1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

231 141 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 231
Dung lượng 2,94 MB

Nội dung

Kinh nghiệm trong việc nâng cao vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân .... Những bài học kinh nghiệm rút ra về nâng cao vai Nhà nước trong quản lý thuế đối với cá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN MINH TÂM

NÂNG CAO VAI TRÒ NHÀ NƯỚCVỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đỗ Quang Quý

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là luận văn do tôi thực hiện Các số liệu và chưa đượcai công bố trong bất kì công trình nào khác Các tài liệu tham khảo, trích dẫn đềuđược ghi tên tác giả và tên tài liệu trích dẫn trong phần tài liệu tham khảo

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014

Tác giả luận văn

Trần Minh Tâm

Trang 3

LỜI CẢM ƠNTôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Quang Quý đã tận tình

hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiêncứu này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và cán bộ Phòng sau Đại học Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã cho phépvà tạo điều kiện cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn

-Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Cục thuế, các Phòng chức năng Cụcthuế và bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập vàhoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ quan của Tỉnh, các doanhnghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhândo Phòng Kiểm tra thuế 2 - Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc quản lý, đã tạo mọi điềukiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014

Tác giả luận văn

Trần Minh Tâm

Trang 4

1 Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài

12 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

4 Dự kiến đóng góp của luận văn 3

5 Kết cấu luận văn 3

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO VAI TRÒ NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 5

1.1 Quản lý thuế và tính tất yếu khách quan vai trò nhà nước về qu ảnlý thuế 5

1.1.1 Quan niệm về thuế và vai trò của thuế đối với phát triển kinh tế xã hội 5

-1.1.2 Quan niệm về quản lý thuế và tính tất yếu khách quan vai trò Nhà nước về quản lý thuế

131.2 Một số vấn đề cơ bản của nâng cao vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân 16

Trang 5

1.2.1 Những vấn đề chung về Doanh nghiệp tư nhân 161.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò Nhà nước trong quản lý thuế đối với Doanh nghiệp tư nhân 18

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/1.2.3 Nội dung vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với Doanh nghiệp tư nhân 19

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với Doanh nghiệp tư nhân 30

1.3 Tình hình nghiên cứu 341.4 Kinh nghiệm trong việc nâng cao vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân 35

1.4.1 Kinh nghiệm về tăng cường công tác thu thuế đối với các Doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam 35

1.4.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra về nâng cao vai Nhà nước trong quản lý thuế đối với các Doanh nghiệp tư nhân 36

2.1 Các câu hỏi nghiên cứu 392.2 Phương pháp nghiên cứu đề tài 39

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 39

2.2.2 Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin 412.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 41

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 422.3.1 Chỉ tiêu phản ánh hỗ trợ Doanh nghiệp của Cục thuế 42

Trang 7

2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển của doanh nghiệp 42

2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và chấp hành Luật thuế của doanh nghiệp 42

2.3.4 Chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý thu thuế của Cục Thuế 43

VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở VĨNH PHÚC 44

3.1 Tình hình cơ bản của tỉnh Vĩnh Phúc 443.1.1 điều kiện tự nhiên 44

- 45

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/

3.2 Tình hình cơ cấu tổ chức của cục thuế Vĩnh Phúc 48

3.2.1 Tổ chức bộ máy và quản lý thuế trên địa bàn Tỉnh 48

3.3.1 Quá trình phát triển các loại hình doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc 55

3.3.2 Kết quả thu ngân sách giai đoạn 2011 - 2013 56

3.3.3 Tình hình quản lý nhà nước về thuế đối với Doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Vĩnh Phúc 57

3.3.4 h giá vai trò nhà nước trong quản lý thu thuế 68

3.4 Đánh giá chung về vai trò nhà nước trong quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

