhẹ tính thủ tục hành chính Tăng cường các hoạt động để tăng nguồn vốn, đadạng hóa cá hoạt động tín dụng, đa dạng hóa hình thức vay tiền và gửi tiền đểtạo lợi thế trong thị trương vốn nông thôn như hoạt động tiền gửi( vay) bằngngoại tệ Mở rộng đại bàn hoạt động của Quỹ để Quỹ có thể mở rộng quy mônâng cao hiệu quả làm việc của Quỹ cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển lâudài của Quỹ
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu3
PHẦN II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QŨY TÍN DỤNG NHÂN DÂN 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Lí luận về quỹ tín dụng nhân dân 9
2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của QTDND
202.2 Cơ sở thực tiễn 24
2.2.1 Quỹ tín dụng nhân dân trên thế giới 25
2.2.2 Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam 30
2.2.3 Quỹ tín dụng nhân dân ở một số vùng cụ thể 35
Trang 82.3 Bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động của QTDND ở nước ta
37
PHẦN III - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
39
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 39
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 39
3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội xã Yên Bắc 40
3.2 Phương pháp nghiên cứu 49
3.2.1 Phương pháp chọn điểm, mẫu nghiên cứu 49
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 49
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu 51
3.2.4 Phương pháp phân tích 51
3.3 Các chỉ tiêu đánh giá 52
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54
4.1 Thực trạng hoạt động quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc, Huyện DuyTiên, Tỉnh Hà Nam 54
4.1.1 Quá trình hình thành quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc 54
4.1.2 Cơ cấu tổ chức của quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc 56
4.1.3 Điều kiện nguồn nhân lực QTDND xã Yên Bắc 57
4.1.4 Tình hình thành viên của quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc
594.1.5 Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất QTDND xã Yên Bắc
604.1.6 Hoạt động tạo vốn của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc
614.1.7 Thực trạng cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc
674.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc
75
Trang 94.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của QTDND xã Yên Bắc 75
4.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc
814.2.3 Đánh giá của cán bộ đối với hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân xãYên Bắc tới kinh tế hộ 83
4.2.4 Đánh giá của nhân dân về hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên
5.2.1 Đối với ngân hàng nhà nước 102
5.2.2 Đối với quỹ tín dụng nhân dân trung ương 103
5.2.3 Đối với địa phương 103
Trang 1047 Bảng 3.4 Tình hình cơ sở hạ tầng xã Yên Bắc 49
Bảng 4.1 Tình hình cán bộ của quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc
58 Bảng 4.2 Tình hình biến động số thành viên của QTDND xã Yên Bắc
60 Bảng 4.3 Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của QTDND xã Yên Bắc
60 Bảng 4.4 Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm của QTDND xã Yên Bắc
64 Bảng 4.5 Kết quả tạo lập nguồn vốn của QTDND xã Yên Bắc
65 Bảng 4.6 Lãi suất cho vay của QTDND xã Yên Bắc 71
Bảng 4.7 Tình hình cho vay của QTDND xã Yên Bắc 73
Bảng 4.8 Thu nhập của QTDND xã Yên Bắc 76.
Bảng 4.9 Chi phí hoạt động của QTDND xã Yên Bắc 78
Bảng 4.10 Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của QTDND xã Yên Bắc
80 Bảng 4.11 Đánh giá hiệu quả hiệu quả hoạt động của QTDND xã Yên Bắc giai đoạn 2011- 2013 82
Trang 11Bảng 4.12 Đánh giá của cán bộ về hoạt động của QTDND xã Yên Bắc tới kinh tế hộ 84
Bảng 4.13 Đánh giá của khách hàng về hoạt động huy động vốn của QTDND xã Yên Bắc 86
Bảng 4.14 Đánh giá của khách hàng về hoạt động cho vay của QTDND xã Yên Bắc 87
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1 Bộ máy tổ chức QTDND xã Yên Bắc 53
Trang 12QTDTW Quỹ tín dụng trung ương
CNH- HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Trang 13PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thì nềnkinh tế của đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu rất to lớn Đảng và Nhànước ta đã xác định CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH-HĐH đất nước Đường lối cơ bản vềphát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn đã được đề ra trong Nghị quyết Đạihội Đảng lần thứ IX, X, XI và được cụ thể hóa tại Nghị quyết Hội nghị lầnthứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa IX
Người nông dân Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trên conđường phát triển sản xuất như tiếp cận khoa học kĩ thuật, công nghệ, tiêu thụsản phẩm sau thu hoạch, các yếu tố đầu vào, đầu ra và đặc biệt là nguồn vốn
để thực hiện đổi mới sản xuất, tái tạo sản xuất và nâng cao quy mô quy trình
và hiệu quả sản xuất Đây là những vấn đề cần được sự quan tâm của Đảng vàNhà nước và các cấp chính quyền Nhiều tổ chức ngân hàng hoạt động trongnông thôn được ra đời đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam nhưNgân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn.Nhằm góp phần giúp người nông dân có vốn sản xuất, ổn định đời sống,chống tệ nạn cho vay nặng lãi trong nông thôn, hệ thống Quỹ tín dụng nhândân được thành lập và đi vào hoạt động trong khu vực nông thôn và ngàycàng chứng tỏ là “chỗ dựa tin cậy của người dân” Đây là mô hình kinh tế hợptác hiện đại nhưng rất gần gũi với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộnông dân tham gia và là cầu nối giữa những người có vốn với những ngườicần vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng
Xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là một xã đang trên đà pháttriển, cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt Tổng số lao động của xã
Trang 14trong lĩnh vực nông nghiệp là 52,26% lao động và 47,74% lao động hoạt độngtrong lĩnh vực phi nông nghiệp Xã có quốc lộ 38 chạy qua với chiều dài hơn7km, hầu như các thôn xóm đều gần đường lớn nên nhu cầu phát triển củangười dân ngày càng tăng để mong muốn có cuộc sống tốt hơn như mở rộngquy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, kinh doanh các sản phẩmthiết yếu,… Để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới phương thức sản xuất,đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất cần phải có một lượng vốn nhấtđịnh mà Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng nông nghiệp phát triểnnông thôn không thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ Xuất phát từ những lý dotrên Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc được thành lập và đi vào hoạt động.
Để đáp ứng lượng nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất, ổn định đời sốngngười nông dân, Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc ra đời nhằm giúp ngườidân tiếp cận được nguồn vốn một cách nhanh chóng, đơn giản, dễ dàng, hiệuquả hơn
Tuy vậy trong quá trình hoạt động còn có nhiều bất cập như tìnhtrạnghuy động vốn khó khăn, người dân chưa tin tưởng đến quỹ tín dụng, độingũ cán bộ còn yếu kém về chuyên môn, người vay vốn sai mục đích dẫn đếnviệc sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả Từ đó đặt ra nhiều câu hỏi đối với banlãnh đạo Quỹ tín dụng nhân dân làm thế nào để huy động tối đa nguồn vốntrong khu vực dân cư phục vụ cho quá trình sản xuất của người dân theohướng CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn hiện nay? Hoạt động của Quỹ tíndụng nhân dân cơ sở đang diễn ra như thế nào? Người nông dân đánh giá nhưthế nào về vai trò của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở? Làm thế nào để nâng caohiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc?
