1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh

153 238 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 4,42 MB

Nội dung

Quan điểm này đã được thể hiện nhất quán trong Nghị quyết 26-NQ/TW Hộinghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 05/8/2008 vềnông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục ti

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRIỆU ĐỨC PHƯỢNG

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Bùi Minh Vũ

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: toàn bộ nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luậnvăn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ ở một học vị nào

Mọi sự giúp đỡ cho tôi để thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tintrích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Triệu Đức Phượng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn Thạc sĩ “ Nâng cao vai trò của Hội Nông dân

trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh”,

ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, dạybảo tận tình của các thầy, cô giáo, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và cá nhân trongsuốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin trân thành, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Minh

Vũ, người thầy đã rất tâm huyết, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luậnvăn

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo của trường Đại học Kinh tế vàQuản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, Phòng Đào tạo bộ phận Sau đại học -trường Đại học KT&QTKD đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quátrình học tập và nghiên cứu

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn,Ban xây dựng Nông thôn mới, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh, Huyện ủy, HĐND,UBND, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Phòng Tài Chính - Kế hoạch,Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới, Hội Nông dân huyện Ba Chẽ, Đảng ủy,HĐND, UBND, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân các xã LươngMông, Thanh Sơn, Đồn Đạc đã cung cấp số liệu thực tế và các thông tin cần thiết đểtôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, tôi xin trân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể giađình, người thân đã động viên, chia sẻ khó khăn, động viên, khích lệ tôi trong suốtthời gian học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015

Tác giả

Triệu Đức Phượng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG .vii DANH MỤC HÌNH, HỘP .ix MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 3

5 Kết cấu của luận văn 4

Chương 1: CÁC LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 5

1.1 Cơ sở lý luận 5

1.1.1 Các khái niệm cơ bản về nông thôn, phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới và tổ chức Hội Nông dân 5

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới 7

1.2 Cơ sở thực tiễn 10

1.2.1 Kinh nghiệm ở Việt Nam về vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới 11

1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra sau nghiên cứu về vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phương

25 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 27

2.2 Phương pháp nghiên cứu 27

2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 27

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 29

2.2.3 Phương pháp chuyên gia 29

Trang 6

iv2.2.4 Phương pháp phân tích 29

Trang 7

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 30

2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân trong huyện 30

2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phản ánh vai trò của Hội nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ

30 Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH

32 3.1 Đặc điểm tình hình của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 32

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 32

3.1.2 Điều kiện Kinh tế- Xã hội 35

3.1.3 Đặc điểm vùng nghiên cứu 45

3.2 Khái quát thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ 46

3.2.1 Công tác triển khai xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Chẽ 46

3.2.2 Ban hành các văn bản điều hành chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện 49

3.2.3 Phát huy dân chủ trong xây dựng nông thôn mới 50

3.3 Thực trạng vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 52

3.3.1 Vai trò của Hội Nông dân trong tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới 54

3.3.2 Vai trò của Hội Nông dân trong tham gia thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới 59

3.3.3 Vai trò của Hội Nông dân trong tham gia thảo luận chiến lược phát triển nông thôn mới 60

3.3.4 Vai trò của Hội nông dân trong lập kế hoạch và quy hoạch xây dựng nông thôn mới 63

3.3.5 Vai trò của Hội Nông dân trong việc phát triển kinh tế ở nông thôn 67

3.3.6 Vai trò của Hội Nông dân trong huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới 77

3.3.7 Vai trò của Hội Nông dân trong công tác giám sát xây dựng nông thôn mới 80

3.3.8 Vai trò của Hội Nông dân trong nghiệm thu và quản lý sử dụng các

Trang 8

vicông trình 81

Trang 9

vi i 3.3.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng

nông thôn mới 83

3.4 Đánh giá chung về vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 87

3.4.1 Kết quả đạt được 87

3.4.2 Những tồn tại hạn chế 88

3.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới 91

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH

92 4.1 Quan điểm về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 92

4.2 Phương hướng, mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 92

4.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 93

4.3.1 Giải pháp về tuyên tuyền giáo dục chính trị tư tưởng 93

4.3.2 Giải pháp về nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân 94

4.3.3 Giải pháp về tổ chức tham gia thực hiện một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới 98

4.3.4 Giải pháp về xây dựng củng cố tổ chức Hội vững mạnh 99

4.3.5 Giải pháp về tăng cường phối hợp giữa Hội Nông dân với chính quyền và các tổ chức đoàn thể 100

4.4 Một số kiến nghị 100

4.4.1 Đối với Đảng, Nhà nước 100

4.4.2 Đối với địa phương 101

4.4.3 Đối với Hội Nông dân 101

4.4.4 Đối với người dân 101

KẾT LUẬN 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC 106

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NTM Nông thôn mới

XDNTM Xây dựng nông thôn mới

BQL Ban quản lý

BCĐ Ban chỉ đạo

BQL XDNTM Ban quản lý xây dựng nông thôn mớiBCĐ XDNTM Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mớiHND Hội Nông dân

UBND Ủy ban nhân dân

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Ma trận SWOT 30Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Ba Chẽ 34Bảng 3.2 Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế

huyện Ba Chẽ giai đoạn 2009-2013 37Bảng 3.3 Giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế huyện Ba

Chẽ qua các năm 2011 - 2014 40Bảng 3.4 Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế huyện Ba Chẽ trong các năm

2011 - 2014 41Bảng 3.5 Tăng trưởng kinh tế ngành nông lâm nghiệp thủy sản huyện Ba Chẽ

trong ba năm 2011 -2014 42Bảng 3.6 Cơ cấu kinh tế ngành Nông Lâm nghiệp Thủy sản huyện Ba Chẽ

trong các năm 2011-2014 42Bảng 3.7 Tình hình sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp giai đoạn

2011 - 2014 của huyện Ba Chẽ 43Bảng 3.8 Tình hình kinh tế - xã hội của 3 xã trong vùng nghiên cứu của huyện Ba Chẽ 45

Bảng 3.9 Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ 47Bảng 3.10 Các kênh thông tin đến với nông dân về xây dựng Nông thôn mới

trên địa bàn huyện Ba Chẽ 57Bảng 3.11 Kết quả tham gia Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới ở 3 xã

huyện Ba Chẽ 60Bảng 3.12 Tiến trình hoạt động của xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội trong

xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ 61Bảng 3.13 Tỷ lệ cán bộ Hội Nông dân tham gia các cuộc họp ở 3 xã được điều

tra huyện Ba Chẽ 62Bảng 3.14 Hội Nông dân tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế trong xây

dựng nông thôn mới Huyện Ba Chẽ 63

Bảng 3.15 Hội Nông dân tham gia công tác xây dựng quy hoạch trong xây dựng

nông thôn mới huyện Ba Chẽ 66

Bảng 3.16 Số lớp đào tạo, tập huấn do Hội Nông dân tổ chức phục vụ cho xây

dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ 68

Bảng 3.17 Số cán bộ, hội viên nông dân tham gia tập huấn ứng dụng kỹ thuật

vào trong sản xuất xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ trong

Trang 12

viinăm 2014 70Bảng 3.18 Số hộ nông dân vay vốn thông qua tổ tín chấp do Hội Nông dân

quản lý (dự nợ đến 31/10/2014) tại 3 Xã nghiên cứu 74

Trang 13

viiiviiiBảng 3.19 Phong trào thi đua “nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” huyện Ba

Chẽ trong các năm 2011 - 2014 76Bảng 3.20 Hội Nông dân tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới trên địa

bàn 3 xã huyện Ba Chẽ 78Bảng 3.21 Hội Nông dân vận động nông dân 3 xã nghiên cứu huyện Ba Chẽ

đóng góp đất đai xây dựng Nông thôn mới 79

Bảng 3.22 Hội Nông dân vận động nông dân 3 xã huyện Ba Chẽ đóng góp

công lao động xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn 80

Bảng 3.23 Kết quả cán bộ, hội viên của Hội Nông dân 3 xã điều tra huyện Ba Chẽ

tham gia Ban giám sát xây dựng nông thôn mới 81

Bảng 3.24 Công tác quản lý và sử dụng tài sản của Ủy ban nhân dân xã , tổ chức

đoàn thể và người dân huyện Ba Chẽ trong xây dựng nông thôn mới 82

Bảng 3.25 Phân tích ma trận SWOT 85

Trang 15

Quan điểm này đã được thể hiện nhất quán trong Nghị quyết 26-NQ/TW Hộinghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 05/8/2008 về

nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu tổng quát là: “ xây dựng nông thôn

mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ,

đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.

