Quan điểm này đã được thể hiện nhất quán trong Nghị quyết 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRIỆU ĐỨC PHƯỢNG
NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRIỆU ĐỨC PHƯỢNG
NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Bùi Minh Vũ
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: toàn bộ nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ ở một học vị nào
Mọi sự giúp đỡ cho tôi để thực hiện luận văn đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Triệu Đức Phƣợng
Trang 4Tôi xin trân thành, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Minh Vũ, người thầy đã rất tâm huyết, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo của trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, Phòng Đào tạo bộ phận Sau đại học - trường Đại học KT&QTKD đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Ban xây dựng Nông thôn mới, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh, Huyện ủy, HĐND, UBND, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Phòng Tài Chính - Kế hoạch, Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới, Hội Nông dân huyện Ba Chẽ, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân các xã Lương Mông, Thanh Sơn, Đồn Đạc đã cung cấp số liệu thực tế và các thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin trân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên, chia sẻ khó khăn, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Tác giả
Triệu Đức Phượng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH, HỘP ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 3
5 Kết cấu của luận văn 4
Chương 1: CÁC LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Các khái niệm cơ bản về nông thôn, phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới và tổ chức Hội Nông dân 5
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới 7
1.2 Cơ sở thực tiễn 10
1.2.1 Kinh nghiệm ở Việt Nam về vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới 10
1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra sau nghiên cứu về vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phương 25
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 27
2.2 Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 27
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 29
2.2.3 Phương pháp chuyên gia 29
2.2.4 Phương pháp phân tích 29
Trang 62.3 Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 30
2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân trong huyện 30
2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phản ánh vai trò của Hội nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ 30
Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH 32
3.1 Đặc điểm tình hình của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 32
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 32
3.1.2 Điều kiện Kinh tế- Xã hội 35
3.1.3 Đặc điểm vùng nghiên cứu 45
3.2 Khái quát thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ 45
3.2.1 Công tác triển khai xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Chẽ 45
3.2.2 Ban hành các văn bản điều hành chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện 49
3.2.3 Phát huy dân chủ trong xây dựng nông thôn mới 50
3.3 Thực trạng vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 52
3.3.1 Vai trò của Hội Nông dân trong tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới 54
3.3.2 Vai trò của Hội Nông dân trong tham gia thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới 58
3.3.3 Vai trò của Hội Nông dân trong tham gia thảo luận chiến lược phát triển nông thôn mới 60
3.3.4 Vai trò của Hội nông dân trong lập kế hoạch và quy hoạch xây dựng nông thôn mới 62
3.3.5 Vai trò của Hội Nông dân trong việc phát triển kinh tế ở nông thôn 66
3.3.6 Vai trò của Hội Nông dân trong huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới 76
3.3.7 Vai trò của Hội Nông dân trong công tác giám sát xây dựng nông thôn mới 79
3.3.8 Vai trò của Hội Nông dân trong nghiệm thu và quản lý sử dụng các công trình 80
Trang 73.3.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng
nông thôn mới 82
3.4 Đánh giá chung về vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 85
3.4.1 Kết quả đạt được 85
3.4.2 Những tồn tại hạn chế 87
3.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới 89
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH 91
4.1 Quan điểm về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 91
4.2 Phương hướng, mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 91
4.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 92
4.3.1 Giải pháp về tuyên tuyền giáo dục chính trị tư tưởng 92
4.3.2 Giải pháp về nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân 93
4.3.3 Giải pháp về tổ chức tham gia thực hiện một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới 97
4.3.4 Giải pháp về xây dựng củng cố tổ chức Hội vững mạnh 98
4.3.5 Giải pháp về tăng cường phối hợp giữa Hội Nông dân với chính quyền và các tổ chức đoàn thể 98
4.4 Một số kiến nghị 99
4.4.1 Đối với Đảng, Nhà nước 99
4.4.2 Đối với địa phương 99
4.4.3 Đối với Hội Nông dân 100
4.4.4 Đối với người dân 100
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 105
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NTM Nông thôn mới
XDNTM Xây dựng nông thôn mới
BQL Ban quản lý
BCĐ Ban chỉ đạo
BQL XDNTM Ban quản lý xây dựng nông thôn mới BCĐ XDNTM Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới HND Hội Nông dân
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Ma trận SWOT 30 Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Ba Chẽ 34 Bảng 3.2 Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế
huyện Ba Chẽ giai đoạn 2009-2013 37 Bảng 3.3 Giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế huyện Ba
Chẽ qua các năm 2011 - 2014 40 Bảng 3.4 Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế huyện Ba Chẽ trong các năm
2011 - 2014 41 Bảng 3.5 Tăng trưởng kinh tế ngành nông lâm nghiệp thủy sản huyện Ba Chẽ
trong ba năm 2011 -2014 42 Bảng 3.6 Cơ cấu kinh tế ngành Nông Lâm nghiệp Thủy sản huyện Ba Chẽ
trong các năm 2011-2014 42 Bảng 3.7 Tình hình sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp giai đoạn
2011 - 2014 của huyện Ba Chẽ 43 Bảng 3.8 Tình hình kinh tế - xã hội của 3 xã trong vùng nghiên cứu của huyện Ba Chẽ 45 Bảng 3.9 Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ 47 Bảng 3.10 Các kênh thông tin đến với nông dân về xây dựng Nông thôn mới
trên địa bàn huyện Ba Chẽ 57 Bảng 3.11 Kết quả tham gia Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới ở 3 xã
huyện Ba Chẽ 59 Bảng 3.12 Tiến trình hoạt động của xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội trong
xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ 61 Bảng 3.13 Tỷ lệ cán bộ Hội Nông dân tham gia các cuộc họp ở 3 xã được điều
tra huyện Ba Chẽ 62 Bảng 3.14 Hội Nông dân tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế trong xây
dựng nông thôn mới Huyện Ba Chẽ 63 Bảng 3.15 Hội Nông dân tham gia công tác xây dựng quy hoạch trong xây dựng
nông thôn mới huyện Ba Chẽ 66 Bảng 3.16 Số lớp đào tạo, tập huấn do Hội Nông dân tổ chức phục vụ cho xây
dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ 68 Bảng 3.17 Số cán bộ, hội viên nông dân tham gia tập huấn ứng dụng kỹ thuật
vào trong sản xuất xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ trong năm 2014 69 Bảng 3.18 Số hộ nông dân vay vốn thông qua tổ tín chấp do Hội Nông dân
quản lý (dự nợ đến 31/10/2014) tại 3 Xã nghiên cứu 73
Trang 10Bảng 3.19 Phong trào thi đua “nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” huyện Ba
Chẽ trong các năm 2011 - 2014 75 Bảng 3.20 Hội Nông dân tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn 3 xã huyện Ba Chẽ 77 Bảng 3.21 Hội Nông dân vận động nông dân 3 xã nghiên cứu huyện Ba Chẽ
đóng góp đất đai xây dựng Nông thôn mới 78 Bảng 3.22 Hội Nông dân vận động nông dân 3 xã huyện Ba Chẽ đóng góp
công lao động xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn 79 Bảng 3.23 Kết quả cán bộ, hội viên của Hội Nông dân 3 xã điều tra huyện Ba Chẽ
tham gia Ban giám sát xây dựng nông thôn mới 80 Bảng 3.24 Công tác quản lý và sử dụng tài sản của Ủy ban nhân dân xã , tổ chức
đoàn thể và người dân huyện Ba Chẽ trong xây dựng nông thôn mới 81 Bảng 3.25 Phân tích ma trận SWOT 84
Trang 11dân làm đường giao thông nông thôn 79
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ
sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước Trong đó, người nông dân đóng vai trò là chủ thể của quá trình phát triển Vì vậy, để phát triển toàn diện vấn đề tam nông, trước hết cần khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của người nông dân
Quan điểm này đã được thể hiện nhất quán trong Nghị quyết 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 05/8/2008 về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu tổng quát là: “ xây dựng nông thôn
mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ,
đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”