Từ những thực tiễn đó tôi chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc- Huyện Duy Tiên- Tỉnh Hà Nam”
Trang 151.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá thực trạng hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn
xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Phân tích những yêu tố ảnh hưởng tới các hoạt động của quỹ tín dụngnhân dân xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Qũy tín dụngnhân dân xã trong thời gian tới
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động của QTDND xã Yên Bắc,huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
+ Phạm vi thời gian của số liệu:
Thông tin thứ cấp nghiên cứu giai đoạn năm 2011-2013
Thông tin sơ cấp thu thập năm 2014
Trang 16PHẦN II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA QŨY TÍN DỤNG NHÂN DÂN
nợ Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời giancho vay, lãi suất phải trả,
Khi nghiên cứu về tín dụng C Mác cho rằng tín dụng là quá trìnhchuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sửdụng sau một thời gian nhất định nó sẽ quay về với người sở hữu với lượnglớn hơn ban đầu Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì tíndụng là quan hệ vay mượn bằng tiền, hàng hóa trên nguyên tắc phải trả cả vốn
và lãi sau một thời gian nhất định thỏa thuận giữa người đi vay và người chovay.(Chủ nghĩa Mac-Lenin 2)
Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quátrình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốntạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả
Trang 17- Giai đoạn 1: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay
Vốn tín dụng hay giá trị hàng hóa được chuyển từ tay người cho vaysang cho người đi vay Đây là đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hànghóa thông thường là khi vay giá trị tín dụng chuyển sang người đi vay màkhông thay đổi hình thái tồn tại
- Giai đoạn 2: Người đi vay sử dụng vốn tín dụng đầu tư cho sản xuấtkinh doanh nhằm thỏa mãn một mục đích nhất định Lúc này người đi vay chỉ
có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu vốn tín dụng vay về
- Giai đoạn 3: Người đi vay trả lại vốn tín dụng và lãi cho ngườicho vay
Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng Đó là sựhoàn trả vốn tín dụng của người đi vay cho người cho vay, là đặc trưng cơ bản
về bản chất vận động của tín dụng là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng vớiphạm trù kinh tế khác
Như vậy bản chất của tín dụng là những phát sinh trong quá trình hìnhthành và sử dụng vốn bằng tiền nhàn rỗi, nhằm thực hiện quá trình tái sảnxuất mở rộng và tăng cường nguồn lực sản xuất, đáp ứng cho nhu cầu pháttriển của xã hội trong giai đoạn hội nhập hiện nay
Vai trò của tín dụng trong sản xuất nông nghiệp nông thôn
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tín dụng là nguồn quan trọngcung cấp vốn, tạo cơ hội cho quá trình sản xuất kinh doanh tốt hơn, cũng nhưtạo ra những ưu thế cho các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp phát triển tốthơn trong tương lai Trong quá trình hoạt động thì quỹ tín dụng có những vaitrò sau:
Góp phần tạo ra và duy trì quy mô sản xuất, kinh doanh phù hợp: Tronghầu hết các cơ sở kinh doanh nông nghiệp, để tăng kết quả kinh doanh người
ta thường mở rộng quy mô kinh doanh và thực hiện giảm chi phí sản xuất Tíndụng có thể được coi là một yếu tố để tạo ra quy mô kinh doanh phù hợp Hộ
Trang 18gia đình hay doanh nghiệp có thể tăng năng lực sản xuất kinh doanh cũng nhưduy trì mức sản xuất thông qua việc tăng các yếu tố đầu vào cho sản xuất nhờcác nguồn vốn tín dụng như mua máy móc sản xuất, mua nguyên vật liệu từkhoản tiền đi vay từ các tổ chức tín dụng.
Tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh: Tín dụng có thể là được coi lànguồn vốn để thay điều kiện sản xuất Thông qua vốn tín dụng có thể muamáy móc hiện đại thay thế lao động thủ công nhằm tiết kiệm chi phí nhâncông và tăng chất lượng sản phẩm Tín dụng cải thiện đầu tư cho sản xuất nhưmua được giống tốt hơn, mua được phân bón, thức ăn gia súc có chất lượnghơn… nhờ đó góp phần tăng hiệu quả của sản xuất kinh doanh
Góp phần thực hiện điều chỉnh kinh doanh: Kĩ thuật mới thay đổi vàđiều kiện thị trường thay đổi đòi hỏi các cơ sở kinh doanh nông nghiệp luôn
có những điều chỉnh trong kinh doanh Giống mới, công nghệ mới, quy trìnhmới, nguồn năng lượng mới luôn là những yếu tố nhằm tăng hiệu quả, nhưnglại cần đầu tư thêm nhiều vốn Yêu cầu thị trường về sản phẩm cũng như buộc
cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp phải đáp ứng cho phù hợp.Tín dụng là nguồn cung cấp vốn quan trọng cho doanh nghiệp nông nghiệpphát triển
Giải quyết các biến động trong sản xuất, kinh doanh: Hoạt động sảnxuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp mang tính thời vụ rõ nét, do đó nhucầu về chi tiêu và thu nhập tạo ra không trùng khớp về mặt thời gian nên sửdụng tín dụng có thể làm giảm bớt vốn và chênh lệnh thu chi của các thờiđiểm trong năm
Hạn chế những bất lợi trong sản xuất, kinh doanh: Trong hoạt động sảnxuất kinh doanh nông nghiệp, thời tiết, dịch bệnh, giá cả… luôn gây ra nhữngbất định ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh Tín dụng được coi là những yếu
tố ngăn ngừa những điều kiện bất lợi trong sản xuất, kinh doanh, chống lại
Trang 19những bất lợi trong kinh doanh, chống lại những rủi ro có thể xảy ra: Giảmsút thu nhập, thiếu khả năng thanh toán, thiếu dự trữ sản xuất…
Tín dụng còn có thể có nhiều vai trò khác tùy mức độ sử dụng của tíndụng của từng doanh nghiệp, từng hộ nông dân Điều đó phụ thuộc vào khảnăng quản lý và những điều kiện kinh doanh cụ thể của các cơ sở sản xuất.(Lê Hữu Ảnh,1997)
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ ( phục vụ thành viên)
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật
Trang 20Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng là:
a) Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ = doanh số thu nợ/doanh số cho vay
- Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả trong việc thu nợ của ngân hàng
- Nó phản ánh trong một thời kì nào đó, với doanh số cho vay nhất định,ngân hàng thu về bao nhiêu đồng vốn
b) Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn = Tổng dư nợ/ tổng vốn huy động
- Chỉ tiêu phản ánh ngân hàng cho vay bao nhiêu trong tổng vốn huyđộng được, đồng thời đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng
- Nếu chỉ tiêu này lớn, một mặt phản ánh tình hình cân đối giữa huyđộng vốn và cho vay tốt, một mặt đánh giá khả năng huy động vốn chưa tốt
- Nếu chỉ tiêu này nhỏ, một mặt phản ánh tình hình cho vay chưa tốt,một mặt phản ánh tình hình huy động vốn tốt
c) Vòng quay vốn tín dụng ( vòng)
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân(Trong đó dư nợ bình quân trong kì = (dư nợ đầu kì + dư nợ cuối kì)/2Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn TD của NH, thời gian thu hồi
nợ của NH là nhanh hay chậm Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt
và việc đầu tư càng được an toàn
d) Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
Trang 21- Đây là chỉ tiêu đánh già rủi ro tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tạingân hàng Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện chất lượng tín dụng càng kém vàngược lại Theo quy định của NHNN hiện nay chỉ tiêu này không được vượtquá 3%.
