Quỹ tín dụng nhân dâ nở Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân (Trang 42 - 46)

2.2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống QTDND ở Việt Nam

Là một nước đang phát triển đi lên từ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu. Hiện nay nông nghiệp nước ta đang có vị trí rất quan trong trong sự phát triển của đất nước. Tổ chức và phát huy có hiệu quả hoạt động tín dụng HTX là một trong những giải pháp quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn và cấp bách nhằm phát triển phát triển kinh tế xã hội, đồng thời góp phần tích cực triển khai chính sách tiền tệ trên địa bàn nông thôn hiện nay.

Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống QTDND từ năm 1993 đến nay trải qua 3 giai đoạn:

 Giai đoạn thí điểm thành lập

Giai đoạn này bắt đầu vào cuối năm 1993 khi QTDND bắt đầu được thành lập và kết thúc giữa năm 1998 và được chia thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Tiến hành thành lập QTDND cơ sở ở 14 tỉnh thành phố. - Giai đoạn 2: Mở rộng mô hình thí điểm.

Từ kết quả khả quan của chương trình thí điểm QTDND đã tổ chức triển khai mở rộng ra 53 tỉnh thành phố trong cả nước. Cũng trong giai đoạn này thì đã thành lập 1 QTDTW và 21 quỹ tín dụng khu vực (QTDKV). Các QTDKV được thành lập theo tỉnh, thành phố và chỉ thành lập ở các tỉnh thành phố có 12 QTDND cơ sở trở lên. Trong giai đoạn này người ta chia sự phát triển quỹ tín dụng thành 2 giai đoạn.

 Giai đoạn củng cố và chấn chỉnh hệ thống QTDND

Đến giữa năm 1998, QTDND dừng thí điểm thành lập các QTDND cơ sở để củng cố chấn chỉnh các quỹ hoạt động an toàn và hiệu quả. Qua củng cố chấn chỉnh đến năm 2002 các QTDND đã kiện toàn về mặt tổ chức cán bộ, xây dựng và hoàn thiện quy chế làm việc chất lượng hoạt động.

Trong giai đoạn này QTDND đã chuyển từ mô hình hoặt động 3 cấp: QTDTW, QTDKV và QTDND cơ sở thành mô hình hoạt động 2 cấp QTDTW và QTDND cơ sở.

 Giai đoạn hoàn thiện và phát triển

Từ năm 2003 các QTDND bắt đầu vào giai đoạn hoàn thiện và phát triển. Tại các địa phương đã làm tốt công tác củng cố chấn chỉnh sẽ cho thành lập mới các QTDND cơ sở có đủ điều kiện và nhu cầu hoạt động của quỹ.

2.2.2.2 Những kết quả đạt được trong việc phát triển QTDND ở Việt Nam

Trải qua hơn 20 năm hoạt động hệ thống QTDND Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả thành công.

Một là: Bước đầu xây dựng được hệ thống QTDND trên cơ sở các nguyên tắc hợp tác cơ bản hiện đại. Hiện nay cả nước ta có gần 1000 QTDND. Hoạt động của các QTDND phát triển rất mạnh tổng nguồn vốn hoạt động trong 4 năm qua tăng từ 2.600 tỷ đồng lên đến 11.500 tỷ đồng (Tăng lên 4,32 lần), tiền gửi huy động từ 1.700 tỷ đồng tăng lên 8.000 tỷ đồng tăng 4,7 lần. Dư nợ cho vay tăng từ 2.300 tỷ đồng lên đến 10.000 tỷ đồng (tăng 4.2 lần). Dư nợ quá hạn giảm từ 3.42 % xuống còn 0.5 % trên tổng số dư nợ cho vay. Tổng số thành viên tăng từ 797.000 người lên đến 1250.000 người. Hệ thống QTDND thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc khai thác nguồn vốn tại chỗ, đáp ứng nhu cầu về vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… cải thiện đời sống của các thành viên, khắc phục tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn.

Hai là: Hệ thống QTDND hoạt động bước đầu đã thu được rất nhiều thành công trong khu vực nông thôn. Quỹ đã tạo được uy tín rất lớn trong khu vực nông thôn trong việc cung cấp nguồn vốn tại chỗ cho người dân.

Qua các thí điểm và hơn 20 năm hoạt động thì các QTDND đã phát triển không ngừng. Mặc dù một số QTDND bị rút giấy phép hoạt động nhưng số lượng thành viên, lượng tiền huy động và cho vay của hệ thống không ngừng gia tăng trong các năm qua. Hầu hết các QTDND đều kinh doanh có lãi, điều này chứng tỏ hệ thống QTDND đã bước đầu hoạt động thành công người dân hưởng ứng và đang dần có uy tín trên thị trường vốn ở khu vực nông thôn. QTDND đã trở thành người bạn đồng hành của các thành viên, đặc biệt giúp các thành viên giải quyết các khó khăn về vốn. Nó đã đóng góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế tại địa phương. Những thành công bước đầu này tuy chưa thật nhiều nhưng thật đáng trân trọng và khích lệ.

Ba là: Mô hình QTDND đã khẳng định tính phù hợp và lợi ích to lớn của nó ở nông thôn Việt Nam.

Có uy tín gia tăng và sự thành công bước đầu trong hoạt động cũng như sự hưởng ứng của các thành viên, người dân trên địa bàn đã chứng tỏ mô hình QTDND rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Quỹ hoạt động đã thay đổi diện mạo đời sống nông thôn một cách đáng kể. Đây là kết quả thành công đặc biệt quan trọng trong thời gian vừa qua nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục phát triển hệ thống QTDND.

