1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý dự án xây dựng đối với các công trình đặc thù thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh

149 148 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 3,02 MB

Nội dung

26 Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN YÊN.... Thực

Trang 1

HOÀNG MAI KIM ANH

QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Ngành: Quản lý kinh tế

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 2

HOÀNG MAI KIM ANH

QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGUYỄN DUY DŨNG

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng bảnthân Toàn bộ quá trình nghiên cứu được tiến hành một cách khoa học, các sốliệu, kết quả trình bày trong luận văn là chính xác, trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bất cứ công trình nào khác Các số liệu trích dẫn trongquá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 02 năm 2019

Tác giả luận văn Hoàng Mai Kim Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu

lý luận và tích lũy kinh nghiệm thực tế của tác giả Những kiến thức mà thầy

cô giáo truyền thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốtquá trình thực hiện luận văn này

Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Duy Dũng

tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài "Quản lý dự án đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh", nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc

đối tới PGS.TS Nguyễn Duy Dũng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôihoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Kinh tế, Phòng Quản

lý Đào tạo sau đại học Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, đãgiúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND huyện và Banquản lý dự án đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựngNTM huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp số liệu, tư liệu kháchquan, chính xác giúp tôi đưa ra những phân tích đúng đắn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã giúp đỡ tôi lúc khókhăn, vất vả để hoàn thành luận văn Tôi xin cảm ơn bạn bè đồng nghiệp đãđộng viên tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp những ý kiến quý báu để giúptôi hoàn thành luận văn này

Thái Nguyên, tháng 02 năm 2019

Tác giả luận văn Hoàng Mai Kim Anh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa khoa học của luận văn 4

5 Kết cấu của luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 5

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM 5

1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về dự án đầu tư xây dựng 5

1.1.2 Một số vấn đề cơ bản về NTM 8

1.1.3 Quản lý dự án xây dựng đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM 11

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án xây dựng đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM 16

1.2 Kinh nghiệm về quản lý dự án xây dựng đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM 18

1.2.1 Kinh nghiệm của một số địa phương 18

1.2.2 Bài học rút ra cho huyện Tiên Yên 21

Trang 6

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 22

2.2 Phương pháp nghiên cứu 22

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 22

2.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 26

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 26

2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 26

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN YÊN 28

3.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên trong thực hiện chương trình xây dựng NTM 28

3.1.1 Khái quát về huyện Tiên Yên 28

3.1.2 Khái quát về các dự án xây dựng đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM của huyện Tiên Yên 33

3.2 Thực trạng công tác quản lý dự án xây dựng đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tiên Yên 35

3.2.1 Lựa chọn công trình đầu tư 35

3.2.2 Lập và thẩm định và phê duyệt hồ sơ xây dựng công trình 38

3.2.3 Quản lý thực hiện dự án 44

3.2.4 Nghiệm thu, bàn giao, quản lý khai thác công trình 50

3.2.5 Thanh quyết toán công trình 51

3.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án xây dựng đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tiên Yên 57

3.3.1 Nhân tố khách quan 57

3.3.2 Nhân tố chủ quan 60

Trang 7

3.4 Đánh giá chung về công tác quản lý dự án đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM hiện đang thực hiện trên địa bàn huyện

Tiên Yên 71

3.4.1 Các kết quả đạt được 71

3.4.2 Các tồn tại, hạn chế 74

3.4.3 Nguyên nhân của các tồn tại 76

Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN YÊN 78

4.1 Xác định chiến lược đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc chương trình xây dựng NTM của huyện Tiên Yên trong thời gian tới 78

4.2 Quan điểm và định hướng tăng cường quản lý dự án xây dựng đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM huyện Tiên Yên 79

4.3 Giải pháp tăng cường quản lý dự án xây dựng đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tiên Yên 80

4.3.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án 80

4.3.2 Hoàn thiện, bổ sung thêm các thiết kế mẫu phù hợp với đặc điểm của nhiều loại công trình thuộc CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tiên Yên 81

4.3.3 Nâng cao chất lượng công tác giám sát quá trình thi công 82

4.3.4 Hoàn thiện công tác lập hồ sơ thanh toán, quyết toán gửi kho bạc nhà nước 84

4.3.5 Nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động 85

4.3.6 Tăng cường huy động mọi nguồn lực để phục vụ cho công tác quản lý dự án các công trình đặc thù 87

4.3.7 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG qua KBNN huyện Tiên Yên 89

Trang 8

4.4 Một số kiến nghị 90

4.4.1 Đối với các cơ quan Nhà nước có liên quan 90

4.4.2 Đối với tỉnh Quảng Ninh và Ban Xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh 91

4.4.3 Đối với huyện Tiên Yên, các xã trong huyện và Ban Xây dựng NTM huyện Tiên Yên 91

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC 97

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Hình.1: Sơ đồ các giai đoạn quản lý dự án đầu tư 13Bảng 2.1 Thang đánh giá Likert 25Bảng 3.1: Kế hoạch các xã đạt NTM giai đoạn 2016-2020 huyện Tiên Yên 33

Bảng 3.2 Tổng hợp số lượng và tổng mức đầu tư các dự án, công trình

đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM khởi công mớinăm 2018 theo Quyết định số 5515/QĐ-UBND ngày23/10/2017 37Bảng 3.3 Tổng hợp số lượng các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về

xây dựng NTM được phê duyệt sử dụng và không sử dụngthiết kế mẫu giai đoạn 2016-2018 40Bảng 3.4 Tổng hợp Kết quả tổ chức họp, thống nhất và hoàn chỉnh dự

toán các dự án, công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xâydựng NTM giai đoạn 2016-2018 41Bảng 3.5 Tổng hợp số lượng các dự án, công trình đặc thù thuộc

CTMTQG về xây dựng NTM được thẩm định dự toán giaiđoạn 2016-2018 43Bảng 3.6 Tổng hợp giá trị thẩm định các dự án, công trình đặc thù thuộc

CTMTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2016-2018 44Bảng 3.7 Tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án, công trình đặc

thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM năm 2018 46Bảng 3.8 Tổng hợp tiến độ thực hiện các dự án, công trình đặc thù thuộc

CTMTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2016-2018 49Bảng 3.9 Tổng hợp kết quả thẩm tra các công trình đặc thù thuộc CTMTQG

về xây dựng NTM giai đoạn 2016 -2017 của tổ thẩm tra quyết toán 56

Bảng 3.10 Tổng hợp tiến độ trình hồ sơ quyết toán các dự án, công trình đặc

thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2016-2018 56

Trang 11

Bảng 3.11: Bảng đánh giá về năng lực, kiến thức, kinh nghiệm của cán

bộ quản lý dự án huyện Tiên Yên 60Bảng 3.12: Biểu tổng hợp đánh giá tiêu chí xây dựng NTM đến tháng 12

năm 2018 65Bảng 3.13: Bảng đánh giá về công tác điều tra, khảo sát, đánh giá thực

trạng theo 19 tiêu chí NTM của huyện Tiên Yên 65Bảng 3.14: Bảng đánh giá công tác lựa chọn dự án, lập kế hoạch, kiểm

soát hồ sơ dự án và lựa chọn nhà thầu thực hiện 67Bảng 3.15: Bảng đánh giá công tác lập hồ sơ thanh toán, quyết toán gửi

kho bạc Nhà nước huyện Tiên Yên 68Bảng 3.16: Bảng đánh giá công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG tại

huyện Tiên Yên 70

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh là một huyện miền núi thuộc khuvực miền Đông của tỉnh và là một đầu mối giao thông giữa vùng Đông Bắchiểm yếu luôn có vị trí quan trong về kinh tế quốc phòng Huyện có 11 xã và