- Cho thấy khả năng thu thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoảngvay
2.1.2Lí luận về quỹ tín dụng nhân dân
2.1.2.1 Khái quát về quỹ tín dụng nhân dân
QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyêntắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động Mục tiêu chủ yếu làtương trợ các thành viên nhằm phát huy sức mạnh tập thể của từng thành viêngiúp nhau thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ vàcải thiện đời sống Hoạt động của QTDND phải bù đắp được chi phí và tíchlũy để phát triển
Hay đơn giản thì QTDND là một ngân hàng thu nhỏ cấp xã hoạt độngtìm kiếm lợi nhuận như ngân hàng thương mại cùng có trách nhiệm cung cấpvốn và quản lý vi mô nền kinh tế địa phương Ngoài ra QTDND cơ sở phải cótrách nhiệm giúp đỡ nhà nước, chính quyền ở địa phương thực hiện các quyếtđịnh, chính sách một cách nhanh chóng thuận lợi
2.1.2.2 Vai trò và chức năng của quỹ tín dụng nhân dân
Trang 22khách hàng giao dịch tại quỹ Cùng với việc tạo vốn bằng hình thức tựnguyện đóng góp cổ phần và tổ chức huy động tiền gửi, các QTDND cầntranh thủ tiếp nhận vốn từ các nguồn khác như đi vay, nhận ủy thác… đểkhông ngừng mở rộng quy mô về khối lượng cung ứng vốn tín dụng cho cácthành viên và khách hàng của mình.
- Tổ chức cho vay đối với các thành viên: QTDND nhằm góp phần trợgiúp các hộ phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, nhất là thamgia tích cực vào việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại địaphương Nhằm đảm bảo quản lý kinh tế vi mô ở địa phương thì quỹ tín dụngnhân dân cần thực hiện các nghiệp vụ cung cấp vốn cho sự phát triển của địaphương bằng cách cho các thành viên và khách hàng trên địa bàn hoạt độngvay vốn Bên cạnh các hoạt động trung gian tín dụng, các QTDND dần dầnđảm nhiệm các nghiệp vụ tài chính đơn giản tại địa bàn hoạt động
- Thông qua các chức năng trung gian tài chính, các QTDND trực tiếpxây dựng khối đại đoàn kết tương trợ cộng đồng, ngăn chặn tệ nạn cho vaynặng lãi, góp phần tích cực vào việc ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm côngbằng xã hội và an sinh xã hội
Vai trò của quỹ tín dụng nhân dân
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn:QTDND là một trong những kênh tiền tệ quan trọng góp phần đáp ứng yêucầu bức xúc về vốn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân khu vực nôngthôn Hoạt động của các QTDND đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế,
xã hội trên địa bàn nông thôn qua việc khai thác các nguồn vốn tại chỗ để chocác thành viên và khách hàng trên địa bàn vay vốn Đồng thời QTDND đãgiúp các thành viên của họ có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất kinhdoanh, không những tạo ra thu nhập mà còn tạo ra công ăn việc làm chongười dân nhất là đối với bộ phận người lao động không có việc làm Tại
Trang 23nhiều địa phương có QTDND hoạt động, thành viên và dân cư trên địa bànđược tạo điều kiện thuận lợi trong việc gửi tiền và vay vốn tại quỹ.
- QTDND góp phần khai thác và huy động nguồn vốn nhàn rỗi trongnông thôn: mặc dù phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác nhưngcác QTDND cơ sở vẫn phát huy sức mạnh của mình với ưu thế là gần dân,hiểu dân, chia sẻ với dân, đã dễ dàng huy động được nguồn vốn nhà rỗi trongdân
- Hoạt động QTDND cũng góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp nông thôn trên địa bàn, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo
và từng bước ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi xuất hiện trong xã hội hiệnnay Việc hình thành hệ thống QTDND ngoài những lợi ích kinh tế mà nó cònmang ý nghĩa xã hội vì tính cộng đồng cao, các thành viên góp vốn lập raQTDND vừa là nơi vay, gửi vốn nhưng cũng đồng thời là nơi sinh hoạtthường xuyên tạo điều kiện người với người xích lại gần nhau, phát huy tìnhlàng nghĩa xóm, tạo cơ hội giao lưu học hỏi giữa các thành viên trong quỹcùng nhau phát triển
- QTDND góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ vốn tập trung chuyểnvốn, chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa vùng nông thôn Hoạtđộng theo cơ chế thị trường, các hộ nông dân có điều kiện phát huy hết nănglực sản xuất kinh doanh Tuy vậy nó cũng làm cho một bộ phận hộ không bắtkịp với sự vận động cạnh tranh của thị trường chuyển nhượng lại quyền sửdụng ruộng đất cho những hộ biết làm ăn để đi làm công việc khác Hộ biếtlàm ăn thường giàu lên do họ có trình độ sản xuất kinh doanh, biết tiếp thuđưa tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất, đồngthời lại nhanh nhạy nắm bắt để thỏa mãn nhu cầu thị trường làm giàu chochính mình và là làm giàu cho đất nước
- Thông qua các hoạt động của QTDND để giúp các hộ nông dân sảnxuất, hướng dẫn kiểm soát hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ
Trang 24hạch toán kinh tế Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai?