Hội Nông dân với vai trò trung tâm, nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua Hội Nông dân huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã phát huy thế mạnh của mình đưa chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với từng hộ nông dân; thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới cán bộ, hội viên nông dân và các tầng lớp nhân dân thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới với nhiều hình thức phong phú đa dạng, gắn chặt tuyên truyền với vận động, lấy kết quả vận động để tuyên truyền Từ đó, người dân thấy được trách nhiệm của mình, không trông chờ ỷ lại vào các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước mà chủ động tham gia có hiệu quả xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm cụ thể Đồng thời, Hội Nông dân đã tổ chức phát động các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới gắn với phong trào thi đua yêu nước, phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, với chính quyền cùng cấp đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vận động nhân dân cùng nhau tham gia xây dựng nông thôn mới
Trang 13Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng
lợi” nhằm đảm bảo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, Hội Nông dân đã vận
động nông dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến, phối hợp với các đoàn thể cùng cấp ủy, chính quyền bàn bạc, chọn lựa các công trình, phần việc, xác định việc nào cần làm trước, việc nào làm sau Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân đóng góp ngày công lao động, tiền của, vật chất tham gia xây dựng nông thôn mới
Đến nay, chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Chẽ đã đạt được những kết quả rõ nét, toàn diện hơn; hoạt động văn hóa xã hội và môi trường được quan tâm; hệ thống chính trị được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt Đặc biệt, chương trình xây dựng nông thôn mới đã củng cố thêm niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào các chính sách của Nhà nước
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ vẫn còn nhiều những tồn tại, hạn chế Ngoài những yếu tố khách quan do đặc thù của huyện miền núi, dân tộc thì yếu tố chủ quan như: Năng lực đội ngũ cán bộ hạn chế, trách nhiệm chưa cao; có lúc, có mặt vai trò của tổ chức Hội Nông dân chưa được phát huy đúng mức, hình thức tuyền truyền, vận động chậm được đổi mới, chưa phong phú đa dạng; công tác tuyên truyền, vận động chưa được sâu, rộng Do vậy, để phát huy đầy
đủ vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay và lâu dài trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh là một tất yếu khách quan
Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh”
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng vai trò của Hội Nông dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương
Trang 14Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các cơ sở lý luận cơ bản và cơ sở thực tiễn về vai trò của Hội Nông dân trong việc xây dựng nông thôn mới trong nước và các bài học kinh nghiệm được kết luận trong các nghiên cứu đã được công bố
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Phạm vi thời gian: Số liệu phản ánh thực trạng được thu thập từ năm 2011 đến năm 2014 Dữ liệu khảo sát chuyên sâu được thu thập thông qua kết quả điều tra năm 2014 Các giải pháp đưa ra trong thời gian tới
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu và đánh giá quá trình thực hiện, những kết quả đạt được trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới Đặc biệt, làm rõ vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới, những khó khăn, hạn chế đến vai trò của Hội Nông dân Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời định hướng đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của
tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ trong thời gian tới
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu nghiên cứu, tham khảo đối với việc nâng cao vai trò của tổ chức Hội Nông dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ trong thời gian tới
Về mặt lý luận: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới
Về mặt thực tiễn: Chỉ rõ thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ trong thời gian vừa qua Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới của tổ chức Hội Nông dân
Luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu và khả thi nhằm nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ trong thời gian tới Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn thiết thực cho
Trang 15tổ chức Hội Nông dân ở các địa phương khác có điều kiện tương tự và các tổ chức đoàn thể tham khảo thực hiện
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương
Chương 1: Các luận cứ khoa học về vai trò của Hội nông dân trong xây
dựng nông thôn mới
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng về vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông
thôn mới ở địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Chương 4: Phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Hội
nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Trang 16Chương 1 CÁC LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm cơ bản về nông thôn, phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới và tổ chức Hội Nông dân
1.1.1.1 Khái niệm về nông thôn
Nông thôn là vùng sinh sống, làm việc của cộng đồng chủ yếu là nông dân, cơ
sở sở hạ tầng kém phát triển, tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp
1.1.1.2 Khái niệm về phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là phát triển toàn diện các mặt kinh tế, chính trị, văn
hóa - xã hội, thu hút mọi người dân tham gia nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn
1.1.1.3 Khái niệm xây dựng nông thôn mới
- Mô hình nông thôn mới:
Theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương, nông thôn mới có
5 nội dung cơ bản:
Thứ nhất là nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại
Hai là sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa
Ba là đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao
Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển
Năm là xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ
Để xây dựng nông thôn mới với 5 nội dung trên, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 491/2009/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, bao gồm 19 tiêu chí với 39 chỉ tiêu cụ thể
- Đặc trưng của nông thôn mới:
Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 gồm các đặc trưng sau:
+ Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao
+ Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ
+ Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy
Trang 17+ An ninh tốt, quản lý dân chủ
+ Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao
- Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới:
Xây dựng NTM được thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực của cộng đồng địa phương là chính Nhà nước chỉ đặt ra các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể, xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ một phần nhằm tạo động lực để phát huy sự đóng góp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và cộng đồng người dân Nguyên tắc này nhằm phát huy tối đa sức dân, huy động tối đa sự tham gia của
cả cộng đồng trong mọi hoạt động của thôn, xóm, làng, xã
Các hoạt động cụ thể trong xây dựng NTM là do chính con người của địa phương đó tự đề xuất và thiết kế trên cơ sở được bàn bạc dân chủ, công khai, quyết định thông qua cộng đồng Cấp ủy, chính quyền các cấp đóng vai trò định hướng, hướng dẫn kỹ thuật, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thể hiện vai trò làm chủ của mình
Xây dựng NTM phải đảm bảo phát triển nông thôn một cách bền vững, có tầm nhìn lâu dài, hài hòa với môi trường, các giá trị truyền thống được bảo tồn và phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị
ở cơ sở được củng cố vững mạnh
1.1.1.4 Khái niệm về Hội Nông dân
Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết nông dân, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng tin cậy trong khối liên minh vững chắc công, nông, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Chức năng của Hội là tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân;
tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh
và đời sống
Hội Nông dân có nhiệm vụ:
Một là Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân hiểu và tích cực
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Trang 18nghị quyết, chỉ thị của Hội Khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân
Hai là Vận động, tập hợp, làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng NTM
Ba là Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân Trực
tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn; hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề, khoa học công nghệ giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường
Bốn là Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và
nâng cao chất lượng hội viên Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Năm là Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh Tham
gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế; tham gia xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội
Sáu là Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng,