Hội Nông dân với vai trò trung tâm, nòng cốt cho phong trào nông dân vàcông cuộc xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua Hội Nông dân huyện BaChẽ (Quảng Ninh) đã phát huy thế mạnh của mình đưa chủ trương chính sách củaĐảng, pháp luật của nhà nước đến với từng hộ nông dân; thực hiện tốt công táctuyên truyền tới cán bộ, hội viên nông dân và các tầng lớp nhân dân thực hiện cáctiêu chí xây dựng nông thôn mới với nhiều hình thức phong phú đa dạng, gắn chặttuyên truyền với vận động, lấy kết quả vận động để tuyên truyền Từ đó, người dânthấy được trách nhiệm của mình, không trông chờ ỷ lại vào các chủ trương, chínhsách của Đảng, nhà nước mà chủ động tham gia có hiệu quả xây dựng nông thônmới bằng những việc làm cụ thể Đồng thời, Hội Nông dân đã tổ chức phát độngcác phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới gắn với phong trào thi đua yêu nước,phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phối hợp chặt chẽvới Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, với chính quyền cùng cấp đặt

Trang 16

dưới sự lãnh đạo của cấp ủy nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vận động nhân dân cùng nhau tham gia xây dựng nông thôn mới.

Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng

lợi” nhằm đảm bảo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, Hội Nông dân đã vận

động nông dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến, phối hợp với các đoàn thể cùngcấp ủy, chính quyền bàn bạc, chọn lựa các công trình, phần việc, xác định việc nàocần làm trước, việc nào làm sau Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dânđóng góp ngày công lao động, tiền của, vật chất tham gia xây dựng nông thôn mới

Đến nay, chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Chẽ đã đạtđược những kết quả rõ nét, toàn diện hơn; hoạt động văn hóa xã hội và môi trườngđược quan tâm; hệ thống chính trị được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn

xã hội được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõrệt Đặc biệt, chương trình xây dựng nông thôn mới đã củng cố thêm niềm tin củangười dân vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào các chính sách của Nhà nước

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ vẫn cònnhiều những tồn tại, hạn chế Ngoài những yếu tố khách quan do đặc thù của huyệnmiền núi, dân tộc thì yếu tố chủ quan như: Năng lực đội ngũ cán bộ hạn chế, tráchnhiệm chưa cao; có lúc, có mặt vai trò của tổ chức Hội Nông dân chưa được pháthuy đúng mức, hình thức tuyền truyền, vận động chậm được đổi mới, chưa phongphú đa dạng; công tác tuyên truyền, vận động chưa được sâu, rộng Do vậy, để pháthuy đầy đủ vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiệnnay và lâu dài trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh là một tất yếu kháchquan

Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao vai trò của Hội Nông

dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh”.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng vai trò của Hội Nông dân trong việc tham gia xây dựngnông thôn mới tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó rút ra bài học kinhnghiệm và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của Hội Nôngdân trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương

Trang 17

2.2 Mục tiêu cụ thể

Trang 18

Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Hội Nôngdân trong xây dựng nông thôn mới.

Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của HộiNông dân trong xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của Hội Nông dântrong xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các cơ sở lý luận cơ bản và cơ sở thực tiễn về vai trò của Hội Nông dântrong việc xây dựng nông thôn mới trong nước và các bài học kinh nghiệm được kếtluận trong các nghiên cứu đã được công bố

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.Phạm vi thời gian: Số liệu phản ánh thực trạng được thu thập từ năm 2011đến năm 2014 Dữ liệu khảo sát chuyên sâu được thu thập thông qua kết quả điềutra năm 2014 Các giải pháp đưa ra trong thời gian tới

Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu và đánh giá quá trình thựchiện, những kết quả đạt được trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.Đặc biệt, làm rõ vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới, nhữngkhó khăn, hạn chế đến vai trò của Hội Nông dân Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm,đồng thời định hướng đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của

tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽtrong thời gian tới

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, làtài liệu nghiên cứu, tham khảo đối với việc nâng cao vai trò của tổ chức Hội Nôngdân trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ trong thời gian tới

Về mặt lý luận: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai tròcủa Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới

Về mặt thực tiễn: Chỉ rõ thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnvai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ trong thời

Trang 19

gian vừa qua Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới của tổ chức Hội Nông dân.

Luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu và khả thi nhằm nâng cao vai tròcủa Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ trongthời gian tới Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn thiết thực cho

tổ chức Hội Nông dân ở các địa phương khác có điều kiện tương tự và các tổ chứcđoàn thể tham khảo thực hiện

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương

Chương 1: Các luận cứ khoa học về vai trò của Hội nông dân trong xây

dựng nông thôn mới

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng về vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông

thôn mới ở địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Chương 4: Phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Hội

nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh QuảngNinh

Trang 20

Chương 1 CÁC LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN

TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Các khái niệm cơ bản về nông thôn, phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới và tổ chức Hội Nông dân

1.1.1.1 Khái niệm về nông thôn

Nông thôn là vùng sinh sống, làm việc của cộng đồng chủ yếu là nông dân, cơ

sở sở hạ tầng kém phát triển, tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp

1.1.1.2 Khái niệm về phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn là phát triển toàn diện các mặt kinh tế, chính trị, văn

hóa - xã hội, thu hút mọi người dân tham gia nhằm mục tiêu cải thiện chất lượngcuộc sống của người dân nông thôn

1.1.1.3 Khái niệm xây dựng nông thôn mới

- Mô hình nông thôn mới:

Theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương, nông thôn mới có

5 nội dung cơ bản:

Thứ nhất là nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại.

Hai là sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa.

Ba là đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển.

Năm là xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.

Để xây dựng nông thôn mới với 5 nội dung trên, Thủ tướng Chính phủ đã kýQuyết định 491/2009/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia vềnông thôn mới, bao gồm 19 tiêu chí với 39 chỉ tiêu cụ thể

- Đặc trưng của nông thôn mới:

Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 gồm các đặc trưng sau:

+ Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thônđược nâng cao

+ Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiệnđại, môi trường sinh thái được bảo vệ

Trang 21

+ Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy.+ An ninh tốt, quản lý dân chủ.

+ Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao

- Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới:

Xây dựng NTM được thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực của cộngđồng địa phương là chính Nhà nước chỉ đặt ra các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể, xâydựng các cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ một phần nhằm tạo động lực đểphát huy sự đóng góp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và cộng đồng ngườidân Nguyên tắc này nhằm phát huy tối đa sức dân, huy động tối đa sự tham gia của

cả cộng đồng trong mọi hoạt động của thôn, xóm, làng, xã

Các hoạt động cụ thể trong xây dựng NTM là do chính con người của địaphương đó tự đề xuất và thiết kế trên cơ sở được bàn bạc dân chủ, công khai, quyếtđịnh thông qua cộng đồng Cấp ủy, chính quyền các cấp đóng vai trò định hướng,hướng dẫn kỹ thuật, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị, phê duyệt quy hoạch, kế hoạchphát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thể hiện vai trò làm chủ của mình

Xây dựng NTM phải đảm bảo phát triển nông thôn một cách bền vững, cótầm nhìn lâu dài, hài hòa với môi trường, các giá trị truyền thống được bảo tồn vàphát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị

ở cơ sở được củng cố vững mạnh

1.1.1.4 Khái niệm về Hội Nông dân

Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân

do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết nông dân, xây dựng giai cấp nông dânvững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng tin cậy trong khối liên minh vữngchắc công, nông, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá nông nghiệp, nông thôn

Chức năng của Hội là tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân pháthuy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt Đạidiện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kếttoàn dân tộc Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân;

tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh

và đời sống

Hội Nông dân có nhiệm vụ:

Trang 22

Một là Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân hiểu và tích cực

thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;nghị quyết, chỉ thị của Hội Khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cáchmạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân

Hai là Vận động, tập hợp, làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân

phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng NTM

Ba là Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân Trực

tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế,văn hoá, xã hội nông thôn; hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trongnông nghiệp, nông thôn Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề,khoa học công nghệ giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệmôi trường

Bốn là Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và

nâng cao chất lượng hội viên Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đàotạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước

Năm là Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh Tham

gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế; tham gia xây dựng cơ chế, chínhsách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Kịp thời phản ánh tâm tư nguyệnvọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng,hợp pháp của hội viên, nông dân Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ gìn đoànkết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững

an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí vàcác tệ nạn xã hội

Sáu là Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng,

tăng cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quảng

bá hàng hoá nông sản, văn hoá Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các

tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới

1.1.2.1 Vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới

Trong cơ chế hoạt động của xã hội ta hiện nay là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước

Trang 23

quản lý và điều hành, nhân dân làm chủ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò,

Trang 24

trách nhiệm, quyền lợi của người dân là: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợiích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới, xây dựng làtrách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân…”Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương và tổ chứcthực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở với tinh thần: Dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi Qua đó, việc huy động sức dân để đóng góp xâydựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn như: điện lưới nông thôn, thủy lợi, giaothông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn,… đã được tiến hành thường xuyên

và đạt hiệu quả cao, phát huy tốt sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong xâydựng quê hương, đất nước và nhất là trong xây dựng Nông thôn mới hiện nay

Thực tế, trong những năm qua việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ

sở đã được tiến hành sâu rộng, dần đi vào nề nếp, chất lượng Nội dung quy chế dânchủ ở cơ sở đã tập trung vào các vấn đề, lĩnh vực liên quan nhiều đến đời sống, sảnxuất của người dân Tính công khai, dân chủ ngày càng được thể hiện rõ nét, từ đónhân dân đã tích cực, chủ động đóng góp sức người, sức của vào sự phát triển củađịa phương

Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn

xã hội Xuất phát từ thực tiễn xây dựng NTM trong những năm qua; căn cứ chứcnăng, nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam

đã xây dựng Đề án nâng vai trò trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong pháttriển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân ViệtNam giai đoạn (2010 - 2020) Kết luận của Ban Bí thư (Kết luận số 61-KL/TW

ngày 03/12/2009) về Đề án “ nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt

Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” Quyết định số 673 /QĐ-TTg ngày

10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thựchiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 Theo đó, vai trò của Hội Nông dân trongxây dựng Nông thôn mới được thể hiện rõ là:

- Tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới

- Tham gia thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới

- Tham gia thảo luận chiến lược phát triển nông thôn mới

Trang 25

- Tham gia lập kế hoạch và quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển kinh tế ở nông thôn

- Huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới

- Tham gia công tác giám sát xây dựng nông thôn mới

- Nghiệm thu và quản lý sử dụng các công trình

Để góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện hoàn thànhcác chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, trong đó việc nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần cho hội viên nông dân không chỉ được xác định là nhiệm vụ mà còn

là giải pháp trọng tâm của các cấp Hội Nông dân Do đó, Hội Nông dân đã tập trung

tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân như: tập huấn chuyển giao khoa học kỹthuật, hỗ trợ vốn, vật tư nông nghiệp, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội vàNgân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành lập các tổ vay vốn và tiếtkiệm giải ngân hàng trăm tỷ đồng cho nông dân vay để phát triển sản xuất giảmnghèo bền vững Các cấp Hội đã vận động hội viên nông dân tập trung đầu tư sảnxuất hàng hóa tập trung, hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa, hướng dẫn liênkết xây dựng các tổ hợp tác, chi hội ngành nghề để hỗ trợ nhau trong sản xuất, chếbiến và tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp Bên cạnh đó, các cấp hội đã vận độngnông dân đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau hàng trăm triệu đồng, hàng nghìn ngàycông lao động để giúp nhau trong sản xuất, xóa đói, giảm nghèo bền vững Thườngxuyên phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức dạy nghề, tư vấn giới thiệu việclàm cho nông dân Ngoài ra, trong xây dựng Nông thôn mới, các cấp Hội đã vậnđộng nông dân tự nguyện hiến đất, cây cối, hoa màu, đóng góp ngày công lao động,tiền của, nguyên vật liệu,… góp phần hoàn thành nhiều chỉ tiêu, tiêu chí về xâydựng Nông thôn mới ở địa phương

Hiện nay, Hội Nông dân các cấp đang tiếp tục tổ chức tuyên truyền để ngườinông dân thấy rõ hơn vai trò chủ thể của mình trong quá trình tham gia xây dựngNông thôn mới Đồng thời, khơi dậy tinh thân yêu nước, ý chí tự lực, tự cường sángtạo vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, tích cực tham gia các phong trào thiđua yêu nước, tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền và xây dựng tổ chức Hội ngàycàng vững mạnh

1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới

Trang 26

Thứ nhất đó chính là đường lối của Đảng về xây dựng nông thôn mới.

