17 Thực hiện qui chế quản lý Không Cần hình thành và thực hiện
HỆ THỐNG DỮ LIỆU CỦA THÔN: SỔ GHI CHÉP CẤP THÔN
SỔ GHI CHÉP CẤP THÔN
Hầu hết các chương trình cấp thôn đều được lên kế hoạch dựa trên thông tin được thu thập, được dịch ra, được cất giữ và sử dụng bởi người bên ngoài, thường là các văn phòng chính quyền, các tổ chức phi chính phủ và các dự án phát triển. Nhiều kế hoạch dựa trên các thông tin như thếđã không nhắm đến nhu cầu và khó khăn của thôn, dẫn đến hậu quả là không tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình quyết định hoặc lập kế hoạch. Việc khuyến khích sự tham gia của người dân trong thôn là một
điều cốt yếu nhằm giúp họ ý thức đầy đủ tình trạng của mình và tại sao phải cần tiến hành các hoạt
động.
Mục đích của các hệ thống dữ liệu cấp thôn
• Thiếu thông tin cấp thôn:
Sẽ không thểđo được ảnh hưởng của các can thiệp nếu không có thông tin cấp thôn. Người dân trong thôn sẽ hiểu rõ hơn nếu họ cất giữ những thông tin như thế.
• Thiếu năng lực cộng đồng trong việc đưa ra các quyết định
Nhiều cộng đồng không có khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn. Hệ thống dữ liệu cấp thôn có thể giúp cho cộng đồng xây dựng khả năng của mình và đưa ra những quyết định sáng suốt.
• Hệ thống thông tin các ban ngành
Thường thì có rất ít sự phối hợp giữa các ban ngành khác nhau, như nông nghiệp, đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản, phát triển nông thôn. Một hệ thống dữ liệu cấp thôn sẽ có thể giúp cho các cộng
đồng và các ban ngành phân tích và nhận biết tổng thể tình trạng của họ.
Làm thế nào để khởi đầu một hệ thống dữ liệu cấp thôn?
Khởi đầu cho bất cứ một hệ thống dữ liệu cấp thôn nào cũng tập trung vào các câu hỏi sau:
• Đã có những gì?
• Các thông tin nào đã có sẵn?
• Các ủy ban và nhóm nào có liên quan?
• Bao lâu thì thông tin được thu thập một lần?
• Thông tin được sử dụng như thế nào?
• Thông tin được lưu trữ như thế nào?
Trong hầu hết các cộng đồng, thường tồn tại nhiều loại hệ thống thông tin, một số thông tin rõ ràng hơn các thông tin còn lại. Những cộng đồng này hoạt động trong các tổ chức xã hội chăm sóc thành viên trong những thời gian khó khăn, ma chay v.v.. hoặc họ có thể là thành viên của chính quyền địa phương. Những thông tin bao gồm trong các hệ thống này thường là số dân, tình trạng sức khỏe, các mô hình dinh dưỡng, v.v...
Các tổ chức xã hội có liên quan có thể là các văn phòng chính phủ cho đến các trưởng thôn và người lớn tuổi. Tuy nhiên, thông tin có được vẫn không được chia sẻ rộng rãi và cách sử dụng và lưu trữ cũng không rõ ràng.
Các phương pháp thu thập dữ liệu cho hệ thống dữ liệu cấp thôn
Giao tiếp với người dân trong thôn
• Đến thăm nhà • Tổ chức các cuộc họp cấp thôn • Đến thăm các cộng đồng • Khảo sát • Báo cáo • Đặt câu hỏi • Quan sát
Nếu dùng được càng nhiều phương pháp để thu thập thông tin thì càng tốt. Nếu muốn thu thập bất cứ
các cuộc họp cấp thôn có thể không đáng tin cậy lắm và sẽ cần đến sự quan sát tại chỗ. Các công cụ
khác cũng hữu ích cho việc thu thập thông tin bổ sung, chẳng hạn nhưđánh giá nông thôn.
Lợi ích của các hệ thống dữ liệu cấp thôn
Hệ thống dữ liệu cấp thôn có thể:
• Xây dựng khả năng của thôn trong việc phát triển hệ thống thông tin, với các sự kiện và số liệu, nhằm giúp cộng đồng sử dụng thông tin đó để xác định và đặt mức ưu tiên cho các khó khăn và nhu cầu của họ.
• Giúp tiếp cận tin tức đưa ra và ảnh hưởng của các can thiệp, cải thiện cấp thôn cũng như lập các kế
hoạch thực hiện.
• Giúp cho việc quy hoạch thuận tiện hơn ở các mức độ cao hơn.
• Xây dựng khả năng thực hiện cấp thôn.