tăng cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quảng
bá hàng hoá nông sản, văn hoá Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các
tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới
1.1.2.1 Vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới
Trong cơ chế hoạt động của xã hội ta hiện nay là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và điều hành, nhân dân làm chủ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của người dân là: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới, xây dựng là
Trang 19trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân…” Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở với tinh thần: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi Qua đó, việc huy động sức dân để đóng góp xây dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn như: điện lưới nông thôn, thủy lợi, giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn,… đã được tiến hành thường xuyên và đạt hiệu quả cao, phát huy tốt sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng quê hương, đất nước và nhất là trong xây dựng Nông thôn mới hiện nay
Thực tế, trong những năm qua việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở đã được tiến hành sâu rộng, dần đi vào nề nếp, chất lượng Nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở đã tập trung vào các vấn đề, lĩnh vực liên quan nhiều đến đời sống, sản xuất của người dân Tính công khai, dân chủ ngày càng được thể hiện rõ nét, từ đó nhân dân đã tích cực, chủ động đóng góp sức người, sức của vào sự phát triển của địa phương
Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn
xã hội Xuất phát từ thực tiễn xây dựng NTM trong những năm qua; căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam
đã xây dựng Đề án nâng vai trò trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn (2010 - 2020) Kết luận của Ban Bí thư (Kết luận số 61-KL/TW
ngày 03/12/2009) về Đề án “ nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt
Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” Quyết định số 673 /QĐ-TTg ngày
10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 Theo đó, vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới được thể hiện rõ là:
- Tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới
- Tham gia thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới
- Tham gia thảo luận chiến lược phát triển nông thôn mới
- Tham gia lập kế hoạch và quy hoạch xây dựng nông thôn mới
- Phát triển kinh tế ở nông thôn
- Huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới
Trang 20- Tham gia công tác giám sát xây dựng nông thôn mới
- Nghiệm thu và quản lý sử dụng các công trình
Để góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, trong đó việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên nông dân không chỉ được xác định là nhiệm vụ mà còn
là giải pháp trọng tâm của các cấp Hội Nông dân Do đó, Hội Nông dân đã tập trung
tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân như: tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn, vật tư nông nghiệp, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành lập các tổ vay vốn và tiết kiệm giải ngân hàng trăm tỷ đồng cho nông dân vay để phát triển sản xuất giảm nghèo bền vững Các cấp Hội đã vận động hội viên nông dân tập trung đầu tư sản xuất hàng hóa tập trung, hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa, hướng dẫn liên kết xây dựng các tổ hợp tác, chi hội ngành nghề để hỗ trợ nhau trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp Bên cạnh đó, các cấp hội đã vận động nông dân đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau hàng trăm triệu đồng, hàng nghìn ngày công lao động để giúp nhau trong sản xuất, xóa đói, giảm nghèo bền vững Thường xuyên phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho nông dân Ngoài ra, trong xây dựng Nông thôn mới, các cấp Hội đã vận động nông dân tự nguyện hiến đất, cây cối, hoa màu, đóng góp ngày công lao động, tiền của, nguyên vật liệu,… góp phần hoàn thành nhiều chỉ tiêu, tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới ở địa phương
Hiện nay, Hội Nông dân các cấp đang tiếp tục tổ chức tuyên truyền để người nông dân thấy rõ hơn vai trò chủ thể của mình trong quá trình tham gia xây dựng Nông thôn mới Đồng thời, khơi dậy tinh thân yêu nước, ý chí tự lực, tự cường sáng tạo vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền và xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh
1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới
Thứ nhất đó chính là đường lối của Đảng về xây dựng nông thôn mới
Trong đường lối đó đề cao vai trò, trách nhiệm và khuyến khích Hội nông dân, cũng như Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới
Trang 21Hai là cơ chế chính sách, vì chính sách có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến
việc phát huy vai trò, trách nhiệm, sự sáng tạo trong vận dụng để đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, theo phương châm “ đơn giản về thủ tục, trao quyền nhiều hơn cho cấp thôn xóm” Đây là yếu tố quan trọng khuyến khích tổ chức Hội Nông dân và người nông dân tham gia xây dựng kế hoạch, ra quyết định
và huy động nguồn lực để góp phần xây dựng Nông thôn mới
Ba là trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ hội Do còn nhiều hạn chế,
thiếu năng lực, trình độ chuyên môn dẫn đến không bắt kịp yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, chưa phát hiện, phản ánh và ngăn chặn kịp thời tình trạng tham ô, tham nhũng, lãng phí gây mất lòng tin trong nhân dân Kỹ năng tổ chức, tuyền truyền, vận động thuyết phục còn hạn chế, nên việc thu hút, tập hợp nông dân cũng như vận động nông dân tích cực, chủ động tham gia xây dựng Nông thôn mới có nơi chưa được nhiều, hiệu quả chưa cao, còn mang tính hình thức, phong trào chung chung
Bốn là trình độ dân trí của người nông dân còn thấp dẫn đến khả năng tiếp
thu khoa học kỹ thuật hạn chế, tập quán sản xuất lạc hậu, mạnh mún, nhỏ lẻ nên công tác tập huấn, đào tạo gặp nhiều khó khăn
Năm là, yếu tố do xuất phát điểm của vùng nông thôn, nhất là khu vực miền
núi, vùng đồng bào dân tộc cơ bản còn rất thấp, cơ sở hạ tầng thấp kém, không đồng
bộ, cơ cấu kinh tế chẩm đổi mới, tập quán sinh hoạt cổ hủ, lạc hậu Tính trông chờ,
ỷ lại, sống cam chịu; đây là đặc tính khó khăn thay đổi trong tư duy của người dân,
họ chông chờ vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, trách nhiệm của các cấp Hội cần đi sâu tuyên truyền, hướng dẫn cho người nông dân hiểu hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình, chủ động tham gia đóng góp ý kiến, đóng góp công sức, tiền của, chủ động kiểm tra, giám sát, xây dựng các phương án phát triển kinh tế - xã hội trong xây dựng Nông thôn mới
Trang 22vận động được đông đảo nông dân thực sự vào cuộc Thậm chí, có người còn cho rằng việc xây dựng Nông thôn mới là trách nhiệm của Nhà nước chứ không phải của người dân Do vậy, để thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng Nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ, nhất là là rõ vai trò chủ thể của người nông dân trong xây dựng Nông thôn mới thì vai trò của các cấp Hội Nông dân là rất cần thiết Trong quá trình nghiên cứu, tôi xin nêu gương một số điển hình của Hội Nông dân ở một
số địa phương như Lâm Đồng, Bắc Cạn, Bắc Giang, Đồng Nai và ngay trong tỉnh Quảng Ninh như huyện Đông Triều (nay là thị xã Đông Triều) đã phát huy tốt vai trò của Hội trong xây dựng Nông thôn mới như sau:
1.2.1.1 Hội Nông dân huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) với vai trò nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới
Nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, tháng 11/2009 huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng Nông thôn mới và tổ giúp việc Ban chỉ đạo huyện, xã; tổ chức triển khai rà soát các danh mục đầu tư ở 8/8 xã Toàn huyện đã tổ chức lễ phát động phong trào “ Đơn Dương chung tay xây dựng Nông thôn mới”, trong đó có
5 xã được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn I 2011 - 2015 (các xã: Ka Đô, Lạc Lâm, Lạc Xuân, Quảng Lập, Ka Đơn) và công bố quy hoạch xây dựng Nông thôn mới Để triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới đảm bảo đúng lộ trình, thời gian qua, huyện Đơn Dương đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đồng thời tổ chức đào tạo được 208 cán bộ thôn, xã làm công tác xây dựng Nông thôn mới
Từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như sự hưởng ứng tích cực của người dân, đến nay toàn huyện đã có 8/8 xã hoàn thành đề án xây dựng Nông thôn mới và đã được phê duyệt quy hoạch chung và tiến hành công bố quy hoạch, triển khai thực hiện theo quy hoạch Đến năm 2013, xã Ka Đo đạt 15/19 tiêu chí, xã Lạc Lâm đạt 16 tiêu chí, xã Quảng Lập đạt 17 tiêu chí, xã Lạc Xuân đạt 12 tiêu chí, xã Ka Đơn đạt 9 tiêu chí, xã Tu Tra và xã Proh đạt 6 tiêu chí, xã Đạ Ròn đạt 5 tiêu chí
Hội Nông dân huyện Đơn Dương đã tích cực, chủ động triển khai việc tuyên truyền 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới đến cán bộ hội viên nông dân ở các xã, đồng thời phát động phong trào thi đua “ Đơn Dương chung tay xây dựng Nông thôn mới” Tổ chức vận động hội viên nông dân tham gia tốt phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” Trong các cuộc họp dân ở thôn, xóm, cụm dân cư các hội viên nông dân đã mạnh dạn, thẳng thắn tham gia đóng góp ý