713.4.1 Những mặt đạt được

713.4.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

76Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở VĨNH PHÚC 83

4.1 Quan điểm định hướng 83

4.1.1 Căn cứ định hướng 83

4.1.2 Những định hướng 87

4.1.3 Các chỉ tiêu dự kiến 88

Trang 9

4.2 Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 89

4.2.1 Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế 89

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/4.2.2 Xây dựng quy trình quản lý thuế hợp lý và có hiệu quả theo hướng

hiện đại hóa quy trình quản lý thuế

924.2.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế

974.2.4 Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý thuế

1034.2.5 Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và hiện đại hóa trong lĩnh vực quản lý thuế Doanh nghiệp tư nhân

1044.2.6 Tăng cường phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện quản lý, tham gia phòng, chống các hành vi gian lận thuế

1074.3 Kiến nghị để giải pháp được thực hiện 108

4.3.1 Đối với Nhà nước 109

4.3.2 Đối với Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế 109

KẾT LUẬN 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

PHỤ LỤC 117

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCTC : Báo cáo tài chính CBCC: Cán bộ công chức CNTT : Công nghệ thông tin CP : Chính Phủ

DN : Doanh nghiệpGTGT : Giá trị gia tăngKK KTT &TH : Kê khai kế toán thuế và tin họcNĐ : Nghị Định

NNT : Người nộp thuế NQD : Ngoài quốc doanh NSNN : Ngân sách Nhà nước

QCT : Hệ thống quản lý thuế cá thểQH : Quốc Hội

QHS : Hệ thống quản lý, theo dõi trả kết quả hồ sơQLCV : Hệ thống quản lý công văn

QLT : Hệ thống quản lý thuế tự khai tự nộpQTT : Hệ thống phân tích tình trạng thuếTINCC : Hệ thống quản lý thông tin đối tượng nộp thuếTNCN : Thu nhập cá nhân

TNDN : Thu nhập doanh nghiệpTTR : Hệ thống quản lý thanh tra, kiểm tra

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Số lượng mẫu điều tra phân theo loại hình doanh nghiệp

40

Bảng 3.1 Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn từ 2011 - 2013 47

Bảng 3.2 Số lượng cán bộ công chức, viên chức theo cơ cấu tổ chức đến31/12/2013 51

Bảng 3.3 Tình hình đăng ký kinh doanh của các loại hình Doanh nghiệp trên địabàn năm 2013 55

Bảng 3.4 của tỉnh Vĩnh Phúc 2011 - 2013 56

Bảng 3.5 Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT giai đoạn 2011 - 2013 58

Bảng 3.6 D tư nhân giai đoạn 2011 - 2013 60

Bảng 3.7 Tình hình vốn đăng ký và sử dụng lao động của doanh nghiệp giai đoạn2011- 2013 60

Bảng 3.8 Tình hình doanh thu, lợi nhuận và thuế phát sinh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2011 - 2013 61

Bảng 3.9 Tình hình nộp hồ sơ khai thuế GTGT quyết toán t DNTN2011 - 2013 62

Bảng 3.10.Tình hình thu nộp thuế GTGT của DNTN giai đoạn 2011 - 2013 63

Bảng 3.11.Tình hình nợ thuế của DNTN giai đoạn 2011 - 2013 65

Bảng 3.12 Kết quả kiểm tra thuế đối với DNTN giai đoạn 2011 - 2013 68

Trang 13

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNHBIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Tình hình hoàn thuế GTGT giai đoạn 2011 - 2013 67

HÌNH

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc 54

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài

Thực hiện công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng VI(năm 1986), trong những năm qua hệ thống chính sách thuế của nước ta đã đượccải cách một cách căn bản Bắt đầu từ năm 1990, cải cách thuế giai đoạn I đượcthực hiện với nội dung cơ bản là ban hành một hệ thống chính sách thuế áp dụngthống nhất về cả nước và chung cho mọi thành phần kinh tế Từ năm 1997, cảicách thuế giai đoạn II được đánh dấu bằng việc ban hành Luật thuế giá trị gia tăng,Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thay thế Luật thuế doanh thu, thuế lợi tức, và cácluật thuế liên quan khác nhằm làm cho hệ thống chính sách thuế phù hợp vớikinh tế thị trường đã và đang hình thành ở nước ta