Trong đường lối đó đề cao vai trò, trách nhiệm và khuyến khích Hội nông dân, cũngnhư Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia các hoạt động xâydựng nông thôn mới

Hai là cơ chế chính sách, vì chính sách có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến

việc phát huy vai trò, trách nhiệm, sự sáng tạo trong vận dụng để đảm bảo phù hợpvới điều kiện thực tế của địa phương, theo phương châm “ đơn giản về thủ tục, traoquyền nhiều hơn cho cấp thôn xóm” Đây là yếu tố quan trọng khuyến khích tổchức Hội Nông dân và người nông dân tham gia xây dựng kế hoạch, ra quyết định

và huy động nguồn lực để góp phần xây dựng Nông thôn mới

Ba là trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ hội Do còn nhiều hạn chế,

thiếu năng lực, trình độ chuyên môn dẫn đến không bắt kịp yêu cầu nhiệm vụ trongthời kỳ mới, chưa phát hiện, phản ánh và ngăn chặn kịp thời tình trạng tham ô, thamnhũng, lãng phí gây mất lòng tin trong nhân dân Kỹ năng tổ chức, tuyền truyền,vận động thuyết phục còn hạn chế, nên việc thu hút, tập hợp nông dân cũng như vậnđộng nông dân tích cực, chủ động tham gia xây dựng Nông thôn mới có nơi chưađược nhiều, hiệu quả chưa cao, còn mang tính hình thức, phong trào chung chung

Bốn là trình độ dân trí của người nông dân còn thấp dẫn đến khả năng tiếp

thu khoa học kỹ thuật hạn chế, tập quán sản xuất lạc hậu, mạnh mún, nhỏ lẻ nêncông tác tập huấn, đào tạo gặp nhiều khó khăn

Năm là, yếu tố do xuất phát điểm của vùng nông thôn, nhất là khu vực miền

núi, vùng đồng bào dân tộc cơ bản còn rất thấp, cơ sở hạ tầng thấp kém, không đồng

bộ, cơ cấu kinh tế chẩm đổi mới, tập quán sinh hoạt cổ hủ, lạc hậu Tính trông chờ,

ỷ lại, sống cam chịu; đây là đặc tính khó khăn thay đổi trong tư duy của người dân,

họ chông chờ vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác Đời sống củangười dân còn gặp nhiều khó khăn, trách nhiệm của các cấp Hội cần đi sâu tuyêntruyền, hướng dẫn cho người nông dân hiểu hơn về quyền lợi và trách nhiệm củamình, chủ động tham gia đóng góp ý kiến, đóng góp công sức, tiền của, chủ độngkiểm tra, giám sát, xây dựng các phương án phát triển kinh tế - xã hội trong xâydựng Nông thôn mới

1.2 Cơ sở thực tiễn

Trang 27

1.2.1 Kinh nghiệm ở Việt Nam về vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới

Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới ởhuyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh), Hội Nông dân mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuynhiên ở cơ sở có lúc, có nơi, có những lĩnh vực, vai trò của Hội chưa được phát huy,công tác tuyên truyền, vận động còn hình thức, chưa tập trung, chưa cụ thể nên chưavận động được đông đảo nông dân thực sự vào cuộc Thậm chí, có người còn chorằng việc xây dựng Nông thôn mới là trách nhiệm của Nhà nước chứ không phảicủa người dân Do vậy, để thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng Nông thônmới ở huyện Ba Chẽ, nhất là là rõ vai trò chủ thể của người nông dân trong xâydựng Nông thôn mới thì vai trò của các cấp Hội Nông dân là rất cần thiết Trongquá trình nghiên cứu, tôi xin nêu gương một số điển hình của Hội Nông dân ở một

số địa phương như Lâm Đồng, Bắc Cạn, Bắc Giang, Đồng Nai và ngay trong tỉnhQuảng Ninh như huyện Đông Triều (nay là thị xã Đông Triều) đã phát huy tốt vaitrò của Hội trong xây dựng Nông thôn mới như sau:

1.2.1.1 Hội Nông dân huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) với vai trò nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới

Nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựngNông thôn mới, tháng 11/2009 huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) đã thành lập Banchỉ đạo Chương trình xây dựng Nông thôn mới và tổ giúp việc Ban chỉ đạo huyện,xã; tổ chức triển khai rà soát các danh mục đầu tư ở 8/8 xã Toàn huyện đã tổ chức lễphát động phong trào “ Đơn Dương chung tay xây dựng Nông thôn mới”, trong đócó

5 xã được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn I 2011 - 2015 (các xã: Ka Đô, Lạc Lâm, LạcXuân, Quảng Lập, Ka Đơn) và công bố quy hoạch xây dựng Nông thôn mới Đểtriển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới đảm bảo đúng lộ trình, thời gian qua,huyện Đơn Dương đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đồng thời tổ chứcđào tạo được 208 cán bộ thôn, xã làm công tác xây dựng Nông thôn mới

Từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như sự hưởng ứng tích cực củangười dân, đến nay toàn huyện đã có 8/8 xã hoàn thành đề án xây dựng Nông thônmới và đã được phê duyệt quy hoạch chung và tiến hành công bố quy hoạch, triểnkhai thực hiện theo quy hoạch Đến năm 2013, xã Ka Đo đạt 15/19 tiêu chí, xã Lạc

Trang 28

Lâm đạt 16 tiêu chí, xã Quảng Lập đạt 17 tiêu chí, xã Lạc Xuân đạt 12 tiêu chí, xã KaĐơn đạt 9 tiêu chí, xã Tu Tra và xã Proh đạt 6 tiêu chí, xã Đạ Ròn đạt 5 tiêu chí.

Hội Nông dân huyện Đơn Dương đã tích cực, chủ động triển khai việc tuyêntruyền 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới đến cán bộ hội viên nông dân ở các xã,đồng thời phát động phong trào thi đua “ Đơn Dương chung tay xây dựng Nôngthôn mới” Tổ chức vận động hội viên nông dân tham gia tốt phong trào “ Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” Trong các cuộc họp dân ở thôn, xóm,cụm dân cư các hội viên nông dân đã mạnh dạn, thẳng thắn tham gia đóng góp ýkiến vào dự thảo Đề án, Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới; tự nguyện đóng gópkinh phí, ngày công lao động để làm vốn đối ứng xây dựng các công trình kết cấu

hạ tầng nông thôn, tham gia dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng thu nhập cao đểphát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập trênmột đơn vị diện tích, giải quyết việc làm; đi đầu vận động nhân dân trong giảiphóng mặt bằng để tạo quỹ đất xây dựng các khu trung tâm thôn, xã nhất là ở các xãđiểm xây dựng Nông thôn mới Qua đó, đã góp phần quan trọng đưa kinh tế nôngthôn chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi và phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đã và đang được pháttriển mạnh mẽ, giúp người nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Nhờ vậy,sau 3 năm xây dựng Nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm đáng kể, bìnhquân giảm từ 3-4%/năm; năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là 11,47% (riêng khu vực đồngbào dân tộc thiểu số là 29,29%) thì đến năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn6% (riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn 18%)

Trong việc huy động nguồn lực để xây dựng Nông thôn mới, toàn huyện đãhuy động được 401 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước hỗ trợ trên 14,2 tỷ đồng, vốntín dụng gần 319 tỷ đồng, vốn huy động từ nhân dân đóng góp gần 68,5 tỷ đồng.Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cònthiếu thốn, xuống cấp, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi cơ sở trường lớp, thiếtchế văn hóa,…, nhưng từ các nguồn vốn trên, trong 3 năm qua, huyện Đơn Dương

đã đầu tư xây dựng được 10 hội trường thôn, 22,6 km đường giao thông nông thôn,đầu tư hệ thống điện chiếu sáng trong các thôn, xóm của các xã Quảng Lập, LạcLâm và một số công trình hạ tầng thiết yếu khác Nhờ vậy mà bộ mặt nông thônngày càng khởi sắc, đời sống của người nông dân ngày càng được cải thiện Các cấpHội Nông dân cũng đã vận động nông dân tích cực đóng góp tiền, ngày công lao

