Tham lun ca UBND th xã Châu %c

Một phần của tài liệu Tài liệu Đô thị Việt Nam - Hiệp hội các đô thị Việt Nam ppt (Trang 72 - 77)

V IS THAM GIA CA CNG ZNG

Tham lun ca UBND th xã Châu %c

Hôm nay được vinh dự tham dự hội thảo với chủ đề “Sự tham gia của người dân trong lĩnh vực du lịch”

do Hiệp hội các đô thị Việt Nam tổ chức. Tôi xin phép được thay mặt Uỷ ban nhân dân thị xã Châu Đốc xin gửi đến toàn thể quý đại biểu, cùng đông đảo quan khách tham dự hội thảo lời chào mừng trân trọng nhất.

Kính thưa các vị khách quý và quý vị đại biểu,

Châu Đốc là một thị xã ở phía Tây Bắc của tỉnh An Giang, có đường biên giới giáp với tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia, trải dài trên trục giao thông Quốc lộ 91. Dân số 117.000 người.

Những năm qua, Châu Đốc luôn là địa điểm có sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Quần thể khu du lịch Núi Sam ngoài những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, còn có những thắng cảnh nổi tiếng như: Vườn tượng điêu khắc quốc tế, đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ, đường lên Pháo Đài trên đỉnh núi… Nơi đây du khách có thể thưởng ngoạn khung cảnh đồng nước của An Giang, biên giới Vương quốc Campuchia và dòng kinh Vĩnh Tế mang nhiều dấu ấn lịch sử.

Châu Đốc còn có nhiều công trình lịch sử

và văn hoá như: Miếu Bà Chúa Xứ, Chùa Tây An, Lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Hang, đình Châu Phú đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia. Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam đã được Tổng cục Du lịch nâng cấp thành lễ hội cấp quốc gia từ năm 2001, thu hút mỗi năm trên 2 triệu lượt du khách đến tham quan. Đây là một sản phẩm du lịch đặc trưng, với nhiều nội dung phong phú đã không ngừng làm hấp dẫn thêm cho du khách, và nay đã trở thành điểm tham quan du lịch rất được du khách quốc tế ưa chuộng.

Nhận thức được những tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của thị xã, những năm qua, UBND thị xã đã có những chủ trương, giải pháp tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành, khuyến khích các thành phần kinh tế và nhân dân đẩy mạnh tham gia phát triển du lịch đã từng bước phát huy hiệu quả. Nhờ vậy, hoạt động du lịch đã có những chuyển biến quan trọng, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.

Hiện nay, trên địa bàn thị xã có khá nhiều các doanh nghiệp đầu tư làm du lịch như: Khách sạn Victoria Châu Đốc, Công ty Hàng Châu II, Khách sạn Bến Đá Núi Sam, Khách sạn Trung Nguyễn, Châu Phố, Hạ

Long… Các nhà nghỉ, khách sạn cũng được người dân và các doanh nghiệp đầu tư với quy mô ngày càng lớn hơn.

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch tăng nhanh về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng cao, toàn thị xã hiện có hơn chục tàu, thuyền phục vụ du khách tham quan ngã ba sông Châu Đốc, làng Chăm An Phú, Tân Châu. Có 25 nhà nghỉ, khách sạn được đầu tư xây dựng với tổng số 683 phòng. Ngoài ra đang hoạt động 385 nhà trọ, 28 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 32 đại lý bưu điện, 87 cơ sở dịch vụ internet, 11 chợ và 1 siêu thị. Ngoài ra, còn có trên 2.000 người cung cấp các dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Năm 2006 được xem là năm đột phá trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và môi trường văn hoá du lịch, hướng tới một Châu Đốc Trật tự - Kỷ cương - Văn minh du lịch. UBND thị xã đã xây dựng và tiến hành thực hiện đề án “Thực hiện văn minh trong kinh doanh - thương mại - dịch vụ” và đề án “Quản lý hoạt động nhiếp ảnh”. Qua đó làm chuyển biến căn bản về nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về văn hoá ứng xử với khách du lịch. Đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng cho người dân tham gia làm dịch vụ du lịch, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức cũng như chất lượng phục vụ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các qui định của Nhà nước.

