Báo cáo thực tập: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính tất yếu của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết cấu cấu đề tài 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP 5
1.1 Một số nhận thức chung về doanh nghiệp 5
1.1.1 Doanh nghiệp 5
1.1.2 Kinh doanh 6
1.1.3 Nhà doanh nghiệp 7
1.2 Một số nhận thức chung về Hội doanh nghiệp 7
1.2.1 Sự ra đời của Hội doanh nghiệp 7
1.2.2 Sự cần thiết phải phát huy vai trò của Hội, Hiệp hội trong điều kiện hội nhập Kinh tế quốc tế 8
1.2.3 Các yếu tổ ảnh hưởng tới việc thành lập Hội, Hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam 9
1.2.4 Chức năng hoạt động của Hội doanh nghiệp 10
1.2.5 Nhiệm vụ của các Hiệp hội doanh nghiệp 11
1.2.6 Cơ cấu tổ chức chung của các Hiệp hội 12
1.3 Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển doanh nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp 14
1.3.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển doanh nghiệp 14
1.3.2 Quan điểm của Đảng về phát triển các Hiệp hội doanh nghiệp 16
Trang 21.4 Bài học kinh nghiệm về nâng cao khả năng hoạt động của các Hội doanh
nghiệp của các nước trên thế giới 16
1.4.1 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển của một số Hội doanh nghiệp trên thế giới 17
1.4.2 Bài học về công tác của các Hội doanh nghiệp đối với Việt Nam 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA 24
2.1 Trước khi gia nhập WTO 24
2.1.1 Tình hình chung 24
2.1.2 Tình hình hoạt động cụ thể 27
2.1.2.1 Về cơ cấu tổ chức 28
2.1.2.2 Về hội viên của các Hiệp hội doanh nghiệp 31
2.1.2.3 Về công tác xây dựng và phát triển tổ chức hội 33
2.1.2.4 Về hoạt động của các Hiệp hội 34
2.1.3 Kết quả chung đạt được của các Hiệp hội 44
2.1.4 Những khó khăn tồn tại của Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 45
2.2 Hoạt động của Hiệp hội sau khi gia nhập WTO 48
2.2.1 Tình hình chung 48
2.2.2 Thách thức 48
2.2.3 Hạn chế còn tồn tại trong hệ thống Hiệp hội 52
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 54
3.1 Thời cơ và thách thức đối với việc thành lập của Hội, Hiệp hội khi Việt Nam hội nhập Kinh tế quốc té 54
3.1.1 Thời cơ 54
3.1.2 Thách thức 55
3.2.1 Định hướng chiến lược 56
3.2.2 Định hướng cụ thể 58
Trang 33.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 59
3.3.1.Giải pháp về phía nhà nước 59
3.3.2 Giải pháp về phía Hiệp hội 62
3.3.3 Giải pháp về phía doanh nghiệp 67
KẾT LUẬN 71
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT
Oganization Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ
Oganization Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang 5Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Hội Doanh nghiệp trẻ Nhật Bản 19Hình 2.1 Tổ chức của các Hiệp hội doanh nghiệp địa phương 29Hình 2.2 Mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin của các Hiệp hội địa
Hình 2.3: Các lý do gia nhập Hiệp hội doanh nghiệp 32
Hình 2.5 Tần suất các hoạt động của các Hiệp hội 35Hình 2.6 Sự khác biệt giữa các Hiệp hội đới với các hoạt động chính 36Hình 2.7 Thách thức trong tương lai đối với các Hiệp hội 50Hình 2.8 Các thách thức trong tương lai đối với các thành viên của Hiệp
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính tất yếu của đề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới nền kinh tế đất nước, số lượng doanhnghiệp và đội ngũ doanh nhân nước ta đã có sự thay đổi và phát triển vượt bậc.Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóatập trung, thành phần các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh, sốlượng cũng không nhiều, tổng số lúc cao nhất cũng chỉ trên 1200 doanh nghiệp.Trong thời gian qua, Đảng và chính phủ đã có những nỗ lực đáng kể trong việc pháttriển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyến khích nhiềuthành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng trong môi trường kinh doanh lànhmạnh Do đó, số lượng doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng Sau khi luật Công tyđược ban hành năm 1990, đặc biệt là sau khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực năm
2000, đến nay cả nước có khoảng 300 000 doanh nghiệp trong đó có gần 200 000doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trên 3,7 triệu hộ kinh doanh cá thể
Bên cạnh sự ra đời của ngày càng nhiều các doanh nghiệp thì xu hướng “liêndoanh, liên kết - hợp tác vững mạnh” cũng nảy sinh như một nhu cầu tất yếu trong
xã hội hiện đại Sự cạnh tranh và quy luật đào thải khắc nghiệt của nền kinh tế thịtrường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đoàn kết, chung lưng góp sức trước hết
là vì sự tồn tại, vì lợi ích và tương lai của chính mình Hơn lúc nào hết, sự ra đời củamột tổ chức tập hợp, liên kết, hỗ trợ và đại diện giờ đây đã trở thành một nhu cầucấp thiết đối với các doanh nghiệp Tổ chức này sẽ thay họ làm nhiệm vụ của ngườiphát ngôn, đại diện cho quyền lợi và mong muốn chung của các doanh nghiệp, làcầu nối liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài nước Vì thế, sự ra đời của Hội,Hiệp hội doanh nghiệp là cần thiết Hội là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với các nhàdoanh nghiệp, đồng thời là môi trường tập hợp, bồi dưỡng, định hướng phát triểncho các nhà doanh nghiệp Bước sang thế kỷ 21, các nhà doanh nghiệp tiếp tục làlực lượng quan trọng trong quản lý, điều hành các đơn vị kinh tế nước nhà Việc tập
Trang 7hợp, bồi dưỡng nghiệp vụ, giáo dục, định hướng tư tưởng cho đội ngũ các nhàdoanh nghiệp là nhiệm vụ của tổ chức Hội, Hiệp hội và cũng là vấn đề cấp bách,quan trọng để đảm bảo năng lực cạnh tranh, sự phát triển ổn định và đúng địnhhướng XHCN của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệpchưa thực sự cao Theo đánh giá của Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì: “Nhìnchung, các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đều nỗ lực rất lớn phấn đấu thực hiệnvai trò chủ chốt của mình, đại diện bảo vệ cho quyền lợi hội viên, kể cả các quan hệtrong nước cũng như các quan hệ kinh doanh quốc tế Nhưng thực tế hiện nay chothấy, năng lực các Hiệp hội còn khác nhau, điều kiện của các hiệp hội cũng khácnhà và vai trò, đóng góp của các hiệp hội cũng chênh lêch nhau đáng kể” Mặt khác,sau khi Việt Nam là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mới, cũngnhư thách thức mới trong việc phát triển kinh tế nói chung Điều này đòi hỏi, mốiliên hệ giữa doanh nghiệp và Hiệp hội càng cao Trước thực tiễn đó, việc triển khainghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cácHiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là cầnthiết và cấp bách
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình giới doanh nghiệp Việt Nam hiệnnay, mô hình tổ chức hoạt động của một số hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài và hoạtđộng của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp, biện pháp,định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Namphù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu hiện nay của đất nước
3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Khái quát các vấn đề lý luận liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động củaHiệp hội doanh nghiệp Việt Nam và kinh nghiệm hoạt động của một số hiệp hộitrên thế giới
Trang 8- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của Hội, Hiệp hội doanh nghiệpViệt Nam cụ thể từ đó đưa ra nhận xét chung về hoạt động của Hội, Hiệp hội doanhnghiệp nói chung.
- Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanhnghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của các doanh nghiệp trong Hiệp hội vàtác động của Hiệp hội đối với các doanh nghiệp tham gia
- Khách thể nghiên cứu: Các doanh nghiệp, Hội doanh nghiệp Việt Nam, Hộidoanh nghiệp của môt số nước trên thế giới
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn quốc, tập trung vào một số Hiệp hội có hoạt độngtốt và hiệu quả
5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích, tổng hợp các tư liệu, tài liệu liên quan
- Phương pháp chuyên gia: Tọa đàm, trao đổi
6. Kết cấu cấu đề tài
Ngoài các phần: mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của đề tài chia làm 3 chương:
- Chương 1: Những cơ sở lý luận và nội dung chủ yếu về doanh nghiệp vàhoạt động của doanh nghiệp trong Hiệp hội
- Chương 2: Thực trạng quá trình hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệptrong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 9- Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hộidoanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập.
Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của đề tài là rất mới mẻ, thời giannghiên cứu có hạn nên trong một số khía cạnh trình bày của sẽ không tránh khỏithiếu sót Em rất mong những ý kiến đánh giá, phê bình quý báu của thầy cô và cácbạn để bài viết được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn
Trang 10CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU
VỀ DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP 1.1 Một số nhận thức chung về doanh nghiệp
Tuy nhiên, vì luật này chỉ điều chỉnh các tổ chức kinh tế có tư cách phápnhân, có con dấu riêng nên khái niệm doanh nghiệp qui định trong Luật như trên làtheo nghĩa hẹp Trong thực tế tại Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp như trên làkhoảng 100.000, trong khi các tổ chức kinh tế qui mô nhỏ như tổ, nhóm, hộ kinhdoanh cá thể là hơn 2,5 triệu đơn vị Các cơ sở kinh tế này tuy nhỏ về qui mô,nhưng cũng thực hiện đầy đủ các công đoạn của hoạt động kinh doanh, có Giấyđăng ký kinh doanh do chính quyền cấp và cũng nộp thuế kinh doanh theo qui địnhcủa Nhà nước Trong "Báo cáo định hướng chiến lược và chính sách phát triểndoanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đến năm 2010" của Bộ Kế hoạch và Đầu tưthì các cơ sở kinh tế nói trên được định nghĩa thuộc khu vực doanh nghiệp vừa vànhỏ, tức cũng là các doanh nghiệp
Khái niệm doanh nghiệp được định nghĩa theo Giáo trình Kinh tế vi mô –Trường Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản năm 2007 là: “Doanh nghiệp là các đơn
vị kinh tế cơ sở có chức năng sản xuất - kinh doanh hàng hoá, dịch vụ một cách hợppháp theo nhu cầu của thị trường nhằm mục tiêu lợi nhuận hoặc hiệu quả kinh tế -
xã hội tối đa” Theo định nghĩa này, về mặt lý thuyết, doanh nghiệp bao hàm tất cảcác cơ sở sản xuất - kinh doanh từ các tập đoàn kinh tế lớn đến các hộ gia đình kinh
Trang 11doanh cá thể Nhưng trong thực tế quản lý ở nước ta hiện nay, pháp luật mới chỉ coi
là doanh nghiệp các tổ chức kinh tế đăng ký theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanhnghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật đầu tư nước ngoài.Hộ gia đình và kinhdoanh cá thể chưa được coi là doanh nghiệp
Khái niệm "doanh nghiệp" sử dụng trong chuyên đề được hiểu theo nghĩanhư sau: "doanh nghiệp" là các cơ sở kinh tế có đăng ký kinh doanh và thực hiệncác hoạt động kinh doanh theo qui định của pháp luật
1.1.2 Kinh doanh
Nói chung, chúng ta có thể hiểu một cách nôm na kinh doanh là buôn bán.Tuy nhiên không thể đồng nhất kinh doanh và buôn bán là một.Có rất nhiều địnhnghĩa về nghề buôn bán có thể được tìm thấy trong ngôn từ mô tả các quá trình kinhdoanh Định nghĩa đầu tiên về nghề buôn bán, ra đời từ thế kỷ 18, coi đó là mộtthuật ngữ kinh tế mô tả quá trình chấp nhận những rủi ro của việc mua hàng ở mộtmức giá nào đó cố định để rồi bán lại với một mức giá khác không cố định Về sau,các nhà bình luận đã mở rộng định nghĩa này và bao gồm trong đó cả việc tập trungcác yếu tố sản xuất Định nghĩa này đưa mọi người đến một câu hỏi khác là liệuviệc buôn bán có một chức năng duy nhất hay không hay nó đơn thuần chỉ là mộthình thức của việc quản lý Đầu thế kỷ này, khái niệm đổi mới được đưa thêm vàođịnh nghĩa về việc buôn bán Đổi mới ở đây có thể là đổi mới quá trình, đổi mới thịtrường, đổi mới sản phẩm, đổi mới yếu tố và thậm chí đổi mới về một cơ cấu Cácđịnh nghĩa sau này mô tả công việc kinh doanh có bao gồm cả việc thành lập cácdoanh nghiệp mới mà người thành lập nên chúng là những người buôn bán Nhưvậy, trong quá trình kinh doanh có hoạt động mua bán và kinh doanh chính là hoạtđộng đầu tư để thu lợi nhuận
Theo định nghĩa về kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì “Kinhdoanh là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từsản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mụcđích sinh lợi”
Trang 121.1.3 Nhà doanh nghiệp
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt khái niệm nhà doanh nghiệp vẫn chưa đượcđịnh nghĩa Trong Giáo trình Quản lý kinh tế có đưa ra khái niệm "cán bộ quản lýsản xuất - kinh doanh": đó là những người trực tiếp điều hành hoạt động của doanhnghiệp với chế độ tự chủ hạch toán kinh doanh nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế - xãhội cao nhất Trong thực tế, nhà doanh nghiệp thường được hiểu là những người giữ
vị trí lãnh đạo đang trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp đượcthành lập và hoạt động theo qui định của pháp luật
1.2 Một số nhận thức chung về Hội doanh nghiệp
1.2.1 Sự ra đời của Hội doanh nghiệp
Từ xa xưa, ông bà ta đã thấy lợi ích của sự liên kết và hợp tác, qua câu nói
“buôn có bạn bán có phường” Sự cạnh tranh theo kiểu ‘anh thắng có nghĩa là tôithua’ đã không còn đúng hẳn, mà giờ đây xu hướng ‘cạnh tranh trong hợp tác’, tức
cả hai cùng thắng, đã dần trở thành cung cách mới trong kinh doanh Nhất là khi tàinguyên xã hội (vốn, kỹ thuật, quản lý, ý tưởng ) đã ngày càng dồi dào, không ai
có thể giữ được lâu lợi thế cho riêng mình
Một tính chất khác có ảnh hưởng quan trọng đến xu hướng liên kết: sự phânkhúc ngày càng nhỏ của thị trường Một ví dụ: ngày nay, trong một đô thị lớn,không thể tìm đâu ra một nhà hàng có thể bán đủ món cho mọi đối tượng kháchhàng, vì sở thích của người ta đã ngày càng phân nhánh đến hết mức, tới nỗi cónhững nhà hàng chỉ chuyên bán món bún, hoặc món cuốn, hoặc bánh mỳ ; thếnhưng chính những nhà hàng ấy lại thành công hơn cả
Khi sự chuyên môn hoá lên đến cao độ, tất yếu dẫn đến nhu cầu liên kết cao
độ Nhà hàng sẽ cần đến nhà cung cấp rau chuyên nghiệp, rồi là quản lý, phục vụ,phụ bếp chuyên nghiệp, ngoài ra còn phải liên kết với những đơn vị du lịch, công
ty truyền thông, báo chí,
Trang 13Sự cạnh tranh và quy luật đào thải khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường đòihỏi các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có sự đoàn kết, chung lưng góp sức trước hết
là vì sự tồn tại, vì lợi ích và tương lai của chính mình Hơn lúc nào hết, sự ra đời củamột tổ chức tập hợp, liên kết, hỗ trợ và đại diện giờ đây đã trở thành một nhu cầucấp thiết đối với các doanh nghiệp, tạo môi trường cho các doanh nghiệp trao đổikinh nghiệm, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển, cung cấp đầy đủ các hoạtđộng hỗ trợ, xúc tiến, tư vấn phát triển cho các thành viên Và các Hiệp hội doanhnghiệp ra đời để đáp ứng các nhu cầu đó
Như vậy, Hội doanh nghiệp là tổ chức tự nguyện bao gồm những người cónhu cầu, mục đích, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của hội, hội viên và cộng đồng góp phần phát triển đất nước vì mục tiêudân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh Ví dụ: Hội doanhnghiệp trẻ Việt Nam, Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ…
1.2.2 Sự cần thiết phải phát huy vai trò của Hội, Hiệp hội trong điều kiện hội nhập Kinh tế quốc tế
Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, các Doanh nghiệp không cònđược trợ cấp mang tính trực tiếp, cơ quan quản lý Nhà nước không còn là người
“vừa đá bóng, vừa thổi còi” mà chỉ còn là trọng tài nên doanh nghiệp bước vào môitrường kinh doanh mới rất minh bạch với sự cạnh tranh hết sức quyết liệt Mặt khác,tính liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự cao Do đó, các doanhnghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thâm nhập thị trường và nâng cao uy tíntrên trường quốc tế nếu doanh nghiệp đứng đơn lẻ cho nên việc lắng nghe, nắm bắttình hình hoạt động của các doanh nghiệp của Hiệp hội là cần thiết để tháo gỡ cáckhó khăn
Việc tập trung tư vấn, hướng dẫn cung cấp thông tin cho doanh nghiệpnhững vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, những cam kết của Việt Nam với WTO làvấn đề mà nhiều doanh nghiệp quan tâm Cùng với các cơ hội cho doanh nghiệpphát huy hết năng lực của mình, tuy nhiên với các quy định của WTO, các cam kết
Trang 14song phương, đa biên và các tập quán, thông lệ, luật pháp quốc tế…đã vượt khảnăng hiểu biết của các doanh nghiệp kinh doanh trong nước theo tập quán thôngthường Vì thế, vai trò của các Hội, Hiệp hội càng cần thiết với các doanh nghiệptrong việc hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong kinh doanh.