Đó là những câu hỏi của ngành kinh tế học hiện đại Vậy đối với kinh tế hộ họphải tính toán cân nhắc kĩ lưỡng khi nào sản xuất, kinh doanh một mặt hànghóa nào đó Để tồn tại và phát triển ngoài việc tích cực cần cù lao động sảnxuất kinh doanh, người nông dân còn phải biết áp dụng tiến bộ khoa học kĩthuật vào sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao hơn Cùng với quá trìnhsản xuất cộng với động lực cạnh tranh trên thị trường đã làm cho trình độ sảnxuất kinh doanh của người dân không ngừng được nâng cao Trong quá trình
đó QTDND ngoài việc đóng góp giúp đỡ hộ dân vay vốn, QTDND còn có tácdụng kiểm soát nâng cao tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh bởi vì theonguyên tắc đã có vay vốn là phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đầy đủ, đúng hạn.Nếu hộ nông dân sản xuất kinh doanh thô lỗ thì khó đảm bảo được khả năngchi trả vốn cho quỹ
Vậy nên thông qua hoạt động vay vốn và trả nợ QTDND, các hộ nôngdân phải cân nhắc, hoạch toán kĩ lưỡng để với chi phí nhỏ nhất nhưng thuđược hiệu quả cao khi đó không những kinh tế hộ được nâng lên mà QTDNDcũng đạt được mục tiêu hoạt động cơ bản và lâu dài, hỗ trợ các thành viên,nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình
2.1.2.3 Cơ chế hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
a) Cơ chế hoạt động
Đối với QTDND cơ sở
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động trong khu vực hành chính củamột xã có các nghiệp vụ sau:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng trong địa bàn hoạt động
- Cho khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh tạo điều kiện giúp đỡcác thành viên và tạo lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh
- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên trong quỹ với các thànhviên và tổ chức hơp tác khác
Trang 25- Hợp tác với các cấp chính quyền thực hiện chính sách.
Quỹ tín dụng nhân dân trung ương (QTDNDTW)
QTDNDTW có vai trò chính trong toàn bộ hệ thống do đó cơ chế hoạtđộng cũng dựa trên vai trò chính của quỹ tín dụng như sau:
- Đại diện cho quyền lợi của các QTD trước pháp luật và cơ quan chínhphủ, bảo vệ quyền lợi của các thành viên, trợ giúp việc thực hiện các mục tiêuthúc đẩy sự phát triển, phối hợp phát triển, phối hợp hoạt động và đảm bảocung cấp các hoạt động chung cho các quỹ tín dụng cơ sở
- Là cơ quan giám sát và kiểm tra các thành viên đồng thời cung cấpcho các thành viên các dịch vụ về đào tạo, tuyên truyền tư vấn, trợ giúp kĩthuật công nghệ và các dịch vụ khác
- Quản lý an toàn tiền gửi cho hệ thống QTD nhằm sẵn sàng can thiệp
để duy trì khả năng thanh toán của QTD thành viên bằng cách cho vay ưu đãi,bảo lãnh đi vay
- QTDNDTW có vai trò từ đầu mối liên hệ với các ngân hàng thươngmại, tạo lập quan hệ quốc tế, cân đối điều hòa vốn cho các QTD trong toàn hệthống, tạo quan hệ tiền tệ gửi và vay với khách hàng lớn ở trong nước và quốc
tế QTDNDTW hoạt động vừa như một ngân hàng hợp tác, vừa như một ngânhàng thương mại
- Cơ chế hoạt động của hệ thống QTDND chịu sự chi phối của các địnhchế tài chính thông qua hệ thống luật Nhà nước ban hành đồng bộ các đạoluật về QTDND nhằm bảo đảm quyền lợi khách hàng, đồng thời tạo lập mộthành lang pháp lý an toàn cho QTDND hoạt động
- Huy động vốn chủ sở hữu
b) Các hoạt động và dịch vụ cung ứng
QTDND huy động vốn góp từ các thành viên Tổng số vốn của cácthành viên ghi vào điều lệ QTDND là vốn của QTDND Vốn điều lệ phải lớnhơn mức vốn pháp định 100 triệu đồng do ngân hàng nhà nước quy định Mức
Trang 26vốn góp tối thiểu của một thành viên là 50.000đ và tối đa không quá 30%tổngvốn điều lệ của quỹ.
Vốn tự có của QTDND cơ sở hiện nay thường thấp do các các thànhviên chủ yếu là nông dân QTDND không thể tăng dư nợ cho vay được dokhông đảm bảo được tỷ lệ an toàn tối thiểu của NHNN quy định
- Huy động tiền gửi
QTDND được nhận tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn của cácthành viên và ngoài thành viên, nhưng huy động tiền gửi ngoài địa bàn hoạtđộng của QTDND chỉ được phép tối đa bằng 40% tổng số dư tiền gửi và mứctối đa nhận tiền gửi của một tổ chức, cá nhân ngoài địa bàn chỉ được phépbằng mức được bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả Các món huy động củaQTDND thường là món nhỏ ngắn hạn do các thành viên và người dân địaphương tranh thủ lúc nhàn rỗi chưa sử dụng đến Uy tín của QTDND tăng lênnhiều nên các khoản tiền gửi tiết kiệm lớn hơn và thời gian lâu dài hơn cũng
đã có tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của quỹ Lãi suất tín dụng củaQTDND trước đây thường thấp hơn các NHTM, trong những năm gần đây doQTDND hoạt động mang tính chất lợi nhuận nên lãi suất gần cân bằng vớicác NHTM QTDND chỉ được phép sử dụng tiền huy động này vào mục đíchcho vay hoặc gửi vào nguồn tiền gửi điều hòa và có trách nhiệm hoàn trả cảvốn lẫn lãi cho người gửi tiền Vì vậy các QTDND đều bị bắt buộc mua bảohiểm tiền gửi của khách hàng do NHNN quy định
- Đi vay vốn
QTDND được phép đi vay vốn để tạo nguồn vốn bổ sung nhằm mởrộng hoạt cho vay của QTDND hoặc để giải quyết khó khăn chi trả tạm thờicho khách hàng khi thiếu vốn trong quỹ QTDND có thể tìm vốn vay từ nhiềunguồn như vay trong hệ thống thông qua QTDTW, vay từ các tổ chức tíndụng khác Lãi suất tín dụng đi vay thường cao hơn lãi suất huy động nênQTDND thường chỉ đi vay khi cần phải đáp ứng khả năng chi trả cho khách
Trang 27hàng tức thời hoặc khi có nguồn vốn dài hạn, các chương trình ưu đãi…đểcho vay lại.