Việc cải cách hệ thống chính sách thuế ở nước ta đã mang lại kếtquả bước đầu khả quan Tuy nhiên, thời gian qua nước ta mới tập trungnhiều vào cải cách hệ thống chính sách thuế, khâu tổ chức thực hiện tuycó được tiến hành đồng thời nhưng chưa tương xứng nên kết quả của quảnlý nhà nước về thuế còn bị hạn chế Các sắc thuế trực thu còn đáp ứng cácyêu cầu nhiều chính sách kinh tế, an sinh xã hội khác nên quản lý thuế trựcthu luôn phức tạp hơn nhiều so với quản lý thuế gián thu

Mặt khác, công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác quản lý thuthuế đã được quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa được toàn diện và vẫn theophương pháp, cách thức cũ do đó kết quả còn rất hạn chế

Luật quản lý thuế ra đời có hiệu lực từ 1/7/2007, đã làm thay đổi căn bản cơchế quản lý thuế trước đây, trao quyền chủ động hơn cho người nộp thuế vềviệc thực hiện nghĩa vụ, Người nộp thuế chủ động tự khai thuế, tính thuế, tự nộpthuế, đồng thời phương pháp quản lý thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế cáccấp củng được củng cố hoàn thiện từng bước, với việc đòi hỏi vai trò của Nhà nướccũng phải được đổi mới và nâng cao hơn

Trang 15

Với xu thế hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, Doanh nghiệp tư nhân hiệnnay giữ một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, đóng gópkhoảng

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/43% GDP, tạo việc làm cho trên 3 triệu lao động, đóng góp 14,8% tổng số thu ngânsách và sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao.

Vì vậy, đề tài đi sâu nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò Nhà nước về quản lýthuế đối với Doanh nghiệp tư nhân, góp phần làm cho chính sách thuế được thựchiện đúng hơn, đầy đủ hơn, đạt được kết quả cao hơn Việc cải cách theo hướng rõràng, minh bạch, chuyên nghiệp tạo điều kiện tối đa cho người nộp thuế,nhưng đồng thời cũng có biện pháp chế tài và trao quyền cho cơ quan thuế đểgiám sát, kiểm tra, xử lý nghiêm minh những đối tượng cố tình vi phạm pháp luật,tạo môi trường lành mạnh, công bằng, góp phần ổn định hơn cả về số thu chongân sách nhà nước, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp pháttriển

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài "Nâng cao vai trò Nhà nước về

quản lý thuế đối với Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc” được

lựa chọn để nghiên cứu Đây là một đề tài có ý nghĩa thiết thực về mặt lýluận, đặc biệt là về vấn đề thực tiễn trên cơ sở từ một cơ quan quản lý hànhchính cụ thể Thông qua đề tài luận văn này, hy vọng sẽ đóng góp một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với các Doanh nghiệp tư nhântrên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Từ phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với các Doanh nghiệptư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc Trên cơ sở đó đề xuất các giải phápnâng cao vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong quản ly thuế đối vớiDNT N giai đoạn tới

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò Nhà

nước trong quản lý thuế đối với Doanh nghiệp tư nhân

- Phân tích thực trạng vai trò Nhà nước trong quản lý thuế đối với Doanhnghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 17

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò Nhà nước trong quản lýthuế đối với Doanh nghiệp tư nhân trong thời gian tới.