01 thị trấn với diện tích 64.789 ha đứng thứ hai sau huyện Hoành Bồ Tàinguyên thiên nhiên lớn nhất của huyện là đất rừng chiếm 29.330ha (trong đó2/3 là rừng tự nhiên), đất nông nghiệp chiếm hơn 3000ha và vùng cửa sôngven biển rộng 1.163ha có thể nuôi trồng thủy sản Chính vì vậy các năm gầnđây huyện đã từng bước cố gắng tích cực về phát triển kinh tế - xã hội; đặcbiệt là hệ thống hạ tầng cơ sở được đẩy mạnh đầu tư và rất được chú trọng.Việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các công trình đặc thù thuộc CTMTQG vềxây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện naycủa huyện Nhiều dự án đầu tư đã hoàn thành và từng bước phát huy hiệu quả,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện từng bước đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân

Do là một huyện miền núi nên đa phần các công trình đầu tư xây dựngphần lớn tại các xã vùng cao nên việc quản lý dự án đầu tư xây dựng đối vớicác công trình là rất quan trọng Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng tại 3 nămgần đây trung bình là 263 tỷ/năm, nhưng số vốn để thực hiện và phát triển chochương trình NTM tại các xã là rất nhỏ trung bình là 5.8 tỷ/năm Chính vì vậyviệc nhân dân tham gia hưởng ứng xây dựng các công trình đặc thù thuộcCTMTQG về xây dựng NTM bằng những hành động cụ thể như: hiến đất,góp công đã phần nào giải quyết được nhu cầu về vốn, nâng cao ý thức vàtrách nhiệm của mỗi người dân trong sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung

và của huyện Tiên Yên nói riêng

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng các công trình

cơ sở hạ tầng thuộc CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn nảy sinh nhiều

Trang 13

vấn đề Hiện nay huyện Tiên Yên có nhiều dân tộc sinh sống (người Kinhchiếm 50.2%, Dao 22.6%, Tày 14.6%, Sán Chay 8.1%, Sán Dìu 3.6% ) mỗidân tộc có phong tục tập quán khác nhau, nên các dự án thường được đầu tưkhông đồng bộ dẫn đến hiệu quả sử dụng chưa cao Quản lý dự án, giám sátcác công trình chưa đạt kết quả như mong muốn, công tác quản lý vẫn cònnhững tồn tại bất cập đó là tiến độ thi công kéo dài, chất lượng công trìnhchưa đảm bảo, các hình thức và phương pháp quản lý còn lỏng lẻo chưa chặtchẽ.

Vì vậy, cùng với quá trình thực hiện phải tìm hiểu vướng mắc, khókhăn bất cập để từng bước hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng tại địaphương phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn vật liệu sẵn có, phong tục tậpquán, trình độ dân trí của địa phương, nâng cao hiệu quả đầu tư cho côngtrình… Đây là những vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay và trong thời gian tới ởHuyện Tiên Yên Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, bản thân tôi mong muốnchia sẻ những ý kiến trao đổi, kiến nghị nhằm hỗ trợ cho việc quản lý dự ánxây dựng đối với công trình đặc thù được thực hiện hiệu quả hơn, góp phần

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: "Quản lý

dự án đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh" làm nội dung nghiên cứu

của luận văn cao học

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích và làm rõ một số nội dung lý luận, thực tiễn vàđánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đối với các công trình đặc thùthuộc CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh QuảngNinh nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý các dự án đạt hiệu quảcao trong thời gian tới

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý dự ánđối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM

Trang 14

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đối với các công trình đặcthù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnhQuảng Ninh.

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đối với cáccông trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyệnTiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án đối với cáccông trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyệnTiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Là công tác quản lý dự án đầu tư đối với các công trình đặc thù thuộcCTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

dự toán, tổ chức quản lý chất lượng, thi công và nghiệm thu, thanh quyết toáncông trình Trong đó tập trung chủ yếu thu thập số liệu năm 2018, năm 2016

và 2017 chỉ tổng hợp số liệu một số nội dung quan trọng để phân tích, đánhgiá Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý các dự án đầu

Trang 15

tư đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM giaiđoạn 2019-2025.

4 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Luận văn là một công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễnthiết thực, là tài liệu giúp huyện Tiên Yên thực hiện tốt công tác quản lý dự ánđối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM trên địabàn huyện

Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống thực trạng công tácquản lý dự án xây dựng đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG vềxây dựng NTM trên địa bàn huyện Tiên Yên Từ đó, đánh giá những kết quảđạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chếtrong công tác quản lý dự án xây dựng đối với các công trình đặc thù thuộcCTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tiên Yên làm căn cứ, cơ sở

để đề những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý dự án đốivới các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM Vì vậy, luânvăn có ý nghĩa thiết thực trong việc phát triển của huyện và các địa phươngkhác có điều kiện tương tự

5 Kết cấu của luận văn

Luận văn được chia làm 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án xây dựng đối

với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng công tác quản lý dự án xây dựng đối với các

công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyệnTiên Yên

Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án xây dựng đối

với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bànhuyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM

1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về dự án đầu tư xây dựng

1.1.1.1 Khái niệm

Theo khoản 15 Điều 3 - Luật Xây dựng 2014 định nghĩa: "Dự án đầu tưxây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiếnhành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xâydựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm,dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tưxây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu

tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh

tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng" [7]

Từ định nghĩa trên có thể hiểu dự án đầu tư xây dựng bao gồm haiphần: phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở và dự án đầu tư xây dựng khácvới các loại dự án khác là do các dự án này tư bắt buộc có liên quan đến côngtác xây dựng, dù tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư của phần xây dựng có rất nhỏ

1.1.1.2 Nguyên tắc và yêu cầu cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng

Để đảm bảo việc thực hiện các dựa án đầu tư xây dựng đạt hiệu quảcác, các tổ chức, cá nhân khi thực hiện dự án phải tuân thủ các nguyên tắc(Điều 3 - Luật Xây dựng 2014) sau:

- "Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệcảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểmvăn hóa của từng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kếthợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biếnđổi khí hậu"

Trang 17

- "Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảmđúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng".