Bên cạnh đó, Hiệp hội là tổ chức thích hợp nhất và không thể thay thế trongviệc đánh giá chất lượng, điều phối hoạt động và giải quyết mối quan hệ giữa cácdoanh nghiệp trong nội bộ lĩnh vực đó Bám sát doanh nghiệp và hơn nữa lại chính
là đại diện cho tiếng nói của nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực, hiệp hội sẽ nắm bắtmột cách cụ thể và rõ ràng những vận hội và thách thức của ngành, từ đó đưa ranhững biện pháp mang tính chính sách để điều tiết một cách hài hoà giữa lợi ích củangành trong mối tương quan với các lĩnh vực khác, cũng như trong quan hệ và cạnhtranh giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành
1.2.3 Các yếu tổ ảnh hưởng tới việc thành lập Hội, Hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam
Trên lý thuyết, thủ tục thành lập Hội, Hiệp hội quy định rõ trong Luật về Hộiđược thông qua ở kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 11 qua đó cho thấy rõ hơn các bướcthành lập Hội Trước tiên, muốn thành lập một Hội cần phải có Ban vận động thànhlập hội Ban vận động thành lập Hội có ít nhất 3 sáng lập viên Sáng lập viên làcông dân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có hiểu biếtchuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực Hội dự kiến hoạt động, trừ người đang bịtruy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa ántước một số quyền công dân có liên quan; trường hợp sáng lập viên là tổ chức thì tổchức đó phải được thành lập hợp pháp Từ đó, ban vận động của Hội sẽ điều hành,
cử người đứng đầu ban vận động, lập hồ sơ đăng ký thành lập Hội gửi Bộ Nội vụhoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Sau khi được phê duyệt hồ sơ, Ban vận động phảitiến hành tổ chức Đại hội thành lập hội
Tuy nhiên, trên thực tế việc thành lập Hội , Hiệp hội thường trải qua thờigian dài, qua nhiều quá trình, và chịu chi phối bởi nhiều yếu tố:
Trang 15Yếu tố thứ nhất ảnh hưởng đến quá trình thành lập Hội, Hiệp hội chính là xuthế khách quan và sự đòi hỏi thành lập Hội của các thành viên Yếu tố này là rất cầnthiết để cho ra đời một Hội, Hiệp hội tuy nhiên không phải là yếu tố chủ chốt Việcliên kết các doanh nghiệp cùng ngành nghề với nhau vào một tổ chức Hội theo xuthế và đòi hỏi khách quan của thực tiễn nền kinh tế cần phải tiến hành thông quamột Ban vận động Do đó, nếu chỉ có những doanh nghiệp có nguyện vọng thànhlập Hội mà chưa có một Ban vận động, một cơ cấu tổ chức thực sự của Hội thì Hộicũng chưa thể hình thành Như Hiệp hội Thủy sản Việt Nam ra đời trên cơ sở sựliên kết của các doanh nghiệp Thủy sản trong quá trình kinh doanh phát triển sảnphẩm và được điều hành bởi Ủy ban Trung ương Hội.
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng tới việc thành lập và duy trì một Hội là yếu tố tổchức Trước hết đó là ban lãnh đạo, bộ máy Bất kỳ một Hội, Hiệp hội nào đều cầnmột tổ chức có tư cách pháp nhân có con dấu và có người lãnh đạo có đủ tầm nhìn
và bao quát được hoạt động Bộ máy nhân sự là hết sức quan trọng, bởi nếu muốnhoạt động của Hội được tốt thì bộ máy nhân sự phải tốt đứng đầu tổ chức bộ máy làBan lãnh đạo do Ban vận động bầu ra Việc duy trì hoạt động của Hội là do Bộ máyHội hoạt động có tốt hay không Trên thực tiễn đến hơn 90% Hội hoạt động tốt do
có bộ máy nhân sự và cán bộ lãnh đạo có tầm nhìn và có quan hệ tốt với cơ quanhữu quan
Yếu tố cuối cùng làm ảnh hưởng tới quá trình thành lập Hội đó chính là kinhphí Kinh phí giúp cho Ban vận động của Hội có thể làm các thủ tục cần thiết trongviệc thành lập Hội Kinh phí còn giúp duy trì hoạt động của Hội Nguồn kinh phí đểtiến hành thành lập Hội có thể lấy từ nguồn tài trợ, từ lệ phí ban đầu do các thànhviên sáng lập tự nguyện đóng góp, hoặc do cơ quan sáng lập tài trợ…Do vậy, nguồnkinh phí có thể huy động từ nhiều nguồn cung cấp cho Ban vận động để có thể tiếnhành thành lập Hội
1.2.4 Chức năng hoạt động của Hội doanh nghiệp
Trang 16Các Hiệp hội doanh nghiệp thường có nhiều chức năng khác nhau tùy vàolĩnh vực và ngành mà hiệp hội đó hoạt động.Tuy nhiên, chúng ta có thể chia ra cácchức năng chính của các Hiệp hôi doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất là chức năng đại diện quyền lợi.Đây là chức năng chính của đa sốcác Hiệp hội doanh nghiệp, nhất là những hiệp hội lớn, là đại diện và tăng cườngquyền lợi hội viên trong các quan hệ kinh tế trong và ngoài nước, bảo vệ quyền, lợiích chính đáng, hợp pháp của hội viên.Chức năng này bao gồm việc duy trì đốithoại với Chình phủ về luật và chính sách chi phối hoạt động của doanh nghiệp vàquan hệ với các cơ quan tổ chúc trong nước và nước ngoài
Thứ hai là dịch vụ hỗ trợ cho các nhà doanh nghiệp phát triển nghề nghiệp,trong hợp tác đầu tư, phát triển kinh doanh, trong học tập nâng cao kiến thứcchuyên môn, kinh nghiệm và trình độ quản lý, điều hành doanh nghiệp
Thứ ba là diễn đàn cung cấp, trao đổi thông tin, ý kiến giữa các nhà doanhnghiệp trẻ với các cơ quan Đảng và nhà nước, các tổ chức xã hội và doanh nghiệpkhác
1.2.5 Nhiệm vụ của các Hiệp hội doanh nghiệp
Căn cứ vào chức năng của các Hiệp hội doanh nghiệp mà chúng ta có thểphân chia ra các nhiệm vụ cụ thể Tuy nhiên, các nhiệm vụ chính của các Hiệp hộidoanh nghiệp được tập trung vào các nội dung sau:
- Đoàn kết, tập hợp các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước, hỗ trợ hội viên
mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau và với các doanh nghiệp khác
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ hội viên nâng cao trình độ quản lý, điều hànhdoanh nghiệp, phát triển hoạt động kinh doanh, phát triển doanh nghiệp
- Phản ánh nhu cầu, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của các nhà doanh nghiệpvới Đảng, Nhà nước và các tổ chức hữu quan về những chủ trương, chính sách vàcác vấn đề liên quan đến giới doanh nghiệp Việt Nam
Trang 17- Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, chăm lo pháttriển lực lượng doanh nghiệp cho đất nước.