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Là các nội dung liên quan đến vai trò của nhà nước trong quản lý thuếđối với DNTN như: chính sách thuế và tác động của chính sách thuế đối với hoạtđộng sản xuất kinh doanh của DNTN; kết quả công tác quản lý thuế của cơ quanthuế trên các lĩnh vực tuyên truyền hỗ trợ NNT và các quy trình quản lý thuế hiệnhành; định hướng phát triển DNTN của tỉnh Vĩnh Phúc

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Ở tỉnh Vĩnh phúc.- Về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2013.- Nội dung nghiên cứu: Để đánh giá thực trạng vai trò nhà nước đối với quảnlý thuế đối với DNTN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn này nghiên cứu vàđánh giá vai trò nhà nước về quản lý thuế đối với DNTN do Cục thuế (Phòng Kiểmtra 2) đang trực tiếp quản lý trên các lĩnh vực về chính sách thuế, về công tácquản lý, hỗ trợ NNT của cơ quan thuế và quan điểm định hướng của tỉnh VĩnhPhúc

4 Dự kiến đóng góp của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu khoa học và hệ thống hoá những vấn đề lý luậnvà thực tiễn, luận văn có những đóng góp sau:

- Luận văn làm rõ những vấn đề cơ bản vai trò Nhà nước về quản lý thuế,nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò Nhà nước về quản lý thuế

- Từ những nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm của các địa phương trongnước về nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế, tác giả rút ra những bài họckinh nghiệm nhằm nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với Doanhnghiệp tư nhân nói chung và ở Vĩnh phúc nói riêng

- Luận văn đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp, nhằm nâng cao vai trò

Nhà nước về quản lý thuế đối với Doanh nghiệp tư nhân ở Vĩnh phúc trong thời gian tới

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn được viết thành 4 chương như sau

Trang 19

Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn nâng cao vai trò Nhà nước về

quản lý thuế đối với Doanh nghiệp tư nhân

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/

Chương 3: Thực trạng vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với Doanh

nghiệp tư nhân ở Vĩnh Phúc

Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao vai trò Nhà nước về quản

lý thuế đối với Doanh nghiệp tư nhân trong thời gian tới tại tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 21

Chương 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO VAI TRÒ

NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ

NHÂN

1.1 Quản lý thuế và tính tất yếu khách quan vai trò nhà nước về quản lý thuế

1.1.1 Quan niệm về thuế và vai trò của thuế đối với phát triển kinh tế - xã hội

1.1.1.1 Khái niệm về thuế

Thuế là hình thức huy động tài chính cho Nhà nước Khi Nhà nước ra đời,thuế là công cụ để Nhà nước có nguồn thu nhằm trang trải các chi tiêu củaNhà nước Nhà nước dùng quyền lực của mình ban hành các luật thuế để bắtbuộc dân cư và các đối tượng khác trong nền kinh tế đóng góp cho Nhà nước

Thuế là khoản đóng góp theo luật định của người nộp thuế cho Nhà nướcnhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

Thuế là hình thức động viên mang tính chất bắt buộc trên nguyên tắc luậtđịnh Đặc điểm này được thể chế hoá trong hiến pháp của mỗi quốc gia.Nhà nước dùng quyền lực và sức mạnh để ấn định các thứ thuế, bắt buộc các tổchức kinh tế và công dân thực hiện các nghĩa vụ thu ế để nhà nước có nguồnthu ổn định, thường xuyên đảm bảo trang trải các khoản chi trong hoạtđộng thường xuyên của Nhà nước mà vẫn ổn định được Ngân sách Nhà nước Tổchức hoặc cá nhân nào không thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế của mình tức làhọ đã vi phạ m pháp luật của quốc gia đó

Đặc điểm này phân biệt sự khác nhau giữa các khoản thuế với cáckhoản đóng góp mang tính tự nguyện cho Ngân sách Nhà nước và thuế đối với cáckhoản vay mượn của Chính Phủ

Thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp Thuế vận độngmột chiều, trên cơ sở các số thuể thu được Nhà nước sẽ sử dụng cho những chitiêu công cộng, phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước và mọi cá nhân trong xã hội Sốthuế mà các đối tượng phải nộp cho Nhà nước được tính toán không dựa trên khối

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/thu nhập của họ Đặc điểm này cũng phân biệt giữa thuế với phí và lệ phí.