- "Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về

sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuậnlợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình côngcộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thôngtin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng"

- "Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏecon người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường"

- "Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với cáccông trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội"

- "Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ cácđiều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình xây dựng vàcông việc theo quy định của Luật này"

- "Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chốngtham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tưxây dựng"

- "Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xâydựng với chức năng quản lý của chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn

sử dụng" [7]

Bên cạnh các nguyên tắc được quy định cụ thể trong Luật Xây dựng

2014, khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, các tổ chức, cá nhân còn phảiđáp ứng các yêu cầu cơ bản sau, không phân biệt nguồn vốn được sử dụngtrong dự án:

- Dự án đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch

và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng

- Dự án đầu tư xây dựng phải có phương án công nghệ và phương ánthiết kế xây dựng phù hợp

Trang 18

- Dự án đầu tư xây dựng phải bảo đảm chất lượng, an toàn trong xâydựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo

vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

- Dự án đầu tư xây dựng phải bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự

án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

- Dự án đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định khác của pháp luật cóliên quan

1.1.1.3 Các giai đoạn hình thành dự án đầu tư xây dựng

Việc thực hiện một dự án đầu tư xây dựng bao gồm 3 giai đoạn sau:

- Giai đoạn chuẩn bị dự án: Đây là giai đoạn đầu tiên để chuẩn bị choviệc thực hiện dự án Giai đoạn này thường bao gồm các công việc chủ yếunhư sau: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi(nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáokinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng vàthực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến việc chuẩn bị dự án;

- Giai đoạn thực hiện dự án: Là giai đoạn triển khai, tổ chức thựchiện dự án bao gồm các công việc chủ yếu sau: Thực hiện việc giao đấthoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà ph á bom mìn (nếucó); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xâydựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải cógiấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xâydựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng,thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoànthành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử

và thực hiện các công việc cần thiết khác;

- Giai đoạn kết thúc dự án: Đây là giai đoạn hoàn thiện dự án và đưacông trình của dự án vào khai thác sử dụng, giai đoạn này bao gồm các côngviệc chủ yếu sau: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xâydựng

Trang 19

1.1.2 Một số vấn đề cơ bản về NTM

1.1.2.1 Một số khái niệm

a, Khái niệm nông thôn

Theo Điều 1 - Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT định nghĩa: "Nôngthôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thịtrấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã" [10]

b, Khái niệm NTM

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có văn bản chính thức nào định nghĩaNTM, tuy nhiên Nhà nước ta đã xây dựng được các tiêu trí để xác định xãnông thôn mới, huyện NTM và tỉnh NTM

Từ các tiêu trí đã được Nhà nước ban hành có thể hiểu NTM qua cácnội dung cơ bản như sau:

- NTM là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần củangười dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn

và thành thị Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, cóbản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ NTM

- NTM có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng đượcxây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữanông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bảnsắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệthống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự

xã hội

1.1.2.2 Nguyên tắc xây dựng NTM

Để công tác xây dựng NTM đạt hiệu quả cao và bền vững, các đơn vị

có liên quan phải đảm bảo thực tốt các nguyên tắc sau:

- Căn cứ để vào bộ tiêu chí Quốc gia về NTM được qui định tại Quyếtđịnh 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ và QĐ số:1980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/01/2016 về việc ban

Trang 20

hành bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020 thay thế QĐ491/QĐ-TTg để lựa chọn, xác định các nội dung cần thực hiện.

- Phải dựa trên cơ sở phát huy tối đa vai trò của cộng đồng dân cư địaphương; các hoạt động cụ thể để xây dựng NTM sẽ do chính cộng đồng dân

cư địa phương bàn bạc dân chủ để thống nhất tổ chức thực hiện nhằm đảmbảo tính phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa phương Trong hoạtđộng xây dựng NTM, Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng, hướng dẫn; banhành các tiêu chí, các quy chuẩn và đề ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ hợp lýtrong quá trình thực hiện

- Xây dựng NTM phải trên cơ sở kết hợp giữa các dự án mới được đưavào với các dự án, các CTMTQG, đã và đang triển khai ở nông thôn để tậndụng tối đa nguồn vốn cũng như cơ sở vật chất, con người, đẩy nhanh côngtác xây dựng NTM

- Xây dựng NTM phải có quy hoạch, gắn với tiêu chuẩn kinh tế, kỹthuật do các Bộ chuyên ngành ban hành và phù hợp với các kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội cũng như đảm bảo công tác an ninh quốc phòng củachính địa phương

- Xây dựng NTM phải được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thốngchính trị và toàn xã hội, trong đó các cấp uỷ Đảng, chính quyền đóng vai tròchỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện;mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng NTM

1.1.2.3 Dự án đầu tư trong xây dựng công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM

a Khái niệm công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM

Theo Nghị định 161/2016/NĐ-CP có thể hiểu: "Công trình đặc thùthuộc CTMTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 có quy mô nhỏ, kỹthuật không phức tạp, Nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần, phần còn lại do nhândân đóng góp (gọi tắt là dự án nhóm C quy mô nhỏ)" [12]

Trang 21

Như vậy có thể thấy, các công trình đặc thù thực hiện trên cơ sở thiết

kế mẫu, thiết kế điển hình, chỉ cần lập dự toán đơn giản, chỉ định cho ngườidân và cộng đồng dân cư tự làm Không phải thuê đơn vị tư vấn thiết kế đểlập báo cáo kinh tế kỹ thuật Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định danh mụccông trình được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựngnông thôn

b Đặc điểm của công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM

- Sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình

- Dự toán được lập đơn giản

- Không cần thuê đơn vị tư vấn thiết kế để lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

- Địa phương chỉ định cho người dân và cộng đồng dân cư tự làm

c Cơ sở pháp lý của công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM

- Luật xây dựng số 50/2014/QH 13 ngày 18/6/2014

- Nghị định 161/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về việc banhành cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộccác CTMTQG giai đoạn 2016-2020

- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu trí quốcgia về NTM

- Thông tư số: 349/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của BTC quyđịnh về thanh, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ NSNN thực hiện cácCTMTQG giai đoạn 2016-2020

- Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ

về việc ban hành bộ tiêu trí quốc gia về NTM

- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 08 năm 2016 của Thủtướng chính phủ về phê duyệt CTMTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 -2020

- Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 09 năm 2016 của Thủ

tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư CTMTQG xây dựng NTM giai đoạn

2016 - 2020

Trang 22

- Quyết định số 301/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủyban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về ban hành quy định hỗ trợ vật liệu xây dựngđầu tư một số công trình hạ tầng kỹ thuật nông thôn phục vụ chương trình xâydựng NTM giai đoạn 2014-2016.

- Hướng dẫn liên ngành số XDNTM ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xâydựng, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh và Ban xây dựng NTM tỉnhQuảng Ninh đã về trình tự lập, thẩm định và phê duyệt dự toán, tổ chức quản

3148/HDLN-KHĐT-XD-TC-KBNN-lý chất lượng, thi công và nghiệm thu, thanh quyết toán công trình sử dụngvốn ngân sách thực hiện Chương trình xây dựng NTM có quy mô vốn đầu tưdưới 3,0 tỷ đồng

d Mục tiêu đối với dự án đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM

Việc thực hiện các dự án dự án đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựngNTM sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân bằngviệc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, gắn phát triển nôngnghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hộinông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môitrường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững

1.1.3 Quản lý dự án xây dựng đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM

1.1.3.1 Sự khác nhau giữa công tác quản lý dự án công trình xây dựng và công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM

a Công trình xây dựng chung

Việc quản lý dự án các công trình xây dựng chung phải có bản vẽ thiết

kế với những yêu cầu kỹ thuật thi công đặc thù, riêng biệt; phải được lập dựtoán chi phí chính xác để thực hiện, chi phí giữa các dự án có thể có chênhlệch lớn; đội ngũ thi công phải chuyên nghiệp, có tay nghề cao,