- Tổ chức hướng dẫn cho hội viên tham gia các hoạt động xã hội
- Tổ chức hoạt động giao lưu, hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp, tổ chứckinh tế nước ngoài theo quy định của pháp luật, góp phần tích cực vào quá trình chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.6 Cơ cấu tổ chức chung của các Hiệp hội
Cơ cấu tổ chức của hội gồm có:
1 Đại hội;
2 Ban lãnh đạo, bộ máy điều hành;
3 Ban kiểm tra;
4 Các tổ chức khác do điều lệ hội quy định
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội là Đại hội Nhiệm kỳ đại hội do điều lệhội quy định, nhưng không quá 5 năm kể từ ngày kết thúc đại hội nhiệm kỳ trước
Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất trên một phần hai tổng số hộiviên chính thức hoặc hai phần ba tổng số thành viên ban lãnh đạo hội đề nghị
Đại hội được tổ chức theo hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu dođiều lệ hội quy định
Những nội dung quyết định tại đại hội gồm có:
- Thông qua điều lệ hội;
- Bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội;
- Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hội, đổi tên hội;
- Các vấn đề khác theo quy định của điều lệ hội
Ban lãnh đạo, ban kiểm tra
Trang 181 Ban lãnh đạo là cơ quan lãnh đạo của hội giữa hai nhiệm kỳ đại hội
2 Ban kiểm tra là cơ quan kiểm tra, giám sát việc chấp hành điều lệ hội
3 Nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo, ban kiểm tra do điều lệ hội quyđịnh
Đứng đầu Bộ máy điều hành và thường trực của các Hiệp hội được tổ chứcgồm Ban thư ký và Văn phòng thường trực của Hội
- Ban thư ký: do Hội nghị Ban chấp hành bầu ra, là cơ quan điều hành hoạtđộng của Hội giữa 2 kỳ họp của Ban chấp hành Cơ cấu tổ chức đầy đủ của Ban thư
ký gồm:
+ Tổng thư ký+ Các Phó tổng thư ký+ Các uỷ viên
Với một Hội lớn, có nhiều hoạt động thì Tổng thư ký cần là một chứcdanh chuyên trách mới đáp ứng được yêu cầu điều hành công việc
- Văn phòng thường trực: Là cơ quan giúp việc cho Ban thư ký vàBan chấp hành trong xử lý công việc hàng ngày của Hội Văn phòng thường trựccùng với Tổng thư ký hợp thành một bộ máy chuyên trách điều hành, xử lý côngviệc hàng ngày của Hội Bộ máy chuyên trách này có vai trò rất lớn trong hoạt độngcủa Hội
Như vậy bộ máy chuyên trách là không thể thiếu đối với tổ chức Hiệp hộikinh phí duy trì bộ máy này lấy từ kinh phí của Hiệp hội Về mặt nhân sự, nhữngchức danh chuyên trách này do Hiệp hội và cơ quan chủ quản cùng thống nhất chọnlựa, cũng có thể tổ chức thi tuyển những người phù hợp từ bên ngoài, Hội ký hợpđồng tuyển dụng rồi bồi dưỡng, đào tạo thêm về nghiệp vụ công tác Hội Để thựchiện vai trò nòng cốt trong Hội doanh nghiệp Việt Nam cần chọn lựa cán bộ có kinhnghiệm, năng lực, trình độ phù hợp cử sang giữ vị trí chuyên trách trong Ban thư ký
để giúp Hội trong công tác điều hành
Trang 191.3 Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển doanh nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp.
1.3.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển doanh nghiệp
Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X họp tháng
12-2005 về việc "tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệuquả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phấn đấu hoànthành mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2020", đã đưa ra những chủ trương chínhsách lớn đối với các doanh nghiệp như sau:
1- Khuyến khích phát triển các Hiệp hội, CLB các nhà kinh doanh, hàng năm
có hình thức lựa chọn, biểu dương, khen thưởng các nhà kinh doanh giỏi, nhằmđộng viên, cổ vũ các nhà doanh nghiệp có đóng góp lớn cho công cuộc phát triểnkinh tế của đất nước
2- Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, gắn với nguồn nguyên liệu nôngsản, thuỷ sản, sản xuất hàng xuất khẩu và các mặt hàng tiêu dùng nhất là điện tử,
kể cả dịch vụ phần mềm tin học Chú ý phát triển các ngành công nghiệp tốn ít vốn,thu hút nhiều lao động Coi trọng phát triển ngành cơ khí (kể cả chế tạo, lắp ráp vàsửa chữa) theo hướng đầu tư chiều sâu để cải tạo các cơ sở hiện có và phát triển một
số cơ sở mới có điều kiện
3- Nhà nước đảm nhận việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bên ngoàidoanh nghiệp, phát triển thị trường vốn, đào tạo nguồn nhân lực, giúp đỡ về nghiêncứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, tiếp thị, thông tin, thị trường, giành ưu tiên vềđất, vốn, thuế, lao động được đào tạo cho việc đầu tư, sản xuất hàng xuất khẩu vàđổi mới thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp
4- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý Trung ương và địa phươngđối với các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường xuất khẩu, đàm phán và kýkết các thoả thuận song phương và đa phương Tăng cường vai trò, trách nhiệm củacác cơ quan ngoại giao trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại Ban hành quy chế cho cácdoanh nghiệp và Hội doanh nghiệp lập cơ quan đại diện, chi nhánh ở nước ngoài
Trang 20Nghiên cứu sử dụng các tổ chức dịch vụ và tổ chức môi giới quốc tế, khuyến khíchcác doanh nhân và tổ chức có khả năng và điều kiện ở trong nước, cũng như ngườiViệt Nam ở nước ngoài tham gia tích cực vào việc tìm hiểu, tiếp cận và thâm nhậpthị trường thế giới
5- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ởnông thôn Tổ chức các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản theo hướnggắn kết với các đơn vị cung cấp nguyên liệu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ
6- Kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau được phát triển chủyếu để trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở những nơi có nhiều ruộngđất.Khuyến khích việc khai phá đất hoang vào mục đích phát triển cây dài ngày
7- Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và sử dụngsản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sứccạnh tranh với nước ngoài Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực bao gồm cả bồidưỡng kỹ năng lao động, đào tạo kỹ thuật viên và hình thành đội ngũ các nhà kinhdoanh giỏi ở nông thôn
8- Thực hiện cơ chế lưu thông thật sự thông thoáng trên thị trường trongnước, phát triển các loại hình kinh doanh kết hợp công nghiệp, nông nghiệp, xuấtnhập khẩu theo phương thức ký kết hợp đồng dài hạn với nông dân
Những quan điểm,chủ trương, chính sách lớn trên đây chứng tỏ Đảng và Nhànước ta luôn luôn khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.Đồng thời còn chỉ rõ đối tượng, địa bàn, loại hình doanh nghiệp cần đầu tư pháttriển và hàng năm còn có hình thức lựa chọn, suy tôn, thông qua các Hiệp hội đểkhen thưởng các nhà doanh nghiệp kinh doanh giỏi
Từ những chủ trương trên đã mở ra những hướng mới tạo điều kiện thuận lợicho các nhà doanh nghiệp phát triển tài năng, đóng góp ngày càng nhiều cho sựnghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
1.3.2 Quan điểm của Đảng về phát triển các Hiệp hội doanh nghiệp
Trang 21Hiện nay, chưa có văn bản trực tiếp nào của Đảng về phát triển Hiệphội doanh nghiệp Tuy nhiên trong dự thảo Quy định về phát triển Hiệp hội doanhnghiệp Đảng và nhà nước ta đã có những quan tâm đáng kể để hiệp hội các doanhnghiệp phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia sinh hoạt, trao đổithông tin bắt kịp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Trong buổi thảo luận Dự thảo Luật về Hội, cũng cho thấy, Đảng và nhà nước
ta luôn khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào các tổ chức Hội Cụ thể:
- Thứ nhất, Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền lập Hội doanh nghiệp củadoanh nghiệp và tạo điều kiện cho Hội hoạt động và phát triển
- Thứ hai, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế có quyền lập Hội, gia nhậphội, ra khỏi hội theo quy định của luật về Hội và các quy định khác của pháp luật cóliên quan
- Thứ ba, Hiệp hội các doanh nghiệp có nhiệm vụ cung cấp các thông tin, cácchương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp, và cung cấp các dịch vụ cho các hội viên
- Thứ tư, Hiệp hội các doanh nghiệp phối hợp cùng các doanh nghiệp thựchiện các chương trình xúc tiến thương mại, tìm kiến thị trường, hỗ trợ kinh doanh,giúp đỡ các tài năng trẻ trong sản xuất, kinh doanh
- Thứ năm, Hiệp hội các doanh nghiệp cùng với các bộ ngành liên quan cónhiệm vụ mở rộng quan hệ quốc tế, tham gia các hiệp hội quốc tế liên quan đẻ tranhthủ và tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, thị trường, khách hàng
1.4 Bài học kinh nghiệm về nâng cao khả năng hoạt động của các Hội doanh nghiệp của các nước trên thế giới.
1.4.1 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển của một số Hội doanh nghiệp trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tổ chức Hội doanh nghiệp Những tổ chứcnày rất khác nhau về ngôn ngữ, tên gọi, tiêu chí hội viên, tiêu chí hoạt động, cáchthức tổ chức và điều hành, nhưng đều có chung một mục tiêu liên kết những nhà
Trang 22lãnh đạo doanh nghiệp với nhau để tạo môi trường tốt hơn cho hội viên trao đổi ýtưởng, học hỏi và cùng phát triển Nhiều Hội doanh nghiệp cũng xác định mục tiêucung cấp cơ hội cho lớp trẻ phát triển năng lực lãnh đạo, trách nhiệm đối với xã hội,năng lực kinh doanh và tinh thần đoàn kết, bằng cách đó đóng góp vào sự tiến bộcủa cộng đồng.
