Thứ nhất, đó là cần phải xây dựng một cơ cấu tổ chức vững mạnh của Hiệp hội. Cấu trúc của Hiệp hội là cơ cấu tổ chức của nó mà dựa vào đó người ta xây dựng các chương trình dự án. Tất cả các Hiệp hooij đều có cấu trúc riêng mình, tuy nhiên có thể xác định một số yếu tố chung trong tất cả các Hiệp hội: Hội viên, ban giám đốc, ủy ban điều hành, quan chức, ủy ban và đội ngũ cán bộ.
Thứ hai là việc thiết lập nền tảng ủng hộ vững vàng từ các hội viên của Hiệp hội. Những hội viên năng động, tận tâm và đầy nhiệt huyết là nền tảng tạo nên thành công cho hiệp hội. Các hội viên phải sẵn lòng đầu tư thời gian, tiền bạc, sức lực vì một sự nghiệp chung trong việc xây dựng một tổ chức vững mạnh, tồn tại với thời gian. Nếu các Hiệp hội kinh doanh muốn phát triển, muốn hoạt động hiệu quả, và quan trọng nhát muốn đạt được những thành tựu giúp ích cho xã hội thì cốt lõi chi phối thành công của họ chính là sự ủng hộ tự nguyện từ phía các thành viên của tổ chức. Trong thực tế, Hiệp hội chính là một nền dân chủ thu nhỏ, hoạt động vì lợi ích của các thành viên. Vì vậy, việc thu hút thêm hội viên và tuyển dụng hội viên mới là nền tảng dẫn tới thành công của hiệp hội.
Thứ ba đó là việc xây dựng nền tảng tài chính vững mạnh.Hiệp hội trên quốc tế mạnh vì độc lập về tài chính. Ở một số nước châu Âu, hiệp hội DN hoạt động làm ăn rất hiệu quả tạo được lòng tin của hội viên, vì thế ngân sách của hiệp hội được đóng góp chủ yếu từ sự tự giác của các hội viên; hiệp hội không nhận trợ cấp của
Chính phủ, để được hoàn toàn độc lập. Khi tài chính ổn định thì càng thu hút hội viên đóng góp. Tiền là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của HH.
Thứ tư là thiết kế các chương trình thông tin hiệu quả. Một hiệp hội có thể tổ chức hiệu quả nhất ở một quốc gia. Nhưng nếu không ai biết đến những đóng gớp tích cực của hiệp hội cho nền kinh tế và cho xác hội thì hiệp hội không thể phát huy hết tiềm lực của mình và thậm chí còn đi đến chỗ diệt vong. Thông tin đúng đắn không chỉ có tác dụng bán được sản phẩm, dịch vụ mà còn nâng cao được sức mạnh của các doanh nghiệp. Sức mạnh nghĩa là năng lực đạt được những mục tiêu mong muốn, có thể tạo ra lợi nhuận, hoàn thành các chương trình hành động của chính phủ, thu hút thêm hội viên và đạt được những mục tiêu quan trọng. Nếu hiệp hội tạo ra được thông tin có lợi cho mình phù hợp với mong ước và nguyện vọng của công chúng thì việc xin phê duyệt công trình và dự án, kêu gọi ủng hộ cho các quan điểm chính sách và thu hút, giữ chân hội viên sẽ trở nên dễ dàng thuận lợi. Nếu các hội viên tiềm năng và công chúng hiểu được hiệp hội đang hoạt động vì lợi ích chung cho quốc gia và không vì lợi ích cá nhân thì uy tín của hội sẽ tăng lên đáng kể. Uy tín này, có thể tạo ra tầm ảnh hưởng đối với chính giới, giúp hội đạt được thêm các mục tiêu khác dễ dàng.
Thứ năm là việc xây dựng các chương trình vận động chính sách công. Trong một nền kinh tế thị trường dân chủ, vai trò của hiệp hội là đảm bảo rằng chính phủ khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp. Một tổ chức ưu việt phải xây dựng được chương trình chương trình hành động nhằm vào việc xác định phân tích, và cải tiến những luật và quy chế có ảnh hưởng tới hội viên.
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3.3.1.Giải pháp về phía nhà nước
Đối với nhà nước việc tạo sự đột phá trong cải cách hành chính, thủ tục xin gia nhập Hội là một vấn đề cần thiết. Nhưng trong thực tế, các thủ tục thành lập hội còn quá rườm già. Trong những năm qua, thủ tục hành chính trong việc thành lập Hội
dường như chưa có sự thay đổi cơ bản nào, thậm chí sự trì trệ ngày càng gia tăng, có những hội sinh hoạt được vài năm rồi mà vẫn chưa được thông qua thủ tục thành lập hội. Vì vậy, cần tập trung rà soát lại toàn bộ các thủ tục hành chính, xác định rõ những bất hợp lý để xây dựng quy trình xử lý một cách khoa học nhất, đơn giản nhất và thuận tiện nhất cho việc thành lập hội. Nhà nước cần công khai hóa các quy trình và có hướng dẫn cụ thể cho các Hội thực hiện quy trình đã định.Cần nâng cao tinh thần trách nhiệm đi đôi với nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, rèn luyện tính chuyên nghiệp cho đội ngũ công chức nhà nước và kiên quyết xử lý nghiêm khác những công chức nhà nước có thái độ hành xử không đúng mực với cán bộ Hội khi làm thủ tục. Ngoài ra, việc nghiên cứu, tổ chức lại hệ thống bộ máy quản lý nhà nước các cấp trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước có nền hành chính văn minh, hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật và kinh tế đối ngoại phù hợp với pháp luật và thông lệ thương mại quốc tế, tham gia vào các công ước có liên quan đến thương mại quốc tế. Trong những năm đầu của thế kỷ này, việc hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động ngoại thương cần xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý sau:
+ Quy chế về mở cửa hàng, lập chi nhánh công ty ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
+ Quy chế về hội chợ, triển lãm và quảng cáo thương mại trong và ngoài nước.