Trang 23

b Công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM

Các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM thường sửdụng các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình với quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản;công tác lập dự toán đơn giản, chi phí đầu tư dưới 5 tỷ đồng và thường đượcchỉ định cho cộng đồng dân cư tự làm

Theo Nghị định 161/2016/NĐ-CP các công trình đặc thù thuộcCTMTQG về xây dựng NTM phải đảm bảo 6 tiêu chí sau:

- Thuộc nội dung đầu tư của các CTMTQG giai đoạn 2016 - 2020

- Tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ đồng

- Dự án nằm trên địa bàn 01 xã và do Ủy ban nhân dân xã quản lý

- Kỹ thuật không phức tạp, có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình

- Sử dụng một phần ngân sách Nhà nước, phần kinh phí còn lại do nhândân đóng góp và các nguồn khác, có sự tham gia thực hiện và giám sát củangười dân Phần kinh phí đóng góp của nhân dân có thể bằng tiền hoặc hiệnvật, ngày công lao động được quy đổi thành tiền

- Thuộc danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù do Ủy bannhân dân cấp tỉnh ban hành

Tóm lại, các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTMthường là các công trình xây dựng có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp,Nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần, phần còn lại do nhân dân đóng góp

1.1.3.2 Nội dung của công tác quản lý dự án đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM (Nghị định 161/2016/NĐ-CP)

* Lựa chọn công trình đầu tư:

Các địa phương căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địaphương cũng như tình hình nguồn vốn của mình để lựa chọn các công trìnhđầu tư cho phù hợp

* Lập hồ sơ xây dựng công trình

- Các dự án được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù lập hồ sơ xây dựngcông trình đơn giản (gọi tắt là hồ sơ xây dựng công trình) thay cho báo cáokinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

Trang 24

- Nội dung của hồ sơ xây dựng công trình:

+ Tên dự án, mục tiêu đầu tư, địa điểm xây dựng, chủ đầu tư, quy mô,tiêu chuẩn kỹ thuật theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền ban hành, thời gian thực hiện;

+ Tổng mức đầu tư, trong đó gồm kinh phí Nhà nước hỗ trợ (ngân sáchTrung ương, ngân sách địa phương các cấp), đóng góp của nhân dân, huyđộng khác Bảng kê các chi phí, trong đó, ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ vàđơn giá lập hồ sơ xây dựng công trình được phép áp dụng theo giá thị trường;

+ Bản vẽ thi công (nếu có) theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình;

+ Khả năng tự thực hiện của nhân dân, cộng đồng hưởng lợi

- Ban quản lý thực hiện CTMTQG (gọi tắt là Ban quản lý) xã có tráchnhiệm lập hồ sơ xây dựng công trình gửi Ủy ban nhân dân xã thẩm định vàphê duyệt Trường hợp Ủy ban nhân dân xã giao cho thôn thực hiện côngtrình, Ban quản lý cấp thôn (hoặc các tổ chức tương đương được Ủy ban nhândân xã công nhận) có trách nhiệm lập hồ sơ xây dựng công trình gửi Ủy bannhân dân xã thẩm định và phê duyệt

* Thẩm định hồ sơ xây dựng công trình

- Hồ sơ thẩm định gồm: Hồ sơ xây dựng công trình với nội dung quyđịnh tại của Nghị định 161/2016/NĐ-CP; biên bản các cuộc họp của cộngđồng và các văn bản pháp lý liên quan đến xây dựng công trình (nếu có)

- Cơ quan thẩm định: Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm thẩm định hồ

sơ xây dựng công trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thành lập tổ thẩm định,gồm: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã làm Tổ trưởng, đại diện ban giám sát đầu

tư của cộng đồng xã, tài chính - kế toán xã, chuyên gia hoặc những người cótrình độ chuyên môn do cộng đồng bình chọn;

Trường hợp Ủy ban nhân dân xã không đủ năng lực thì Ủy ban nhândân cấp huyện giao cơ quan chuyên môn của huyện thẩm định

Trang 25

- Nội dung thẩm định:

+ Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch xây dựng, quy hoạch

sử dụng đất của địa phương, các quy hoạch xây dựng và đề án xây dựng NTMcấp xã;

+ Đánh giá sự phù hợp của thiết kế mẫu, thiết kế điển hình với điềukiện thực tế của mặt bằng thi công công trình;

+ Tính khả thi về kỹ thuật, khả năng tự thực hiện của nhân dân và cộngđồng được giao thi công;

+ Chủ trương đầu tư và khả năng huy động vốn (Nhà nước, đóng gópcủa nhân dân, các nguồn lực khác) theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu

tư và báo cáo thẩm định nguồn vốn và mức vốn ngân sách Nhà nước (đối với

dự án được đầu tư từ phần vốn ngân sách Nhà nước không thuộc ngân sáchcấp xã trực tiếp đầu tư);

+ Tính hợp lý của các chi phí so với mặt bằng giá của địa phương (giáthị trường), với các dự án tương tự khác đã và đang thực hiện (nếu có)

- Thời gian thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định: Cơ quan thẩmđịnh có báo cáo kết quả thẩm định bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân xã; thờigian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

* Phê duyệt hồ sơ xây dựng công trình

- Căn cứ ý kiến thẩm định, Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo hoàn thiện vàphê duyệt hồ sơ xây dựng công trình

- Điều kiện về thời hạn phê duyệt hồ sơ xây dựng công trình đối với các

dự án khởi công mới được bố trí vốn hàng năm: Trước thời điểm giao kếhoạch vốn chi tiết cho dự án

* Lựa chọn nhà thầu theo hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng

- Hình thức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thực hiện bởi cộng đồngđược phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu là: tham gia thực hiện củacộng đồng

Trang 26

- Tư cách hợp lệ của cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợtại địa phương thực hiện gói thầu:

+ Cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ tại địa phươngđược coi là có tư cách hợp lệ để tham gia thực hiện các gói thầu quy định tạiĐiều 27 của Luật Đấu thầu khi người dân thuộc cộng đồng dân cư hoặc tổ,nhóm thợ, tổ chức đoàn thể sinh sống, cư trú trên địa bàn triển khai gói thầu

và được hưởng lợi từ gói thầu;

+ Người đại diện của cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợphải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật, không thuộcđối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được cộng đồng dân cư, tổchức đoàn thể, tổ, nhóm thợ lựa chọn để thay mặt cộng đồng dân cư, tổ chứcđoàn thể, tổ, nhóm thợ ký kết hợp đồng

- Quy trình lựa chọn nhà thầu là cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể,

tổ, nhóm thợ:

+ Ban quản lý xã dự thảo hợp đồng trong đó bao gồm các yêu cầu vềphạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, chất lượng, tiến độ công việc cầnđạt được, giá hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên;

+ Ban quản lý xã niêm yết thông báo công khai (tối thiểu 3 ngày làmviệc) về việc mời tham gia thực hiện gói thầu tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã vàthông báo trên các phương tiện truyền thông cấp xã, các nơi sinh hoạt cộngđồng để các cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể và tổ, nhóm thợ trên địa bànbiết Thông báo cần ghi rõ thời gian họp bàn về phương án thực hiện gói thầu;

+ Cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ quan tâm nhận dựthảo hợp đồng để nghiên cứu và chuẩn bị đơn đăng ký thực hiện gói thầu hoặc

dự án gồm: Họ tên, độ tuổi, năng lực và kinh nghiệm phù hợp với tính chấtgói thầu của các thành viên tham gia thực hiện gói thầu; giá nhận thầu và tiến

độ thực hiện;

Trang 27

+ Ban quản lý xã xem xét, đánh giá lựa chọn cộng đồng dân cư hoặc tổchức đoàn thể tốt nhất và mời đại diện vào đàm phán và ký kết hợp đồng Chỉgiao tổ, nhóm thợ địa phương thực hiện khi cộng đồng dân cư, tổ chức đoànthể không có đơn đăng ký thực hiện gói thầu, dự án hoặc không đáp ứng yêucầu;

+ Thời gian tối đa từ khi thông báo công khai về việc mời tham giathực hiện gói thầu đến khi ký kết hợp đồng là 30 ngày

* Tổ chức, giám sát thi công và nghiệm thu công trình

- Căn cứ hồ sơ xây dựng công trình được duyệt, kết quả lựa chọn đơn vịthi công và kế hoạch giao vốn chi tiết cho dự án, ban quản lý xã tiến hành kýkết hợp đồng với đại diện của cộng đồng, tổ chức được giao để tổ chức thicông

- Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với công trình do Ủy ban nhân dân

xã thực hiện) và xã (đối với công trình do thôn thực hiện) có trách nhiệm cửcán bộ chuyên môn hỗ trợ thi công; Ban quản lý xã, Ban giám sát đầu tư củacộng đồng xã có trách nhiệm giám sát trong quá trình thi công công trình

- Ban quản lý xã tổ chức nghiệm thu công trình, thành phần gồm: đạidiện Ủy ban nhân dân xã, Ban quản lý xã; Ban giám sát đầu tư của cộng đồngxã; đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ thi công; cácthành phần có liên quan khác do Ủy ban nhân dân xã quyết định

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án xây dựng đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM

1.1.4.1 Các yếu tố khách quan

- Nguồn vốn phục vụ cho việc thực hiện các dự án: Khi dự án có nguồnvốn đầy đủ, được phân bổ kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tácquản lý dự án về chất lượng công trình, về tiến độ thi công, Ngược lại, nếunguồn vốn phân bổ không đủ hoặc không kịp thời sẽ ảnh trực trực tiếp đếnchất lượng cũng như thời gian đưa công trình vào sử dụng

- Chế độ chính sách do địa phương ban hành: Chế độ chính sách phảimang tính khả thi, phù hợp với chế độ hiện hành của Nhà nước, đảm bảocông

Trang 28

tác diên ra chặt chẽ tuy nhiên cần tinh giảm những thủ tục không cần thiếttránh gây phiền hà, sách nhiễu Bên cạnh đó chính sách cần mang tính ổn định,tránh thay đổi nhiều nhằm tạo thuận lợi cho triển khai thực hiện Quy trìnhnghiệp vụ cần xây dựng theo hướng cải cách hành chính quy định rõ thời hạngiải quyết, đồng thời quy định rõ quyền hạn trách nhiệm tới từng bộ phận.

1.1.4.2 Các yếu tố chủ quan

- Tổ chức bộ máy quản lý dự án: Quy trình của tổ chức bộ máy về đầu

tư xây dựng công trình ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác quản

lý dự án công trình Bộ máy tổ chức, quy trình thực hiện cần gọn nhẹ Cơ chếphối hợp nhuần nhuyễn ăn khớp sẽ tạo thuận lợi trong quá trình đầu tư xâydựng công trình

- Công tác lựa chọn các dự án để thực hiện: Việc lựa chọn các dự ánxây dựng đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTMhợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương kết hợp với công tácquản lý dự án hiệu quả sẽ giúp phát huy được tối đa tác dụng của các dự ántrong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và ngược lại

- Năng lực phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý: Năng lực phẩm chấtđạo đức của cán bộ quản lý là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu lực chấtlượng của công tác quản lý đối với công trình đặc thù Năng lực của cán bộquản lý không những ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chính sách, thammưu đề xuất các chính sách, quy định, quy chế phù hợp mà ảnh hưởng đếnquá trình thực hiện

- Trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật: Khi các dự án đầu tư xây dựngtăng thì đòi hỏi các khâu đầu tư dự án xây dựng ngày càng nhiều, do đó ứngdụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc đảm bảo côngviệc được diễn ra nhanh chóng chính xác và thống nhất

Trang 29

1.2 Kinh nghiệm về quản lý dự án xây dựng đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM

1.2.1 Kinh nghiệm của một số địa phương

1.2.1.1 Kinh nghiệm trong quản lý dự án đối với các công trình về xây dựng NTM ở các xã thuộc vùng NTM ngoại thành TPHCM giai đoạn 2011-2015

Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM giai đoạn

2011-2015 việc đầu tư các công trình đã tạo ra bộ mặt mới vùng NTM ngoại thànhtrên nhiều lĩnh vực 56 xã vận động 21.904 hộ dân hiến đất làm đường, vậtkiến trúc, tham gia góp ngày công lao động tương đương số tiền 2.399 tỷđồng Tuy nhiên, việc quản lý nguồn vốn chưa đúng quy trình, thủ tục, cũngnhư chưa lấy ý kiến người dân về lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư của BanQuản lý xây dựng NTM các xã Việc quản lý nguồn vốn huy động thiếu biênbản thống nhất với người dân, cộng đồng Quyết toán dự án hoàn thành chưathể hiện giá trị đóng góp của người dân Nguyên nhân là do giai đoạn đầuthực hiện đề án, nhân sự và bộ máy chuyên môn Ban Quản lý xây dựng NTMcác xã chưa được kiện toàn, cán bộ chuyên môn phụ trách hạn chế về kinhnghiệm quản lý dự án; trong quá trình thực hiện đề án có sự thay đổi, luânchuyển lãnh đạo và nhân sự của Ban Quản lý xây dựng NTM các xã

Yêu cầu đặt ra thời gian tới trong công tác quản lý dự án đối với cáccông trình xây dựng NTM ở các xã đã được nhắc đến tại hội nghị triển khaiQuyết định 04/2018 của UBND TPHCM về cơ chế quản lý đầu tư và xâydựng, quản lý nguồn vốn đầu tư các xã xây dựng NTM giai đoạn 2017-2020là: Phải quản lý nguồn vốn đầu tư thời gian tới sẽ chặt chẽ và nghiêm ngặthơn; Việc tuyên truyền dân đồng thuận, hiến đất phải có văn bản hoặc chứngthực khi đồng ý hiến tặng, diện tích bao nhiêu làm cơ sở đưa vào báo cáo kinh

tế kỹ thuật trong nội dung huy động vốn ngoài ngân sách Đây cũng là cơ sở

để chỉnh lý hồ sơ huy động đất cho người dân, tránh xảy ra tranh chấp về sau;Việc huy động, vận động người dân cùng tham gia xây dựng NTM bằng