Các hạn chế của dữ liệu cấp thôn
• Mọi người có thể cung cấp thông tin một cách miễn cưỡng (tùy vào từng loại thông tin)
• Có thể không quan sát được sự liên tục của hệ thống.
• Nếu thôn hoặc hộ gia đình không được thuyết phục về việc chia sẻ dữ liệu thì có thể thông tin sẽ bị
mất.
Một phương pháp có thể cho phép thông tin được lưu trữ một cách có hệ thống và sẵn sàng cho việc tra cứu đó là sử dụng sổ ghi chép cấp thôn.
Làm thế nào để chuẩn bị một sổ ghi chép cấp thôn
Sử dụng một cuốn vở học bình thường có 40 hoặc 80 trang. Thông tin được thu thập và lưu giữ trong sổ ghi chép sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của các cộng đồng.
Thường thì thông tin sẽ dựa trên các chỉ số chính. Các chỉ số có thể khác nhau tùy theo mức độ thông tin được sử dụng và được lưu trữ.
Các mục sau đây có thểđược sử dụng làm chỉ sốở mức thôn và mức hộ gia đình nhằm phát triển các kế hoạch nuôi trồng thủy sản theo hộ gia đình và quản lý các hoạt động đánh bắt và nghề cá. Các chỉ số
sau đây chỉ là ví dụ và là một tập hợp hoàn chỉnh các chỉ số cho tập hợp thông tin có thể phát triển tùy theo tình hình của mỗi thôn/xã.
Thông tin cấp thôn
i) Các loại tài nguyên nước: Quy mô các hồ chứa, ao của thôn xã, hồ, đầm phá, đập ngăn nước, sông suối, đồng ruộng, v.v... suối, đồng ruộng, v.v...
ii) Các hoạt động phụ thuộc vào tài nguyên nước:đánh cá, đánh bắt các loại tài nguyên thủy sinh khác, nuôi trồng thủy sản, sử dụng nước làm nước uống, tắm giặt (hệ thống xử lý rác thải) v.v... iii) Nghề nuôi cá và các trung tâm cung cấp giống: Sự sản xuất hiện có và sự sản xuất tiềm năng của các trung tâm giống của chính quyền, con giống mà chính quyền cấp cho cho các trung tâm nuôi giống, con giống mà tư nhân cung cấp cho các trung tâm nuôi giống.
iv) Các loại hình nuôi trồng thủy sản: Nuôi trong ao trên đất liền, nuôi trong lưới vây, nuôi cá lồng, các loài nuôi theo từng loại hình.
v) Công cụđánh bắt: Các loại công cụđánh bắt, số lượng sử dụng, các mùa và thời gian sử dụng, các loại công cụđánh bắt bất hợp pháp đang được sử dụng, các loài bịđánh bắt và các mùa đánh bắt. vi) Mâu thuẫn giữa các ngư dân: Các loại mâu thuẫn (tranh chấp), mức độ thường xuyên, mức giải quyết.
xi) Các trung tâm khuyến ngư và nhân lực làm hoạt động này: Các trung tâm khuyến ngư của chính phủ, các hoạt động khuyến ngư của tổ chức phi chính phủ, các cán bộ và tình nguyện viên làm công tác khuyến ngư, hoạt động khuyến ngư của các dự án phát triển.
x) Các hệ thống cung cấp tín dụng: Nguồn và loại hình tín dụng dành cho các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản.
Các thông tin từ i) đến v) có thểđược lưu giữđể làm đánh giá.
Thông tin cấp hộ gia đình
Các hộ gia đình có tiếp cận hoặc sở hữu nguồn tài nguyên nước.
i) Các loại tài nguyên nước
Ao ở thôn hoặc các đập ngăn nước Sông, suối, hồ
Ao
Đồng ruộng
Đầm phá
ii) Hình thức các hộ gia đình sống dựa vào tài nguyên thủy sinh
Đểđánh bắt cá
Đểđánh bắt, thu thập các loại tài nguyên thủy sinh khác ngoài đánh cá
Để nuôi trồng thủy sản
Để lấy nước uống, tắm giặt Khác
iii) Số hộ gia đình sống dựa vào nghềđánh cá
Công cụđánh cá Các loại cá đánh bắt Các mùa đánh cá
Số lượng trung bình đánh bắt được mỗi ngày hoặc mỗi tháng Mục đích đánh bắt là để tiêu thụ hay để bán
iv) Số hộ gia đình sống dựa vào nghềđánh bắt, thu thập các loại tài nguyên thủy sinh khác
Các loại tài nguyên thủy sinh được đánh bắt
Mục đích đánh bắt, thu thập là để tiêu thụ hay để bán
v) Đối với nuôi trồng thủy sản
Các loại hình hệ thống nuôi trồng thủy sản Các đối tượng nuôi
Sản xuất Tiêu thụ/bán
vi) Sinh kế của các hộ gia đình
Các loại nghề sinh kế khác
Lưu ý: Các chỉ số trên đây chỉ là một ví dụđể xây dựng sổ ghi chép cấp thôn. Bạn có thể thêm vào hoặc xóa bớt các chỉ số sau khi đã kiểm tra thực tế thực địa.