Hầu như quốc gia nào cũng có tổ chức Hội doanh nghiệp tuy qui mô và hoạtđộng rất khác nhau
Nghiên cứu tình hoạt động của một số Hội doanh nghiệp của thế giới, đặcbiệt qua nghiên cứu sâu tổ chức và hoạt động của Hội doanh nghiệp trẻ Hoa Kỳ,Hội doanh nghiệp trẻ Nhật Bản, Hội doanh nghiệp trẻ Anh, Hội doanh nghiệp trẻquốc tế và Tổ chức các Chủ tịch doanh nghiệp trẻ quốc tế, có thể rút ra những nétkhái quát sau:
Về tổ chức:
Hầu hết các tổ chức DNT này đều là các tổ chức phi chính phủ, tập hợp hộiviên theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự túc Các Hội đều được tổ chức chặt chẽ,dân chủ Đại hội Hội thường được tổ chức mỗi năm một lần, bầu ra Chủ tịch và Banchấp hành mới Chức danh Chủ tịch không tái cử (Hội doanh nghiệp trẻ Hoa Kỳ cólịch sử 85 năm thì Chủ tịch hiện nay cũng là Chủ tịch thứ 85)
Bộ máy điều hành được tổ chức chuyên trách và mang tính chuyên nghiệprất cao Các chức danh cao cấp (Chủ tịch, Phó Chủ tịch) là những ngọn cờ thườngđưa ra các tư tưởng, định hướng lớn khi tranh cử, sau đó chỉ đạo và kiểm tra bộ máychuyên trách triển khai tư tưởng của mình Tổng thư ký là người thường trực Hội vàphụ trách điều hành hoạt động của bộ máy chuyên trách, tuy nhiên trong bộ máynày thường có các tiểu ban, các tổ thư ký được phân công giúp việc cho từng chứcdanh cao cấp của Hội
Hội doanh nghiệp trẻ Nhật Bản có hệ thống tổ chức tới cấp quận, huyện vớitrên 750 cơ sở thu hút hơn 60 nghìn hội viên Bộ máy tổ chức của Hội có qui mô
Trang 23như bộ máy điều hành một công ty lớn với rất nhiều phòng, ban Các chức danh chủchốt của Hội gồm:
- 01 Chủ tịch là ngọn cờ đại diện và lãnh đạo Hội
- 05 Phó Chủ tịch điều hành (phụ trách 5 lĩnh vực hoạt động Hội, có bộ máychuyên trách giúp việc riêng)
- 01 Giám đốc điều hành cao cấp (chức năng như Tổng thư ký)
- 01 Tổng thư ký (chức năng như Chánh văn phòng TW Hội)
Trang 24Ban g/đốc
Chủ tịch
Ban quảng bá phát triển cộng đồng địa
phương và các cá nhân
Ban qaủng bá ngân hàng dữ liệu phát
triển cộng đồng
Ban liên lạc đào tạo 10 quận
Ban chính sách môi trường
Ban liên lạc JCI-ASPAC
Ban quản lý tài chính
Phó chủ tịch điều hành
Phó chủ tịch điều hành
Phó chủ tịch điều hành
GĐ đ/hành cấp cao
Phó chủ tịch điều hành
UB đặc biệt quản lý "Hội thảo mùa hè"
Ban mạng lưới
pt c/đồng Ban t/truyền pt c/đồng Ban tư vấn hỗ trợ c/đồng Phòng môi
trường
Ban t/truyền chiến dịch
Phòng hợp tác qtế Các ban chuyên trách
Phòng v/đề qtế Ban dự án
Tổng thư ký
Phòng h/chính t/hợp Các uỷ ban khác
Hội đồng quận Hokkaido
Hội đồng quận Tohoku
Hội đồng các quận
Ban môi trường
Các ban khác
Hội đồng khu Dohoku Hội đồng khu Tohoku
Hội đồng khu Doo Hội đồng khu khác
Hội đồng khu Chiba Hội đồng các khu khác
Uỷ ban về công ước quốc gia
Uỷ ban tổ chức các nhóm ngành công
nghiệp
Uỷ ban quản lý cung cấp ấn phẩm và
kết nạp thành viên
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Hội doanh nghiệp trẻ Nhật Bản
(Nguồn: JJC Organization Chart, 1995, Japan)
Trang 25Về hội viên:
Hội viên của các tổ chức này phần lớn là các chủ doanh nghiệp trẻ, các Giámđốc, Chủ tịch hoặc các chức danh quản lý điều hành doanh nghiệp có độ tuổi từ 18đến 45 Họ đều là những người có ảnh hưởng trong xã hội, thành công trong lĩnhvực kinh doanh, tài chính và có ý thức về trách nhiệm với cộng đồng
Mỗi tổ chức đều có tiêu chí riêng trong việc lựa chọn kết nạp hội viên Hộicác Chủ tịch doanh nghiệp trẻ (YPO) yêu cầu các cá nhân phải nắm giữ các chứcdanh như Chủ tịch, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc và đáp ứng được các tiêu chuẩnnhất định về quy mô doanh nghiệp để được kết nạp vào Hội Ví dụ với nhóm thuộclĩnh vực sản xuất và dịch vụ, YPO yêu cầu hội viên phải có doanh số tối thiểu là 8triệu USD/ năm, còn nếu là nhóm tài chính - ngân hàng thì doanh số tối thiểu là 160triệu USD/ năm
Tuỳ theo ngành nghề YPO phân loại hội viên thành 5 nhóm:
Nhóm 1: Công ty thương mại, dịch vụ và sản xuấtNhóm 2: Tổ chức tài chính
Nhóm 3: Các hãng trung gian môi giớiNhóm 4: Các công ty tư nhân mới hoạt động có tính chất cá nhânNhóm 5: Các công ty mới hoạt động có tính chất công khaiThành viên của Hội DNT Nhật Bản (JJC) lại là các lãnh đạo DNT có độ tuổitrung bình là 35, mức thu nhập bình quân hằng năm 5 triệu Yên (xấp xỉ 50.000USD) và có tối thiểu 10 nhân công
Quyền lợi của hội viên:
Các doanh nghiệp trẻ gia nhập các tổ chức Hội, trước hết là để giao lưu, mởrộng quan hệ, sau đó mới tính đến lợi ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cơhội được đào tạo Khi được hỏi: "Bạn có lợi ích gì khi tham gia Hội doanh nghiệp
Trang 26trẻ?" Kết quả các câu trả lời của thành viên tổ chức doanh nghiệp trẻ Nhật Bản(JJC) như sau:
Hài lòng vì cống hiến cho một tổ chức toàn cầu 23,4%
(Nguồn: What's JC Updates 1994)
Đối với các thành viên Hội các nhà chủ tịch DNT (YPO) thì quyền lợi đặcbiệt của họ là được đào tạo, được đối thoại với lãnh đạo DN toàn thế giới, được bảo
vệ lợi ích hợp pháp trong một liên minh vững mạnh
Về nội dung hoạt động:
Mỗi tổ chức DNT đều có những nét hoạt động rất riêng
Hội DNT Nhật Bản phát triển và hoạt động theo 5 lĩnh vực lớn:
Kinh doanh: cung cấp cho hội viên cơ hội và các mối quan hệ cần thiết để
phát triển kinh doanh thông qua hàng loạt diễn đàn doanh nghiệp toàn cầu
Quản trị: tổ chức các khoá huấn luyện quản lý doanh nghiệp, kinh nghiệm
quản lý hành chính bằng việc giúp các hội viên tham gia nhiều dự án nhỏ, vừa vàlớn có tới hàng nghìn nhân viên với quy mô lớn, ngân sách hàng triệu USD
Nhân lực: JCI luôn cố gắng giúp hội viên tăng cường năng lực cá nhân, phát
huy hết khả năng quản lý và kinh doanh của họ Cung cấp các cơ hội trở thànhngười vận hành hoặc đứng đầu dự án tại địa phương và cộng đồng
Trang 27Phát triển cộng đồng: hằng năm JJC tiến hành hàng nghìn dự án hiện có hơn
9.000 cộng đồng trên thế giới đang thụ hưởng các dự án của JJC Các hội viên hỗ trợphát triển cộng đồng của JJC thống nhất thực thi các chương trình xã hội như
"Những ảnh hưởng lớn của JJC" (1997 - 2001) với hàng loạt các chiến dịch " JJCchiếc cầu nối tới thiên niên kỷ mới", "Thanh niên và Trẻ em", "Hoà bình" và
"Không ngừng phát triển"
1.4.2 Bài học về công tác của các Hội doanh nghiệp đối với Việt Nam
Thông qua mô hình tổ chức và hoạt động của một số Hội doanh nghiêp thểgiới cho thấy, hoạt động của Hội, câu lạc bộ doanh nghiệp chỉ mạnh và ổn định khiđược tổ chức tốt, đặc biệt là có bộ máy lãnh đạo và bộ máy điều hành đủ năng lực
Về cơ cấu tổ chức phải gọn và tinh
- Việc lựa chọn cán bộ phải có chuyên môn, những người lãnh đạo của Hiệphội phải do quá trình Hiệp thương bầu ra Các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch và