+ Quy chế về đại lý bán hàng của nước ngoài tại Việt Nam.
+ Quy chế về hình thức kinh doanh tạm nhập để tái xuất, tạm xuất để tái nhập và hình thức kinh doanh chuyển khẩu.
+ Quy chế về quá cảnh hàng hoá.
+ Quy chế uỷ thác và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
+ Những quy chế về đầu tư để hỗ trợ thêm cho luật đầu tư.
+ Các loại quy chế, thể lệ điều chỉnh hoạt động ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
+ Rà soát lại Luật Hải quan và các văn bản quy định dưới luật vì một số điều khoản của luật này còn cản trở các hoạt động ngoại thương, chưa khuyến khích xuất, nhập khẩu.
- Tăng cường sự phối kết hợp giữa hội hơn nữa trong việc hoạch định chính sách, cơ chế và xây dựng các văn bản pháp luật .
Một trong những vấn đề khá nổi cộm hiện nay là thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các hội trong việc ban hành các văn bản về chính sách, cơ chế và pháp lý có liên quan. Sự đơn phương và riêng rẽ của một số Bộ, ngành trong việc ban hành các văn bản pháp lý cũng như quyết định điều hành nền vĩ mô sản xuất - kinh doanh của các ngành có liên quan đến định hướng chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu kết hợp với thay thế nhập khẩu đã một mặt chỉ tính đến lợi ích toàn cục của nền kinh tế. Mặt khác, làm giảm hiệu lực điều hành vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, giảm hiệu quả của chính các văn bản pháp lý đó. Vì thế, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành và các Hiệp hội doanh nghiệp trong việc ban hành các văn bản pháp lý, chính sách và các quyết định quản lý, điều hành vĩ mô các hoạt động kinh tế… được coi là một điều kiện, biện pháp vĩ mô để tiếp tục hoàn chỉnh các công cụ chính sách phát triển kinh tế.
Phát huy có hiệu quả vai trò kinh tế của Nhà nước thích ứng với yêu cầu của hội nhập, Nhà nước cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và doanh nghiệp. Trong mối quan hệ này, trước hết Nhà nước phải thúc đẩy thị trường phát triển theo đúng quy luật vốn có. Nhà nước phải thực sự là “người bảo vệ” cho các doanh nghiệp hoạt động chỉ đạo gián tiếp thông qua các Hiệp hội doanh nghiệp.
Ngoài ra., nhà nước cần có chiến lược đào tạo nhân lực tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động. Các doanh nghiệp nước ta hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, phần lớn được quản lý, điều hành bởi các nhà doanh
nghiệp. Do chủ trương trẻ hoá đội ngũ lãnh đạo trong khu vực doanh nghiệp nhà nước và do các doanh nghiệp dân doanh mới thành lập hầu hết do những người trong độ tuổi 30 - 40 quản lý. Sức cạnh tranh của nền kinh tế phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, hiệu quả này lại phụ thuộc vào năng lực điều hành của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Cho nên chăm lo xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp nước ta chính là chăm lo cho sự phát triển của nền kinh tế. Thực tế cho thấy, ở địa phương nào lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện cho sự phát triển của đội ngũ doanh nhân, ở nơi đó xuất hiện nhiều nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc và kinh tế địa phương đó phát triển. Ngược lại, có những địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhưng do thiếu sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo địa phương, đội ngũ doanh nhân thường yếu, vắng bóng các nhà doanh nghiệp trẻ thành đạt và kinh tế địa phương cũng phát triển chậm.
Việc nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành về tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp phải được đưa lên là một vấn đề tiên quyết đảm bảo cho sự phát triển ổn định của lực lượng doanh nhân và của cả nền kinh tế nước ta. Để giải quyết triệt để vấn đề này, cần có chủ trương và sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng.
Khi đội ngũ doanh nghiệp phát triển, có đầy đủ kiến thức kỹ năng về quản lý, kỹ thuật và sẵn sàng hội nhập thì việc phát triển các hội viên của Hiệp hội mới dễ dàng. Bên cạnh đó, việc thu phí hội viên sẽ tiến hành trên cơ sở tự nguyên hơn vừa tạo lợi ích cho hội viên vừa đem lại nhiều chương trình hoat động cho các Hiệp hội