Thêm vào các thông tin chung để nắm rõ mục đích, lịch sử của sổ ghi chép. Ở trang 1, các thông tin cần thiết có thể bao gồm:
• Tiêu đề sổ ghi chép
• Tên của thôn
• Tên Huyện và Tỉnh
• Ngày mở sổ
• Ngày đóng sổ
• Tên của những người chịu trách nhiệm thu thập và ghi chép thông tin.
Đối với các trang tiếp theo của sổ ghi chép cần phải đánh số thứ tự. Ở trang 2 và trang 3 sẽ trả lời các câu hỏi sau:
• Thông tin được thu thập bằng cách nào?
• Thông tin được thu thập/cập nhật lúc nào?
• Thông tin được chia sẻ như thế nào?
• Ai sử dụng các thông tin này?
Ở trang thứ 4:
Vẽ 2 cột ở trang 4, một cột nhỏ và 1 cột lớn. Cột nhỏ sẽ là “Số thứ tự” và cột lớn là “Tên người chủ
hộ”. Cả hai cột có thể vẽ rộng tùy theo nhu cầu.
Phần còn lại của trang 4 vẽ thêm các cột khác, có thể bao gồm những thông tin sau: Giới tính của chủ hộ
Số trẻ sơ sinh từ 0-11 tháng tuổi có trong hộ
Số trẻ em từ 1-15 tuổi Số người lớn từ 15 tuổi trở lên Tổng số người trong hộ gia đình.
Lưu ý: Bảng sau chỉ là một ví dụ. Có thể chia lại tùy theo thông tin cần thiết. Số thứ tự Tên hộ gia đình Gihộới tính chủ tSừố 0-11 tháng trẻ sơ sinh tuổi Số trẻ em từ 1-15 tuổi Stừố 15 tu ngườổi li trớởn lên Tổng số người trong hộ 1. Hiền Nam 01 02 02 05 2.
Bạn có thể cần hơn 1 trang để viết đủ các hộ gia đình trong thôn. Sử dụng thêm các trang khác nếu 1 trang không đủ (xem bên dưới). Ở cuối mỗi trang, để trống 2 dòng để viết tổng cộng phần của trang đó. Tổng cộng tất cả sẽđược tính khi đã ghi hết tất cả các tên.
Khi chuẩn bị các bảng cho 5 trang trở lên, cắt một phần nhỏở lềđầu để lộ ra cột số thứ tự và tên của chủ hộ. Làm như thế sẽ giúp bạn đỡ viết lại các tên đó mỗi lần cần thêm trang và bảng mới. Khi đã hoàn tất số trang yêu cầu với các bảng thông tin và các chỉ số, nhớđể dành đủ số trang trống để cập nhật nhiều lần các bảng thông tin đã liệt kê trước đó.
Nếu không viết hết được tất cả các tên trong trang 4, hãy chuyển sang trang tiếp theo và vẽ lại bảng thông tin rồi canh hàng theo đúng như trang trước.
Loại hình tài nguyên nước Loại hình hoạt động phụ thuộc
STT Tên chủ hộ Hồ chứa Ao của thôn Suối, hồ, đầm phá Ao Đồng ruộng Đánh cá Thu thập NTT S Lấy nước uống, v.v... Khác 1. Hien 2. 3.
Hộ làm nghềđánh bắt cá Hộ thu thập các tài nguyên thủy sinh khác
STT Tên chủ
hộ Công cđánh bắt ụ Loài đánh bắt Sđánh ố lượng bắt/ngày Đã tiêu thụ / bán Loại hình Đã tiêu thụ / bán 1. Hien 2. 3. Các hộ nuôi trồng thủy sản
Loại hình nuôi trồng thủy sản Đối tượng nuôi Sản xuất STT Tên chủ
hộ Ao hồ Lúa - cá Lồng Khác Kg/hécta/mùa vụ Đbán ã tiêu thụ /
1. Hien
2.
Sinh kế của các hộ gia đình
STT Tên chủ hộ Làm nông Chăn nuôi NTTS Không làm
nông Khác
1. Hien
2.
3.
Chia sẻ thông tin có trong sổ ghi chép cấp thôn với sổ lưu của cấp xã và cấp huyện. Các thông tin ở sổ
ghi chép cấp thôn nếu lưu lại ở sổ lưu cấp xã sẽ rất hữu ích.