Trang 30

nhiều hình thức với nguyên tắc không huy động quá sức dân, với người neođơn; Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vấn đề gì chưa biết cách xử lýthì cần hỏi ý kiến cấp trên hay sở ngành để được hỗ trợ, giải thích trước khilàm Phòng Tài chính báo cáo, tham mưu cho UBND huyện, hay tham vấncho các xã về những thắc mắc Ngành tài chính phải là cơ quan đầu mốihướng đề xuất; tránh tình trạng chưa nắm rõ đã vội ký [Nguồn: Báo Sài Gòngiải phóng Online]

1.2.1.2 Kinh nghiệm huy động, quản lý tài chính phục vụ xây dựng nông thôn mới ở Hải Hậu xây dựng NTM ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Cũng như các địa phương khác, khi triển khai chương trình này, hoạtđộng đầu tư kiến thiết được tập trung thực hiện trên diện rộng trong một thờigian ngắn với số tiền lớn Song ở tất cả các xã, thị trấn của huyện đã khôngxảy ra các vấn đề phức tạp, gây mất an ninh trật tự liên quan đến việc huyđộng vốn và chi tiêu Điều này cho thấy hiệu quả của công tác huy động vàquản lý sử dụng vốn của địa phương Mặc dù vậy, huyện cũng có thời điểmđứng trước vấn đề vốn đang gây “đau đầu” cho lãnh đạo ở nhiều địa phươngkhác, đó là tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản Theo số liệu thống kê củahuyện tại thời điểm tháng 12-2012 thì số tiền nợ đọng trong xây dựng NTMtoàn huyện là hơn 90 tỷ đồng nhưng đến nay số tiền trên còn dưới 30 tỷ đồng,tính bình quân mỗi xã, thị trấn chỉ còn nợ dưới 1 tỷ đồng Có được kết quảtrên, kinh nghiệm của huyện Hải Hậu là ngay khi phát hiện vấn đề, mặc dùcác địa phương đang “say” chương trình nhưng huyện rất kiên quyết trong chỉđạo, chỉ cho phép khởi công xây dựng những công trình có khả năng chi trảchứ không xây dựng ồ ạt, thiếu tính khả thi về nguồn vốn Trước khi phêduyệt hay đồng ý cho các xã, thị trấn xây dựng các công trình giao thông,thủy lợi, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế… UBND huyện đều chỉ đạo cácngành chức năng, Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM của huyện thẩmđịnh kỹ tính khả thi của dự án cũng như nguồn vốn của dự án đó Điều đó

Trang 31

chính là cơ sở để bảo đảm khả năng thanh toán vốn cho các đơn vị, nhà thầuthi công theo đúng lộ trình của tất cả các công trình được khởi công xây dựng.Nhờ đó không phát sinh nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời tránh tìnhtrạng huy động vốn quá sức dân, gây bức xúc và mất an ninh trật tự nôngthôn Đồng chí Phạm Văn Chiến, Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu cho biết:Quan điểm chung trong việc huy động vốn cho các công trình hạ tầng NTMcủa huyện là huy động sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực xã hội, nhất là cácdoanh nghiệp, con em quê hương làm ăn thành đạt ở các thành phố lớn đầu

tư, đóng góp cho quê hương chứ không huy động triệt để từ người dân địaphương Mặt khác, huyện cũng xác định, các công trình cơ sở hạ tầng NTMchỉ là một trong nhiều tiêu chí về xây dựng NTM, vì thế không xây dựng cáccông trình hạ tầng NTM bằng mọi giá… Do vậy, các miền quê của Hải Hậu

có các công trình hạ tầng mới, khang trang, sạch đẹp mà không trở thành

“gánh nặng” cho người dân Mỗi công trình NTM được hoàn thành đều làniềm phấn khởi của chính quyền và người dân địa phương Ngoài ra, huyệncũng thường xuyên chỉ đạo các xã, thị trấn lập đề án và kế hoạch triển khaixây dựng các công trình phải cụ thể; mỗi nội dung phải xác định rõ chủ thểquản lý, nguồn lực tài chính và tính khả thi của dự án Đồng thời chủ độnggiám sát, kiểm tra, biểu dương người tốt, việc tốt và kịp thời điều chỉnh nhữngvấn đề phát sinh, tồn tại; đánh giá rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng nhữngđiển hình tiên tiến, những cách làm sáng tạo, hiệu quả

Bài học kinh nghiệm quý báu từ việc biết huy động sức dân đúng lúc,đúng cách trong xây dựng NTM nói chung, trong công tác huy động, quản lývốn nói riêng của huyện Hải Hậu cần được các địa phương tham khảo trongquá trình thực hiện nhiệm vụ của mình Để kết quả đạt tiêu chí NTM thực sự

là thành tựu có chiều sâu, mang lại những điều kiện sống mới tốt đẹp hơn chonông dân, nông thôn./ [Nguồn: Báo Nam Định]

Trang 32

1.2.2 Bài học rút ra cho huyện Tiên Yên

- Thứ nhất, xây dựng nông thôn thực chất là thực hiện các nội dung cụthể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Do đó, phải gắnxây dựng NTM với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương

- Thứ hai, phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân Côngtác tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu.Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế,đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tốquyết định sự thành công của Chương trình

- Thứ ba, phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát,quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặtchẽ của các ban, ngành, đoàn thể Trong đó, người đứng đầu cấp ủy và chínhquyền có vai trò quan trọng Thực tiễn cho thấy nơi nào các cấp ủy, chínhquyền, đoàn thể thực sự quan tâm vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì trongcùng hoàn cảnh còn nhiều khó khăn vẫn tạo ra sự chuyển biến rõ nét

- Thứ tư, phải có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phươngthông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chếchính sách Có phương thức huy động các nguồn lực phù hợp

- Thứ năm, phải có hệ thống chỉ đạo, đồng bộ, hiệu quả; có bộ máygiúp việc đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ là yếu tố quan trọng đảmbảo cho công tác chỉ đạo có hiệu quả

- Và cuối cùng, phải lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sáchcủa Nhà nước và các nguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của ngườidân phải được thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ khônggượng ép quá sức dân

Trang 33

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Những câu hỏi cần đặt ra để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài

“Hoàn thiện quản lý dự án xây dựng đối với các công trình đặc thù thuộcCTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”là:

1 Thực trạng công tác quản lý dự án xây dựng đối với các công trìnhđặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tiên Yêntrong giai đoạn vừa qua như thế nào?

2 Ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý dự án xây dựng đốivới các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bànhuyện Tiên Yên như thế nào?