- Trích quỹ để lập dự phòng
QTDND được trích lập các quỹ từ lợi nhuận làm ra sau thuế theoThông Tư số 97/2000/TT – BTC của bộ Tài Chính Sau khi trừ các khoản chiphí hoạt động và lỗ năm trước chuyển qua thì quỹ tín dụng có quyền đượctrích lập các quỹ sau:
+ Trích quỹ dự phòng tài chính 10 % và số dư nguồn quỹ này khôngvượt quá 25 % vốn điều lệ của QTDND
+ Trích quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ tối thiểu 30%
+ Trích lập quỹ dự phòng mất việc làm cho cán bộ làm việc tại quỹ 5%
Số dư quỹ này không được vượt quá 6 tháng lương thực hiện trong năm củaQTDND cơ sở
+ Trích quỹ khen thưởng và phúc lợi, mức trích hàng năm do HĐQT
dự kiến và đại hội xã viên xem xét và phê duyệt
2.1.2.4 Những hình thức tín dụng ở nông thôn hiện nay
Hiện nay ở khu vực nông thôn có hai hình thức tín dụng đang songsong và tồn tại đó là hình thức tín dụng chính thống và hình thức tín dụng phichính thống Các hoạt động tín dụng trong nông thôn này bổ trợ cho nhautrong quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn hiện nay
1 Tổ chức tín dụng chính thống
Các tổ chức tín dụng chính thống là những tổ chức được thành lập theocác quyết định chỉ thị của nhà nước có đăng kí kinh doanh và tư cách phápnhân, tuy nhiên trong khu vực nông thôn hiện nay đa số người nông dân chỉtập trung tiếp cận với ba nguồn vốn từ ba tổ chức sau:
Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn(NHNN&PTNT)
Ngân hàng Chính Sách Xã Hội (NHCSXH)
Trang 28 Quỹ Tín Dụng Nhân Dân (QTDND)
Các tổ chức tín dụng này có tổ chức theo kiểu hệ thống cây tín dụngđược tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương nên đã tạo ra nguồn tíndụng đến được với đông đảo bà con nông dân
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngân hàng đượcchính phủ giao và giữ vai trò chủ lực trong việc cung cấp nguồn vốn cho sựphát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam Mặc dù tăng trưởng tín dụngnhanh trong những năm qua nhưng chưa cung đủ cho nhu cầu vốn tín dụng ởkhu vực nông nghiệp nông thôn Nguồn vốn huy động từ dân cư nhỏ so vớitiềm năng có thể khai thác Hiện nay số người dân được tiếp xúc với nguồnvốn của ngân hàng này lớn hơn nhiều nhưng vẫn có thể khẳng định rằngNHNN&PTNT chưa và không thể làm chủ hoàn toàn thị trường vốn tín dụngtrong khu vực nông nghiệp nông thôn việt nam hiện nay
Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức hoạt động mang tính chấtphi lợi nhuận nhằm hỗ trợ thực hiện những chính sách, quyết định, chủ trươngcủa Đảng và nhà nước trong khu vực nông nghiệp nông thôn Các đối tượngđược vay của NHCSXH thường là những đối tượng được ưu tiên trong khuvực nông thôn như hộ nghèo, diện chính sách, chương trình vay vốn củachính phủ như chương trình vay vốn của sinh viên.… Hoạt động củaNHCSXH mang tính chất xã hội nên mức độ đáp ứng yêu cầu của đông đảo
bà con nông dân còn hạn chế Số lượng vốn được vay cũng như số lượngkhách hàng bị quy định chặt chẽ nên khả năng cung cấp vốn cho sự phát triểntrong khu vực nông thôn còn rất thấp
2 Tổ chức tín dụng phi chính thống
Gia đình và bạn bè: Hình thức cho vay này rất đơn giản và thuận lợitrong xã hội nông thôn Các khách thể có thể cho vay tại chỗ, có thể trả lãisuất thấp hoặc không có lãi Tuy nhiên các nguồn có thể không đúng như lúc
Trang 29yêu cầu, đúng thời gian, mục đích của đồng vốn không rõ ràng dẫn đến hiệuquả sử dụng đồng vốn chưa cao.
Người cho vay tiền mặt: Các dịch vụ thuận tiện cho khách hàng về thờigian và địa điểm, người cung cấp dịch vụ này luôn hiểu về khách hàng của
họ Tuy nhiên dịch vụ này giá cao với người nghèo, vay thường ngắn hạn, lãisuất có thể cao, người nghèo có thể không được vay
Tín dụng thương mại: Là hình thức mua bán chịu vật tư, hàng hóa giữanhững người buôn bán, cung ứng dịch vụ trong nông thôn với các hộ gia đình.Đây là hình thức hay được sử dụng với các hộ sản xuất kinh doanh ngànhnghề thiếu vốn mua nguyên vật liệu sản xuất và những hộ nông dân không cótiền mua vật tư Thời gian chịu thường là theo chu kì sản xuất kinh doanh, lãisuất được tính vào giá cả vật tư khi khách hàng trả tiền vật tư hoặc không tínhlãi tùy thuộc vào quan hệ giữa người đi mua và người bán
Huy động vốn luân phiên (hụi, họ, phường…): là hình thức tín dụngkhá phổ biến trong khu vực nông thôn và những nơi trình độ dân trí còn thấp.Các cá nhân góp vốn theo quy định của nhóm người, hay tổ chức mình thamgia để cho một người sử dụng nhằm góp được một khoản tiền lớn Phươngthức này mang tính tương trợ là chủ yếu và đã diễn ra khá lâu đời trong khuvực nông thôn và hiện nay hình thức này vẫn đang tồn tại Tuy nhiên hìnhthức này xuất hiện rất nhiều rủi ro như sự mất giá của đồng tiền, tính chắcchắn, mức độ an toàn của đồng tiền, xảy ra vỡ hụi do lợi dụng lòng tin đối vớihụi họ lãi suất cao…
2.1.4 Lí luận về hiệu quả hoạt động của QTDND
Hiệu quả theo nghĩa chung nhất là được hiểu là các lợi ích kinh tế xãhôi đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại Hiệu quả kinhdoanh bao gồm hiệu quả kinh tế ( phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực, vậtchất của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệuquả xã hội( lợi ích về mặt xã hội mà hoạt động mang lại)
Trang 30Phân tích hiệu quả hoạt động là xem xét quá trình thực hiện các chiếnlược, phân tích để phát hiện những sai lệch so với kế hoạch, xác định nguyênnhân và kịp thời đưa ra giải pháp đúng lúc có hiệu quả
Chỉ tiêu đánh giá hệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Về quy mô và kết cấu huy động vốn
Tăng trưởng nguồn vốn đặc biệt là tiền guiwr thanh toán và tiền gửitiết kiệm là một trong những mục tiêu quan trọng của QTD QTD tậpchung phân tích tình hình huy động theo các tiêu chí sau:
- Quy mô và tốc độ tăng tưởng nguồn vốn, đặc biệt là tiền gửi thanhtoán, tiền gửi tiết kiệm và vay
- Cơ cấu nguồn vốn, nhóm nguồn và sự thay đổi cơ cấu
- Lãi suất bình quân, sự thay đổi trong lãi suất bình quân, lãi suấtcận biên
- Kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc so với thực hiện kì trước, những nhân tố ảnh hưởng
- Phân tích triển vọng nguồn nhóm nguồn trong thời gian tới
- Hiện tại QTD chưa huy động tiết kiệm trung và dài hạn việc QTD
sử dụng một phần tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn sẽ phải đối đầu vớirủi ro
Về quy mô và cơ cấu tài sản
