1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG

14 221 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 85,19 KB

Nội dung

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Giai đoạn 2001 2010 cả nước đã triển khai Đề án thí điểm “Xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa ” do Ban kinh tế Trung ương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo ở trên 200 làng điểm ở các địa phương với hướng tiếp cận từ cộng đồng. Chương trình đã được thực hiện thắng lợi, tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Giai đoạn 20112020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800QĐTTg ngày 0462010 về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 2020. Sau hơn 5 năm triển khai rộng rãi trên toàn quốc, Chương trình đã đạt những kết quả quan trọng. Diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi nhất là hệ thống giao thông nông thôn, kết cấu hạ tầng xã hội; mô hình sản xuất tập trung bước đầu được hình thành, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, nhận thức của người dân được thay đổi, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Từ chỗ còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước, người dân đã chủ động tham gia tích cực vào xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới đã thực sự trở thành phong trào sôi động rộng khắp cả nước. Nhiều địa phương đã tìm ra những mô hình nông thôn mới mang tính đặc trưng riêng, như Mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu (Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hậu Giang), Mô hình nông thôn mới gắn với du lịch sinh thái, du lịch biển (Thị xã Đông Triều, Quảng Ninh; huyện Hoa Lư, Ninh Bình; huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang; huyện Trảng Bom, Đồng Nai...), nông thôn mới gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, theo chuỗi liên kết (Hà Nam, Lâm Đồng). Hơn thế, từ 16 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2011 2015, đến nay Chính phủ duy trì 2 chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Điều này một lần nữa khẳng định vấn đề xây dựng nông thôn mới đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Do đó, việc tranh thủ chương trình, nguồn vốn của Trung ương trong phát triển kinh tế xã hội là đòi hỏi tất yếu của các địa phương. Tuy nhiên, nếu chỉ hoàn toàn dựa vào các hoạt động, nguồn kinh phí của Nhà nước thì không thể xây dựng được nông thôn mới bền vững. Trước những bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới của các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội, Nghệ An…, tôi thấy rằng vấn đề tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới rất có ý nghĩa. Nếu thu hút được sự tham gia về sức người, sức của và trí tuệ trong nhân dân, xây dựng nông thôn mới sẽ dễ dàng hơn và bền vững hơn. Cùng với trào lưu chung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã rất tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Đến nay huyện đã có 917 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền huyện sẽ đưa huyện Việt Yên đạt huyện nông thôn mới trong năm 2018, việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa rất lớn. Do đó, với những kiến thức được trang bị trong quá trình đào tạo thạc sĩ ngành quản lý kinh tế, những tài liệu tham khảo và sự hướng dẫn của GS. TS. Phạm Vân Đình, tôi lựa chọn đề tài “Tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài luận văn thực tập tốt nghiệp của mình.

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG-LÂM BẮC GIANG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ

ĐỀ TÀI: TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Học viên cao học : Nguyễn Thị Ngọc Mai Lớp : Cao học QLKT 1A

Mã số học viên : 16CH01017 Chuyên ngành : Quản lý kinh tế

Mã số: : 60340410 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 Người hướng dẫn chính: GS TS Phạm Vân Đình

2 Người hướng dẫn phụ:

BỘ MÔN QUẢN LÝ: Kinh tế-Tài chính

Bắc Giang, 2017

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân Giai đoạn 2001 - 2010 cả nước đã triển

khai Đề án thí điểm “Xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa ” do Ban kinh tế Trung ương và Bộ

Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo ở trên 200 làng điểm ở các địa phương với hướng tiếp cận từ cộng đồng Chương trình đã được thực hiện thắng lợi, tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Giai đoạn 2011-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định

số 800-QĐ/TTg ngày 04/6/2010 về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 Sau hơn 5 năm triển khai rộng rãi trên toàn quốc, Chương trình đã đạt những kết quả quan trọng Diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi nhất là hệ thống giao thông nông thôn, kết cấu hạ tầng xã hội; mô hình sản xuất tập trung bước đầu được hình thành, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, nhận thức của người dân được thay đổi, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới Từ chỗ còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước, người dân đã chủ động tham gia tích cực vào xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới đã thực sự trở thành phong trào sôi động rộng khắp cả nước Nhiều địa phương đã tìm ra những mô hình nông thôn mới mang tính đặc trưng riêng, như

Mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu (Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hậu Giang), Mô hình nông thôn mới gắn với du lịch sinh thái, du lịch biển (Thị

xã Đông Triều, Quảng Ninh; huyện Hoa Lư, Ninh Bình; huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang; huyện Trảng Bom, Đồng Nai ), nông thôn mới gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, theo chuỗi liên kết (Hà Nam, Lâm Đồng)

Hơn thế, từ 16 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2011

-2015, đến nay Chính phủ duy trì 2 chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Điều này một lần nữa khẳng định vấn đề xây dựng nông thôn mới đang được sự quan tâm của Đảng và

Trang 3

Nhà nước Do đó, việc tranh thủ chương trình, nguồn vốn của Trung ương trong phát triển kinh tế - xã hội là đòi hỏi tất yếu của các địa phương

Tuy nhiên, nếu chỉ hoàn toàn dựa vào các hoạt động, nguồn kinh phí của Nhà nước thì không thể xây dựng được nông thôn mới bền vững Trước những bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới của các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội, Nghệ An…, tôi thấy rằng vấn đề tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới rất có ý nghĩa Nếu thu hút được sự tham gia về sức người, sức của và trí tuệ trong nhân dân, xây dựng nông thôn mới sẽ dễ dàng hơn và bền vững hơn

Cùng với trào lưu chung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã rất tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới Đến nay huyện đã có 9/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới Với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền huyện sẽ đưa huyện Việt Yên đạt huyện nông thôn mới trong năm 2018, việc đẩy nhanh tiến

độ xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa rất lớn Do đó, với những kiến thức được trang bị trong quá trình đào tạo thạc sĩ ngành quản lý kinh tế, những tài liệu tham khảo và sự hướng dẫn của GS TS Phạm Vân Đình, tôi lựa chọn đề tài

“Tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài luận văn thực tập tốt

nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để tăng cường sự tham gia của người dân nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

- Mục tiêu cụ thể

+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới

+ Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Trang 4

+ Đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Những cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới là gì?

- Thực trạng về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu như thế nào?

- Các yếu tố tác động đến sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu là gì? Tác động như thế nào?

- Cần làm gì để tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là động cơ, thái độ, hành vi và ứng xử của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại một số xã trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

- Phạm vi nghiên cứu

+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ khi thực hiện

chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2017, trọng tâm trong thời gian

từ 2014-2017

+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

với 3 xã đại diện là Tự Lạn, Vân Trung, Trung Sơn

+ Về nội dung:

* Đề tài tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới

* Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong các hoạt động của quá trình xây dựng nông thôn mới tại ba xã đại diện

* Từ đó đề xuất giải pháp trong thời gian tới nhằm tăng cường hơn nữa sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Trang 5

- Về lý luận:

Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này

Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu

Là tài liệu tham khảo cho những độc giả quan tâm đến việc đánh giá, phân tích sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới

- Về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc đánh giá sát thực hơn thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Giúp người dân nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới, đưa ra được những giải pháp để tăng cường sự tham gia của người dân vào xây dựng nông thôn mới nói riêng và phát triển nông thôn nói chung

Kết quả của đề tài là cơ sở cho các cấp ủy, chính quyền địa phương rút kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng nông thôn mới, xác định các quyết định theo hướng hướng về lợi ích nhân dân trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương, giữ vững và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nông dân, nông thôn, nông thôn mới, sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA

NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm có liên quan

- Nông dân

- Nông thôn

- Nông thôn mới

- Lý thuyết về lợi ích

- Sự tham gia

1.1.2 Ý nghĩa, tác dụng về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới

1.1.3 Đặc điểm về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới 1.1.4 Nội dung nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới

1.1.4.1 Tham gia xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới

1.1.4.2 Tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới

1.1.4.3 Hiến đất; Đóng góp tiền, tài sản; Đóng góp công lao động

1.1.4.4 Tham gia thực hiện các dự án phát triển nông thôn.

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới

- Sự lôi kéo của người khác

- Dư luận xã hội buộc người dân phải tham gia

- Ý thức tự giác của người dân

- Người dân có quyền lợi khi tham gia

- Người dân có lợi ích sau khi tham gia

- Việc tham gia giúp người dân được thể hiện bản thân

- Vai trò lãnh đạo, thu hút của chính quyền địa phương

Trang 7

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng nông thôn mới

- Thái Lan

- Nhật Bản

- Hàn Quốc

1.2.2 Thực tiễn ở Việt Nam

1.2.2.1 Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới

- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

- Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ Tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

1.2.2.2 Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới thời gian qua

Đánh giá kết quả về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2016

1.2.2.3 Những vấn đề nổi cộm về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới

1.2.2.4 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho huyện Việt Yên

Rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới, thu hút sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới từ bài học kinh nghiệm của các địa phương

Trang 8

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Luận văn lựa chọn nghiên cứu tại địa bàn 3 xã Tự Lạn, Trung Sơn, Vân Trung Đây là 3 xã về đích nông thôn mới trong năm 2017, trong đó xuất phát điểm của 3 xã có sự khác nhau, sự tham gia của người dân của 3 xã theo đánh giá chủ quan của chủ nhiệm đề tài là khác nhau về mức độ, hình thức; cách thức

tổ chức xây dựng nông thôn mới của 3 xã trên cũng có sự khác nhau Do đó có thể phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố đến hình thức và mức độ tham gia của người dân

2.2.2 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu, số lượng

+ Tỷ lệ người dân hiểu về xây dựng nông thôn mới ở các cấp độ khác nhau

+ Tỷ lệ tham gia của người dân ở từng mức độ khác nhau

+ Tỷ lệ tham gia của người dân theo từng nội dung

+ Tỷ lệ các nhân tố tác động đến sự tham gia

+ Số kinh phí đóng góp trung bình/hộ

+ Số kinh phí đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng sau khi xây dựng nông thôn mới

2.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phân tích mối tương quan:

+ Hàm hồi quy giữa ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến sự tham gia của người dân (nhân tố tác động gồm 7 nhân tố đã nêu tại mục 1.1.5)

+ Hàm hồi quy giữa mức độ hiểu biết của người dân đến mức đóng góp của hộ gia đình

+ Hàm hồi quy giữa tác động của mức độ tham gia đến thu nhập trung

Trang 9

bình của người dân.

+ Hàm hồi quy giữa số kinh phí đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi có và chưa có hoạt động xây dựng nông thôn mới

2.2.3 Phương pháp thu thập tài liệu

- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

+ Nội dung tài liệu cần thu thập

Các báo cáo, đánh giá của Chính phủ về kết quả xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2011-2016 Các bài báo điện tử về kết quả xây dựng nông thôn mới của một số xã trên địa bàn các tỉnh như Hà Tĩnh, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình… Các báo cáo về điều kiện, đặc điểm địa phương huyện Việt Yên Các báo cáo kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới của các xã Tự Lạn, Trung Sơn, Vân Trung

+ Nguồn tài liệu: Web, UBND huyện Việt Yên, UBND các xã Tự Lạn, Vân Trung, Trung Sơn

+ Phương pháp thu thập: Tra cứu, tổng hợp số liệu, thông tin có liên quan

- Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

Số liệu được thu thập thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp trên

cơ sở xác định mẫu điều tra có tính chất đại diện cho tổng thể các đơn vị nghiên cứu (điều tra đối tượng là hộ nông dân, số lượng 30 hộ/xã, trong đó chú trọng đến lựa chọn cơ cấu về tuổi, về giới, về nghề nghiệp trong quá trình điều tra)