Khi thực hiện việc này người ta có thể thấy được: các nguồn tài nguyên thủy sinh nào đang hiện có trong thôn? Ai tiếp cận và ai sở hữu? Ai đang sử dụng các nguồn tài nguyên này và cho mục đích gì? Ai là những người gây giống và nuôi giống? Có những nguồn khuyến ngư nào và những tình nguyện viên nào làm hoạt động khuyến ngư? Những ai sử dụng các công cụđánh bắt, ở mức độ nào và đánh bắt những loài nào? Ai làm các hoạt động nuôi trồng thủy sản và ai có tiềm năng làm các hoạt động này, các phương án tiềm năng NTTS mà thôn có được là gì? Các xu hướng đánh bắt và xu hướng của các nguồn tài nguyên cá.
Những ai cần phải thu thập thông tin?
Các chi hội nghề cá cấp thôn có thể tổ chức cho các thành viên trong thôn mà đứng đầu là trưởng thôn,
để thu thập các thông tin.
Bài học rút ra từ sổ ghi chép cấp thôn
Như hầu hết các hoạt động phát triển thôn, quan trọng là phải có sự thu thập và chia sẻ thông tin được thực hiện bởi chính người dân địa phương, người nói tiếng nói và biết rõ nhất các cộng đồng trong địa phương của họ. Các cộng đồng này sẽ phản hồi tốt hơn nếu trưởng thôn cũng tham gia vào hoạt động này.
Cần phải có các cuộc thảo luận cấp thôn trước khi bắt đầu đểđảm bảo mọi người có thể trả lời càng nhiều câu hỏi càng tốt.
Cần phải thêm/bớt các chỉ số dựa trên phản hồi từ việc kiểm tra thực địa.
Các thông tin thu thập được cần phải được chia sẻ với tất cả các bên liên quan. Phản hồi từ các bên liên quan là rất quan trọng. Từđó có thể thấy việc xây dựng một hệ thống báo cáo có thể liên kết các cấp lại với nhau là rất thiết yếu.
Phụ lục VI
LỊCH TRÌNH
Ngày Địa điểm Công việc
21/7/2007 Từ Stirling, Scotland qua Glasgow, London và Bangkok
đến Việt Nam
22/7/2007 Đến Hà Nội
23/7/2007 Thăm Văn phòng FAO Hà Nội Làm việc với Ông Tiến (Trợ lý Chương trình)
Đi Huế
24/7/2007 Văn phòng IMOLA tại Huế Làm việc với Ông Massimo Sarti (CVT) Thảo luận kế hoạch làm việc để thành lập các hội nghề cá với Ô. Arie van Duijn (Chuyên viên hợp tác), Ô. Trương Văn Tuyển (Tư vấn quốc gia), và Ô. Nguyễn Lương Hiền (Tư vấn quốc gia)
25/7/2007 Văn phòng IMOLA tại Huế Thảo luận với Ô. Arie van Duijn và Ô. Nguyễn Lương Hiền về qui chế mẫu và tờ rơi thông tin
26/7/2007 Văn phòng IMOLA tại Huế Chuẩn bị hội thảo tập huấn tại Quảng Công về mục đích, mục tiêu và các qui
định quản lý
27/7/2007 Xã Quảng Công Điều hành hội thảo tập huấn
28/7/2007 Thứ Bảy Làm việc tại khách sạn để chuẩn bị tài liệu tập huấn cho nhân viên kĩ thuật dự
án
29/7/2007 Chủ Nhật Làm việc tại khách sạn để chuẩn bị tài liệu tập huấn cho nhân viên kĩ thuật dự
án
30/7/2007 Văn phòng IMOLA tại Huế Hội thảo tập huấn các công cụ cùng tham gia thu thập và ghi chép thông tin, giám sát và đánh giá hoạt động nhóm cộng
đồng cho nhân viên kĩ thuật dự án 31/7/2007 Văn phòng IMOLA tại Huế Soạn báo cáo
01/8/2007 Rời Huế qua Bangkok, London và Edinburgh đi Stirling
Phụ lục VII
CÁC CÁ NHÂN ĐÃ GẶP
Tên Chức vụ Cơ quan
Massimo Sarti Chief Technical Advisor Dự án IMOLA Nguyễn Quang Vinh Bình Phó GĐ dự án/ Trưởng Phòng
Kĩ Thuật Dự án IMOLA/ Sở Thủy sản Arie van Duijn Chuyên viên hợp tác Dự án IMOLA
Nguyễn Lương Hiền Tư vấn quốc gia Dự án IMOLA Trương Văn Tuyển Tư vấn quốc gia Dự án IMOLA