3 Để tăng cường quản lý dự án xây dựng đối với các công trình đặc thùthuộc CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tiên Yên trong giaiđoạn tới cần phải thực hiện những giải pháp gì?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

- Phân tích có hệ thống và lôgic, đánh giá và kế thừa những thông tinđịnh tính và định lượng trong các tài liệu nghiên cứu trước có liên quan đếnchủ đề nghiên cứu (kể cả tài liệu lý thuyết và thực tiễn ở địa phương đểnghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra) Thu thập thông tin định lượng gồm:

2.2.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Bao gồm thu thập từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau:

Từ các đơn vị, cơ quan Nhà nước: Các văn bản, báo cáo, Nghị quyết;

kế hoạch, đề án, niên giám thông kê,

+ Từ thư viện: Sách, báo, tạp chí khoa học, ấn phẩm,

+ Từ Internet: Các trang mạng và các bách khoa toàn thư trên mạng , + Từ các đề tài, công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài

Trang 34

2.2.1.2 Thu thập thông tin sơ cấp:

* Mục tiêu điều tra:

Tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin sơ cấp để điều tra ýkiến của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án NTM, tư vấn quản lý dự án, tưvấn giám sát, nhà thầu thi công và người dân nơi có các công trình đặc thùcủa 12 xã trong huyện Tiên Yên Trên cơ sở tổng hợp các phiếu hỏi, tác giả sẽxem xét sự hài lòng và các đánh giá của người được hỏi về hoạt động quản lý

dự án đối với các công trình đặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM trênđịa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

* Đối tượng điều tra:

Đối tượng điều tra bao gồm những người đã và đang trực tiếp tham gia

dự án đầu tư xây dựng NTM như: Chủ đầu tư, cán bộ Ban quản lý dự ánNTM, tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công và người dânnơi có các công trình đặc thù được xây dựng

* Mẫu điều tra:

n: Số lượng mẫu cần xác định cho điều tra

N: là tổng số mẫu

e: là sai số

Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, do đối tượng điều tra bào gồm cảngười dân nơi có các công trình đặc thù thuộc CTMTQG được xây dựng nêntổng số mẫu cần điều tra quá lớn

Trang 35

Vì vậy, do điều kiện thời gian, kinh phí có hạn nên việc khảo sát khôngthể thực hiện được đối với tất cả các nhà thầu, cán bộ giám sát chủ đầu tư vàcán bộ quản lý dự án, nên, luận văn sẽ chọn mẫu là 206 người.

Căn cứ vào quy mô mẫu tác giả tiến hành lựa chọn nhóm đối tượngđiều tra như sau:

- 16 người trong một xã x 12 xã trong huyện = 192 người

Trong đó cơ cấu đối tượng điều tra của mỗi xã như sau:

+ Nhà thầu: 01 người

+ Cán bộ giám sát chủ đầu tư : 01 người

+ Cán bộ quản lý dự án : 02 người

+ Người dân nơi có công trình: 12 người

- 14 cán bộ thuộc bộ máy quản lý Nhà nước huyện Tiên Yên được phâncông trực tiếp làm công tác quản lý dự án các công trình đặc thù thuộcCTMTQG về xây dựng NTM của huyện

* Nội dung điều tra:

Khảo sát thử nghiệm được tiến hành với bảng câu hỏi gồm các yếu tốrủi ro ảnh hưởng đến thực hiện dự án đầu tư xây dựng NTM Sau khi thamkhảo một số chuyên gia đã và đang tham gia thực hiện đầu tư xây dựng NTMtrên địa bàn các xã tại huyện Tiên Yên, các yếu tố rủi ro phù hợp với lĩnh vựcnghiên cứu được xác định

- Phương pháp thu thập dữ liệu:

Thực hiện bằng 2 phương pháp

+ Phỏng vấn bán cấu trúc;

+ Gửi bảng câu hỏi trực tiếp

- Thiết kế phiếu điều tra :

Phiếu điều tra bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời đượcsắp xếp theo một logic nhất định Phiếu điều tra chính thức phát hành gồm cácyếu tố với mẫu được chọn theo thuận tiện phiếu điều tra là phương tiện dùng

Trang 36

để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người được hỏi trong tất cả các phươngpháp phỏng vấn.

Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung

Phần 2: Đánh giá công tác quản lý dự án tại công ty

- Thiết kế và trình bày phiếu điều tra :

Phiếu điều tra được thiết kế trình bày trên 4 trang giấy A4, với cấu trúcnhư ở phần phụ lục đã trình bày và được gửi kèm qua thư điện tử và sau đó intrên giấy A4 để thuận tiện cho việc hỏi, lưu trữ và thống kê

* Xây dựng thang đo:

Thang đo là công cụ dùng để mã hoá các biểu hiện khác nhau của cácđặc trưng nghiên cứu

Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý

Bậc 4: Đồng ý

Bậc 3: Không ý kiến

Bậc 2: Không đồng ý

Bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý

Bảng 2.1 Thang đánh giá Likert

Trang 37

2.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Toàn bộ dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bởi các chương chình, phầnmềm Tin học trên máy tính, sau đó sẽ được các bảng biểu, biểu đồ, đồ thị, môhình để có thể đối chiếu, so sánh, thống kê, mô tả để có thể đưa ra đượcnhững kết luận, đánh giá chính xác nhất

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này phân tích dựa trên các số liệu thống kê về tình hìnhbiến động của hoạt động công tác quản lý dự án của các công trình đặc thùthuộc CTMTQG xây dựng NTM, từ đó đưa ra những đánh giá nhận định về

xu hướng biến động cũng như phát triển công tác quản lý dự án công trìnhđặc thù

2.2.3.2 Phương pháp so sánh

Các dữ liệu phân tích sẽ được so sánh giữa các năm, các giai đoạn haycác thời kỳ khác nhau để thấy rõ nội dung của vấn đề nghiên cứu

2.2.3.3 Phương pháp phân tích ý kiến đối tượng tham gia

Thông qua việc phân tích các thông tin thu được từ các phiếu điều tra

để thấy rõ đánh giá của đối tượng tham gia về mức độ công tác quản lý dự áncủa các công trình đặc thù thuộc CTMTQG xây dựng NTM theo mức độ tincậy, năng lực phục vụ, mức độ đáp ứng, cơ sở vật chất…

2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Sau khi đã tổng hợp và phân tích được các số liệu sẽ tiến hành Hệ thốnghóa các dữ liệu, đưa ra các phân tích tổng hợp, đánh giá một cách tổng thể vàtoàn diện để đưa ra giải pháp tốt nhất để quản lý các dự án đầu tư công trìnhđặc thù thuộc CTMTQG về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tiên Yên

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài:

- Tình hình lựa chọn các công trình xây dựng đặc thù thuộc CTMTQG

về NTM để đầu tư

Trang 38

- Tình hình công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự toán các công trìnhxây dựng đặc thù thuộc CTMTQG về NTM.

- Tình hình lựa chọn nhà thầu và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầucác công trình xây dựng đặc thù thuộc CTMTQG về NTM

- Tình hình nghiệm thu, bàn giao, quản lý khai thác các công trình xâydựng đặc thù thuộc CTMTQG về NTM

- Tình hình thanh quyết toán các công trình xây dựng đặc thù thuộcCTMTQG về NTM

Trang 39

Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN YÊN 3.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên trong thực hiện chương trình xây dựng NTM

3.1.1 Khái quát về huyện Tiên Yên

3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Tiên Yên là một huyện miền núi ven biển nằm ở trung tâm của khu vựcphía Đông của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên là 64.789,74 ha PhíaBắc giáp huyện Bình Liêu, phía Nam giáp với vùng biển vịnh Bắc Bộ dài35km, phía Tây giáp huyện Ba Chẽ và tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp huyệnĐầm Hà Huyện Tiên Yên nằm trong khung toạ độ địa lý:

21011’ - 21033’ vĩ độ Bắc

107013’ - 107032’ kinh độ Đông

Cơ cấu hành chính huyện Tiên Yên gồm 12 đơn vị gồm 1 thị trấn và 11xã: Hà Lâu, Điền Xá, Yên Than, Phong Dụ, Đại Dực, Đại Thành, Đông Ngũ,Đông Hải, Hải Lạng, Tiên Lãng, Đồng Rui

Huyện tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ với bờ biển dài 35km là điều kiệnthuận lợi để giao lưu kinh tế và phát triển kinh tế biển; có vị trí rất quan trọng,then chốt về quốc phòng - an ninh của Tỉnh và khu vực Đông Bắc của Tổquốc, là đầu mối giao thông nối liền trung tâm tỉnh với các huyện miền Đôngcủa tỉnh nhà và tỉnh Lạng Sơn

* Địa hình:

Địa hình miền núi ven biển, nằm trong cánh cung Đông Triều Chạydọc phía Tây Bắc Tiên Yên là vùng đồi núi thấp, độ cao từ 200-400m, phía

Trang 40

Nam là vùng đồng bằng ven biển Địa hình đồng bằng phù sa, tương đối dốcthoải, lượn sóng, độ cao trung bình từ +24m, cao nhất +50m, thấp nhất +1 -3m, thấp thoải dần ra hướng biển từ Bắc-Tây Bắc xuống Nam-Đông Nam.Theo đặc điểm địa hình huyện có thể chia làm 2 vùng sau: Vùng miền núigồm 6 xã: Hà Lâu, Điền Xá, Yên Than, Phong Dụ, Đại Dực, Đại Thành; vùngđồng bằng ven biển gồm 5 xã, thị trấn: Đông Ngũ, Đông Hải, Hải Lạng, TiênLãng, Đồng Rui và thị trấn.

Nhìn chung, địa hình của huyện rất thuận lợi cho sản xuất nông- lâmnghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản

* Khí hậu:

- Khí hậu khu vực Tiên Yên thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa

hè nóng và ẩm, mùa đông khô và lạnh Tuy nhiên, do đặc điểm về vị trí địa lý

và địa hình phức tạp, đồi núi chạy sát biển nên tạo cho khu vực có những đặctrưng khí hậu riêng, những tiểu vùng khí hậu hỗn hợp miền núi, ven biển

- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 22,40C, trong đó cao nhất là 28,70C(tháng 6) và nhiệt độ thấp nhất là 16,00C (tháng 1);

- Độ ẩm trung bình năm là 84%, trong đó tháng cao nhất (tháng 3 vàtháng 4) là 88%, tháng thấp nhất (tháng 11, 12) là 76%

- Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.380 mm, trong đó tập trung vàotháng 7 - tháng 9 hàng năm và thấp nhất là là tháng 12 - tháng 1

- Tổng tích ôn trong năm: Ở vùng thấp dưới 200m có tổng tích ôn năm8.0000C và nhiệt độ trung bình là 22,40C, vùng cao từ 200 - 700m có tổng tích

ôn 7.5000C và nhiệt độ trung bình là 19 - 260C, Vùng núi cao trên 700m cótổng tích ôn 6.0000C và nhiệt độ trung bình là 190C

3.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất:

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm từ 2.528 ha năm 2005 xuốngcòn 2.474 ha năm 2011; đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng, từ 2.664 hanăm 2005 lên 2.811 ha năm 2011

Ngày đăng: 06/06/2019, 19:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh (2013), “Văn bản hướng dẫn xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Văn bản hướngdẫn xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: Ban xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2013
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), “Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTG ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hướng dẫn thực hiện Quyết định số498/QĐ-TTG ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chếđầu tư chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giaiđoạn 2010-2020
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2013
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), “Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 về việc Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu trí quốc gia về nông thôn mới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thông tư số54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 về việc Hướng dẫn thực hiện bộtiêu trí quốc gia về nông thôn mới
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2009
6. GS.TS. Đỗ Kim Chung và PGS.TS Kim Thị Dung (2012), “Chương trình nông thôn mới ở Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị” Tạp chí phát triển kinh tế, Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chươngtrình nông thôn mới ở Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị
Tác giả: GS.TS. Đỗ Kim Chung và PGS.TS Kim Thị Dung
Năm: 2012
7. Ths. Nguyễn Văn Đạo (2012), “Quản lý dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới tại Hải Phòng” Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, trường Đại học Xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý dự án phát triển cơ sở hạ tầngtrong xây dựng nông thôn mới tại Hải Phòng”
Tác giả: Ths. Nguyễn Văn Đạo
Năm: 2012
8. TS. Đỗ Đình Đức, TS. Bùi Mạnh Hùng (2012), “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Nxb Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý dự án đầu tưxây dựng công trình”
Tác giả: TS. Đỗ Đình Đức, TS. Bùi Mạnh Hùng
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 2012
9. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), “Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Luật xâydựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2014
13. Ủy ban nhân dân huyện Tiên Yên - Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM (2017), “Báo cáo Kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2017; phương hướng nhiệm vu năm 2018” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo Kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới năm 2017; phương hướng nhiệm vu năm 2018
Tác giả: Ủy ban nhân dân huyện Tiên Yên - Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM
Năm: 2017
14. Ủy ban nhân dân huyện Tiên Yên (2011), “Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Tiên Yên, giai đoạn 2010-2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đề án xây dựng nông thônmới huyện Tiên Yên, giai đoạn 2010-2020
Tác giả: Ủy ban nhân dân huyện Tiên Yên
Năm: 2011
15. Ủy ban nhân dân huyện Tiên Yên (2014),“Báo cáo kết quả triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2016, triển khai nhiệm vu năm 2017 ngày 10/3/2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo kết quả triển khaiChương trình xây dựng nông thôn mới năm 2016, triển khai nhiệm vunăm 2017 ngày 10/3/2015
Tác giả: Ủy ban nhân dân huyện Tiên Yên
Năm: 2014
16. Ủy ban nhân dân huyện Tiên Yên (2017), “Kế hoạch thực hiện chương trình Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kế hoạch thực hiện chươngtrình Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
Tác giả: Ủy ban nhân dân huyện Tiên Yên
Năm: 2017
17. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2013), "Quyết định số 3408/QD- UBND ngày 12/12/2013 về việc quy định hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật nông thôn phục vu Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2013-2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 3408/QD-UBND ngày 12/12/2013 về việc quy định hỗ trợ đầu tư các công trình hạtầng kỹ thuật nông thôn phục vu Chương trình xây dựng NTM giai đoạn2013-2015
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2013
18. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2013), “Quyết định số 671/2016/QD-UBND ngày 11/3/2016 về việc ban hành quy định hỗ trợ vật liệu xây dựng đầu tư công trình kết cấu hạ tầng nông thôn phục vu Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyết định số671/2016/QD-UBND ngày 11/3/2016 về việc ban hành quy định hỗ trợvật liệu xây dựng đầu tư công trình kết cấu hạ tầng nông thôn phục vuChương trình xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2013
4. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh: w ww .q u a n g n in h . g o v . v n Khác
5. Chính phủ (2016), "Nghị định 161/NĐ-CP ngày 02/12/2016 về việc ban hành cơ chế đặc thu trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020&#34 Khác
11. Thủ tướng Chính phủ (2009), "Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành bộ tiêu trí quốc gia về nông thôn mới&#34 Khác
12. Thủ tướng Chính phủ (2016), "Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020&#34 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w