2.2.2.3 Những tồn tại hạn chế

- Các nguyên tắc QTDND cơ sở chưa được sống thực sự trong QTDND và các thành viên. Các nguyên tắc QTDND cơ sở như tự nguyện, tự trợ giúp, tự quản lý hay tự chịu trách nhiệm tại các QTDND ở Việt Nam. Trong thời gian xây dựng và phát triển vừa qua đã và còn bị vi phạm. Đó là do QTD hiểu chưa đúng, do can thiệp hay bởi các quy định hành chính của QTDND còn nhiều vấn đề phức tạp. Các thành viên của họ không được động viên, khuyến khích xây dựng và đóng góp cho QTDND. Đó là do những tổn thất trong huy

động tiềm năng nội lực, vừa vô hiệu hóa động lực phát triển an toàn, bền vững vì những mục tiêu hỗ trợ thành viên của QTDND.

- Quyền lợi của QTDND chưa được đảm bảo. QTDND hiện nay tồn tại và hoạt động độc lập với nhau, nhỏ bé và cách xa nhau. Do đó ý kiến của một số QTDND ít được quan tâm cần thiết. Nhất là trong khi uy tín của QTDND chưa cao, còn chịu ảnh hưởng đổ vỡ của hệ thống hợp tác xã tín dụng trước đây. QTDND sẽ chịu thiệt thòi khi chưa có điều kiện thể hiện được vai trò của họ, có mặt tại các diễn đàn quan trọng, trao đổi, thảo luận liên quan tới các quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Khi các quyền lợi của QTDND bị đụng chạm họ cũng chưa có cách nào bảo vệ cho mình. Quyền lợi của họ chỉ được QTDTW hay NHNN đại diện một cách hình thức hay theo ý kiến chủ quan của một đơn vị này.

- QTDND còn nhiều sai phạm, yếu kém, chất lượng hoạt động chưa cao. Nhiều QTDND hoạt động hiện nay còn chưa chấp hành đúng các quy định của pháp luật, còn rất nhiều sai phạm, yếu kém trong hoạt động, chất lượng hoạt động cần được chú ý tới. Nó thể hiện các tiêu chí như cho vay ngoài thành viên, cho vay sai mục đích, đối tượng, huy động ngoài địa bàn vượt quá tỷ lệ cho phép, cho vay vượt quá 15% vốn tự do, cho vay gửi lẫn nhau… đây là những tồn tại lớn hiện nay của các QTDND.

- Mô hình tổ chức của QTDND còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa thực sự cao. Giám đốc QTDND là người điều hành toàn bộ hoạt động của QTDND, thay mặt QTDND, HDQT ký các giấy tờ, hợp đồng… tuy nhiên ở một số quỹ vai trò của giám đốc bị HĐQT lấn át nhiều, giám đốc không có quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm cao nên công tác điều hành chưa được thuận lợi và vai trò của giám đốc còn mờ nhạt.

- Trình độ làm việc của cán bộ QTDND còn nhiều hạn chế. Mới đây chỉ có khoảng 60 % cán bộ được đào tạo cơ bản tại các trường trung cấp, cao đẳng và đại học số còn lại chỉ là đào tạo sơ cấp và chưa qua đào tạo. Do đó việc

quản lý điều hành quỹ còn lúng túng. Đặc biệt việc chủ động lên kế hoạch để phòng ngừa và chủ động đối phó với các rủi ro tiềm ẩn. Các QTDND chưa xây dựng được một hệ thống đào tạo hữa hiệu, mang tính thường xuyên, phù hợp với nhu cầu của họ. Tồn tại này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điều hành của các QTDND cũng như sự an toàn và hiệu quả của nó.

- QTDND chưa có sự hỗ trợ tin cậy từ QTDTW, Các QTDND hiện nay ở Việt Nam có quy mô hoạt động tương đối nhỏ, vốn tự có ít, hoạt động còn đơn độc nhưng sự liên kết giữa chúng hiện nay thông qua đầu mối duy nhất là QTDTW lại hoạt động chưa cao nên rất khó khăn. Sản phẩm của họ rất đơn điệu, rủi ro và không có khả năng điều tiết phân tán rủi ro một cách hợp lý. Với quy mô tiềm lực nhỏ bé, hoạt động độc lập, rủi ro mất an toàn của các quỹ này khi có một số biến động nhỏ nào trên thị trường là rất cao. Sự hỗ trợ bảo đảm khả năng chi trả, điều hòa vốn một cách nhanh chóng, kịp thời từ QTDNDTW ở nhiều nơi chưa được thực hiện gây nhiều khó khăn cho QTDND.

- Hoạt động của các QTDND chưa thực sự an toàn và tiềm ẩn trong đó rất nhiều rủi ro mà bất kể lúc nào cũng có thể xảy ra đổ vỡ gây hậu quả nghiêm trọng. Đó là các rủi ro đặc thù địa bàn, khu vực, lĩnh vực hoạt động, dịch vụ cung ứng nhưng chúng lại chưa được QTDND hay các tổ chức hỗ trợ, quan tâm, để chuẩn bị những cơ chế dự báo, phòng ngừa, đối phó, xử lý cũng như khắc phục hữu hiệu. Trong thời gian qua đã rất nhiều QTDND hoạt động chưa được an toàn, thua lỗ và mất khả năng chi trả và phải sụp đổ. Vì vậy hệ thống QTDND cũng chưa giành được niềm tin trọn vẹn từ phía cơ quan nhà nước và bị đặt trong tình trạng quản lý chặt chẽ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w