V IS THAM GIA CA CNG ZNG
Tham lun ca UBND th xã Trà Vinh
Khmer trên địa bàn thị xã Trà Vinh chiếm gần 20 % so với dân số, sinh sống ở khắp địa bàn 09 phường, xã Long đức, nhưng tập trung đông nhất là địa bàn các phường 7, 8, 9 và xã Long Đức. Nghề nghiệp sinh sống chủ yếu là chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp. Người dân Khmer có truyền thống lao động cần cù, chịu thương, chịu khó, có đức tính chân thật, hiền hòa và mến khách, họ chung sống với nhau rất đoàn kết hình thành nên các phum, sóc. (Đặc điểm các phum, sóc của đồng bào dân tộc Khmer thường được hình thành trên đất giồng cát và biệt lập với các khu trung tâm đô thị), sinh hoạt văn hóa tinh thần chủ yếu của người dân Khmer diễn ra trong các Chùa chiền, đối với họ Chùa là nơi thiêng liêng nhất, vì vậy tương ứng với mỗi phum, sóc là một ngôi chùa. Chùa của người Khmer thường có khuôn viên rất rộng (từ vài hecta trở lên), có rất nhiều cây cổ thụ, chủ yếu là cây sao, cây dầu. Hiện thị xã Trà Vinh có 11 ngôi chùa Khmer, có nhiều ngôi chùa được xây dựng từ cách đây hàng trăm năm như: Chùa Âng, Chùa Sômrom, Chùa Kom-Pong (Chùa Ông Mẹt), Chùa Phướng, Chùa Chim,v.v... Trong đó Chùa Âng (ANGKO-KNJABOOREY) là một trong những ngôi chùa tiêu biểu trong hệ thống Chùa Khmer trên địa bàn thị xã Trà Vinh. Chùa Âng được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa vào ngày 25/8/1994. Ngôi Chùa này được xây dựng cách đây vài trăm năm trước, trên khu đất rộng khoảng 4 ha, sau này được trùng tu, sửa chữa lại nhiều lần, Chùa Âng được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo, hài hòa trong cảnh
sắc thiên nhiên cùng với nghệ thuật trang trí hình ảnh, cảnh trí sắc xảo, tiêu biểu của văn hóa Khmer, mang đậm dấu ấn, màu sắc của văn hóa Ăng Kok, đối diện với Chùa Âng là bảo tàng Văn hóa Dân tộc Khmer, nơi lưu trữ và trưng bày gần 1.000 hiện vật, phản ánh đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần phong phú của dân tộc khmer, đây là nơi để du khách đến tham quan, nghiên cứu và học tập. Ai đó một lần khi đến thị xã Trà Vinh sẽ không thể quên sự mộc mạc, chân thành đầy lòng hiếu khách của người dân Khmer, không thể quên những loại hình văn hóa, văn nghệ đặc sắc, mang đậm nét bản sắc của cộng đồng dân tộc Khmer trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, như: Nhạc ngũ âm, nghệ thuật ca múa kịch “Dù kê”, múa sa dam, Rô băm... Đặc biệt là ngoài việc được thưởng thức những lời ca du dương say ngất lòng người, những điệm múa mềm mại, uyển chuyển, trong những trang phục sặc sở mà chỉ có riêng ở đồng bào dân tộc Khmer thì du khách còn có thể cùng tham gia sinh họat với bà con Khmer ở điệu nhảy lâm thon và các trò chơi dân gian như: đập nồi, kéo co, nhày bao bố... nhất là vào những thời điểm họ đang tổ chức ăn mừng lễ hội. Hàng năm người dân Khmer tổ chức ăn mừng rất nhiều lễ hội, tuy nhiên về quy mô và thu hút đông đảo nhất, vẫn là các lễ hội: Chol-Chnam-Thmây, Sene - Dol-Ta và Ok-Om-Bok. Các lễ hội này đã góp phần thu hút khách du lịch đến với thị xã Trà Vinh trong nhiều năm qua. Đồng thời cũng là hình thứccộng đồng dân tộc Khmer
trong phát triển du lịch.
Lễ hội Ok - Om- Bok hay còn gọi là lễ hội Cúng trăng, diễn ra vào ngày rằm tháng 10 (âm lịch) hàng năm. Lễ hội Ok - Om- Bok của mỗi phum, sóc diễn ra tại sân chùa và lễ hội này là lễ hội cấp tỉnh, được tổ chức hàng năm tại Khu văn hóa - Du lịch Ao Bà Om, với nhiều loại hình sinh họat văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, thu hút trên 100.000 lượt người ở khắp mọi nơi trong và ngoài tỉnh đến tham gia trẩy hội, đến với thị xã Trà Vinh trong dịp này du khách sẽ được chứng kiến nghi thức cúng trăng và nghi thức thả đèn gió.
Kính thưa Ban tổ chức Hội thảo, Quí vị đại biểu
Với vị thế là trung tâm tỉnh lỵ và tài nguyên du lịch tương đối đa dạng, phong phú. Trong quy họach tổng thể về phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh đến năm 2010, thị xã Trà Vinh được chọn là “Cụm du lịch trung tâm” và là đầu mối điều hành họat động du lịch của tỉnh Trà Vinh. Về không gian bao gồm các điểm du lịch trong thị xã và các vùng phụ cận là một trong những điều kiện thuận lợi để thị xã Trà Vinh khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch của mình với các sản phẩm du lịch như: tham quan di tích lịch sử văn hóa, vui chơi giải trí, thư giản, tham quan hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên, Hội nghị, hội thảo v.v...
