Tầm quan trọng:
Đây là sựđại diện tượng hình cho cuộc sống nông thôn, mô hình mùa vụ, kiểu sinh kế, hoặc kiểu đánh bắt/cách sử dụng công cụđánh bắt, v.v..
Mục đích:
Làm nổi bật mối tương quan giữa sự biến đổi và sựước lượng thời gian của các hoạt động. Phương pháp này có thể giúp một cộng đồng xác định được các biến cố, hoặc là một loạt các biến cố hàng năm, mà trong đó bao gồm cả cơ hội hoặc thách thức. Nó không chỉ giúp cộng đồng xác định những can thiệp cần thiết để nhắm đến vấn đề, mà còn có thể lên chương trình - từ quy hoạch và thực hiện cho đến
đánh giá.
Phương pháp:
• Xác định loại kiến thức mà bạn cần ghi chép lại, chẳng hạn như thời tiết, mô hình mùa vụ, hình thức đánh bắt/kiểu sử dụng công cụđánh bắt, sự xuất hiện bệnh, các hoạt động kinh tế xã hội, thu hoạch thực phẩm thủy sinh.
• Yêu cầu một họa sĩđịa phương vẽ ra những biến đổi này nếu bạn muốn trình diễn theo hình thức tranh vẽ (hình mưa và mặt trời đối với thời tiết, hình công cụđánh bắt đối với các loại công cụđánh bắt, hình cá đối với sựđa dạng các loài, v.v...)
• Xác định người cung cấp thông tin chính hoặc nhóm có bao gồm những người cung cấp thông tin chính. Giải thích ngắn gọn cho nhóm cách thực hiện bài tập bằng cách sử dụng hình vẽ và các ký hiệu khác để thể hiện cho các biến cố/hoạt động. Đối với mỗi giai đoạn thời gian, nhóm (hoặc là nhóm nhỏ nếu bạn chia ra thành các nhóm nhỏ hơn) cần thảo luận và thống nhất chọn ra hình ảnh hoặc ký hiệu diễn tả xác thực nhất biến cố thường xảy ra nhất hoặc thường thấy bởi hầu hết mọi người. Việc để nhóm làm việc sử dụng các từ ngữđịa phương cũng rất quan trọng.
• Tiếp tục làm việc với mỗi lúc một biến đổi/biến cố/hoạt động.
• Khi lịch thời gian đã được các nhóm hoàn tất, yêu cầu từng nhóm phân tích mối tương quan qua thời gian và thảo luận kết quả, rồi bày tỏ quan điểm để xác định ý nghĩa bao hàm và các hành động khả thi.
• Để cho cộng đồng giữ một bản copy biểu đồ vừa thực hiện.
• Những biểu đồ như thế này có thể dùng để theo dõi và đánh giá những sự can thiệp.
• Giúp hình dung các hoạt động hàng tuần/tháng hoặc theo mùa của một chu kỳ năm và mối tương quan giữa các hoạt động đó.
• Giúp hình dung ra nhận thức của con người về thời gian
• Những thời gian mất mùa và được mùa có thểđược xác định cho hội thảo/tập huấn cộng đồng, v.v...
• Có thể xác định những chọn lựa mô hình sinh kế.
• Các cơ hội kết hợp hoạt động sinh kế.
• Khái niệm của người dân địa phương về các hậu quả gây ra.
Những điều nên và không nên làm:
• Sử dụng tranh vẽ sát với thực tế
• Không nên dùng các tên khoa học
• Sử dụng các từ ngữ và tên địa phương
Vật liệu cần có:
• Bảng lịch theo mùa: Gồm có 12 cột (mỗi cột là một tháng, nếu cần thiết sẽ chia thành 4 cột biểu tượng cho 4 tuần) và các biến đổi chủ yếu sẽđược viết ở mỗi phần đầu dòng.
• Các mẩu giấy trống để vẽ ký hiệu và tranh vẽ.
• Bút vẽ
• Bút màu
• Giấy để che