Bảng 2.1 Đối tượng và mẫu điều tra

S

TT Đối tượng điều tra

Số lượng mẫu

Địa điểm Xã Tự

Lạn

Xã Vân Trung

Xã

Trung Sơn

2 Lãnh đạo chính quyền

Phiếu điều tra sẽ chứa đựng các thông tin về: Thông tin chung về hộ gia đình, mức độ hiểu biết về xây dựng nông thôn mới, hình thức tiếp cận thông tin

về xây dựng nông thôn mới, hình thức tham gia, nội dung tham gia, mức độ

Trang 10

tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới, đánh giá về thu nhập của

hộ gia đình trước và sau khi tham gia xây dựng nông thôn mới; những kiến nghị của người dân; Những nhận định, đánh giá về sự tham gia của người dân của lãnh đạo chính quyền xã và lãnh đạo thôn

2.2.4 Phương pháp xử lý thông tin

- Đối với tài liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp,

so sánh để hệ thống số liệu, thông tin

- Đối với tài liệu sơ cấp: Số liệu điều tra được phân tích trên phần mềm Microsoft Excel và phần mềm Eviews để phân tích số liệu về cơ cấu, nhân tố ảnh hưởng, sự tác động chéo giữa các nội dung điều tra

2.2.5 Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích hồi quy

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trang 11

3.1 Thực trạng chung về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

3.2 Thực trạng về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại 3 xã điều tra

3.2.1 Tham gia xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới

3.2.2 Tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới

3.2.3 Hiến đất; Đóng góp tiền, tài sản; Đóng góp công lao động

3.2.4 Tham gia thực hiện các dự án phát triển nông thôn.

3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới

3.3.1 Vị trí của các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự tham gia của người dân

Sử dụng phương pháp phân tích số liệu trên phần mềm Excel để phân tích

tỷ lệ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tham gia của người dân

3.3.2 Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân

Sử dụng phần mềm Eviews để xử lý, phân tích số liệu, chạy hàm hồi quy giữa các biến là: Mối quan hệ của các nhân tố tác động đến sự tham gia của người dân đến mức độ tham gia của người dân; mối quan hệ giữa mức độ hiểu biết về nông thôn mới ảnh hưởng mức đóng góp của người dân

3.3.3 Phân tích hồi quy các yếu tố thay đổi sau xây dựng nông thôn mới

Sử dụng phần mềm Eviews để xử lý, phân tích số liệu, chạy hàm hồi quy giữa các biến là: Mối quan hệ giữa mức độ tham gia xây dựng nông thôn mới ảnh hưởng đến thu nhập trung bình của hộ gia đình; mối quan hệ giữa biến có hay chưa có hoạt động xây dựng nông thôn mới ảnh hưởng đến kinh phí đầu tư của hộ gia đình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

3.4 Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

3.4.1 Những căn cứ xác định giải pháp trong thời gian tới

3.4.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước

Ngày đăng: 05/01/2019, 20:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Văn Ngọc, Bài giảng kinh tế học vĩ mô, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế học vĩ mô
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tếQuốc dân
4. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn Trọng Đắc (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát triển nông thôn
Tác giả: Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn Trọng Đắc
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2005
5. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2011), Giáo trình quản trị học, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2011), "Giáo trình quản trịhọc
Tác giả: Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2011
6. Thủ tướng Chính Phủ (2016), Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016, phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tướng Chính Phủ (2016), Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày16/8/2016
Tác giả: Thủ tướng Chính Phủ
Năm: 2016
7. Thủ tướng Chính Phủ (2016), Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016, Ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tướng Chính Phủ (2016), Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày05/4/2016
Tác giả: Thủ tướng Chính Phủ
Năm: 2016
8. Thủ tướng Chính Phủ (2016), Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016, Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tướng Chính Phủ (2016), Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày17/10/2016
Tác giả: Thủ tướng Chính Phủ
Năm: 2016
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bẩy Ban chấp hành Trung ương Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w