T`ng quan v& hin trng phát trin du lch Vit Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Đô thị Việt Nam - Hiệp hội các đô thị Việt Nam ppt (Trang 47 - 50)

II. Vai trò c*a !ô th du lch trong h th(ng !ô th Vit Nam

1. T`ng quan v& hin trng phát trin du lch Vit Nam

phát trin du lch Vit Nam

Trong những năm qua, đặc biệt từ những năm 90 của thế kỷ XX, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng và từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Hiện trạng này có thể được phản ánh qua số liệu thống kê những năm gần đây (Bảng 1)

Mặc dù đầu năm 2004 và 2005 dịch cúm gà đã có những ảnh hưởng đến du lịch khu vực song lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng và đạt 3.468.000 khách vào năm 2005 (tăng 18.4% so với năm 2004) và 4.172,000 năm 2007 (tăng 16.0% so với năm 2006). Thu nhập du lịch đạt 3,2 tỷ USD.

Trong 6 tháng đầu năm 2008, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 2,289,000 tăng 8,1% so với thời gian cùng kỳ năm 2007. Dự kiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2008 sẽ đạt 4.5 – 4.6 triệu; và đến năm 2010 Việt Nam sẽ đón 5,5 - 6,0 triệu lượt khách quốc tế, 20,0 - 22,0 triệu lượt khách du lịch nội địa và thu nhập du lịch đạt 3,7 - 4,0 tỷ USD.

Trong 5 năm qua, khách du lịch quốc tế có sự tăng trưởng khác nhau đối với những thị trường khác nhau. Đối với thị trường chấu Á, lượng khách du lịch từ Nhật Bản và Hàn Quốc được ghi nhận có sự tăng trưởng cao nhất; đối với thị trường châu Âu đó là Hà Lan và Đức; còn đối với thị trường châu Mỹ thì lượng khách từ

Ghi chú : (*) Lao động trực tiếp Nguồn : Tổng cục Du lịch (VNAT)

Canada có sự tăng trưởng cao nhất.

Năm 2007, Trung Quốc vẫn ở vị trí hàng đầu về lượng khách du lịch đến VIệt Nam với 558.700 khách (chiếm13.39% tổng lượng khách du lịch quốc tế). Tiếp theo là: Hàn Quốc (11,40%), Mỹ (9,88%); Nhật Bản (9,86%), v.v... (Hình 1)

Trong 6 tháng đầu năm 2008, trong tổng số 2.289.287 lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, Phần Lan và Philippin được ghi nhận là thị trường có lượng khách tăng trưởng cao nhất với 159,3% và 159,1% so với thời gian cùng kỳ năm 2007. Tiếp đến

là các thị trường : Thailand (152,9%); Sin- gapore (129,8%); Na Uy (123,5%); Hồng Kông (117,2%); Nga (114,6%); v.v.

Phần lớn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2007 là với mục đích du lịch thuần túy, tiếp sau đó là với mục đích công vụ (Bảng 2). Tỷ lệ tăng trưởng đối với thị phần khách du lịch thuần túy là cao nhất so với những thị phần khác và đạt 13.4% /năm cho cả giai đoạn 2002-2007. Trong 6 tháng đầu năm 2008, tỷ trọng khách du lịch đến Việt Nam với mục đích du lịch thuần túy vẫn là cao nhất (61,4%)

Hình 1 : Khách du lch qu(c t !n Vit Nam trong n:m 2007

Bng 2: Th ph0n khách du lch qu(c t theo m%c !ích chuyn !i

Đơn vị: ngàn lượt khách

Phần lớn khách du lịch đến Việt Nam băng đường hàng không bởi hệ thống giao thông đường biển và đường bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu, trong đó tay lái nghịch là một vấn đề cản trở lớn khách du lịch từ thị trường ASEAN đến Việt Nam bằng đường bộ (Bảng 3).

Hiện nay xu thế chung là thời gian dành cho chuyến đi du lịch bị hạn chế, vì vậy đường hàng không sẽ là lựa chọn ưu tiên của du khách. Điều này giải thích tại sao thị phần khách du lịch quốc tế đến Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng lớn với mức tăng trưởng bình quân là 17.5% /năm cho cả giai đoạn 2002 - 2007.

Một điều cần lưu ý là Việt Nam cần khai thác lợi thế có bờ biển dài và nhiều cửa khẩu đường bộ để có thể tăng thị phần khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhiều hơn bằng đường biển và đường bộ.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định những mục tiêu phát triển cơ bản củ du lịch Việt Nam đến năm 2020 bao gồm:

Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước;

Từng bước đưa Việt Nam trở thành trung tâm du lịch, thương mại tầm cỡ ở trong khu vực;

Đến năm 2020 Việt Nam sẽ là trở thành

một trong số nhóm nước đứng đầu khu vực về du lịch.

Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, các vùng và trọng điểm du lịch đã được xây dựng và phê duyệt làm cơ sở cho hoạt động quản lý phát triển du lịch trên phạm vi cả nước. Hệ thống các khu du lịch quốc gia đã được đề xuất nhằm

Nhận thức xã hội về vai trò, vị trí của du lịch như một ngành kinh tế quan trọng song có tính “lan tỏa” cao góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội từng bước được cải thiện và vì vậy lần đầu tiên trong 48 năm lịch sử phát triển ngành, năm 2000, Chương trình Hành động quốc gia về du lịch đã được Chính phủ phê duyệt tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch và hỗ trợ nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng du lịch tại các khu du lịch quốc gia và trọng điểm du lịch.

Hệ thống pháp luật cho hoạt động phát triển du lịch ngày càng được hoàn thiện mà đỉnh cao là việc Quốc hội thông qua Luật Du lịch tháng 6/2005.

Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển du lịch và bối cảnh phát triển hiện nay, du lịch Việt Nam hiện có những khó khăn - thuận lợi và đối mặt với những cơ hội - thách thức cơ bản sau :

Bng 3: Th ph0n khách du lch theo ph/ng tin v6n chuyn

Đơn vị: ngàn lượt khách

Khó khăn :

Cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt hệ thống cơ sở lưu trú cao cấp và vui chơi giải trí, còn hạn chế;

Đội ngũ lao động còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng;

Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch mặc dù có sự cải thiện, tuy nhiên còn thiếu tính chuyên nghiệp;

Thiếu sự ổn định về tổ chức

Thuận lợi :

Tài nguyên du lịch khá đa dạng và phong phú;

Hệ thống pháp lý cho hoạt động du lịch đã dần được hoàn thiện với Luật Du lịch;

Hệ thống quy hoạch du lịch khá hoàn chỉnh trên phạm vi cả nước;

Cơ hội :

Có sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước;

Thu nhập xã hội được cải thiện làm cho cầu về du lịch nội địa cao lên;

Hình ảnh và vị thế của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN, WTO, v.v;

Thách thức :

Nhận thức xã hội về du lịch còn hạn chế;

Chịu tác động của tình trạng suy thoái tài nguyên môi trường; sự biến đổi của khí hậu;

Cạnh tranh trong bối cảnh hạ tầng xã hội, kinh nghiệm phát triển và năng lực cạnh trạnh du lịch còn hạn chế;

Một phần của tài liệu Tài liệu Đô thị Việt Nam - Hiệp hội các đô thị Việt Nam ppt (Trang 47 - 50)