Do dịch vụ du lịch phát triển, kèm theo sự gia tăng lượng du khách và dân số dẫn đến

tình trạng rác thải gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, số lượng và chất lượng cây xanh trên Núi Sam ngày càng giảm, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và sức khoẻ cộng đồng, đảm bảo việc quản lý các thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá để vừa khai thác, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao hơn, Châu Đốc đã triển khai nhiều chương trình bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, kết hợp với các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia bảo vệ môi trường. Châu Đốc đã tranh thủ Chương trình quy hoạch môi trường đô thị UEDP do EC tài trợ thực hiện “Dự án tài trợ nhỏ thu gom, vận chuyển, xử lý rác và nâng chất cây xanh khu du lịch Núi Sam” với vốn đầu tư trên 350.000 Euro. Mục tiêu của dự án nhằm cải tạo môi trường để phủ xanh núi Sam, tạo cảnh quan môi trường xanh quanh năm, cải thiện môi trường sống của người dân địa phương và khách du lịch. Đến nay dự án đã thực hiện: trồng mới 9.311 cây xanh các loại, bố trí 220 thùng chứa rác theo các tuyến đường trên núi và dưới chân núi; xây dựng 20 nhà vệ sinh; chuẩn bị thi công xây dựng trạm trung chuyển rác, trạm bơm và các hồ chứa nước. Thành quả bước đầu của dự án là tổ chức thường xuyên công tác truyền thông, người dân đã ý thức được rằng việc bảo vệ cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, chính là tạo sự thân thiện với du khách, thu hút khách du lịch tới thăm và nghỉ ngơi nhiều hơn tại quê hương mình.

Bên cạnh đó, Khách sạn Victoria Châu Đốc tổ chức huy động lực lượng làm vệ sinh môi trường mỗi năm 2 đợt ở các khu vực có đông khách du lịch. Đoàn Thanh niên

huy động đoàn viên thanh niên và học sinh tham gia các chiến dịch tình nguyện làm vệ sinh môi trường ở các khu dân cư hàng tháng. Những hoạt động tích cực đó đã làm chuyển biến rõ nét tình hình cảnh quan và môi trường của Châu Đốc.

Kính thưa các vị khách quý và quý vị đại biểu,

Năm 2007, Châu Đốc có những sự kiện quan trọng như: Được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III; Ban Thường vụ Tỉnh uỷ An Giang đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về “Xây dựng và phát triển thị xã Châu Đốc đến năm 2010”. Đồng thời năm 2007 cũng là năm Châu Đốc triển khai nhiều dự án do nước ngoài tài trợ như: Dự án cải tạo môi trường thuộc Chương trình phát triển du lịch sông Mê Kông do Ngân hàng Châu Á tài trợ, có vốn đầu tư trên 77 tỷ đồng, hiện Chính phủ đã phê duyệt dự án “Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Châu Đốc”với tổng vốn đầu tư là 12,90 triệu USD từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Na Uy. Khu di tích văn hoá lịch sử Núi Sam được UBND tỉnh phê duyệt nâng tầm quy hoạch phát triển tổng thể từ 300Ha lên 900Ha, và mới đây công trình Cầu tàu du lịch Châu Đốc vừa được BQL Các khu du lịch tỉnh đưa vào sử dụng. Đang khởi động dự án cáp treo lên đỉnh Núi Sam, dự án mở rộng trục Châu Đốc – Núi Sam, dự án bãi xử lý rác và một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để nâng cấp đô thị. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để Châu Đốc trở thành thị xã văn minh, xanh, sạch, hiện đại và là trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh trong những năm sắp tới. Hiện tại Châu Đốc đã có một diện mạo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp; môi trường du lịch được cải thiện một cách

đáng kể, việc bài trừ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan được phát động trong toàn dân, văn hoá, văn minh được đề cao trong hoạt động kinh doanh dịch vụ. Với những thế mạnh và thuận lợi trên đã tác động lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch Châu Đốc phát triển khá, tăng trưởng bình quân bình quân từ 14 đến 18%/năm. 6 tháng đầu năm 2008, lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm tỷ trọng 64,84% cơ cấu kinh tế, đã đón được gần 2,8 triệu lượt khách, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2007.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, những kết quả mà ngành du lịch Châu Đốc đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Tốc độ phát triển còn chậm, cơ sở hạ tầng du lịch chưa đồng bộ; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, mang tính mùa vụ; chất lượng dịch vụ còn thấp, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, tính cạnh tranh còn cao; sự kết gắn giữa hoạt động du lịch với hoạt động văn hoá – thông tin còn hạn chế; đầu tư cho du lịch chưa thoả đáng; chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư các dự án có quy mô lớn, chất lượng cao; quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để phát triển du lịch còn một số mặt hạn chế…