Ủy viên thường trực đều do Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc của cácdoanh nghiệp lớn ngành đó đảm nhiệm với nhiệm kỳ là 2 năm Việc chọn lựa ngọn
cờ (Chủ tịch Hội, Chủ nhiệm CLB) ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập hợp vàphát triển của Hội, CLB DN Người giữ vai trò ngọn cờ là các nhà DN có tầm cỡ,
có uy tín, có hiểu biết rộng và đặc biệt là tâm huyết với phong trào, bảo đảm cho sự
ổn định và phát triển của Hội, CLB DN, ngay cả khi phong trào gặp khó khăn
Về tổ chức thực hiện
Cần áp dụng chế độ Đại hội toàn thể hội viên Trong Đại hội toàn thể Hộiviên, các Hội viên của Hiệp hội có quyền nêu ra các yêu cầu trong mọi lĩnh vựccông tác của Hiệp hội đồng thời được biểu quyết đối với kế hoạch của Hiệp hội
Cần thực hiện chế độ tự chủ về kinh phí nhất là nguồn kinh phí thu từ hộiviên Các đơn vị tham gia và các hoạt động của Hiệp hội nhưng không phải là hộiviên chính thức thì phải đóng hội phí cao hơn các hội viên chính thức Các hội viênchính thức có quyền xem xét và dự toán kinh phí của Hiệp hội
Trang 28Về phát huy vai trò của Hiệp hội
- Các DN có nhu cầu và thích giao lưu, gặp gỡ, Hội DN cần tổ chức buổisinh hoạt có hình thức mềm mại, tạo điều kiện về thời gian và không gian cho việcgặp gỡ, giao lưu của hội viên
- Trong 1 năm Hội DN cần tổ chức 2 - 3 hoạt động lớn có nội dung thiết thựcvừa đáp ứng nhu cầu hội viên vừa để qui tụ và phát triển hội viên mới
- Vai trò bảo trợ và nòng cốt của tổ chức Hội là rất quan trọng Nơi nào lãnhđạo Hội quan tâm, nơi đó Hội DN phát triển tốt và ổn định
- Hội cần quan tâm bồi dưỡng, chuẩn bị lực lượng cán bộ đủ năng lực đểtriển khai công tác đoàn kết, tập hợp giới doanh nghiệp Thực tiễn vừa qua cho thấyđang rất thiếu những cán bộ Hội vừa giỏi về công tác doanh vận, vừa có kiến thức
về kinh tế và doanh nghiệp để tiếp cận giới doanh nghiệp và triển khai công tácdoanh nghiệp có hiệu quả
Trang 29CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Trước khi gia nhập WTO
2.1.1 Tình hình chung
Từ sau khi đất nước giải phóng, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm, ban hànhLuật về hoạt động Hội năm 1975 Luật về hoạt động Hội ra đời tạo một điều kiệnpháp lý cho các Hiệp hội ra đời và sự tham gia của các doanh nghiệp Tuy nhiên, dotình hình kinh tế thời gian đó còn rất khó khăn cho nên giải quyết tình hình kinh tế,đưa đất nước phát triển nói chung và phát triển các doanh nghiệp nói riêng sao chonâng cao đời sống của người dân là một nhiệm vụ hàng đầu Mặt khác, số lượngdoanh nghiệp lúc này còn rất ít chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước Trong thời giannày, các Hiệp hội doanh nghiệp chưa được ra đời nhưng vẫn tồn tại các câu lạc bộ,trung tâm tư vấn cho các thành viên của doanh nghiệp hoạt động nhưng các câu lạc
bộ này chiếm số lượng rất ít đa số tồn tại dưới hình thức sinh hoạt Đoàn, Đảng,Công đoàn
Trong thời kỳ trước đổi mới, khi cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung được
áp dụng ở nước ta, số lượng doanh nghiệp rất ít, chủ yếu là doanh nghiệp quốcdoanh, mà số lượng lúc cao nhất là thời điểm tháng 1/1990 cũng chỉ đạt trên 12.000doanh nghiệp Kể từ năm 1986, khi Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnhđạo công cuộc đổi mới tại nước ta, những điều kiện cần thiết cho sự ra đời của giớidoanh nghiệp mới từng bước hình thành Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng,tháng 12/1990 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vàban hành Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty, tạo hành lang pháp lý cho sự
ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp và theo đó các hội doanh nghiệp cũng bắt đầuhình thành
Do Chính phủ có chủ trương tạm dừng việc thành lập các Hội mới từ tháng10/1990 (Thông báo số 5030/CCHC ngày 7/10/1996 của Văn phòng Chính phủ) màhàng loạt các Hiệp hội doanh nghiệp đã rất khó khăn trong giai đoạn này Đây là
Trang 30nguyên nhân chính khiến công tác đoàn kết, tập hợp doanh nghiệp và hội viên củadoanh nghiệp bị suy giảm, phong trào của các doanh nghiệp trong công tác Hội lúngtúng vì không có lối ra về tổ chức, các hội viên doanh nghiệp hoang mang về tưtưởng, có người giảm sút lòng tin
Theo điều tra, thì tốc độ phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở ViệtNam từ tháng 10/1992 đến tháng 8/1993 đã tăng từ 2027 doanh nghiệp lên 9389doanh nghiệp (tăng 4,63 lần)
Số liệu thống kê doanh nghiệp theo Chỉ thị 667/TTg của Thủ tướng Chínhphủ cho thấy tại thời điểm ngày 1/4/1997 cả nước có:
- Gần 6000 doanh nghiệp quốc doanh
- 25.517 doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- 1.227.007 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể
Sau khi Luật Doanh nghiệp mới có hiệu lực thi hành năm 2000, số lượngdoanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có sự phát triển mạnh mẽ Theo số liệu của Tổngcục thống kê, tại thời điểm tháng 8/2003 tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đãlên tới 80.000 (tăng 40 lần so với năm 1992), trong đó có tới 29% tham gia vào cácHiệp hội doanh nghiệp Số lượng các Hợp tác xã sản xuất công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp và dịch vụ đạt trên 20.000, số hộ kinh doanh cá thể đạt trên 2,5 triệuđơn vị Do việc sắp xếp lại các các doanh nghiệp quốc doanh, số lượng doanhnghiệp thuộc khối này đã giảm xuống còn trên 5000 doanh nghiệp, nhưng số lượngcác hiệp hội doanh nghiệp tăng lên có khoảng 150 hiệp hội Sự hình thành của cácHiệp hội doanh nghiệp nước ta là một kết quả tất yếu của quá trình đổi mới kinh tế,với những thay đổi cơ bản về cơ chế quản lý và cơ cấu nền kinh tế
Năm 2006, Quốc hội thông qua Luật về Hội tạo điều kiện cho Hiệp hộidoanh nghiệp ngày càng phát triển nhất là về số hội viên Về cơ bản, các Hiệp hộidoanh nghiệp có thể chia ra thành ba nhóm Nhóm hội doanh nghiệp lớn, nhu cầuquan trọng nhất là cung cấp thông tin về phương pháp quản lý Với các hội doanh
Trang 31nghiệp trung bình, việc gặp mặt đối thoại với cơ quan quản lý nhà nuớc mới đượccoi là cấp thiết nhất Trong khi đó, các hội doanh nghiệp nhỏ cho rằng họ rất cần sự
hỗ trợ để phát triển các dịch vụ mới cho hội viên
Thời gian qua, một số Hiệp hội doanh nghiệp đã thể hiện rất rõ vai trò củamình đối với các doanh nghiệp như Hiệp hội Thủy sản, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội
da giầy Việt Nam… Các hiệp hội này đã có nhiều tác động tích cực khi các doanhnghiệp vấp phải các rào cản thương mại (chống trợ cấp, chống bán phá giá…)nhất
là hiệp hội Thủy sản