Trang 29

động nâng cấp, mở rộng đường liên thôn, xây dựng hội trường thôn, lớp học, trạm y

tế, lắp đặt bóng chiếu sáng công cộng, nạo vét kênh mương thủy lợi, với số tiềntrên 6,5 tỷ đồng và trên 13.000 ngày công lao động làm mới và sửa chữa trên198km đường giao thông nông thôn, 177,4 km kênh mương nội đồng Đến nay,toàn huyện có 33 hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ, có 19 hồ, 10 đập dâng, 01 trạm bơmđiện nâng cao năng suất tưới tiêu; 10/10 xã, thị trấn có điện, đường cấp phối, xe tải

về đến tận thôn, khu phố Đặc biệt, Lạc Xuân vừa khánh thành cầu treo Lạc Viên Diom A và 1,2km đường bê tông với tổng nguồn vốn là 1,7 tỷ đồng do nhân dânđóng góp 100%

-Nhằm giúp hội viên nông dân tiếp cận với những kiến thức mới trong chănnuôi, trồng trọt cũng như được đào tạo nghề theo đúng nhu cầu thực tế, các cấp HộiNông dân trong huyện đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức được 806 lớptập huấn và hội thảo cho 50.267 lượt cán bộ hội viên nông dân; xây dựng được hơn

392 mô hình trình diễn; vận động xây dựng được 315 triệu đồng Quỹ Hỗ trợ nôngdân, giúp 52 hộ nông dân thoát nghèo; nhận ủy thác cho vay Quỹ Hỗ trợ nông dânnguồn của tỉnh và Trung ương là 1 tỷ 150 triệu đồng cho 55 hộ vay thuộc 03 dự án:Chăn nuôi bò lai sind, sản xuất cây rau thương phẩm và chăn nuôi bò sữa… Tínchấp cho trên 3.831 hộ vay hơn 67 tỷ đồng từ nguồn vay ưu đãi của Ngân hàngChính sách xã hội và Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn Đến nay, diệntích rau sản xuất theo hướng an toàn ngày càng tăng, nổi bật là mô hình tổ liên kếtchăn nuôi bò sữa ở thôn Cầu Sắt - Tu Tra, mô hình liên kết sản xuất rau an toàntrong nhà lưới ở tổ hợp tác Xuân Viên (Lạc Viên) với thu nhập bình quân trên 100triệu đồng/ha

Ông Chủ tịch Hội Nông dân huyện - Huỳnh Ngọc Thận cho biết: Phong tràoxây dựng Nông thôn mới đã đi vào chiều sâu và được triển khai toàn diện trên 8 xã

Để giúp hội viên hiểu rõ hơn về chương trình xây dựng Nông thôn mới, chúng tôi

đã chỉ đạo các cơ sở hội lồng ghép nhiều nội dung tuyên truyền Nông thôn mới vớicác hoạt động Hội Đồng thời đẩy mạnh công tác vận động hội viên phát huy vai tròchủ thể tích cực tham gia xây dựng Nông thôn mới bằng nhiều hình thức phong phú,

đa dang thông qua sinh hoạt chi, tổ hội, các câu lạc bộ “ Gia đình nông dân vănhóa”, “ Nông dân với pháp luật”, trên các phương tiện thông tin đại chúng, hội thi,hội diễn… Bên cạnh đó, các cấp hội đã dựa trên yêu cầu thực tế, thế mạnh của từngđịa phương để lựa chọn, ưu tiên những tiêu chí cần thực hiện trước như vệ sinh môi

Trang 30

trường, dạy nghề cho lao động nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng gia đìnhvăn hóa, thôn, làng văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới.

Với vai trò nòng cốt xây dựng Nông thôn mới, cùng với sự vào cuộc của toàn

hệ thống chính trị, trong đó, vai trò chủ thể của nông dân được chú trong và pháthuy, Hội Nông dân huyện Đơn Dương đã góp phần quan trọng hoàn thành các mụctiêu xây dựng Nông thôn mới tại huyện Đơn Dương theo lộ trình đã đạt ra

1.2.1.2 Hội Nông dân huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) phát huy vai trò trong xây dựng Nông thôn mới

Thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cùng với sự vào cuộccủa các ban, ngành, đoàn thể, những hoạt động tích cực của Hội Nông dân các cấptrên địa bàn huyện Ba Bể đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành một số tiêuchí trong chướng trình xây dựng Nông thôn mới, phát huy tốt vai trò chủ thể củangười nông dân

Ở xã Khang Ninh, Hội Nông dân đã phát huy tốt vai trò của tổ chức mìnhtrong xây dựng Nông thôn mới, đó là luôn chú trọng vận động hội viên nông dântham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng tổ chức hội vững mạnh; tíchcực phối hợp với các ban ngành hướng dẫn, giúp đỡ hội viên nông dân phát triểnkinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, tham gia xây dựng Đảng,Chính quyền, đoàn thể góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ởđịa phương; tập trung sản xuất, thâm canh tăng vụ Phong trào thi đua nông dân sảnxuất kinh doanh giỏi ở xã Khanh Ninh ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều hộiviên tiêu biểu, có tư duy sản xuất kinh doanh hàng hóa, biết khai thác tiềm năng, lợithế đất đai xây dựng các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vàochương trình xây dựng Nông thôn mới ở địa phương Ông Dương Văn Cát - Thôn

Nà Kiêng chia sẻ: “ Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình rấtthiết thực, là hội viên nông dân tôi luôn vận động gia đình gương mẫu chấp hành tốtchính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước, vận động bà con trong thôn tạp trungtăng gia sản xuất, phát triển kinh tế xây dựng nông thôn mới” Ông Dương Văn Du

- Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết thêm: “ xác định nông dân là chủ thể, là nòngcốt trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trong thời gianqua, Hội Nông dân xã Khang Ninh đã tập trung tuyên truyền đến mọi người dân đểngười dân hiểu về chương trình xây dựng nông thôn mới như: tuyên truyền, vận

Trang 31

động người dân hiến đất, đóng góp ngày công lao động làm đường giao thông,…

Trang 32

Trong quá trình thực hiện, bà con rất nhiệt tình tham gia và có một số hộ sẵn sànghiến đất để mở đường Ngoài ra, Hội còn tuyên truyền, vận động hội viên nông dânxây dựng các mô hình phát triển kinh tế, đến nay nhiều hộ đã có thu nhập khá vàtừng bước vươn lên thoát nghèo”.

Hội Nông dân huyện Ba Bể hiện có hơn 7.900 hội viên nông dân tham giasinh hoạt ở 208 chi hội Toàn huyện có 16 xã, thị trấn với việc triển khai sâu rộngphong trào thi đua “ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” đoàn kết giúp nhau làmgiàu và giảm nghèo bền vững, hội viên nông dân trên địa bàn huyện đã có nhiều cơhội, điều kiện tiếp cận với tiến bộ khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào trong sản xuất.Hàng năm, có hàng nghìn lượt hội viên nông dân được tham gia các lớp tập huấnchuyển giao khoa học kỹ thuật, tham quan, hội thảo đầu bờ,… nhờ đó mà trình độkhoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất của hội viên nông dân ngày càng đượcnâng cao Giữ vai trò chủ lực trong sản xuất nông - lâm nghiệp, Hội Nông dânhuyện Ba Bể luôn đóng vai trò nòng cốt trong thực hiện chương trình mục tiêu quốcgia xây dựng nông thôn mới, các cấp hội đã tổ chức hàng nghìn buổi tuyên truyền

về mục đích, ý nghĩa, vai trò trách nhiệm của nông dân trong xây dựng nông thônmới Qua đó, người nông dân đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động làm mới,bảo dưỡng, sửa chữa hơn 01 km đường giao thông nông thôn, hơn 200 km kênhmương cùng hàng nghìn mét khối đất, xây dựng kè cống thoát nước, hiến hang chụcnghìn m2 đất và tài sản hoa màu trên đất để mở đường giao thông nông thôn