Trang 23kiến vào dự thảo Đề án, Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới; tự nguyện đóng góp kinh phí, ngày công lao động để làm vốn đối ứng xây dựng các công trình kết cấu
hạ tầng nông thôn, tham gia dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng thu nhập cao để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, giải quyết việc làm; đi đầu vận động nhân dân trong giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất xây dựng các khu trung tâm thôn, xã nhất là ở các xã điểm xây dựng Nông thôn mới Qua đó, đã góp phần quan trọng đưa kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đã và đang được phát triển mạnh mẽ, giúp người nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Nhờ vậy, sau 3 năm xây dựng Nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm đáng kể, bình quân giảm từ 3-4%/năm; năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là 11,47% (riêng khu vực đồng bào dân tộc thiểu số là 29,29%) thì đến năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6% (riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn 18%)
Trong việc huy động nguồn lực để xây dựng Nông thôn mới, toàn huyện đã huy động được 401 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước hỗ trợ trên 14,2 tỷ đồng, vốn tín dụng gần 319 tỷ đồng, vốn huy động từ nhân dân đóng góp gần 68,5 tỷ đồng Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thiếu thốn, xuống cấp, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi cơ sở trường lớp, thiết chế văn hóa,…, nhưng từ các nguồn vốn trên, trong 3 năm qua, huyện Đơn Dương
đã đầu tư xây dựng được 10 hội trường thôn, 22,6 km đường giao thông nông thôn, đầu tư hệ thống điện chiếu sáng trong các thôn, xóm của các xã Quảng Lập, Lạc Lâm và một số công trình hạ tầng thiết yếu khác Nhờ vậy mà bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người nông dân ngày càng được cải thiện Các cấp Hội Nông dân cũng đã vận động nông dân tích cực đóng góp tiền, ngày công lao động nâng cấp, mở rộng đường liên thôn, xây dựng hội trường thôn, lớp học, trạm y
tế, lắp đặt bóng chiếu sáng công cộng, nạo vét kênh mương thủy lợi, với số tiền trên 6,5 tỷ đồng và trên 13.000 ngày công lao động làm mới và sửa chữa trên 198km đường giao thông nông thôn, 177,4 km kênh mương nội đồng Đến nay, toàn huyện có 33 hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ, có 19 hồ, 10 đập dâng, 01 trạm bơm điện nâng cao năng suất tưới tiêu; 10/10 xã, thị trấn có điện, đường cấp phối, xe tải
về đến tận thôn, khu phố Đặc biệt, Lạc Xuân vừa khánh thành cầu treo Lạc Viên - Diom A và 1,2km đường bê tông với tổng nguồn vốn là 1,7 tỷ đồng do nhân dân đóng góp 100%
Trang 24Nhằm giúp hội viên nông dân tiếp cận với những kiến thức mới trong chăn nuôi, trồng trọt cũng như được đào tạo nghề theo đúng nhu cầu thực tế, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức được 806 lớp tập huấn và hội thảo cho 50.267 lượt cán bộ hội viên nông dân; xây dựng được hơn
392 mô hình trình diễn; vận động xây dựng được 315 triệu đồng Quỹ Hỗ trợ nông dân, giúp 52 hộ nông dân thoát nghèo; nhận ủy thác cho vay Quỹ Hỗ trợ nông dân nguồn của tỉnh và Trung ương là 1 tỷ 150 triệu đồng cho 55 hộ vay thuộc 03 dự án: Chăn nuôi bò lai sind, sản xuất cây rau thương phẩm và chăn nuôi bò sữa… Tín chấp cho trên 3.831 hộ vay hơn 67 tỷ đồng từ nguồn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn Đến nay, diện tích rau sản xuất theo hướng an toàn ngày càng tăng, nổi bật là mô hình tổ liên kết chăn nuôi bò sữa ở thôn Cầu Sắt - Tu Tra, mô hình liên kết sản xuất rau an toàn trong nhà lưới ở tổ hợp tác Xuân Viên (Lạc Viên) với thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/ha
Ông Chủ tịch Hội Nông dân huyện - Huỳnh Ngọc Thận cho biết: Phong trào xây dựng Nông thôn mới đã đi vào chiều sâu và được triển khai toàn diện trên 8 xã
Để giúp hội viên hiểu rõ hơn về chương trình xây dựng Nông thôn mới, chúng tôi
đã chỉ đạo các cơ sở hội lồng ghép nhiều nội dung tuyên truyền Nông thôn mới với các hoạt động Hội Đồng thời đẩy mạnh công tác vận động hội viên phát huy vai trò chủ thể tích cực tham gia xây dựng Nông thôn mới bằng nhiều hình thức phong phú,
đa dang thông qua sinh hoạt chi, tổ hội, các câu lạc bộ “ Gia đình nông dân văn hóa”, “ Nông dân với pháp luật”, trên các phương tiện thông tin đại chúng, hội thi, hội diễn… Bên cạnh đó, các cấp hội đã dựa trên yêu cầu thực tế, thế mạnh của từng địa phương để lựa chọn, ưu tiên những tiêu chí cần thực hiện trước như vệ sinh môi trường, dạy nghề cho lao động nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng gia đình văn hóa, thôn, làng văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới
Với vai trò nòng cốt xây dựng Nông thôn mới, cùng với sự vào cuộc của toàn
hệ thống chính trị, trong đó, vai trò chủ thể của nông dân được chú trong và phát huy, Hội Nông dân huyện Đơn Dương đã góp phần quan trọng hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới tại huyện Đơn Dương theo lộ trình đã đạt ra
1.2.1.2 Hội Nông dân huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) phát huy vai trò trong xây dựng Nông thôn mới
Thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cùng với sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể, những hoạt động tích cực của Hội Nông dân các cấp
Trang 25trên địa bàn huyện Ba Bể đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành một số tiêu chí trong chướng trình xây dựng Nông thôn mới, phát huy tốt vai trò chủ thể của người nông dân
Ở xã Khang Ninh, Hội Nông dân đã phát huy tốt vai trò của tổ chức mình trong xây dựng Nông thôn mới, đó là luôn chú trọng vận động hội viên nông dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng tổ chức hội vững mạnh; tích cực phối hợp với các ban ngành hướng dẫn, giúp đỡ hội viên nông dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền, đoàn thể góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; tập trung sản xuất, thâm canh tăng vụ Phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở xã Khanh Ninh ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều hội viên tiêu biểu, có tư duy sản xuất kinh doanh hàng hóa, biết khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai xây dựng các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào chương trình xây dựng Nông thôn mới ở địa phương Ông Dương Văn Cát - Thôn
Nà Kiêng chia sẻ: “ Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình rất thiết thực, là hội viên nông dân tôi luôn vận động gia đình gương mẫu chấp hành tốt chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước, vận động bà con trong thôn tạp trung tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế xây dựng nông thôn mới” Ông Dương Văn Du
- Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết thêm: “ xác định nông dân là chủ thể, là nòng cốt trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trong thời gian qua, Hội Nông dân xã Khang Ninh đã tập trung tuyên truyền đến mọi người dân để người dân hiểu về chương trình xây dựng nông thôn mới như: tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, đóng góp ngày công lao động làm đường giao thông,… Trong quá trình thực hiện, bà con rất nhiệt tình tham gia và có một số hộ sẵn sàng hiến đất để mở đường Ngoài ra, Hội còn tuyên truyền, vận động hội viên nông dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, đến nay nhiều hộ đã có thu nhập khá và từng bước vươn lên thoát nghèo”
Hội Nông dân huyện Ba Bể hiện có hơn 7.900 hội viên nông dân tham gia sinh hoạt ở 208 chi hội Toàn huyện có 16 xã, thị trấn với việc triển khai sâu rộng phong trào thi đua “ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, hội viên nông dân trên địa bàn huyện đã có nhiều cơ hội, điều kiện tiếp cận với tiến bộ khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào trong sản xuất Hàng năm, có hàng nghìn lượt hội viên nông dân được tham gia các lớp tập huấn
Trang 26chuyển giao khoa học kỹ thuật, tham quan, hội thảo đầu bờ,… nhờ đó mà trình độ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất của hội viên nông dân ngày càng được nâng cao Giữ vai trò chủ lực trong sản xuất nông - lâm nghiệp, Hội Nông dân huyện Ba Bể luôn đóng vai trò nòng cốt trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các cấp hội đã tổ chức hàng nghìn buổi tuyên truyền
về mục đích, ý nghĩa, vai trò trách nhiệm của nông dân trong xây dựng nông thôn mới Qua đó, người nông dân đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động làm mới, bảo dưỡng, sửa chữa hơn 01 km đường giao thông nông thôn, hơn 200 km kênh mương cùng hàng nghìn mét khối đất, xây dựng kè cống thoát nước, hiến hang chục nghìn m2 đất và tài sản hoa màu trên đất để mở đường giao thông nông thôn
Theo Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Hội Nông dân huyện: từ khi triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cấp hội nông dân trong huyện, người nông dân đã biết tập trung vào sản xuất, đầu tư nhiều cho cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao
Vì vậy, số hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn ngày càng tăng, đến nay toàn huyện có 614 hộ nông dân đạt danh hiệu hộ “ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” các cấp, trong đó giỏi cấp Trung ương có 01 hộ, cấp tỉnh 28 hộ, cấp huyện 87 hộ, cấp cơ sở là 498 hộ Việc đẩy mạnh phong trào thi đua “ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” đã góp phần khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, vượt khó để vươn lên làm giàu trong mỗi hội viên nông dân Thông qua phong trào thi đua và những hoạt động thiết thực trong phát triển kinh tế đã đưa tổng sản lượng lương thực có hạt của huyện năm 2013 đạt trên 31 nghìn tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 620kg/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 22,09%
Tham gia xây dựng Nông thôn mới bằng những hoạt động thiết thực hằng ngày, nông dân được coi là lực lượng chính trong phong trào xây dựng nông thôn mới Chương trình mục tiêu quốc gi xây dựng nông thôn mới là chương trình “ của dân,
do dân, vì dân” nhằm xây dựng nông thôn ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Những hoạt động tích cực của các cấp Hội Nông dân trong huyện đã góp phần đáng kể vào chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
Để tiếp tục tham gia có hiệu quả các nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân các cấp cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động theo hướng kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền, vận động với tăng cường các hoạt động
Trang 27hướng dẫn, hỗ trợ, dịch vụ và dạy nghề cho nông dân Kịp thời tổng kết, tôn vinh,
cổ vũ các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, đóng góp xây dựng nông thôn mới để phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả
1.2.1.3 Vai trò của Hội Nông dân huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) trong xây dựng Nông thôn mới
Xây dựng Nông thôn mới là một trong những chương trình hoạt động được các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) quan tâm chú trọng Để thực hiện thành công chương trình này cần sự chung sức của toàn xã hội, trong đó lực lượng nông dân giữ vai trò “ chủ thể” Vì vậy, Hội Nông dân huyện Yên Dũng đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Đặc biệt, Hội đã chủ động, tập trung chỉ đạo các cơ sở hội phát động sâu rộng phong trào thi đua “ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” gắn với xây dựng Nông thôn mới với nhiều nội dung phong phú, thiết thực nhằm góp phần nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người nông dân
Ngay từ đầu năm, các cấp Hội nông dân trong huyện đã phát động và tổ chức cho cán bộ, hội viên đăng ký phấn đấu danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi Toàn huyện có 11.300 hộ nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp Tiếp tục duy trì và phát triển 70 mô hình điểm hộ nông dân
có thu nhập cao (50 - 100 triệu) đồng/năm; vận động, hướng dẫn cán bộ, hội viên nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển mạnh kinh tế trang trại, gia trại; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngành nghề nông thôn Hội Nông dân đã tuyên truyền, vận động hội viên mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương Đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ nông dân như tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tư phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình điểm, phát triển và nhân rộng ở các xã để nông dân áp dụng… Kết quả, đã tổ chức được hơn 200 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật thu hút hơn một nghìn hội viên nông dân Các tiến bộ kỹ thuật như làm mạ trên nền đất cứng có che phủ nilon và chăm sóc lúa, rau màu vụ đông xuân, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm,… đã được nông dân ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đã tạo
ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao đáp ứng được nhu cầu thị trường Hội Nông dân cũng đã cung ứng 900 tấn phân bón NPK chuyên dụng theo phương pháp trả chậm cho nông dân, chỉ đạo thực hiện mô hình trình diễn sử dụng phân bón
Trang 28NPK, qua đó đã thay đổi nhận thức và tập quán của bà con nông dân chuyển từ sử dụng phân đơn sang sử dụng phân đa thành phần chuyên dùng cho từng loại cây Các cấp hội đã vận động hội viên, nông dân giúp đỡ các hội viên nông dân nghèo bằng nhiều hình thức như: giúp đỡ về cây, con giống, khoa học kỹ thuật, nguồn vốn, ngày công lao động, về kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ vật tư nông nghiệp
Trên cơ sở đó, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ làm ăn có hiệu quả, nhất là
mô hình kinh tế trang trại phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng Toàn huyện có 600 trang trại, gia trại cùng hàng trăm ha cây rau màu, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động Những vùng thâm canh tập trung năng suất lúa bình quân đạt
65 - 73 tạ/ha/vụ như ở xã Đức Giang, Tư Mại, Tiến Dũng, Xuân Phú Nhiều điển hình làm kinh tế giỏi như hội viên Nguyễn Văn Sơn ở thôn Minh Đạo xã Tân An chăn nuôi kết hợp giữa lợn, nhím chim bồ câu thu lời trên 100 triệu đồng/năm, chị
Lã Hồng Phương thôn Tân Cương xã Thắng Cương trồng luân canh cây dưa hấu, khoai tây kết hợp nuôi thả cả, chị Bùi Thị Mai ở thôn Nam Phú xã Xuân Phú, chị Nguyễn Thị Tuyết ở thôn Đông Thắng xã Tiến Dũng, Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã làm thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác
Bằng những việc làm thiết thực, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở huyện Yên Dũng đã tác động tích cực làm tăng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, trở thành động lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Qua đó, đã khẳng định rõ hơn vai trò nòng cốt của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương
1.2.1.4 Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) một trong hai huyện đạt chuẩn Nông thôn mới đầu tiên của cả nước
Xuân Lộc, một địa danh được cả nước và thế giới biết đến là “ vùng đất lửa” trong thời chiến tranh với những chiến công hào hùng đã mở tung “ cánh cửa thép” phía đông để tiến vào giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước Với chiến công vang dội ấy, Xuân Lộc xứng đáng được Đảng, Nhà nước ghi nhận và phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân vào năm 1999 Tuy nhiên, trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, Xuân Lộc
có xuất phát điểm thấp, nên việc Đảng bộ và chính quyền, nhân dân huyện sau 5 năm phấn đấu bằng nhiều cách làm đầy sáng tạo, quyết liệt đã dẫn đầu trong xây dựng Nông thôn mới và trợ thành huyện Nông thôn mới đầu tiên của cả nước Mặc
Trang 29dù, sau giải phóng còn gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng Đảng bộ và nhân dân huyện Xuân Lộc tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trong đấu tranh để khắc phục hậu quả chiến tranh, đầu tư phát triển sản xuất Đồng thời, đạt được danh hiệu cao quý Anh Hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới vào năm 2011 là một kỳ tích đáng ghi nhận
Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành, tạo nên kỳ tích của vùng quê nghèo khó đó chính là người nông dân chân lấm tay bùn, họ chính là chủ thể tích cực trong phong trào xây dựng Nông thôn mới
Quá trình xây dựng Nông thôn mới, cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội Nông dân huyện Xuân Lộc đã tích cực vận động bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác Đến nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 37,6 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 3 lần so với năm 2008), tỷ lệ hộ nghèo từ hơn 8% giảm xuống còn 1% Xuân Lộc đã huy động các nguồn lực với số tiền gần 13.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, trong đó nguồn huy động trong dân hơn 8.200 tỷ đồng Chính nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả của các cấp ủy Đảng, sự điều hành linh hoạt, sáng tạo của chính quyền địa phương sự nỗ lực của toàn thể các cơ quan, đơn vị, trong đó có Hội Nông dân và nhân dân trên địa bàn huyện, đến nay Xuân Lộc đã có 100% tỷ lệ đường xóm ấp, đường liên xã, liên huyện được bê tông hóa; tỷ lệ hộ dùng điện đạt gần 100%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 77,6% Người dân Xuân Lộc dã và đang tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng, với ý chí vươn lên không cam chịu đói nghèo, lạc hậu để quyết tâm mở toang “ cánh cửa thép” về xây dựng cuộc sống mới
Hội Nông dân với phong trào nòng cốt là sản xuất kinh doanh giỏi, với tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, hăng say lao động ở Xuân Lộc đã xuất hiện nhiều hộ nông dân tiêu biểu như “vua tiêu”, “vua bắp”,… được cả nước
và thế giới vinh danh, công nhận
Anh nông dân sản xuất giỏi Nguyễn Văn Quỳnh ở ấp Bảo Thị xã Xuân Định chia sẻ: “Từ khi xây dựng Nông thôn mới được đầu tư các công trình đường giao thông nông thôn đã giúp cho bà con rất nhiều trong việc đi lại, giảm chi phí vận chuyển nông sản hàng hóa Ngoài ra, người dân còn có điều kiện tốt để đầu tư phát triển nhiều mô hình kinh tế trang trại” Năm 2009, khi xã Xuân Định phát động phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gia đình anh Quỳnh bắt đầu phá toàn bộ