Cho đến nay vẫn chưa có một số liệu thống kê chính xác về số lượng cáchiệp hội doanh nghiệp từ các cơ quan quản lý nhà nước Con số thường được nhắcđến trong báo cáo của Bộ Nội vụ là khoảng 320 hội các loại có phạm vi hoạt độngtrong toàn quốc (trong đó, có 70 hội của các tổ chức kinh tế) và khoảng 2.150 hộihoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Riêng trong phạm vi tỉnh, thành phố, theo một khảo sát chưa đầy đủ củaPhòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đến năm 2005 cả nước có
283 hiệp hội doanh nghiệp hoạt động Trong đó, tập trung chủ yếu tại các trung tâmkinh tế lớn như Hà Nội có 78 hiệp hội (chiếm gần 28%), Tp.HCM: 42 (15%), BàRịa-Vũng Tàu: 13 (gần 5%), Đà Nẵng: 12 (4,2%)
Số lượng hiệp hội tăng nhanh, đặc biệt là từ năm 2003, sau khi Chính phủban hành Nghị định 88 về tổ chức, hoạt động và quản lý hội Trước thời điểm này,theo ước tính cả nước chỉ có khoảng 50 hiệp hội doanh nghiệp
Không chỉ số lượng hiệp hội tăng mà số hội viên của các hiệp hội cũng tăngrất mạnh Theo điều tra, đối với 64 hiệp hội doanh nghiệp, trung bình vào thời điểmthành lập những hiệp hội này có 212 hội viên nhưng đến năm 2006 con số này đãtăng lên 892 (tăng 425%) Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam khi thành lập có 271hội viên, đến nay đã có 7.301 hội viên (tăng 2.694%) Hội Nghề cá vào thời điểmthành lập có 7.000 hội viên, sáu năm sau, tức đến năm 2006 đã có 27.000 hội viên
Trang 32Năm 1989, Hiệp hội Doanh nghiệp Tp.HCM chỉ có 300 hội viên, đến nay đã có3.000 hội viên
Sự tăng nhanh của các hiệp hội doanh nghiệp và số lượng hội viên dù xuấtphát từ nhiều lý do khác nhau, nhưng cơ bản vẫn không nằm ngoài nhu cầu “buôn
có bạn, bán có phường” trong cuộc cạnh tranh kinh tế ngày càng tăng
Để chung sức đưa thị trường nhà đất thoát khỏi tình trạng đóng băng, cácdoanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đã lập ra Hiệp hội Bất động sảnTp.HCM Chỉ chưa đầy hai năm sau, đã có 300 doanh nghiệp xin tham gia hiệp hội
Vai trò của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng “nóng” lên qua những đợt cấpquota dệt may xuất khẩu (“đấu” với Bộ Thương mại để tìm phương án cấp khả thi).Khi giá cà phê thế giới tăng, giảm, chao đảo người ta lại hướng về những động tháicủa Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam
Nhưng bước ngoặt lớn nhất trong nhận thức về vai trò của hội nghề nghiệp
có lẽ phải đến năm 2003 với việc Vasep trở thành “bà đỡ” cho các doanh nghiệp bịđơn trong vụ Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá cá ba sa Một Vasep năng nổ, cángđáng những công việc mà từng doanh nghiệp khó có thể kham nổi cũng như Nhànước không có quyền bao biện được như thuê luật sư, quyên góp tài chính, tổ chức
“lobby”, hội thảo, tranh thủ các nguồn lực khác đã tạo nên một hình ảnh lạ, một tưduy mới về hiệp hội
Các doanh nghiệp bắt đầu thấm thía: làm ăn thời hội nhập, càng không thểthiếu “bạn”, thiếu “phường”! Tiến xa hơn một bước nữa, đến nay đã có bốn hiệp hộitrực tiếp tham gia với tư cách đại diện ủy quyền của các doanh nghiệp bị đơn trongcác vụ kiện chống phá giá như Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội Xe đạp - xe máyViệt Nam, Hiệp hội Nhựa Tp.HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản CàMau Riêng Hiệp hội Xe đạp - xe máy Việt Nam tham gia tới hai vụ tranh chấp
2.1.2 Tình hình hoạt động cụ thể
Trang 33Nhìn chung, số lượng các Hiệp hội doanh nghiệp đã tăng lên nhiều, chấtlượng hoạt động cũng có nhiều thay đổi đáng kể Các Hiệp hội doanh nghiệp đã dầndần chứng tỏ vai trò của mình đối với các doanh nghiệpVới nỗ lực nâng cao nănglực tổ chức hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp, tình hình phát triển mạng lướicủa các Hiệp hội đã có bước tiến nhảy vọt.
2.1.2.1 Về cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức chung của các Hiệp hội doanh nghiệp về cơ bản có một Hiệphội doanh nghiệp trung ương quản lý các Hiệp hội địa phương Hoạt động của cácHiệp hội địa phương đều thống nhất và có liên quan chặt chẽ với Trung ương CácHội trung ương điều hành và phát triển các hoạt động tổng thế nhưng việc liên hệvới các hội viên doanh nghiệp được thực hiện thông qua hội doanh nghiệp tỉnh Tuynhiên, hầu hết các Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh đều mới được thành lập và vẫn tronggiai đoạn phát triển đầu tiên Điều này thể hiện thông qua số nhân viên chuyên tráchcủa văn phòng các Hiệp hội doanh nghiệp nhất là các văn phòng của các Hiệp hộiđịa phương Theo điều tra của MCG thì chỉ có 12% Hiệp hội doanh nghiệp ở địaphương cho rằng họ có nhiều hơn 3 nhân viên chuyên trách trong khi 55% chỉ cómột hoặc hai nhân viên chuyên trách Một phần ba các Hiệp hội doanh nghiệp địaphương nói rằng họ không có bất kỳ nhân viên chuyên trách nào Điều này chothấy, tình hình cơ cấu tổ chức về nhân sự của đa số các Hiệp hội còn yếu kém Sốnhân viên chuyên trách không nhiều vì thế mà hoạt động của Hội doanh nghiệp nhất
là các Hội doanh nghiệp địa phương chưa thực sự là cầu nối liên kết doanh nghiệpvới các cơ quan hữu quan trong nước và nước ngoài Ngoài ra, đa số các chức danhlãnh đạo của các Hiệp hội doanh nghiệp đều do các nhà doanh nghiệp đảm nhận.Điều này, có lợi cho Hiệp hội trong chức năng bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệptuy nhiên do chủ tịch các Hiệp hội kiêm quản lý doanh nghiệp cũng có những khókhăn riêng như: về thời gian, về phương thức quản lý…
Trang 34(Nguồn: Báo cáo đánh giá nhu cầu Hội viên của MCG)
Theo hình trên, tất cả các Hội doanh nghiệp đều có cơ cấu tổ chức bao gồmmột chủ tịch và một ban chấp hành Có 52% các Hiệp hội doanh nghiệp cho rằng họ
đã thành lập ít nhất một tiểu ban, theo ngành hoặc theo chức năng Có đến 97% chủtịch Hội là doanh các doanh nhân đảm nhận nhưng có tớ 36% các Hiệp hội có vịtổng thư ký và 36% có vị trí Chánh văn phòng
Ngoài ra, các Văn phòng Hội doanh nghiệp thường có mức độ ứng dụngcông nghệ thông tin thấp Thông tin trao đổi với các hội viên thường qua hình thứcEMS, điện thoại đã hạn chế rất nhiều mức độ truyền thông của thông tin
Trang 3588%
Có website Không có website
26%
74%
Có email Không có email
Hình 2.2 Mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin của các Hiệp hội địa phương
(Nguồn: Báo cáo đánh giá nhu cầu Hội viên của MCG)
Nhận xét:
Đa số các Hiệp hội doanh nghiệp đều có tổ chức tương đối chặt chẽ, tuynhiên mô hình còn đơn điệu, mối liên hệ của Hiệp hội với các doanh nghiệp là hộiviên chưa thực sự thể hiện vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp trong cầu nối giữadoanh nghiệp với các tổ chức trong và ngoài nước Mức độ ứng dụng công nghệthông tin còn thấp, liên lạc chủ yếu giữa các Hiệp hội với hội viên chủ yếu thông
Trang 36qua các Hiệp hội địa phương Các Hiệp hội lớn ở cấp Trung ương thường có mứcứng dụng công nghệ thông tin tương đối cao.