Theo Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Hội Nông dân huyện: từ khi triển khaichương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới luôn nhận được sự hưởngứng tích cực của các cấp hội nông dân trong huyện, người nông dân đã biết tậptrung vào sản xuất, đầu tư nhiều cho cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao

Vì vậy, số hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn ngày càng tăng,đến nay toàn huyện có 614 hộ nông dân đạt danh hiệu hộ “ nông dân sản xuất kinhdoanh giỏi” các cấp, trong đó giỏi cấp Trung ương có 01 hộ, cấp tỉnh 28 hộ, cấphuyện 87 hộ, cấp cơ sở là 498 hộ Việc đẩy mạnh phong trào thi đua “ nông dân sảnxuất kinh doanh giỏi” đã góp phần khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, dám nghĩ, dámlàm, vượt khó để vươn lên làm giàu trong mỗi hội viên nông dân Thông qua phongtrào thi đua và những hoạt động thiết thực trong phát triển kinh tế đã đưa tổng sản

Trang 33

lượng lương thực có hạt của huyện năm 2013 đạt trên 31 nghìn tấn, bình quân lươngthực đầu người đạt 620kg/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 22,09%.Tham gia xây dựng Nông thôn mới bằng những hoạt động thiết thực hằng ngày,nông dân được coi là lực lượng chính trong phong trào xây dựng nông thôn mới.Chương trình mục tiêu quốc gi xây dựng nông thôn mới là chương trình “ của dân,

do dân, vì dân” nhằm xây dựng nông thôn ngày càng phát triển, đời sống vật chất,tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Những hoạt động tích cực củacác cấp Hội Nông dân trong huyện đã góp phần đáng kể vào chương trình xây dựngnông thôn mới trên địa bàn

Để tiếp tục tham gia có hiệu quả các nội dung, tiêu chí xây dựng nông thônmới, Hội Nông dân các cấp cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động theo hướngkết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền, vận động với tăng cường các hoạt độnghướng dẫn, hỗ trợ, dịch vụ và dạy nghề cho nông dân Kịp thời tổng kết, tôn vinh,

cổ vũ các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, đóng góp xây dựng nông thôn mới đểphong trào ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả

1.2.1.3 Vai trò của Hội Nông dân huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) trong xây dựng Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới là một trong những chương trình hoạt động đượccác cấp, các ngành trên địa bàn huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) quan tâm chútrọng Để thực hiện thành công chương trình này cần sự chung sức của toàn xã hội,trong đó lực lượng nông dân giữ vai trò “ chủ thể” Vì vậy, Hội Nông dân huyện YênDũng đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham giaxây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Đặc biệt, Hội đã chủ động, tập trung chỉ đạocác cơ sở hội phát động sâu rộng phong trào thi đua “ Nông dân sản xuất kinh doanhgiỏi” gắn với xây dựng Nông thôn mới với nhiều nội dung phong phú, thiết thựcnhằm góp phần nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người nông dân

Ngay từ đầu năm, các cấp Hội nông dân trong huyện đã phát động và tổ chứccho cán bộ, hội viên đăng ký phấn đấu danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanhgiỏi Toàn huyện có 11.300 hộ nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu sản xuấtkinh doanh giỏi các cấp Tiếp tục duy trì và phát triển 70 mô hình điểm hộ nông dân

có thu nhập cao (50 - 100 triệu) đồng/năm; vận động, hướng dẫn cán bộ, hội viênnông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, phát

Trang 34

triển mạnh kinh tế trang trại, gia trại; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tiểu thủcông nghiệp ngành nghề nông thôn Hội Nông dân đã tuyên truyền, vận động hộiviên mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất phù hợp với điều kiệnthực tế của địa phương Đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ nông dân như tập huấn,chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tư phân bón, giống cây trồng, vật nuôi,xây dựng các mô hình điểm, phát triển và nhân rộng ở các xã để nông dân ápdụng… Kết quả, đã tổ chức được hơn 200 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật thuhút hơn một nghìn hội viên nông dân Các tiến bộ kỹ thuật như làm mạ trên nền đấtcứng có che phủ nilon và chăm sóc lúa, rau màu vụ đông xuân, phòng trừ dịch bệnhcho gia súc, gia cầm,… đã được nông dân ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đã tạo

ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao đáp ứng được nhu cầu thị trường.Hội Nông dân cũng đã cung ứng 900 tấn phân bón NPK chuyên dụng theo phươngpháp trả chậm cho nông dân, chỉ đạo thực hiện mô hình trình diễn sử dụng phân bónNPK, qua đó đã thay đổi nhận thức và tập quán của bà con nông dân chuyển từ sửdụng phân đơn sang sử dụng phân đa thành phần chuyên dùng cho từng loại cây Cáccấp hội đã vận động hội viên, nông dân giúp đỡ các hội viên nông dân nghèo bằngnhiều hình thức như: giúp đỡ về cây, con giống, khoa học kỹ thuật, nguồn vốn, ngàycông lao động, về kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ vật tư nông nghiệp

Trên cơ sở đó, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ làm ăn có hiệu quả, nhất là

mô hình kinh tế trang trại phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng Toànhuyện có 600 trang trại, gia trại cùng hàng trăm ha cây rau màu, tạo việc làm chohàng ngàn lao động Những vùng thâm canh tập trung năng suất lúa bình quân đạt

65 - 73 tạ/ha/vụ như ở xã Đức Giang, Tư Mại, Tiến Dũng, Xuân Phú Nhiều điểnhình làm kinh tế giỏi như hội viên Nguyễn Văn Sơn ở thôn Minh Đạo xã Tân Anchăn nuôi kết hợp giữa lợn, nhím chim bồ câu thu lời trên 100 triệu đồng/năm, chị

Lã Hồng Phương thôn Tân Cương xã Thắng Cương trồng luân canh cây dưa hấu,khoai tây kết hợp nuôi thả cả, chị Bùi Thị Mai ở thôn Nam Phú xã Xuân Phú, chịNguyễn Thị Tuyết ở thôn Đông Thắng xã Tiến Dũng, Phong trào thi đua sản xuấtkinh doanh giỏi đã làm thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng caogiá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác

Bằng những việc làm thiết thực, phong trào nông dân sản xuất kinh doanhgiỏi ở huyện Yên Dũng đã tác động tích cực làm tăng cao giá trị sản xuất nông

Trang 35

nghiệp, trở thành động lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Qua đó, đãkhẳng định rõ hơn vai trò nòng cốt của Hội Nông dân trong xây dựng nông thônmới ở địa phương.