Trang 30diện tích chôm chôm hiệu quả thấp để trồng chuyên canh sầu riêng Năm 2014, vườn sầu riêng 3 ha (500 gốc) đã cho gia đình anh thu 400 triệu đồng (tăng gấp 3 lần so với trồng chôm chôm)
Bà Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch UBND xã Xuân Định phấn khởi chia sẻ:
“Đến nay trong xã, ngày càng xuất hiện nhiều nông dân sản xuất giỏi và trở thành những “ vua” sầu riêng, hay “ vua” tiêu như nông dân Trần Hữu Thắng” Theo bà Hương, không chỉ có cây sầu riêng ở Xuân Định còn có nhiều mô hình trồng cây ăn trái khác cũng cho lợi nhuận cao Từ đó đã giúp các hộ nông dân trong xã vươn lên thoát nghèo và đạt mức sống khá, giàu Đặc biệt, nhiều hộ dân trước kia khó khăn nhưng nhờ các chính sách của chương trình xây dựng Nông thôn mới hỗ trợ đến nay hầu như đã xóa nghèo
Nông dân Xuân Lộc cũng đã tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
cơ cấu mùa vụ và ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất để hình thành các vùng chuyên canh như: gần 1.570 ha cây xoài; trên 1.870 ha cây hồ tiêu; trên 1.900 ha cây ăn trái đặc sản chất lượng cao như chôm chôm nhãn, chôm chôm thái; sầu riêng R6; xoài cát Hòa Lộc; gần 280 ha cây thanh long, chủ yếu là thanh long ruột đỏ và trên 640
ha cây rau các loại, hầu hết đều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP Trong đó, trên 90% diện tích các loại cây trồng đều sử dụng giống mới
Đặc biệt, Xuân Lộc còn được xem là thủ phủ cây bắp lai với tổng diện tích gieo trồng hằng năm trên 12.000 ha Nhờ địa phương đầu tư mạnh trong việc nâng cấp các tuyên kênh mương nội đồng, đảm bảo phục vụ tưới tiêu nên diện tích bắp đông - xuân ngày càng được người dân mở rộng theo mô hình “ 2 bắp và 1 lúa”, đạt thu nhập hơn 120 triệu đồng/ha/năm Nông dân đang thí điểm mô hình trồng 4 vụ bắp/năm để cung cấp thức ăn phục vụ chăn nuôi Đến nay, Xuân Lộc đã phát triển được 5.540 ha cây hằng năm và gần 12.130 ha cây lâu năm, đạt mức thu nhập từ
120 - 250 triệu đồng/ha/năm
Theo ông Nguyễn Minh Nhật - Bí thư Huyện ủy Xuân Lộc: Để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển ngành nghề nông thôn gắn với thị trường nên đã hình thành sự liên kết giữa nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ; đồng thời tiếp tục nhân rộng thêm các mô hình kinh tế hợp tác và tập trung xây dựng phát triển NTM
Trang 31Ở Xuân Lộc phong trào xã hội hóa làm đường giao thông nông thôn không chỉ phát triển rộng khắp mà còn nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành của các tầng lớp nhân dân, từ việc đóng góp tiền của, công lao động đến việc hiến đất làm đường Trong số trên 12.700 tỷ đồng được huyện Xuân Lộc sử dụng xây dựng Nông thôn mới từ năm 2009 đến nay, ngân sách của địa phương đầu tư khoảng 1.635 tỷ đồng, còn lại trên 11.000 tỷ đồng là do người dân và Doanh nghiệp đóng góp Trong đầu
tư đường giao thông nông thôn, các tuyến đường do huyện quản lý đạt tỷ lệ nhựa hóa gần 90%; đường liên xã đạt trên 99,5% và đường ấp, ngõ xóm, trục chính nội đồng được cứng hóa 100%
Bà Nguyễn Thị Cát Tiên - Phó Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc cho biết: Sau khi đạt các tiêu chí Nông thôn mới, Xuân Lộc đã xây dựng ngay bộ tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Cụ thể: đường giao thông làm xong đến đâu địa phương
đã vận động nhân dân đóng góp làm hệ thống chiếu sáng trên tất cả các tuyến đường trong khu vực dân cư do xã quản lý Đến nay, các xã đã lắp đặt được 383/481 km đường dây điện với 9.458 bóng đèn với tổng vốn do dân đóng góp gần
5 tỷ đồng Bên cạnh đó, huyện còn vận động, khuyến khích 100% hộ dân sinh sống dọc các tuyến đường đăng ký thực hiện thu gom rác thải đúng quy định, bảo đảm tiêu chí nâng cao “ sáng, xanh, sạch, đẹp”
1.2.1.5 Vai trò của Hội Nông dân huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) trong xây dựng Nông thôn mới
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Đông Triều, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh; Hội Nông dân huyện Đông Triều luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao hàng năm được UBND huyện, tỉnh tặng bằng khen Hội Nông dân huyện đã luôn tổ chức tốt các phong trào lớn của Hội như Phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, phong trào thi đua Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới, phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng an ninh góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới huyện Đông Triều về đích năm 2014 và huyện Đông Triều trở thành thị xã vào năm 2015
Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về “xây dựng nông thôn mới” đến năm 2020; Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 21/12/2010 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện “Về
việc xây dựng nông thôn mới huyện Đông Triều đến năm 2020” và Căn cứ chương
Trang 32trình hành động số 16/CTr-HND ngày 11/01/2011 của Ban Chấp hành Hội Nông
dân tỉnh Quảng Ninh “Về xây dựng nông thôn mới” Hội Nông dân huyện Đông
Triều đã xây dựng Chương trình hành động số 18-CTr/HNDH ngày 28/02/2011 về
“Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện Đông Triều về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020” và tổ chức Hội nghị quán triệt, chỉ đạo thực
hiện các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới đến các đồng chí trong Ban Chấp hành, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Nông dân các xã, thị trấn; Chỉ đạo 100% Hội Nông dân các cơ sở tổ chức học tập, quán triệt trong cán bộ, hội viên nông dân và chỉ đạo các cơ sở Hội xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết về việc xây dựng NTM đảm bảo phù hợp với điều kiện của Hội
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân phát triển sản xuất, tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng-xã hội nông thôn, phát triển văn hóa xã hội, bảo
vệ môi trường nông thôn, tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền trong sạch, vững mạnh Đồng thời, Nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nông dân trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình xây dưng Nông thôn mới; phản ánh, đề xuất kịp thời với Đảng, Nhà nước và huyện về những vấn đề có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn góp phần giải quyết những tâm tư, vướng mắc của hội viên, nông dân
Với nhiều hình thức tuyên truyền như: Phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông của huyện, xã, thị trấn như: Đài truyền Thanh truyền hình huyện, Cổng thông tin điện tử, hệ thống loa truyền thanh các xã, thị trấn…Tuyên truyền thông qua các Hội nghị chuyên đề, hội nghị đầu bờ, hội thảo, tọa đàm, đối thoại, các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội Tuyên truyền qua các ấn phẩm như: Báo nông thôn ngày nay đã cấp cho mỗi Chi hội một số báo Nông thôn ngày nay với 183 tờ báo mỗi ngày Các cơ sở Hội, Chi hội đã tổ chức cho cán bộ, hội viên đọc và làm theo Báo Hội, tuyên truyền các tạp chí, áp phích, tờ rơi, tờ gấp, tài liệu, đĩa CD, tài liệu Nông thôn mới…Tuyên truyền sân khấu hóa: năm 2011 Hội Nông dân đã phối
hợp với UBND huyện tổ chức Hội thi “Nhà nông đua tài lần thứ III” từ huyện đến
cơ sở Ngoài ra còn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở vận động hội viên tham gia hội diễn, văn nghệ, thơ, ca, hò, vè…Tuyên truyền qua các gương điển hình tiêu biểu để tạo sự lan tỏa trong phong trào xây dựng NTM
Từ công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao nhận thức chính trị, sự đồng thuận của cán bộ, hội viên, nông dân trong thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Ban
Trang 33Chấp hành Đảng bộ huyện về xây dựng Nông thôn mới và các tiêu chí về xây dựng nông thôn của huyện Đông Triều
Kết quả: đến hết năm 2014 đã có 17/19 xã đạt chuẩn nông thôn mới Đặc
biệt, đã có một số kết quả nội bật về chương trình xây dựng nông thôn mới như: Năm 2010 có 14.898 hộ nông dân đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, kết quả
có 13.232 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp; năm 2013 đã có
17.360 hộ đăng ký, kết quả có 16.816 hộ đạt sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, tăng
133,8% Năm 2014 có 15,957 hộ đăng ký, kết quả có 9.798 hộ đạt (Kết quả giảm
do tiêu chí thu nhập đạt danh hiệu hộ SXKDG các cấp tăng gần gấp 3 lần so với tiêu chí cũ) Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình nông dân, tỷ lệ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở các mô hình kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp, mô hình kinh tế trang trại, gia trại xuất hiện ngày càng nhiều, tiêu biểu như mô hình Cam Canh, Bưởi Diễn với 7,0 ha ở xã Việt Dân cho thu nhập đạt 250 -300 triệu đồng/ha, mô hình trồng Thanh Long ruột đỏ cho thu nhập đạt 180 -200 triệu đồng/ha, mô hình trồng Na dai trên địa bàn huyện với diện tích trên 800 ha cho thu nhập bình quân từ 160 -180 triệu đồng/ ha; tiêu biểu trên các lĩnh vực về trồng trọt tiêu biểu như hộ gia đình ông Dương Văn Ký - thôn An Biên,
xã Thủy An, với diện tích 4 ha trồng Na dai, Cam đường canh, bước đầu cho thu nhập trên 600 triệu đồng/năm; ông Nguyễn Văn Đĩnh - thôn Tân Thành, xã Việt Dân trồng Na dai và cây phật thủ cho thu nhập trên 450 triệu đồng/năm; bà Nguyễn Thị Quý - thôn Thọ Tràng, xã Yên Thọ trồng 3 ha rau an toàn, cho thu nhập đạt trên