Để khơi dậy những tiềm năng sẵn có, trong những năm tới, Châu Đốc sẽ thực hiện một số giải pháp sau:

1/- Đẩy mạnh quy hoạch, đầu tư, thực hiện điều chỉnh và bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Châu Đốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, thực hiện các dự án phục vụ cho phát triển du lịch như: Bảo vệ, trùng tu và tôn tạo những công trình lịch sử, văn hoá và kiến trúc độc đáo được xếp hạng quốc gia, Công viên bảo tồn

tác phẩm điêu khắc Núi Sam; xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống các chợ, trung tâm thương mại và siêu thị; Quy hoạch các trung tâm ẩm thực, các khu vui chơi giải trí; Hợp tác với các đơn vị lữ hành phát triển các tour du lịch từ các nơi đến Châu Đốc và từ Châu Đốc đến Pnom-Penh, Xiêm-Riệp qua tuyến du lịch trên sông Hậu… Trên cơ sở đó, huy động mọi nguồn lực để tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp hạ tầng các khu du lịch để trong những năm tới cơ sở hạ tầng của Châu Đốc được nâng lên một bước quan trọng.

2/- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch; trong đó tập trung giới thiệu về tiềm năng du lịch, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các lễ hội truyền thống của thị xã, nhằm tạo ấn tượng đẹp về du lịch Châu Đốc với du khách. Đồng thời, tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc tự giác bảo vệ cảnh quan, môi trường du lịch; xây dựng phong cách ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện, mến khách không chỉ đối với những người trực tiếp làm du lịch, mà còn đối với cả cộng đồng dân cư. Kiên quyết xoá bỏ và xử lý nghiêm theo pháp luật những hành vi trộm cắp, gây mất trật tự an ninh; bắt chẹt, chèo kéo khách, ăn xin, bán các dịch vụ kém chất lượng hoặc ép giá quá cao, làm mất đi hình ảnh đẹp của du lịch Châu Đốc trong lòng du khách.

3/- Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động du lịch, tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của hoạt động du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Châu Đốc. Qua đó làm thay đổi nhận thức của người dân về du lịch và cách thức làm du lịch, về lợi ích mà họ được hưởng, khi chính bản thân họ là người làm du lịch có chất lượng, có tính chuyên nghiệp cao.

Điều này, cũng sẽ góp phần hình thành văn hoá giao tiếp ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện, mến khách, tạo tâm lý thoải mái cũng như sự hài lòng của du khách khi đến Châu Đốc.

Kính thưa các vị khách quý và quý vị đại biểu,

Với tiềm năng sẵn có về truyền thống văn hoá lịch sử và điều kiện địa lý, Châu Đốc xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo ra sự đột biến trong công cuộc phát triển kinh tế địa phương, giúp người dân được hưởng lợi nhiều hơn từ hoạt động du lịch. Mục tiêu xã hội của việc phát triển du lịch Châu Đốc là nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Vì vậy, yêu cầu đào tạo và sử dụng người dân địa phương trong kinh doanh du lịch trên địa bàn châu Đốc là việc làm cần thiết trong tình hình hiện nay và trong những năm sắp tới.

Qua hội thảo này, Châu Đốc mong muốn mở rộng mối quan hệ hợp tác với các địa phương bạn, nhằm khai thác các tiềm năng thế mạnh của địa phương, không ngừng làm cho lĩnh vực du lịch của Châu Đốc – An Giang ngày càng phát triển một cách phong phú và đa dạng.

Chúng tôi rất mong các vị khách quý và quý vị đại biểu trong một ngày gần đây đến thăm Châu Đốc – An Giang để cảm nhận lòng mến khách của con người và quê hương Châu Đốc, một vùng đất mang đậm nét văn hoá đặc thù truyền thống của cư dân vùng sông nước Nam bộ.

Xin chân thành cảm ơn quý vị đại biểu và các vị khách quý !

Xin kính chúc sức khoẻ, hạnh phúc, đoàn kết và phát triển !

Kt n(i !ô th và t:ng c@ng th ch t:ng c@ng th ch

Một phần của tài liệu Tài liệu Đô thị Việt Nam - Hiệp hội các đô thị Việt Nam ppt (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)