1.2.1.4 Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) một trong hai huyện đạt chuẩn Nông thôn mới đầu tiên của cả nước

Xuân Lộc, một địa danh được cả nước và thế giới biết đến là “ vùng đất lửa”trong thời chiến tranh với những chiến công hào hùng đã mở tung “ cánh cửa thép”phía đông để tiến vào giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền nam, thốngnhất đất nước Với chiến công vang dội ấy, Xuân Lộc xứng đáng được Đảng, Nhànước ghi nhận và phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lực lượng Vũ trang nhân dânvào năm 1999 Tuy nhiên, trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, Xuân Lộc

có xuất phát điểm thấp, nên việc Đảng bộ và chính quyền, nhân dân huyện sau 5năm phấn đấu bằng nhiều cách làm đầy sáng tạo, quyết liệt đã dẫn đầu trong xâydựng Nông thôn mới và trợ thành huyện Nông thôn mới đầu tiên của cả nước Mặc

dù, sau giải phóng còn gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng Đảng bộ và nhân dânhuyện Xuân Lộc tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trong đấu tranh để khắcphục hậu quả chiến tranh, đầu tư phát triển sản xuất Đồng thời, đạt được danh hiệucao quý Anh Hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới vào năm 2011 là một kỳ tíchđáng ghi nhận

Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành, tạo nên kỳ tích của vùngquê nghèo khó đó chính là người nông dân chân lấm tay bùn, họ chính là chủ thểtích cực trong phong trào xây dựng Nông thôn mới

Quá trình xây dựng Nông thôn mới, cùng với cấp ủy, chính quyền địaphương, Hội Nông dân huyện Xuân Lộc đã tích cực vận động bà con nông dânchuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuấtnâng cao giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác Đến nay, thu nhập bình quânđầu người trên địa bàn huyện đạt 37,6 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 3 lần so vớinăm 2008), tỷ lệ hộ nghèo từ hơn 8% giảm xuống còn 1% Xuân Lộc đã huy độngcác nguồn lực với số tiền gần 13.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, pháttriển kinh tế, trong đó nguồn huy động trong dân hơn 8.200 tỷ đồng Chính nhờ sựlãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả của các cấp ủy Đảng, sự điều hành linh hoạt, sáng tạo củachính quyền địa phương sự nỗ lực của toàn thể các cơ quan, đơn vị, trong đó có Hội

Trang 36

Nông dân và nhân dân trên địa bàn huyện, đến nay Xuân Lộc đã có 100% tỷ lệđường xóm ấp, đường liên xã, liên huyện được bê tông hóa; tỷ lệ hộ dùng điệnđạt gần

100%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 77,6% Người dân Xuân Lộc dã vàđang tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng, với ý chí vươn lên không cam chịu đóinghèo, lạc hậu để quyết tâm mở toang “ cánh cửa thép” về xây dựng cuộc sống mới

Hội Nông dân với phong trào nòng cốt là sản xuất kinh doanh giỏi, với tinhthần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, hăng say lao động ở Xuân Lộc đãxuất hiện nhiều hộ nông dân tiêu biểu như “vua tiêu”, “vua bắp”,… được cả nước

và thế giới vinh danh, công nhận

Anh nông dân sản xuất giỏi Nguyễn Văn Quỳnh ở ấp Bảo Thị xã Xuân Địnhchia sẻ: “Từ khi xây dựng Nông thôn mới được đầu tư các công trình đường giaothông nông thôn đã giúp cho bà con rất nhiều trong việc đi lại, giảm chi phí vậnchuyển nông sản hàng hóa Ngoài ra, người dân còn có điều kiện tốt để đầu tư pháttriển nhiều mô hình kinh tế trang trại” Năm 2009, khi xã Xuân Định phát độngphong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gia đình anh Quỳnh bắt đầu phá toàn bộdiện tích chôm chôm hiệu quả thấp để trồng chuyên canh sầu riêng Năm 2014,vườn sầu riêng 3 ha (500 gốc) đã cho gia đình anh thu 400 triệu đồng (tăng gấp 3lần so với trồng chôm chôm)

Bà Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch UBND xã Xuân Định phấn khởi chia sẻ:

“Đến nay trong xã, ngày càng xuất hiện nhiều nông dân sản xuất giỏi và trở thànhnhững “ vua” sầu riêng, hay “ vua” tiêu như nông dân Trần Hữu Thắng” Theo bàHương, không chỉ có cây sầu riêng ở Xuân Định còn có nhiều mô hình trồng cây ăntrái khác cũng cho lợi nhuận cao Từ đó đã giúp các hộ nông dân trong xã vươn lênthoát nghèo và đạt mức sống khá, giàu Đặc biệt, nhiều hộ dân trước kia khó khănnhưng nhờ các chính sách của chương trình xây dựng Nông thôn mới hỗ trợ đến nayhầu như đã xóa nghèo

Nông dân Xuân Lộc cũng đã tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,

cơ cấu mùa vụ và ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất để hình thành các vùng chuyêncanh như: gần 1.570 ha cây xoài; trên 1.870 ha cây hồ tiêu; trên 1.900 ha cây ăn tráiđặc sản chất lượng cao như chôm chôm nhãn, chôm chôm thái; sầu riêng R6; xoàicát Hòa Lộc; gần 280 ha cây thanh long, chủ yếu là thanh long ruột đỏ và trên 640

Trang 37

ha cây rau các loại, hầu hết đều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP.Trong đó, trên 90% diện tích các loại cây trồng đều sử dụng giống mới.

Đặc biệt, Xuân Lộc còn được xem là thủ phủ cây bắp lai với tổng diện tíchgieo trồng hằng năm trên 12.000 ha Nhờ địa phương đầu tư mạnh trong việc nângcấp các tuyên kênh mương nội đồng, đảm bảo phục vụ tưới tiêu nên diện tích bắpđông - xuân ngày càng được người dân mở rộng theo mô hình “ 2 bắp và 1 lúa”, đạtthu nhập hơn 120 triệu đồng/ha/năm Nông dân đang thí điểm mô hình trồng 4 vụbắp/năm để cung cấp thức ăn phục vụ chăn nuôi Đến nay, Xuân Lộc đã phát triểnđược 5.540 ha cây hằng năm và gần 12.130 ha cây lâu năm, đạt mức thu nhập từ

120 - 250 triệu đồng/ha/năm

Theo ông Nguyễn Minh Nhật - Bí thư Huyện ủy Xuân Lộc: Để phát triểnkinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấucây trồng, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển ngànhnghề nông thôn gắn với thị trường nên đã hình thành sự liên kết giữa nông nghiệp -công nghiệp - dịch vụ; đồng thời tiếp tục nhân rộng thêm các mô hình kinh tế hợptác và tập trung xây dựng phát triển NTM

Ở Xuân Lộc phong trào xã hội hóa làm đường giao thông nông thôn khôngchỉ phát triển rộng khắp mà còn nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành của các tầnglớp nhân dân, từ việc đóng góp tiền của, công lao động đến việc hiến đất làm đường.Trong số trên 12.700 tỷ đồng được huyện Xuân Lộc sử dụng xây dựng Nông thônmới từ năm 2009 đến nay, ngân sách của địa phương đầu tư khoảng 1.635 tỷ đồng,còn lại trên 11.000 tỷ đồng là do người dân và Doanh nghiệp đóng góp Trong đầu

tư đường giao thông nông thôn, các tuyến đường do huyện quản lý đạt tỷ lệ nhựahóa gần 90%; đường liên xã đạt trên 99,5% và đường ấp, ngõ xóm, trục chính nộiđồng được cứng hóa 100%

Bà Nguyễn Thị Cát Tiên - Phó Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc cho biết:Sau khi đạt các tiêu chí Nông thôn mới, Xuân Lộc đã xây dựng ngay bộ tiêu chíNông thôn mới nâng cao Cụ thể: đường giao thông làm xong đến đâu địa phương

đã vận động nhân dân đóng góp làm hệ thống chiếu sáng trên tất cả các tuyếnđường trong khu vực dân cư do xã quản lý Đến nay, các xã đã lắp đặt được383/481 km đường dây điện với 9.458 bóng đèn với tổng vốn do dân đóng góp gần

Trang 38

5 tỷ đồng Bên cạnh đó, huyện còn vận động, khuyến khích 100% hộ dân sinh sống

Trang 39

dọc các tuyến đường đăng ký thực hiện thu gom rác thải đúng quy định, bảo đảmtiêu chí nâng cao “ sáng, xanh, sạch, đẹp”.