450 triệu đồng/năm; về chăn nuôi lợn như hộ gia đình ông Lê Đình Lộ - thôn Trại Lốc, xã An Sinh; ông Vi Sòi Thắng - thôn Trung Lương, xã Tràng Lương; ông Nguyễn Trọng Cường - thôn Ninh Bình, xã Bình Khê; ông Nguyễn Văn Phúc - thôn Trại Dọc, xã Bình Khê; tiêu biểu về chăn nuôi bò như hộ gia đình ông Nguyễn Văn Huy thôn Quảng Mản xã Bình Khê, tiêu biểu về chăn nuôi gà như
hộ gia đình ông Nguyễn Đình Cảng - xã Hồng Thái Đông…; Để nông dân có kiến thức, có điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, áp dụng KHKT vào sản xuất, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu giống, vật nuôi, cây trồng, tăng giá trị sản phẩm và đầu
tư vốn vay có hiệu quả, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn, Liên minh HTX và Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh tỉnh tổ chức 1.125 lớp tập huấn chuyển giao KHKT vào sản xuất cho 78.564 lượt người; chỉ đạo xây dựng các mô hình thí điểm giống cây, con mới có hiệu quả kinh tế cao; đưa cơ giới hoá
Trang 34vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm
Tổ chức cho 625 lượt cán bộ, hội viên đi thăm quan mô hình kinh tế ở trong và ngoài huyện
Đặc biệt là, vụ xuân năm 2012 huyện Hội đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp
&PTNT vận động nhân dân chuyển đổi 188,7 ha giống lúa QR1 và QR2 tại 14 xã; Vụ mùa đã vận động chuyển đổi cấy giống lúa QR1 là 569,5 ha Xây dựng Mô hình Cam V2 tại các xã Bình Khê, An Sinh huyện Hội đã phối hợp vận động bà con nông dân triển khai thực hiện được xấp xỉ 30 ha tại 3 xã Bình Khê, An Sinh và Tràng Lương;
Phối hợp với các Ngân hàng và nguồn quỹ đẩy mạnh vay vốn đầu tư phát triển sản xuất trong nông dân, dư nợ tính đến ngày 31/12/2014 là trên 105 tỷ đồng Trong đó: Nguồn Ngân hàng Chính sách xã hội: trên 91 tỷ đồng, thông qua 137 tổ vay vốn; số khách hàng 6.480; phối hợp với Ngân hàng Nông Nghiệp&PTNT Mạo Khê thẩm định cho vay vốn sản xuất theo Nghị định 41/NĐ-CP là 5,542 tỷ đồng cho 92 hộ; phối hợp với Ngân hàng SacomBank đến ngày 30/10/2014 đã giải ngân được 07 hộ vay, với số tiền 1,95 tỷ đồng; Nguồn vốn giải quyết việc làm 330 triệu đồng đối với mô hình trồng rau an toàn xã Yên Thọ, mô hình Nuôi bò sinh sản (Xuân Sơn); nguồn vốn vay Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương, tỉnh, huyện (trên 2 tỷ đồng) phục vụ dự án nuôi tôm thẻ chân trắng (Hồng Thái Đông), trồng rau an toàn (HTX Hoa Phong), mô hình trồng rau thanh long ruột đỏ (Bình Khê), mô hình nuôi gà thả vườn đồi (Nguyễn Huệ), mô hình khoanh vùng và bảo tồn Rươi-Cáy xã Xuân Sơn; thực hiện chương trình phân bón trả chậm trên 5 tỷ đồng Nhìn chung, việc quản lý các nguồn vốn, quỹ cho nông dân vay đều đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, đời sống nông dân từng bước được nâng lên
Trong vụ mùa và cây vụ đông năm 2013 đã đưa được trên 160 tấn phân bón trả chậm các loại để các hộ chăm bón lúa và rau màu các loại đến năm 2014 đã được trên
800 tấn phân bón các loại
Với tình thần “Tương thân, tương ái” hàng năm Hội Nông dân huyện đã chỉ
đạo các cấp Hội vận động cán bộ, hội viên, phân công hộ giầu, hộ SXKD giỏi giúp
đỡ hộ nghèo Từ năm 2010-2014 các cấp Hội đã vận động giúp đỡ được 558 hộ, với
số tiền trên 400 triệu đồng và 6.450 kg thóc giống, 2.315 ngày công lao động và 2.162 cây, con giống Với những kết quả giúp đỡ trên, các cấp Hội đã trực tiếp giúp
đỡ nhiều hộ thoát nghèo, đến nay đã có nhiều hộ trở thành hộ khá và hộ giàu Trong
5 năm (2010-2014) đã giúp đỡ được 233 hộ thoát nghèo bền vững
Trang 35Tiếp tục duy trì và hướng dẫn xây dựng mới được 27 các tổ hợp tác Phối hợp với Sở NN&PTNT, UBND huyện Đông Triều hoàn thiện đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cá nhân cho Cam đường canh của trang trại ông Dương Văn Ký (xã Thủy An) và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cá nhân cho trang trại Rươi Cáy của bà Nguyễn Thị Chúc (xã Xuân Sơn)
Hàng năm, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo các cơ sở Hội xây dựng mỗi cơ sở
từ 1- 2 mô hình Tích cực vận động cán bộ, hội viên triển khai thực hiện Đề án đẩy nhanh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, dự án sản xuất rau an toàn và hoa, chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vận động nhân dân hiến, đổi đất Tập trung triển khai có hiệu quả chương trình kiên cố hóa kênh mương nội đồng và đường giao thông nông thôn như tham gia làm mới và tu bổ đường giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng
Năm 2014, Hội Nông dân huyện phối hợp với xã Hưng Đạo tập trung chỉ
đạo xây dựng “Làng nông thôn mới tiêu biểu sáng - xanh - sạch đẹp” tại 4 thôn Mễ
Xá 2, Mễ Xá 1, Mễ Xá 3, Thủ Dương; Hội Nông dân huyện đã hỗ trợ một phần về kinh phí là 19 triệu đồng để các thôn thực hiện một tiêu chí cụ thể của thôn như đối với thôn Mễ Xá 2, huyện Hội hỗ trợ 10 triệu đồng làm sân nhà văn hóa thôn; đối với thôn Mễ xá 3 hỗ trợ hệ thống quạt treo tường; với thôn Mễ Xá 1 hỗ trợ để làm
hệ thống các biển hiệu tuyên truyền và thiết chế nhà văn hóa của thôn; đối với thôn Thủ Dương hỗ trợ 1 phần tiền giống cây vụ đông để xây dựng canh đồng trồng cây
vụ Đông 2 ha Đến nay, thôn Mễ Xá 2 đã đạt chuẩn và đề nghị UBND tỉnh khen thưởng; 3 thôn Mễ Xá 1, Mễ Xá 3, Thủ Dương đã hoàn thành các tiêu chí về thôn đạt chuẩn nông thôn mới
Phối với Đảng ủy, chính quyền xã Hồng Phong ra quân làm vệ sinh môi trường
và trồng cây xanh dọc tuyến đường 18A vào ngày thứ 7 của tuần tháng tại đơn vị
Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá
khu dân cư” Trong năm 5 qua, các cấp Hội đã tổ chức cho hội viên đăng ký phấn
đấu gia đình văn hoá, hàng năm bình xét và được công nhận gia đình văn hoá Kết quả cụ thể như sau năm 2010 có 16.880 hộ đăng ký hộ gia đình đăng ký phấn đấu gia đình văn hoá, trong năm đạt 15.645 hộ; đến năm 2014 đã tổ chức cho 17.366 hộ đăng ký gia đình văn hoá; bình xét có 17.312 hộ (đạt 99,97%) được công nhận gia đình nông dân văn hóa
Trang 36Chỉ đạo 21/21 cơ sở Hội phối hợp với UBND cùng cấp triển khai thực hiện
chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đến nay đã có 21/21 xã đăng ký sản phẩm
Kết quả, sau 04 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân huyện đã góp phần tích cực đưa huyện Đồng Triều
về đích và ngày 21/4/2015 huyện đã được Thủ Tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới
1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra sau nghiên cứu về vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phương
Thực tiễn cho thấy, ở đâu có sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, của Cấp ủy, sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền, sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể và sự hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân thì nhất định ở đó phong trào thi đua xây dựng Nông thôn mới sẽ mang lại hiệu quả thiết thực; cán bộ phải giúp cho người nông dân nhận ra lợi ích của chương trình xây dựng NTM là vì chính bản thân của người nông dân, từ đó người dân tự nguyện tham gia tích cực và chắc chắn chương trình xây dựng Nông thôn mới sẽ thành công
Phát huy vai trò của tổ chức Hội trong phong trào thi đua “cả nước chung
tay xây dựng Nông thôn mới”, các cấp hội chủ động, tích cực, sáng tạo gắn phong
trào nông dân với xây dựng Nông thôn mới; xác định rõ việc tham gia xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài của tổ chức Hội Do đó, phải thường xuyên xây dựng củng cố tổ chức hội vững mạnh; chú trọng công tác tuyên truyền với vận động sâu rộng đến cán bộ hội viên nông dân với nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với tập quán sinh hoạt, sản xuất của đồng bào ở từng vùng miền địa phương Tập trung xây dựng các mô hình điểm, cá nhân điển hình là tấm gương cho cán bộ hội viên nông dân học tập; đồng thời, trực tiếp tổ chức và tham gia phối hợp tổ chức nhiều chương trình, dự án phát triển sản xuất, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tham gia thực hiện; tổ chức các hoạt động hỗ trợ, vay vốn, tư vấn, giúp đỡ người nông dân từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ Tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, cây cối, hoa màu, đóng góp tiền của, ngày công lao động xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Tích cực vận động cán bộ hội viên nông dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đăng ký xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa, thôn văn hóa Tham gia các hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội
Trang 37“…Việc thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
Nông thôn mới trên địa bàn nông thôn chính là cụ thể hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trên địa bàn nông thôn, là thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trên địa bàn nông thôn và cũng là nội dung cụ thể của tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn nông thôn…” - (trích phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, tại lễ trao
bằng công nhận nông thôn mới cho huyện Xuân lộc và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai)
Trang 38Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Kết quả xây dựng Nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ so với mục tiêu đề ra ?
- Vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới được thể hiện như thế nào ?
- Những kết quả mà Hội Nông dân đã phát huy được vai trò của mình trong xây dựng Nông thôn mới?
- Bài học kinh nghiệm gì về vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới?
- Giải pháp nào nhằm không ngừng nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ?
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu đã công bố:
Cơ sở lý luận của đề tài, các
số liệu dẫn chứng về phát huy
vai trò của Hội Nông dân có
tích chất điển hình ở một số
huyện trong và ngoài tỉnh
Các nghiên cứu gần đây có
liên quan và được tiến hành
+ Các tài liệu từ các website
+ Các luận văn, báo cáo liên quan đến
đề tài nghiên cứu
+ Thư viện Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh, ĐH Thái Nguyên
+ Mạng Internet
Số liệu về tình hình chung của
huyện Ba Chẽ và các đơn vị
nghiên cứu điểm, tình hình
xây dựng Nông thôn mới của
huyện, vai trò của Hội Nông
dân trong xây dựng Nông
thôn mới ở huyện
+ Báo cáo kết quả tình hình kinh tế -
xã hội của huyện qua các năm
+ Tình hình phát triển của ngành nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ của huyện
+ Niêm giám thống kê của huyện Ba Chẽ
+ Các báo cáo về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn
+ Các báo cáo của Hội Nông dân trong phong trào xây dựng Nông thôn mới
+ Báo cáo thu - chi ngân sách hàng năm
+ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ba Chẽ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030
+ UBND huyện, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài chính - kế hoạch, phòng thống kê huyện
+ Hội Nông dân huyện + Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện
+ Ban Quản lý dự án huyện + Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh
+ Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh
Trang 39Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố:
+ Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung
và địa điểm dự kiến thu thập
+ Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin
+ Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp
+ Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thông tin mới (số liệu sơ cấp)
+ Tiến hành điều tra, khảo sát thực tế ở địa phương
+ Có hai bước điều tra thu thập số liệu sơ cấp:
Bước 1: chọn mẫu điển hình
Số xã chọn điển hình, gồm 3 xã: Lương Mông, Thanh Sơn và Đồn Đạc
Mỗi xã chọn 2 thôn, cụ thể: thôn Xóm mới và thôn Đồng Giảng B của xã
Lương Mông, thôn Khe Pụt trong và thôn Khe Lọng ngoài của xã Thanh Sơn, thôn Làng Mô và thôn Pắc Cáy của xã Đồn Đạc
Bước 2: Chọn mẫu ngẫu nhiên
Chọn 6 thôn thuộc 3 xã, mỗi thôn chọn 30 hộ, tổng số hộ điều tra khảo sát 6 thôn là 180 hộ
Để thực hiện nhiệm vụ điều tra, khảo sát thực tế theo mẫu ngẫu nhiên cần: Thiết kế phiếu điều tra cho 180 hộ trên; thiết kế các câu hỏi phỏng vấn cán bộ hội
và các chủ hộ nông dân, những người có liên quan trong hộ gia đình Trong đó, số lượng người được chọn để phỏng vấn là 30 cán bộ, 70 hộ hội viên nông dân, bởi đây là những người trực tiếp tham gia và được hưởng lợi từ các hoạt động của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới
Việc thiết kế phiếu điều tra và câu hỏi phỏng vấn tập trung vào các nội dung, các mục tiêu nghiên cứu để lựa chọn các tiêu chí trong phiếu điều tra cũng như các câu hỏi cần phỏng vấn có liên quan chặt chẽ, mật thiết, trực tiếp đến vai trò của Hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ Những thông tin cơ bản của người được phỏng vấn là: họ tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, …; những hiểu biết của hộ về nông thôn mới; sự tham gia của họ trong xây dựng nông thôn mới; những ý kiến của họ về hoạt động, vai trò của Hội Nông dân trong thời gian vừa qua, cũng như những nhu cầu của họ trong thời gian tới; hiệu quả từ việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương…
- Lựa chọn các đối tượng là cán bộ lãnh đạo Hội Nông dân cấp xã, chỉ hội trưởng nông dân, hội viên nòng cốt và hội viên trung bình Nội dung điều tra: về
Trang 40nhận thức, vai trò, trách nhiệm, sự tham gia của các cán bộ, hội viên trong phong trào xây dựng nông thôn mới như: Hội họp, bàn bạc ra quyết định, đóng góp ý kiến, đóng góp tài chính, ngày công lao động, đóng góp đất đai, vật tư, tham gia quản lý, giám sát, đánh giá Để xây dựng nông thôn mới được tốt hơn trong thời gian tới và biết được những khó khăn, ưu điểm, tồn tại của Hội Nông dân trong tổ chức tuyên truyền, vận động, giúp đỡ hội viên xây dựng Nông thôn mới
Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, những người đứng đầu tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể Qua đó, thu thập được thông tin cơ bản về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động cũng như vai trò của Hội Nông dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ
- Phỏng vấn KIP: Đại diện các tổ chức được điều tra dựa theo trình độ chuyên môn, tính tập thể (số lượng), quản lý, tham gia,…
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi được thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau Số điều tra được phân tổ và xử lý trên máy tính để tổng hợp và hệ thống hóa những tiêu thức cần thiết cùng với việc sử dụng các con số tuyệt đối, tương đối
và bình quân để phản ánh và đánh giá vấn đề nghiên cứu
2.2.3 Phương pháp chuyên gia
Thu thập thông tin, tham khảo ý kiến từ UBND, Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Chẽ, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài Chính - Kế hoạch huyện, các Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã trong huyện Ba Chẽ Đồng thời, tham khảo ý kiến hướng dẫn về chuyên môn trong quá trình tiến hành nghiên cứu từ phía các thầy, cô giáo tại trường
2.2.4 Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng
kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để phân tích tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; phân tích, đánh giá vai trò của Hội Nông dân cũng như những khó khăn hạn chế đối với vai trò của Hội trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong từng điều kiện, trường hợp cụ thể về vấn đề đó