CÔNG CỤ ĐỂ CÁCH ỘI NGHỀ CÁ TỰ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tổ chức hội nghề cá pdf (Trang 30 - 32)

Khái niệm tự giám sát và đánh giá, hay giám sát và đánh giá nội bộđể chỉ việc một cơ quan, cộng

đồng, tổ chức, nhóm người địa phương hay dự án giám sát và đánh giá chính nó, và nhờ vậy mà tạo ra

được một môi trường học tập nội bộ. Một mặt quan trọng của việc tựđánh giá là nó tạo động lực và tiếng nói cho những nhóm bị thiệt thòi. Mục tiêu của phương pháp mô tả dưới đây là phát triển năng lực của hội nghề cá, giúp họđánh giá được tình trạng của mình và tiến tới cải thiện vai trò đểđạt tới một tình trạng lý tưởng hơn. Phương pháp này cũng cho phép nông dân, ngư dân hoặc nhóm bị thiệt thòi nhờ tham dự vào tiến trình mà có thêm năng lực.

Ti sao các Hi Ngh Cá cn phi tđánh giá?

Sau đây là một số lợi ích khi lồng ghép tự giám sát và đánh giá vào qui trình quản lý và qui hoạch của hội nghề cá:

• Hội có thể hiểu được những thành tựu đạt được trong thời gian vừa rồi nhờ những hoạt động trước;

• Hội có thể cải thiện thành tích, rút ra bài học kinh nghiệm từ quá trình tựđánh giá và đưa bài học

đó vào ngay trong các hoạt động tương lai;

• Vì quá trình học là do người dân tự thân vận động, và xây dựng trên kiến thức và kĩ năng bản

địa/nội bộ, nên phương pháp này sẽ dễứng dụng hơn phương pháp học do người ngoài đề xuất;

• Việc tựđánh giá này sẽ làm diễn đàn cho các nhóm có các mối quan tâm khác nhau trong hội trình bày quan điểm của mình, và nếu dẫn dắt khéo thì họ sẽ thỏa thuận với nhau đi đến những mục tiêu lâu dài và mục tiêu trước mắt chung; và

• Đối với hội nghề cá, khi hoàn tất quá trình này có thể làm việc hiệu quả với Tỉnh Hội, Sở Thủy Sản, Sở Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn và những cơ quan khác, nhờ vậy có thể tận dụng

được các dịch vụ cho các hoạt động ưu tiên của hội.

Các bước ca quá trình 1. Làm rõ các khái niệm 2. Lên kế hoạch với nhóm 3. Phân nhóm 4. Lập nhóm 1. Làm rõ các khái nim

Để hiểu rõ giám sát và đánh giá là gì, và tại sao cần phải giám sát và đánh giá, và để giải thích/mô tả

các cách nhập vai (role-play), chúng tôi đưa ra ba khái niệm sau:

Giá trị của việc tựđánh giá (vì mình là người biết rõ tình trạng của mình hơn ai hết).

Tại sao học từ bài học kinh nghiệm của mình là quan trọng (vì mình có thể cải thiện thành tích của mình.)

Giám sát và đánh giá đưa vào chu trình kế hoạch như thế nào (làm sao để thích ứng với việc sản xuất hàng ngày?)

Có thể dùng những ví dụ sau:

Nhp vai 1. Nhìn vào gương

Cho một người ra ngồi giữa vòng tròn, trên hai ngón tay người đó có phấn hoặc nhọ nồi. Người điều khiển đưa bàn tay có phấn/nhọ nồi đó cho mọi người xem. Người ngồi giữa vòng đó xát tay lên má một người tự nguyện khác rồi hỏi người này có thấy vết gì trên má mình không. Người này không dám chắc, nên hỏi những người ngồi trong vòng tròn và người điều khiển; có người đáp có, có người đáp không. Người điều khiển hỏi người tự nguyện đó làm cách nào để biết được. Người này đáp cần phải nhìn vào gương. Gương đưa tới thì nhìn không thấy trên mặt không có phấn hay nhọ nồi gì. Tiếp đó người điều khiển hỏi mọi người thấy như thế nào. Mọi người tham dự liên hệ trò chơi này với việc tại sao họ cần phải tựđánh giá Hội Nghề Cá hay Nhóm Ngư Dân của mình.

Nhp vai 2: Hành trình

Đây là một cảnh nhập vai nhỏ, người điều khiển cho mọi người biết là mình sắp đi chơi xa. Lần đầu không ai biết làm cách nào để chắc chắn tới nơi, chẳng hạn tới một thị trấn. Tới đâu họ cũng phải hỏi nhờđường, và do người ta chỉđường dở nên cuối cùng vừa phải đi xa hơn lúc đầu dựđịnh rất nhiều, vừa phải nghỉ chân tại một chỗ tối tăm. Lần thứ nhì đi chơi xa, họ rút kinh nghiệm lần trước chọn một lộ trình thẳng hơn; và tìm cách đến tối là được ở khách sạn và có nhà ăn. Người chơi sau đó được yêu cầu liên hệ việc này với nhóm hội cộng đồng của mình. Có phải người ta chỉ sao thì mình làm vậy hay là phân tích việc đã làm trước rồi rút kinh nghiệm thực hiện việc tiếp theo? Cảnh nhập vai này vừa làm nổi bật tầm quan trọng của việc tự giám sát và đánh giá vừa xây dựng môi trường học hỏi nội bộ.