Phân tích tập trung vào các nội dung sau:
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng các khoản mục tài sản (so với kếhoạch kì trước)
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng tài sản sinh lãi đặc biệt là tín dụng, chứng khoán
- Chất lượng TD
Trang 31- Cơ cấu tài sản và sự phát triển của tài sản
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi của tài sản
- Xu hướng phát triển của từng khoản mục trong tài sản
Về chi phí và thu nhập
Phân tích chi phí
Nội dung của chi phí :
- Phân tích quy mô và cơ cấu các khoản mục phí;
- Phân tích biến động của các khoản phí: Biến động về quy mô,
cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng ;
- Phân tích các khoản chi phí quan trọng hoặc có tốc độ tăng trưởngnhanh
- Phân tích các khoản phí hay biến động mạnh do mối liên hệ giữaloại phí này với một số chỉ tiêu như quy mô và tốc độ nguồn huy động, thunhập, chênh lệch thu từ lãi…
- So sánh với thu nhập để thấy mức tiết kiệm phí
- Chi phí khác gồm: lương, bảo hiểm, các khoản phí (điện nước,bưu điện…), chi phí văn phòng, khấu hao, trích lập dự phòng tổn thất, tiềnthuê, quảng cáo, đào tạo khác
- Các khoản chi phí khác nhau tính theo định mức hoặc theo sốlượng thực tế
Phân tích thu nhập
Nội dung của phân tích thu nhập :
- Phân tích qui mô và cơ cấu các khoản mục thu nhập
- Phân tích sự phát triển của các khoản mục thu nhập và nhân tốảnh hưởng
Trang 32- Phân tích các khoản mục thu nhập quan trọng và có tốc độ tăngnhanh.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro:
+ Nợ có vấn đề / dư nợ
+ Nợ quá hạn / dư nợ
+ Nợ quá hạn / vốn của chủ
+ Ngân quỹ / nguồn ngắn hạn
Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro bổ sung cho các chỉ tiêu sinh lời nhằmphản ánh đầy đủ kết quả kinh doanh của QQT trong một thời kì Nếu QTDtheo đuổi các khoản đầu tư mạo hiểm có tỉ lệ sinh lời hiện tại sẽ cao hơn Tuynhiên nếu tổn thất xảy ra, thường qua một thời gian nhấtđịnh sinh lời của QTD sẽ giảm sút thậm chí QTD có thể phá sản Do vậy thời
kỳ này rủi ro cao có thể gây ra tổn thất cho kỳ sau, làm giảm khả năng sinh lờicủa kì sau
Thu từ lãi đóng vai trò quan trọng và là kết quả tài chính quan trọng được quan tâm hàng đầu, chiếm một bộ phận lớn trong thu nhập củaQTD
Thu lãi dự tính trong kỳ này có thể do dư nợ bình quân và lãi suất của các kỳ trước quyết định Doanh nghiệp nợ bình quân này có thẻ tạo ra thu lãi
kì sau
Thu lãi dự tính khác với thu lãi thực trong kỳ Đến kỳ hạn nợ một sốcác khoản nợ không được lãi làm lãi thực thu thấp hơn lãi dự tính
Các nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
- Chênh lệch thu chi từ lãi = thu lãi- chi trả lãi
Thu nhập ròng thu sau thuế = từ lãi chi lãi + thu khác chi khác thuế thu nhập
-Chênh lệch thu chi từ lãi phản ánh quy mô sinh lời từ hoạt động cơ bảncủa QTD: huy động vốn để cho vay và đầu tư Chênh lệch càng lớn thu nhập
Trang 33ròng càng cao, chênh lệch thu chi khác đang càng đóng vai trò quan trọng khi
mà chênh lệch thu chi từ lãi có xu hướng giảm
2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của QTDND
2.1.4.1 Nhân tố khách quan
- Môi trường pháp lý
Các nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật,tính đẩy đủ và thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền vớiquá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí.Môi trường pháp lý tạohành lang cho hoạt động kinh doanh tín dụng.Hoat động kinh doanh tín dụnghoạt động trong hành lang hẹp được kiểm soát chặt chẽ bởi Nhà nước vì đây
là lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm cần phải kiểm soát hậu quả của nó, tuyvậy không phải là không còn nhiều bất cập.Môi trường pháp lý còn nhiềuchỗ lỏng lẻo,thiếu đồng bộ,nhiều sơ hở Ví dụ,hiện nay ở nước ta chưa hìnhthành thị trường bất động sản có tổ chức nên các tổ chức tín dụng gặp nhiềukhó khăn,lúng túng trong việc xác định giá trị bất động sản thế chấp để chovay vốn
- Môi trường kinh tế
Môi trường kinh doanh còn chưa ổn định Các chính sách và cơ chếquản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước ta đang trong quá trình đổi mới và hoànthiện.Khi chính sách của nhà nước thay đổi sẽ tác động không nhỏ tới hoạtđộng của Quỹ tín dụng
Nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sự tăngtrưởng kinh tế Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng ổn định, môitrường kinh doanh thuận lợi, nhu cầu về tín dụng lớn Quỹ tín dụng dễ dàngcho vay và rủi ro cũng thấp.Nhưng khi kinh tế trì trệ,giảm phát,thất nghiệpcao, đầu tư không mang lại hiệu quả thì hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụngcũng sẽ gặp khó khăn do hoạt động huy động vốn gặp khó khăn,khả năng trả
nợ của khách hàng cũng bị ảnh hưởng
Trang 34- Các nhân tố từ phía khách hàng
Người vay bị thất nghiệp nên không đảm bảo được mức thu nhập như
đã dự kiến ban đầu
Người vay gặp những sự cố bất thường trong cuộc sống cũng là mộtnguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho Quỹ tín dụng
Do người vay hoạch định ngân quỹ không chính xác,không dự tính hếtđược các khoản chi tiêu dẫn đến xác định sai thu nhập có thể sử dụng để trả
nợ Quỹ tín dụng
Rủi ro trong kinh doanh của khách hàng: được thể hiện ở mức độ biếnđộng ít hay nhiều theo chiều hướng xấu của kết quả kinh doanh, ảnh hưởngtới khả năng trả nợ của người vay.Nguyên nhân dẫn đến rủi ro kinh doanh:
Do trình độ sản xuất kinh doanh còn kém;do những thay đổi bất ngờngoài ýmuốn của các điều kiện sản xuất kinh doanh, chẳng hạn những biến động vềgiá cả,…từ các thị trường cung cấp và thị trường tiêu thụ
Rủi ro tài chính: Nếu người vay sử dụng vốn vay quá nhiều trong cơcấu vốn sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì rủi ro tài chính sẽ tănglên Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích không đúng với phương ánkinh doanh đã đề ra.Một số khách hàng sử dụng vốn vay vào những kế hoạchquá mạo hiểm,có rủi ro cao dẫn tới có thể không thể trả nợ cho Quỹ tín dụngđúng thời hạn Tình trạng người dân trong xã chiếm dụng vốn của nhau diễn
ra khá phổ biến như mua hàng chịu nhưng đòi mãi không chịu trả tiền dẫn tớikhách hàng của Quỹ tín dụng có thể gặp khó khăn khi đến hạn trả nợ Quỹ tíndụng.Ví dụ như các hộ kinh doanh vật liệu xây dựng,xưởng cơ khí nếu khôngbán chịu thì hàng hoá chậm tiêu thụ nhưng nếu bán chịu thì khách hàng trì trệkhông chịu trả tiền,trong khi đó vốn sản xuất kinh doanh của xưởng cơ khí cóvay Quỹ tín dụng