1.2.1.5 Vai trò của Hội Nông dân huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) trong xây dựng Nông thôn mới

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện uỷ, Uỷ bannhân dân huyện Đông Triều, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh; Hội Nông dân huyệnĐông Triều luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao hàng năm được UBNDhuyện, tỉnh tặng bằng khen Hội Nông dân huyện đã luôn tổ chức tốt các phong tràolớn của Hội như Phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, phong tràothi đua Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới, phong trào nông dân tham giađảm bảo quốc phòng an ninh góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thônmới huyện Đông Triều về đích năm 2014 và huyện Đông Triều trở thành thị xã vàonăm 2015

Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Ban

Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về “xây dựng nông thôn mới” đến năm 2020; Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 21/12/2010 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện “Về

việc xây dựng nông thôn mới huyện Đông Triều đến năm 2020” và Căn cứ chương

trình hành động số 16/CTr-HND ngày 11/01/2011 của Ban Chấp hành Hội Nông

dân tỉnh Quảng Ninh “Về xây dựng nông thôn mới” Hội Nông dân huyện Đông

Triều đã xây dựng Chương trình hành động số 18-CTr/HNDH ngày 28/02/2011 về

“Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện Đông Triều về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020” và tổ chức Hội nghị quán triệt, chỉ đạo thực

hiện các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới đến các đồng chítrong Ban Chấp hành, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Nông dân các xã, thị trấn; Chỉ đạo100% Hội Nông dân các cơ sở tổ chức học tập, quán triệt trong cán bộ, hội viênnông dân và chỉ đạo các cơ sở Hội xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghịquyết về việc xây dựng NTM đảm bảo phù hợp với điều kiện của Hội

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân phát triển sản xuất,tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng-xã hội nông thôn, phát triển văn hóa xã hội, bảo

vệ môi trường nông thôn, tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền trong sạch, vữngmạnh Đồng thời, Nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nông dân trong quátrình tổ chức thực hiện Chương trình xây dưng Nông thôn mới; phản ánh, đề xuất

Trang 40

kịp thời với Đảng, Nhà nước và huyện về những vấn đề có liên quan đến nôngnghiệp, nông dân, nông thôn góp phần giải quyết những tâm tư, vướng mắc của hộiviên, nông dân.

Với nhiều hình thức tuyên truyền như: Phối hợp tuyên truyền trên cácphương tiện truyền thông của huyện, xã, thị trấn như: Đài truyền Thanh truyền hìnhhuyện, Cổng thông tin điện tử, hệ thống loa truyền thanh các xã, thị trấn…Tuyêntruyền thông qua các Hội nghị chuyên đề, hội nghị đầu bờ, hội thảo, tọa đàm, đốithoại, các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội Tuyên truyền qua các ấn phẩm như: Báo nôngthôn ngày nay đã cấp cho mỗi Chi hội một số báo Nông thôn ngày nay với 183 tờbáo mỗi ngày Các cơ sở Hội, Chi hội đã tổ chức cho cán bộ, hội viên đọc và làmtheo Báo Hội, tuyên truyền các tạp chí, áp phích, tờ rơi, tờ gấp, tài liệu, đĩa CD, tàiliệu Nông thôn mới…Tuyên truyền sân khấu hóa: năm 2011 Hội Nông dân đã phối

hợp với UBND huyện tổ chức Hội thi “Nhà nông đua tài lần thứ III” từ huyện đến

cơ sở Ngoài ra còn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở vậnđộng hội viên tham gia hội diễn, văn nghệ, thơ, ca, hò, vè…Tuyên truyền qua cácgương điển hình tiêu biểu để tạo sự lan tỏa trong phong trào xây dựng NTM

Từ công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao nhận thức chính trị, sự đồngthuận của cán bộ, hội viên, nông dân trong thực hiện có hiệu quả Nghị quyết BanChấp hành Đảng bộ huyện về xây dựng Nông thôn mới và các tiêu chí về xây dựngnông thôn của huyện Đông Triều

Kết quả: đến hết năm 2014 đã có 17/19 xã đạt chuẩn nông thôn mới Đặc

biệt, đã có một số kết quả nội bật về chương trình xây dựng nông thôn mới như:Năm 2010 có 14.898 hộ nông dân đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, kết quả

có 13.232 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp; năm 2013 đã có

17.360 hộ đăng ký, kết quả có 16.816 hộ đạt sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, tăng133,8% Năm 2014 có 15,957 hộ đăng ký, kết quả có 9.798 hộ đạt (Kết quả giảm

do tiêu chí thu nhập đạt danh hiệu hộ SXKDG các cấp tăng gần gấp 3 lần so với tiêuchí cũ) Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi đã mang lại hiệu quả kinh tế caocho nhiều hộ gia đình nông dân, tỷ lệ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở các môhình kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp, mô hình kinh tế trang trại, gia trại xuất hiệnngày càng nhiều, tiêu biểu như mô hình Cam Canh, Bưởi Diễn với 7,0 ha ở xã ViệtDân cho thu nhập đạt 250 -300 triệu đồng/ha, mô hình trồng Thanh Long ruột đỏ

Ngày đăng: 27/10/2018, 21:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí thư Trung ương (số 61-KL/TW ngày 03/12/2009). Kết luận của Ban Bí thư về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết luận của BanBí thư về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Namtrong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấpnông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
3. Ban xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh. Văn bản hướng dẫn xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản hướng dẫn xâydựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh
15. Nội dung sửa đổi 5 tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới (Ban hành kèm theo Quyết định 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ).16. Tạp chí Nông thôn mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban hành kèm theoQuyết định 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ
2. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ. Báo cáo kết quả 4 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới (2011 - 2014) Khác
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chuyên đề tổ chức tuyên truyền và vận động xây dựng nông thôn mới. Hà Nội, 2011 Khác
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới Khác
7. Chương trình phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh (số 976-CTPH/NN&PTNT-HND). Chương trình phối hợp về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 Khác
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008). Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Khác
10. Hội Nông dân huyện Ba Chẽ. Báo cáo công tác Hội và phong trào nông dân năm 2011, 2012, 2013, 2014 Khác
11. Hội Nông dân huyện Ba Chẽ. Báo cáo kết quả 4 năm (2011- 2014) tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ Khác
12. Huyện ủy Ba Chẽ (sô 02-CTr/HU, ngày 05/12/2008). Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 BCH Ttrung ương Đảng khóa X Khác
13. Huyện ủy Ba Chẽ (số 06-CTr/HU, ngày 02/3/2011). Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 27/10/2010 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 Khác
14. Kế hoạch phối hợp giữa Ban xây dựng nông thôn mới với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh (số 492-KHPH/XDNTM-HND, ngày 04/10/2011). Kế hoạch Khác
17. Tỉnh ủy Quảng Ninh (số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010). Nghị quyết về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 Khác
18. Thủ tướng chính phủ (số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013). Quyết định sửa đổi một số tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác
19. Thủ tướng chính phủ (số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009). Quyết định về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác
20. Thủ tướng chính phủ (số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011). Quyết định về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2012 - 2020 Khác
21. Thủ tướng chính phủ (số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010). Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Khác
22. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (số 01-ĐA/ĐĐHND ngày 13/11/2009).Đề án nâng vai trò trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 Khác
23. Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ (số 01-ĐA/UBND, ngày 18/10/2011). Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ giai đoạn 2010 - 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w