Nhp vai 3: Trng lúa

Cảnh nhập vai này sử dụng một mẫu đối thoại. Người chơi sẽ thảo luận quá trình trồng lúa từ lúc lập kế

hoạch cho đến lúc ươm mạ, cấy và cắt lúa. Phải thường xuyên trông coi ruộng, người chơi khuyên nhau khi bị úng, bị hạn, bị thiếu dinh dưỡng, bịđịch hại phá hoại cần phải làm gì. Sau đó người chơi sẽ thảo luận với nhau cần ra coi ruộng mấy lần, phân tích hoàn cảnh và hành động như thế nào. Không chỉđợi

đến lúc cắt lúa mới đánh giá và quyết định mà cần phải theo dõi thường xuyên. Người điều khiển dẫn dắt cho người chơi liên hệ với Nhóm Hội Cộng Đồng của mình.

2. Lp kế hoch vi nhóm

Nếu tham gia ngay từđầu hội nghề cá sẽ dễ nắm bắt được phương pháp và phát triển tự tin để sau có thể dẫn dắt việc tựđánh giá.

• Lựa một nhóm 25 – 30 người từ trong thôn/xã: chia thôn/xã thành nhiều nhóm nhỏ ít nhiều tương

đồng để có nhiều tiếng nói và lấy năm hoặc sáu nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm năm tới sáu người.

• Yêu cầu mỗi nhóm đưa ra tầm nhìn và chỉ tiêu riêng của họ.

• Xong, gộp các nhóm nhỏ lại với nhau;

Xây dng tm nhìn và xác định các ch tiêu

Yêu cầu người tham dự hình dung ra cộng đồng và nhóm hội nông/ngư của mình sau 10 năm sẽ như

thế nào nếu có được quản lý thủy sản đầm phá và sinh kế bền vững.

Viết lại những điểm chính trong cuộc thảo luận, như “ ngư dân có khả năng làm nuôi trồng thủy sản nhỏđể lấy sinh kế, ngư dân có khả năng tự cấp giống, ngư dân có khả năng làm khuyến ngư, có tín dụng để phát triển nuôi trồng thủy sản nhỏ làm sinh kế, ngư dân liên kết với những thành phần liên quan khác để có đầu vào quan trọng v.v.” hoặc như “dụng cụđánh bắt được quản lý tốt, không còn

đánh bắt phi pháp nữa, các qui chế tự quản được thực hiện hiệu quả, v.v” Đây sẽ là các chỉ tiêu cơ bản

đểđánh giá hiện trạng. Những chỉ tiêu về mục đích vật chất thì người tham dự dễ xác định, còn những chỉ tiêu liên quan đến xây dựng thể chế thường phải có hướng dẫn.

Yêu cầu người tham dự viết các chỉ tiêu ra giấy. Đây là quá trình cơ bản có thể:

• Tạo điều kiện để các chỉ tiêu được thảo luận và phân tích nhiều hơn;

• Trình bày các chỉ tiêu theo một cách mà người biết chữ cũng như không biết chữ có thể hiểu;

• Phát triển tự tín để lập và chỉnh sửa các kế hoạch.

Đánh giá hi ngh

Dùng bảng đánh giá có các chỉ tiêu trình bày theo cột dọt và một thang đánh giá theo cột ngang. Thang

đánh giá gồm bốn nấc, biểu tượng cho các giai đoạn tuần trăng. Hình mặt trăng tối có nghĩa là hoạt

động hoặc quá trình chưa bắt đầu hoặc người dân chưa hài lòng với hiện trạng. Hình mặt trăng tròn cho biết mục tiêu đã đạt được và người dân hài lòng với kết quảđó. Hai giai đoạn giữa (hình mặt trăng lưỡi liềm và hình bán nguyệt) cho biết tình trạng đang tiến triển.

• Yêu cầu người tham dựđặt ưu tiên cho những mặt mà hội nghề cá cần làm trươc hết. Để làm nhanh được việc này, cá nhân có thể bỏ phiếu cho ba vấn đề mà họ thấy là cần làm trước, hoặc

• Đặt ba viên đá lên bức tranh có ưu tiên nhất, hai viên lên ưu tiên nhì, và một viên lên ưu tiên nhất;

• Động viên mọi người tìm cách nhất trí về thứ tựưu tiên và đừng để ai áp đặt ý kiến riêng.

3. Nhóm ý tưởng

Sau khi mỗi nhóm nhỏ hoàn thành quá trình, những người dẫn dắt sẽ gom các chỉ tiêu và đánh giá lại.

• Tìm những chỗ trùng lặp và những chỗ hổng trong các chỉ tiêu. Nếu có danh sách chuẩn bị trước thì sẽ dễ nhận ra các chỗ hổng đó.

• Nhóm các chỉ tiêu theo đề mục chính, nếu thấy cần.

• Trình bày kết quảđánh giá của từng nhóm nhỏ trên một bảng theo từng cách tô màu hay ký hiệu khác nhau, để người xem dễ nhận biết chỗ giống và khác nhau. Gom các ý tưởng tương đồng lại với nhau như vậy là để trong thời gian ít ỏi vẫn có hiệu quả nhiều nhất tại các cuộc họp lớn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tổ chức hội nghề cá pdf (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)