Chính vì vậy trong quy họach phát triển đô thị chúng tôi đều hướng đến mục tiêu là phát triển du lịch bền vững, với sự tham gia của cộng đồng,
góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó trong kế họach phát triển du lịch ngắn hạn cũng như dài hạn của thị xã Trà Vinh, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến công tác thông tin truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ, giữ gìn và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch. Mặt khác chúng tôi cũng có cơ chế tạo mọi điều kiện thuận lợi để các chủ thể tham gia, phát triển nhanh các ngành du lịch, dịch vụ cho du lịch như: dịch vụ vận chuyển, ngân hàng , tiền tệ, lưu trú, ăn uống... bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu cho khách đến thị xã Trà Vinh tham quan, du lịch. Đặc biệt là thị xã Trà Vinh là địa bàn có đông đồng bào dân tộc Khmer, đi đôi với việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta đối với vùng đồng bào dân tộc. Nhất là chủ trương “Phát triển toàn diện trong vùng đồng bào dân tộc Khmer” của tỉnh Trà Vinh, chúng tôi đã có nhiều chính sách hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư Khmer bảo tồn, giữ gìn và phát huy các lọai hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc của mình kể cả vật thể và phi vật thể, khôi phục lại các ngành nghề truyền thống như: điêu khắc, đan lát, tạc tượng trên góc cây, vẽ trên lá thốt nốt và các mặt hàng đặc sàn chế biến từ nông sản ... Từ đó mà người dân Khmer đã ngày càng nâng cao về mặt nhận thức đối với việc hợp tác cùng với chính quyền tham gia phát triển du lịch. Họ đóng góp sức người sức của để đầu tư trùng tu, nâng cấp, sửa chữa các ngôi chùa của mình lên ngang tầm, các ngành nghề truyền thống từng bước được khôi phục. Đặc
biệt, trong mỗi ngôi chùa và phum, sóc hiện nay đều có một dàn nhạc Ngũ Âm và một đội văn nghệ trên dưới 30 người để lưu giữ và phát huy những làn ca, điệu nhạc, điệu múa... đã từng làm say lòng du khách. Nói tóm lại họ đã biết dựa vào các giá trị văn hóa đặc sắc vốn có của mình để khai thác, thu hút khách tham quan, du lịch để tăng thêm thu nhập và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đứng trước thực trạng, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, kèm theo nhiều hệ lụy như: phá vở cảnh quan, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, tệ nạn xã hội... đang là những vấn đề nhức nhối. Mặt khác, cơ sở hạ tầng, các ngành dịch vụ, phục vụ cho du lịch, nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch, việc trang bị kiến thức cho cộng đồng về du lịch ... còn có những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó một bộ phận một bộ phận dân cư, nhất là đồng bào dân tộc Khmer còn thiếu hiểu biết nên chưa có ý thức bảo vệ, giữ gìn và khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch, chưa thấy hết được lợi ích to lớn về vật chất và tinh thần do ngành, nghề du lịch đem lại, từ đó không mấy mặn mà với những định hướng phát triển du lịch của các ngành, các cấp chính quyền.
Trước thực trạng trên, đến với hội thảo lần này, ngoài việc chúng tôi học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xoay quanh chủ đề “ Sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch”, chúng tôi cũng giới thiệu sơ nét về tiềm năng tài nguyên du lịch của thị xã Trà Vinh, đến với quí vị đại biểu, đại diện cho các đô thị trên cả nước, để mong có sự chia sẻ, liên kết, giúp đỡ thị xã Trà Vinh một thị xã có điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ
tầng đô thị, kinh tế - xã hội, nhất là lĩnh vực du lịch được xem là vùng trũng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Đặc biệt chúng tôi kính mong được sự quan tâm hỗ trợ giúp đỡ của Hiệp hội các đô thị Việt Nam, trong định hướng quy họach, xây dựng đô thị nói chung, quy hoạch và phát triển du lịch nói riêng, nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho thị xã Trà Vinh được tiếp cận với các dự án đầu tư nâng cấp phát triển đô thị, phát triển du lịch của Chính phủ, Bộ ngành trung ương và của nước ngoài. Tin tưởng rằng trong tương lai khi Trung tâm nhiệt điện được đầu tư xây dựng, Kênh đào Quan Chánh Bố nối liền Cảng Quốc tế Cần Thơ ra Biển Đông, Quốc lộ 60 nối liền từ tỉnh Bến Tre, sang tỉnh Trà Vinh và tỉnh sóc Trăng được hình thành. Sự quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ tận tình của Hiệp họi các đô thị Việt Nam, sự liên kết, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm của các đô thị trên cả nước, nhất là việc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Trà Vinh đang quyết tâm xây dựng để thị xã Trà Vinh được công nhận là Thành phố thuộc tỉnh vào năm 2009, sẽ là những điều kiện thuận lợi để thị xã Trà Vinh với vị thế là trung tâm tỉnh lỵ của mình sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng.
Trước khi dứt lời kính chúc Ban tổ chức hội thảo, quí đại biểu được dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Chúc hội thảo “Sự tham gia của người dân trong lĩnh vực du lịch” tại Thành phố Đà Lạt thành công tốt đẹp.