2.1.4.2 Nhân tố chủ quan
- Chất lượng công tác thẩm định hồ sơ vay vốn
Trang 35Quỹ tín dụng thẩm định hồ sơ vay vốn nhằm rút ra những kết luậnchính xác về tính khả thi, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra củaphương án kinh doanh để ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay Mặtkhác, thẩm định hồ sơ là cơ sở để Quỹ tín dụng xác định số tiền cho vay,thờigian cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện cho dự án hoạt động cóhiệu quả tối ưu
Do đó, công tác thẩm định hồ sơ vay vốn nếu được thực hiện một cáchnghiêm túc, chặt chẽ, cẩn thận với chất lượng cao sẽ mang lại các quyết địnhchính xác, hạn chế được rủi ro đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho vay và lợinhuận cho Quỹ tín dụng Trái lại, nếu chỉ thẩm định một cách qua loa, hìnhthức, thiếu cẩn thận sẽ dẫn đến sự "lựa chọn đối nghịch", cho vay những dự
án khả năng hoàn vốn thấp bởi vì những cá nhânvới những phương án đầu tưrủi ro cao nhất là những người sẵn sàng vay nhất kể cả với lãi suất cao Họ sẽtrở nên giàu có nhanh chóng nếu thực hiện thành công một cuộc đầu tư rủi rocao nhưng đối với Quỹ tín dụng khả năng phương án đầu tư không thành công
là rất cao và Quỹ tín dụng sẽ không được thanh toán Một sai lầm thường gặpkhi thẩm định hồ sơ là định giá tài sản cầm cố chênh lệch so với giá trị thực tếcủa nó Giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố là cơ sở để Quỹ tín dụng xác định
số tiền cho vay, là vật đảm bảo Quỹ tín dụng thu hồi vốn đầu tư khi kháchhàng mất khả năng trả nợ Định giá tài sản thế chấp quá cao sẽ dẫn tới quyếtđịnh cho vay quá nhiều không phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng.Ngược lại, định giá tài sản quá thấp thì khách hàng không vay được đủ lượngvốn cần thiết cho đầu tư, họ phải đi vay thêm ở ngoài hay dùng vào việc khácdẫn đến việc sử dụng vốn không đúng với mục đích xin vay Cung cấp thừahoặc thiếu vốn cho khách hàng đều ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng Bêncạnh đó, cán bộ tín dụng cũng không thực sự có nhiều kinh nghiệm, chuyênmôn trong việc định giá tài sản nên rất dễ sai sót nhất là khi giá trị tài sản lạiphụ thuộc vào rất nhiều yếu tố không định lượng được như tiến bộ của khoa
Trang 36học kỹ thuật, ý thức bảo quản giữ gìn của công nhân, giá trị tài sản, cách thứckhấu hao máy móc …
- Đội ngũ cán bộ tín dụng
Khả năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ tín dụng
có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả tín dụng.Cán bộ tín dụng không chấp hànhđúng quy trình cho vay,quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực Cán bộ tíndụng không có đạo đức nghề nghiệp, coi tiền Quỹ tín dụng như thứ "tiền chùa",coi việc cho vay như là một sự ban phát, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm,
cố ý làm trái, thậm chí tham nhũng, nhận phong bao, để rồi cho vay trái phápluật: cho vay không cần thế chấp, nhận thế chấp không cần kiểm soát để rồiđến khi vụ việc đổ bể thì để lại cho Quỹ tín dụng cả một khoản nợ không thuhồi được, ảnh hưởng đến uy tín chất lượng hoạt động của Quỹ tín dụng
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công củahoạt động tín dụng Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹnăng, kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của phương án, xác địnhchính xác năng lực thực sự của khách hàng để quyết định có cho vay haykhông.Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cần có sự hiểubiết về phápluật, môi trường kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước,của thị trường dự đoán trước được những biến động có thể xảy ra từ đó tưvấn cho khách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp Nghiệp
vụ hoạt động tín dụng càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao
để sử dụng các phương tiện, phương pháp làm việc hiện đại thích ứng với sựphát triển không ngừng của xã hội Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp
vụ, có đạo đức nghề nghiệp và sự hiểu biết rộng chính là cơ sở để nâng caochất lượng công tác tín dụng trong hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân
- Kiểm soát nội bộ
Các quy chế,thể lệ cho vay và các nguyên tắc cho vay nếu cán bộ tíndụng không nắm vững sẽ gây nên tổn thất,ảnh hưởng tới chất lượng tín
Trang 37dụng.Do đó công tác kiểm soát nội bộ giúp cho cán bộ tín dụng làm đúng cơchế,đúng pháp luật nếu phát hiện sai sót lệch lạc sẽ có biện pháp hạn chế hoặcngăn ngừa tổn thất
- Chính sách tín dụng không hợp lý.Ngoài ra trong thể lệ cho vay có
những sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn
- Người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho người vay khi người này không có khả năng trả nợ
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Quỹ tín dụng nhân dân trên thế giới
2.2.2.1 Mô hình hệ thống quỹ tín dụng Desjardins ở Canada
a Mô hình hệ thống quỹ tín dụng Desjardins ở Canada
Mô hình NHHTX ở Canada có lịch sử phát triển lâu đời từ thế kỷ 19.Ngày 06/12/1900 ông Alphonse Desjardins – một nhà báo và là một nghị sĩquốc hội là người thành lập ra tổ chức có tên gọi là QTD đầu tiên ở bangQuebec, Canada với ba mục tiêu chính là cải thiện đời sống kinh tế và đờisống thành viên, đưa ra các dịch vụ ngân hàng tốt nhất và đề cao tính tươngtrợ lẫn nhau
Năm 1920, hai mươi năm sau kể từ ngày quỹ tín dụng cơ sở đầu tiên rađời, liên đoàn QTD được thành lập Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh
tế QTD bị ảnh hưởng rất nhiều nếu QTDCS hoạt động riêng rẽ không bị phásản Năm 1932, sau khi bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng thị trường chứngkhoán ở mỹ các liên đoàn, QTDCS bị ảnh hưởng và đứng trước nguy cơ bịsụp đổ Vì vậy các liên đoàn phải tập hợp lại để thành lập Tổng Liên Đoàn.QTDTW với tư cách là một tổ chức tài chính được thành lập năm 1980 Từnăm 2000 đến nay để nâng cao cạnh tranh thì hệ thống QTD Desjardins đãthực hiện việc tái cơ cấu tổ chức bằng việc chuyển mô hình 3 cấp (bao gồmcác QTDCS, các liên đoàn khu vực và tổng liên đoàn) thành mô hình hai cấp
Trang 38(gồm QTDCS và một tổng liên đoàn) thông qua việc sát nhập các liên đoànkhu vực vào tổng liên đoàn để trở thành một tổng liên đoàn duy nhất.