Trang 23

1.1.1.2 Phân loại thuế

Phân loại thuế là sự sắp xếp các sắc thuế trong một hệ thống chính sách thuế

thành những nhóm khác nhau theo các tiêu thức nhất định

* Dựa theo phương thức đánh thuế: hệ thống thuế được chia làm hai loại- Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản củangười nộp thuế

Thuế trực thu có đặc điểm là đối tượng nộp thuế theo luật quy địnhđồng nhất với người phải chịu thuế Ở đây, theo quy định của luật, thuế thu trựctiếp vào thu nhập của người nộp thuế Như vậy thuế trực thu làm cho khả năng vàcơ hội chuyển dịch gánh nặng thuế cho người khác khó khăn hơn Về nguyên tắcloại thuế này mang tính chất luỹ tiến vì nó tính đến khả năng của người nộpthuế, người có thu nhập cao hơn phải nộp thuế nhiều hơn, còn người có thu nhậpthấp thì nộp thuế ít hơn Loại thuế trực thu thường bao gồm các sắc thuế đánhtrên thu nhập của tổ chức và cá nhân Ở nước ta các sắc thuế trực thu bao gồm:thuế thu nhập doanh nghiệp(TNDN), thuế thu nhập cá nhân(TNCN), thuế tàinguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp,

Ưu điểm của thuế trực thu là động viên trực tiếp vào thu nhập của từng tổchức, cá nhân có thu nhập, hơn thế nữa, thuế trực thu còn cho phép xem xét đếncác yếu tố tương đối độc lập đến thu nhập của người nộp thuế như hoàn cảnh bảnthân, hoàn cảnh gia đình Do đó, thuế trực thu có tác dụng rất lớn trong việc điềuhoà thu nhập, giảm bớt sự chênh lệch đáng kể về mức sống giữa các tầng lớp dâncư, do đó đã đảm bảo được tính công bằng trong xã hội

Nhược điểm của thuế trực thu là dễ gây ra phản ứng từ phía người nộp thuếkhi Nhà nước điều chỉnh tăng thuế Hơn nữa việc theo dõi, tính toán số thuếphải nộp và thủ tục thu, nộp thuế hết sức phức tạp Số thu động viên vào ngânsách thường chậm và chi phí quản lý thu thuế khá tốn kém

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịchvụ Người tiêu dùng những hàng hoá, dịch vụ đó là người chịu loại thuế này.

Trang 25

Thuế gián thu có đặc điểm là người nộp thuế theo luật và người chịu thuếkhông đồng nhất với nhau Người nộp thuế là người sản xuất, kinh doanh hànghoá, dịch vụ, còn người chịu thuế là người tiêu dùng các hàng hoá đó, họ mua hànghoá với giá cả trong đó có cả thuế Loại thuế này có sự chuyển dịch gánh nặngthuế trong những trường hợp nhất định.

Thuế gián thu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh thông quacơ chế giá cả thị trường Tuy nhiên, sự ảnh hưởng đó của thuế gián thu khôngnhững chịu chi phối của mối quan hệ cung cầu trên thị trường, mà còn phụ thuộcvào bản chất của thị trường, trong đó có sự tác động của thuế, tức là thị trường đólà thị trường cạnh tranh hay độc quyền Về nguyên tắc thuế gián thu mang tínhchất luỹ thoái vì nó không tính đến khả năng thu nhập của người chịu thuế,người có thu nhập cao hay thấp đều phải chịu thuế như nhau nếu cùng mua mộtloại hàng hoá, dịch vụ Loại thuế này thường là các sắc thuế có cơ sở đánh thuế làcác khoản thu nhập dùng để tiêu dùng Ở nước ta các sắc thuế gián thu bao gồm:thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu,