2.1.2.2 Về hội viên của các Hiệp hội doanh nghiệp
Những hội viên năng động, tận tâm và đầy nhiệt huyết là nền tảng tạo nênthành công cho Hiệp hội Hiệp hội doanh nghiệp muốn phát triển được, hoạt động
có hiệu quả và quan trọng nhất muốn đạt được những thành tựu giúp ích cho xã hộithì cốt lõi chi phối thành công chính là sự ủng hội tự nguyện từ phía các thành viêncủa tổ chức Trong thực tế, Hiệp hội chính là một nền dân chủ thu nhỏ, hoạt động vìlợi ích của các thành viên Các hội viên bầu ra người lãnh đạo, những người này lạithiết kế các chương trình và dịch vụ có lợi cho hội viên Ở Việt Nam các Hiệp hộidoanh nghiệp thường tương đối khác nhau về quy môi hội viên Tuy nhiên số hộiviên đã tăng lên rất nhanh nhất là trong giai đoạn 2000 – 2005 Các Hiệp hội lớnnhư Hiệp hội doanh nghiệp trẻ, Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ… thường có khoảngtrên 60 các Hiệp hội thành viên Sự gia tăng số hội viên của các Hiệp hội chủ yếunhằm mục đích thiết lập mối quan hệ Lý do này chiếm 94% lý do gia nhập Hiệphội Ngoài ra, các Hôi viên gia nhập Hiệp hội còn nhằm mục đích trao đổi kinhnghiệm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh Những hoạt động hỗ trợ như tiếp cận thôngtin, đào tạo, dịch vụ pháp lý và tài chính không được các hội viên đánh giá như làyếu tố hấp dẫn gia nhập hiệp hội Nhưng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,các dịch vụ đi kèm của Hiệp hội là rất quan trọng nhất là tiếp cận dịch vụ pháp lý.Trong thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường bị thua kiện do không đuợc hỗ trợdịch vụ pháp lý đúng lúc, các thông tin về pháp lý còn thiếu thốn Điều này đặt racho các Hiệp hôi doanh nghiệp một thách thức hoạt động để nâng cao dịch vụ pháp
lý Các vụ kiện bán phá giá như vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa, vụ kiện bán phágiá xe đạp, bật lửa ga….cho thấy sự tham gia của hiệp hội là rất mờ nhạt Duy chỉ
có Hiệp hội Thủy sản Việt Nam được đánh giá là tương đối thành công trong việccung cấp dịch vụ pháp lý, trong các vụ kiện của nước ngoài đối với các doanhnghiệp xuất khẩu thủy sản thì Hiệp hội này có vai trò rất tích cực trong việc bảo vệquyền lợi cho ngành hải sản Việt Nam Đồng thời, Hiệp hội này cũng rất tích cực
Trang 37giúp các doanh nghiệp hội viên tăng sức cạnh tranh bằng việc nâng cao chất lượngsản phẩm, đảm bảo những tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, lobby, thuê luật sưnước ngoài…Hình sau sẽ mô tả rõ hơn lý do gia nhập của các Hội viên của cácHiệp hội doanh nghiệp.
trao đổi kinh nghiệm
Cơ hội kinh doanh
Tiếp cận thông tin
Tiếp cận đào tạoHình 2.3: Các lý do gia nhập Hiệp hội doanh nghiệp
(Nguồn: Báo cáo đánh giá nhu cầu Hội viên của MCG)
Hầu hết các lý do chính khiến các hội viên rời bỏ Hiệp hội gắn nhiều vớithay đổi tự nhiên Hầu hết thay đổi đều mang tính pháp lý như sát nhập, thôn tínhhoặc phá sản Bên cạnh đó, phí hội viên là một gánh nặng đáng kể đối với hội viên,khiến họ cân nhắc việc rút khỏi hội ngoài các lý do trên
Bên cạnh các quyền lợi mà hội viên được hưởng khi gia nhập Hiệp hội, thìnguồn doanh thu chủ yếu của Hiệp hội là phí hội viên Hầu hết các Hiệp hội đều ápdụng phí cố định với hội viên, còn một số Hiệp hội có thể tính phí dựa vào quy mô.Các Hiệp hội thường áp dụng mức phí rất khác nhau Phần lớn 88% Hiệp hội ápdụng mức phí dưới 1,2 triệu đồng/năm hoặc ít hơn 100 000 đồng/tháng Chỉ có 12%
số Hiệp hội có mức phí trung bình trên 2 triệu đồng/năm Những nguồn thu nhập
Trang 38chính của Hiệp hội là: phí hội viên, tài trợ của hội viên, đóng góp cho các sự kiệnlớn.
Hình 2.4 Những nguồn thu chính của Hiệp hội
(Nguồn: Báo cáo đánh giá nhu cầu Hội viên của MCG)
Nhận xét:
Nhu cầu gia nhập Hiệp hội là rất đa dạng tuy nhiên đa số các Hội viên đềutìm đến các Hiệp hội chủ yếu để tìm kiếm mối quan hệ Mối quan hệ này ngoài việcgiao lưu với các hội viên còn là việc tiếp cận, đối thoại với cơ quan Nhà nước, hộithảo về chính sách… Hiện nay, các hội viên chưa thực sự tìm được niềm tin củamình với Hiệp hội trong việc tiếp cận dịch vụ pháp lý Đây là một yếu điểm tươngđối lớn trong hoạt động của một số Hiệp hội doanh nghiệp Mặt khác, việc tạo niềmtin cho hội viên và duy trì số hội viên ổn định và gia tăng là một vấn đề cần quantâm đối với các Hiệp hội
2.1.2.3 Về công tác xây dựng phát triển tổ chức Hội
Công tác xây dựng phát triển tổ chức Hội thường được các Hiệp hội rất quantâm, chú trọng để gia tăng số hội viên cũng như duy trì tổ chức bộ máy, Thông quacông tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Hiệp hội để kết nạp hội viên và
Trang 39nhằm gia tăng uy tín Hội, chất lượng của hội viên Hiện nay, các Hội lớn đã khẳngđịnh được vị thế của Hội trong xã hội, được chính quyền quan tâm và tạo điều kiện.
Đa số các Hội đã xây dựng được bộ máy văn phòng thường trực Hội, có trụ sởriêng, có trang thiết bị làm việc, tuyển dụng được đội ngũ cán bộ chuyên trách cóchuyên môn, tận tâm trong công việc Tuy nhiên một số Hội còn chưa đầu tư thỏađáng cho Văn phòng thường trực hội hoạt động hiệu quả, thiếu trang thiết bị vàphương tiện làm việc, chưa có cán bộ chuyên trách, cán bọ văn phòng Hội vừa yếu
về chuyên môn và năng lực tổ chức hoạt động
2.1.2.4 Về hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp
Dựa vào chức năng của các Hiệp hội doanh nghiệp có thể chia ra các hoạtđộng của Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam thành 3 nhóm chính: đại diện quyền lợi,dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các hoạt động xã hội khác Tuy nhiên, hoạt động cộngđồng, xây dựng mạng lưới quan hệ và đào tạo là ba hoạt động chính mà các Hiệphội thường tổ chức nhiều nhất Đối với hoạt động xã hội cộng đồng, tới 66% Hiệphội cho rằng họ tổ chức nhiều hơn ba sự kiện trong một năm, 38% tổ chức các sựkiện về xây dựng mạng lưới quan hệ và đào tạo là 30% Những hoạt động ít được tổchức hoặc chỉ có một lần trong năm là những hoạt động mà hội viên ít có nhu cầukhoặc kà khá phức tạp đối với các Hiệp hội trong quá trình tổ chức Những hoạtđộng liên quan nổi trội là những dịch vụ hỗ trợ kinh doanh với 67% Hiệp hội chorằng họ không hoặc chỉ tổ chức một sự kiện trong năm, với sự kiện liên quan đếngiao tiếp là 43% Sau đây, là biểu đồ đánh giá tần suất các hoạt động của các Hiệphội Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, các hoạt động như: xúc tiến thương mại, hoạtđộng xã hội, đào tạo, gặp mặt giao lưu là những hoạt động được tổ chức nhiều lầntrong năm Điều này, cũng nói lên tầm quan trọng của các hoạt động đó Trong khi
đó, hoạt động đối thoại với nhà nước, hội thảo không được các hội viên quan tâmnhiều
Trang 40Hình 2.5 Tần suất các hoạt động của các Hiệp hội
(Nguồn: Báo cáo đánh giá nhu cầu Hội viên của MCG)
Tuy nhiên, mỗi mô hình Hiệp hội lại có mức đọ quan tâm và tổ chức các hoạtđộng khác nhau Có thể thấy việc gặp mặt đối thoại với các nhà hoạch định chínhsách/ cơ quan nhà nước, việc giúp Hội phát triển thêm dịch vụ cho hội viên củamình cũng như cung cấp thông tin về các phương pháp quản lý mới đang trở thànhcấp thiết đối với các Hiệp hội nhưng các hoạt động này chưa được quan tâm đúngmức Theo đánh giá của các Hiệp hội về ba hoạt động cơ bản là không đồng nhất.Với mỗi quy mô khác nhau, các hội sẽ có nhu cầu riêng Với những hiệp hội nhỏ,phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh là cần thiết trong khi đó nhóm hiệp hội trungbình lại coi đối thoại với các nhà hoạch định chính sach/ cơ quan Nhà nước mới làquan trọng nhất Cuối cùng đối với nhóm hiệp hội lớn, việc cung cấp thông tin, đạiđiện pháp lý mới là điều mà họ quan tâm