Từ khi ra đời đến nay phong trào QTD Desjardins đã trải qua nhiều quátrình song gió và thăng trầm Đến nay hoạt động của QTD Desjardins đã vượtkhỏi Quebec – Canada Hệ thống QTD Desjardins đã cung ứng dịch vụ quốc
tế như các ngân hàng lớn, cạnh tranh ngang với các ngân hàng này về nhiềulĩnh vực như séc lữ hành, thẻ VISA, đầu tư, bảo hiểm… hơn 500 QTDCS đãlàm các dịch vụ ngân hàng quốc tế cho các xã viên của mình
Thứ nhất, QTDCS - cấp cơ sở
QTDCS thực chất là một HTX kiểu cổ phần (sở hữu đan xen, ít nhấtphải có 12 thành viên sáng lập, tổng số xã viên không hạn chế) Mỗi quỹ hoạtđộng độc lập với nhau, các thành viên của các quỹ có thể là thể nhân, phápnhân QTDCS là cấp trực tiếp giao dịch với khách hàng, thực hiện các nghiệp
vụ ngân hàng theo kiểu tổng hợp và đa năng nhằm phục vụ trực tiếp cho xãviên QTDCS thực hiện huy động vốn dưới nhiều hình thức nhận tiền gửi củamọi cá nhân và tổ chức đồng thời nhận vốn của liên đoàn và QTDTW.QTDCS cung cấp tín dụng dưới hình thức như cho vay, đầu tư xây dựngdoanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay doanh nghiệp thành viên, mở tín dụng, tạmứng có đảm bảo hoặc không, cho thuê tài chính, chiết khấu thương phiếu vàhối phiếu có chuyển nhượng, bảo lãnh thanh toán, đầu tư cho các thành viên,tín dụng tiêu dùng QTDCS cũng thực hiện đầu tư vào trái phiếu, chứngkhoán vay mượn, cổ phiếu hoặc cổ phần ưu tiên… cung ứng các dịch vụ nhưbán hộ trái phiếu và các giấy tờ khác của chính phủ và chính quyền địaphương, làm môi giới chứng khoán, mua bán séc lữ hành, làm dịch vụ thanhtoán, thẻ tín dụng, tư vấn quản lý tài chính…
Thứ hai, liên đoàn
Liên đoàn như cơ quan chính phủ quản lý điều phối công việc toàn hệthống với những nhiệm vụ chính là vạch kế hoạch phát triển toàn hệ thống,
Trang 39hoạch định chính sách, cơ chế và chiến lược hoàn thiện và phát triển toàn hệthống trong đó có chuẩn mực hoạt động tài chính, phối hợp hoạt động nhằmđảm bảo cung cấp dịch vụ chung cho các QTDCS thành viên của liên đoàn,nghiên cứu và đưa ra sản phẩm và dịch vụ mới, chuẩn mực công nghệ mớicho hoạt động toàn hệ thống, trực tiếp cung cấp cho các quỹ thành viên cácdịch vụ về quản lý, tư vấn, đào tạo, tuyên truyền, trợ giúp kĩ thuật và các dịch
vụ tương ứng khác Là đại diện cho hệ thống QTD Dejardins trong các mốiquan hệ khu vực, quốc gia và thị trường quốc tế
Phong trào QTD Desjardins được phân thành hai hệ thống riêng biệt-Hệ thống hợp tác: Gồm các QTDCS, liên đoàn, QTDTW, Quỹ an toànDesjardins, cơ quan lịch sử, cơ quan phát triển quốc tế, quỹ tín thác, quỹ đầu
tư Các tổ chức này chủ yếu hoạt động mang tính chất hợp tác, tương trợ và
đề cao tôn chỉ, mục đích của một hệ thống HTX
- Hệ thống các doanh nghiệp: Gồm các doanh nghiệp thực hiện cáchoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận đơn thuần Việc thành lập cácdoanh nghiệp này nhằm mục đích tăng cường năng lực tài chính và hiệu quảcạnh tranh của hệ thống hợp tác Các QTD Desjardins vừa là chủ sở hữu vừa
là khách hàng của các doanh nghiệp này Các doanh nghiệp của phong tràoQTD Desjardins chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực chuyên biệt về bảohiểm, chứng khoán, tín thác, bất động sản, đầu tư…
Cả hai hệ thống hợp tác và hệ thống doanh nghiệp của phong trào QTDDesjardins đều đặt dưới sự kiểm soát của liên đoàn
QTDTW là tổ chức tài chính của hệ thống, hoạt động như một ngânhàng lớn, thuộc quyền kiểm soát của tổng liên đoàn
Các nhiệm vụ của quỹ tín dụng trung ương là:
- Thực hiện vai trò đại lý tài chính, tổ chức cân đối cho toàn bộ hệthống, QTDTW là tổ chức quản lý vốn khả dụng của toàn hệ thống
Trang 40- Giao dịch và cho vay những khách hàng lớn, QTDTW có cả phầnhoạt động thị trường nhằm tìm kiếm chênh lệch để tồn tại, phần khác là tính
hệ thống vì xã viên là các thành viên
- Đại diện cho hệ thống vay vốn trên thị trường bán buôn
- Tổ chức thanh toán bù trừ trong các hệ thống và với các định chế tàichính khác
- Làm các dịch vụ thu tiền điện, nước, thuế…
- Làm đầu mối liên hệ với các ngân hàng trung ương Canada, có tàikhoản tại NHTW Canada để tham gia Hiệp hội thanh toán Canada
- Đại diện cho các hệ thống QTD Desjardins trên thị trường tài chínhquốc tế, duy trì quan hệ với các hệ thống vơi các ngân hàng trên thế giới
- Tham gia tổ chức đánh giá hệ thống các TCTD
2.2.2.2 Tổ chức và hoạt động của liên đoàn quỹ tín dụng Đài Loan
Hệ thống QTD đã được thành lập tại Đài Loan đến nay đã trên 40 năm
và là một tổ chức tín dụng đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển kinh tế
xã hội nông thôn Đài Loan
Hệ thống QTD ở đài loan được thành lập năm 1946 với mô hình banđầu chỉ là các quỹ tín dụng cơ sở lấy mục tiêu tương trợ và hợp tác để phục
vụ Sau đó để có một cơ quan đại diện cho toàn hệ thống quan hệ với các tổchức trong và ngoài nước Là cơ quan đứng ra đảm bảo quyền lợi chính đángcủa các QTD Đài Loan đã thành lập hệ thống QTDND
Chính thức được thành lập năm vào ngày 10/10/1971 Đến nay hệthống QTD Đài Loan đã có một thể thống nhất từ cơ sở đến liên đoàn với biênchế gọn nhẹ, tinh giảm, các hoạt động đều được đảm bảo an toàn cho toàn bộ
hệ thống
Giai đoạn đầu thành lập việc tổ chức và phát triển các QTDND cơ sởgặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là phương pháp quản lý và cơ cấu tổ chức.Những khó khăn này đã dần được khắc phục, niềm tin vào khả năng tự chủ về