MÔ HÌNH TÀI NGUYÊN SINH HỌC

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tổ chức hội nghề cá pdf (Trang 28 - 30)

Tm quan trng:

Các biểu đồ biểu thị các thành phần khác nhau của các hệ thống nông nghiệp/chăn nuôi/nuôi trồng thủy sản và mối tương quan giữa các thành phần này.

Mc đích:

Nêu bật khả năng lưu thông nguồn tài nguyên và chu kỳ chuyển hóa dinh dưỡng ở các trang trại và giúp cho nông dân có thể lên kế hoạch và đánh giá hoạt động nuôi trồng của mình.

Phương pháp:

• Đi bộ quanh nông trại với các thành viên của hộ gia đình.

• Xác định các loại nguồn tài nguyên có sẵn (ở sân sau hoặc lô nhà ở, bên cạnh ruộng lúa, các nguồn tài nguyên nước và thu hoạch ở vùng đất thấp, v.v...)

• Xác định càng nhiều cơ sở kinh doanh càng tốt.

• Đánh dấu lại các dấu vết rõ ràng của lưu lượng tài nguyên sinh học (vd , sự xây dựng một hố

phân compost)

• Trở lại nhà ở của hộ gia đình. Yêu cầu các thành viên gia đình nhớ lại những gì họđã thấy.

• Yêu cầu họ vẽ vào một tờ giấy lớn tất cả các loại nguồn tài nguyên họđã thấy trong quá trình

đi bộ và vẽ mặt cắt ngang của mỗi loại tài nguyên.

• Thêm vào bản vẽ các loại tài nguyên chưa đi qua trong quá trình đi bộ nhưng gia đình nông dân đã có dịp tiếp cận (ví dụ: đồng cỏ, rừng, v.v...)

• Khi đã vẽ xong mặt cắt ngang của tất cả các loại tài nguyên lên giấy, yêu cầu các thành viên gia đình thêm vào những biểu tượng hoặc hình vẽ nhỏđể biểu trưng cho mỗi cơ sở kinh doanh

có ở mỗi vùng tài nguyên (ví dụ: mỗi loại mùa vụ, hệ thống nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, v.v...)

• Yêu cầu thành viên gia đình vẽ các mũi tên giữa các cơ sở và các loại tài nguyên để biểu thị sự

lưu thông vật liệu sinh học được tạo ra từ nông trại (ví dụ như phân bò có thểđược sử dụng để

làm phân bón cho ao cá, bùn từ ao cá làm phân bón cho mùa vụ trong vườn và thu hoạch từ

vườn có thể làm thức ăn cho ao cá, v.v...)

• Bên cạnh các mũi tên, hãy ghi tên , số lượng vật liệu, và tần suất của sự lưu thông.

• Thảo luận về kết quả của bài tập này với hộ gia đình và tìm phương pháp cải thiện các cơ sở

hoặc sự lưu thông tài nguyên.

• Sao chép kết quả của bài tập và đưa cho gia đình giữ bản gốc.

Li ích:

• Cả người trong cuộc và người ngoài cuộc đều có thể biết được cách mà các cơ sở kinh doanh và các nguồn tài nguyên có thể hỗ trợ và tái sinh lẫn nhau.

• Người ngoài cuộc có thể hiểu được về các hệ thống nông nghiệp địa phương và cách hòa nhập.

• Các cơ quan cung cấp dịch vụ mở rộng (khuyến nông/khuyến ngư) sẽ biết được các đầu vào mà nông trại địa phương cần có và các nhà nghiên cứu thì biết được nên bắt đầu can thiệp công nghệ từđâu.

• Nông dân xác nhận được những vấn đề nghiên cứu của mình.

• Người dân địa phương tiết kiệm tiền mặt bằng cách cải thiện cách sử dụng những sản phẩm gần mình, từđó giảm được nhu cầu nhập đầu vào từ bên ngoài.

Nhng điu nên và không nên:

• Không nên thêm vào biểu đồ các lưu thông sản phẩm ra thị trường hoặc sự tiêu thụ của gia

đình bởi vì những thứđó không biểu thị sự tái sinh.

• Không nên thêm vào các sản phẩm do gia đình tiêu thụ mà đã được tái chế (chẳng hạn như rác từ bếp, tro, phân bắc, v.v...)

• Có thể biểu diễn tài nguyên sinh học bằng nhiều “đơn vị” khác nhau, như sinh khối, ni-tơ, năng lượng, và tiền mặt. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, sinh khối là đơn vị hữu ích nhất để

diễn tả sự lưu thông tài nguyên.

• Nếu người tham gia muốn, hãy dùng các từ ngữ hoặc đơn vịđo của địa phương.

Vt liu cn có

• Giấy khổ lớn (A0)

• Bút đánh dấu

• Bút / bút chì

Phụ lục II

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tổ chức hội nghề cá pdf (Trang 28 - 30)