Ưu điểm của thuế gián thu là đối tượng chịu thuế rất rộng Thuế giánthu được che đậy qua giá bán hàng hoá, dịch vụ nên người chịu thuế ít có cảmgiác mình bị Nhà nước đánh thuế Thuế gián thu đem lại nguồn thu thường xuyênvà ổn định cho Ngân sách Nhà nước (NSNN) Đối tượng quản lý thu thuế cúng tậptrung hơn, nghiệp vụ tính và thu thuế đơn giản, nên chi phí quản lý thuế cũng thấphơn so với thuế trực thu

Nhưng loại thuế này cúng có nhược điểm là có tính chất luỹ thoái nên khôngđảm bảo tính công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế Nếu tính tỷ lệ động viên thuếgián thu so với thu nhập thì người giàu có tỷ lệ động viên thuế chịu thuế thấp hơnso với người nghèo

* Dựa vào cơ sở tính thuế:

Trang 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/được Thu nhập kiếm được từ nhiều nguồn: từ lao động dưới dạng tiền lương,tiền

Trang 27

công; thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức cổphần, do đó thuế thu nhập cũng có nhiều dạng: thuế thu nhập cá nhân, thuếthu nhập công ty, thuế chuyển quyền thu nhập ra nước ngoài, thuế lợi tức cổphần,

- Thuế tiêu dùng là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là phần thu nhập của tổchức, cá nhân được mang ra tiêu dùng trong hiện tại Trong thực tế loại thuế tiêudùng được thể hiện dưới nhiều dạng như thuế doanh thu, thuế TTĐB, thuế GTGT,

- Thuế tài sản là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản Tài sản cónhiều hình thức biểu hiện: tài sản chính (tiền mặt, tiền gửi, ), tài sản cố định(nhàcửa, đất đai, ), tài sản vô hình (nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kỹ thuật, ) Thuộcloại thuế tài sản có các sắc thuế như thuế Nhà đất, thuế Sử dụng đất nôngnghiệp,

* Dựa vào phạm vi điều chỉnh của thuế:- Thuế tổng hợp: Là loại thuế đánh vào tất cả các thành phần của cơ sở đánhthuế mà không có trường hợp ngoại lệ, không có miễn, giảm thuế

- Thuế có lựa chọn: Là loại thuế chỉ đánh vào một phần nhất định của cơ sởđánh thuế Thuế thu nhập cá nhân có thể coi là một sắc thuế điển hình của loạinày

* Ngoài ra đôi khi người ta còn tiến hành phân loại thuế theo tính chất thuếsuất mà các sắc thuế đó áp dụng như thuế tỷ lệ, thuế luỹ tiến

1.1.1.3.Vai trò của thuế đối với phát triển kinh tế xã hội

- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.

Nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa vào chủ yếu nguồn thu nội bộ từnền kinh tế quốc dân Một ngân sách lành mạnh trước hết phải dựa vào nguồn thutrong nước, mà trong đó thuế là nguồn thu chủ yếu (từ 80 đến 90%) Nguồn thucủa thuế lấy từ thu nhập quốc dân sản xuất, khả năng động viên của thuế phụthuộc cơ bản vào sự phát triển và hiệu quả sản xuất, trình độ và ý thức tiếtkiệm trong sản xuất và tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân Vì vậy, chính

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/bồi dưỡng phát triển nguồn thu lâu dài trên nguyên tắc phân phối hợp lý thunhập quốc dân giữa nhà nước và xã hội.

Trang 29

Muốn vậy hệ thống thuế và chính sách thuế mới phải được áp dụngthống nhất giữa các thành phần kinh tế, phải bao quát được hết hết các hoạt độngsản xuất kinh doanh, các nguồn thu nhập của doanh nghiệp và xã hội để đảmbảo yêu cầu vốn, thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao hơn.

- Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô của nền kinh tế.

Thuế không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu Ngân sách Nhà nước hằngnăm mà còn là công cụ của Nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân Đểphát huy tốt tác dụng điều tiết vĩ mô của chính sách thuế, nhìn chung ở nước tacũng như các nước khác trên thế giới, nội dung của chính sách thuế thườngxuyên thay đổi cho phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế xã hội và phù hợp vớitình hình kinh tế, tài chính Các sắc thuế đang áp dụng chủ yếu hiện đang được ápdụng gồm có: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặcbiệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất phi nôngnghiệp, thuế tài nguyên, thuế môi trường, thuế môn bài

Thuế gián thu (thuế tiêu dùng, thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất nhậpkhẩu ) là những loại thuế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnhhưởng đến tiêu dùng xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thu nhập và quan hệcung cầu trên thị trường Thông qua thuế gián thu, Nhà nước có thể chi phốiđến việc lựa chọn và sản xuất "cái gì", sản xuất "như thế nào", "sản xuất cho ai" Dựa vào công cụ thuế gián thu, Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việctích luỹ, đầu tư và tiêu dùng Từ chính sách thuế phân biệt theo thuế suất cao, thấpkhác nhau đối với từng ngành nghề kinh doanh, đối với từng sản phẩm dịch vụ, tuỳthuộc vào sự cần thiết của sản xuất và đời sống xã hội, tự nó đã có tác dụng điềuchỉnh việc phân bổ nguồn vốn trong xã hội Việc áp dụng các hình thức ưu đãi (thuếsuất, thời gian miễn giảm thuế, gia hạn thuế ) đối với hàng hoá dịch vụ sẽ làmcho giá cả hàng hoá đó giảm xuống Khi giá cả hàng hoá, dịch vụ giảm thì lượng cầusẽ tăng lên Để đáp ứng cho sự gia tăng về cầu hàng hoá các doanh nghiệp sẽ mởrộng quy mô sản xuất nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn Ngược lại, khi áp dụng

Trang 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/lợi nhuận.

Trang 31

Thông qua thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt Nhà nước có thểđiều tiết hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ sản xuất trong nước, đồng thời khuyến khíchcác doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thay thế nguyên liệu nhập khẩu bằng nguyên liệusản xuất trong nước theo mức độ tỷ lệ nội địa hoá, góp phần tăng khả năng cạnhtranh của hàng hoá trong nước, làm cho hàng hoá trong nước có sức cạnhtranh ngay trong thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế.

Thuế trực thu (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân) lànhững loại thuế mà nhà nước có thể sử dụng để khuyến khích mở rộng đầu tư,đổi mới công nghệ Với chính sách ưu đãi qua thuế suất, thời gian miễn giảm thuếcủa thuế TNDN, Nhà nước có thể khuyến khích đầu tư trong nước cũng đầu tưnước ngoài vào những ngành, những lĩnh vực nhà nước khuyến khích đầu tư.Chẳng hạn áp dụng thuế suất thấp và miễn giảm hấp dẫn đối với các dự án đầu tưthuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư như các cơ sở sản xuất mớithành lập; đầu tư ở miền núi hải đảo, các vùng có nhiều khó khăn

Thuế thu nhập cá nhân còn phải đảm nhiệm vai trò quản lý và điều tiếtvĩ mô nền kinh tế Vai trò này được thực hiện thông qua việc tăng cường điềutiết hay giảm bớt điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, làm cho tổng cầucủa xã hội giảm hoặc tăng từ đó có tác dụng co hẹp hay kích thích kinh tế.Thông qua cơ chế điều tiết thuế thu nhập cá nhân mà nhà nước có thể điềuchỉnh nền kinh tế Khi nền "kinh tế quá nóng" đến mức có thể gây lạm phátcao khó có thể làm chủ được, Nhà nước có thể tăng thêm gánh nặng thuếkhoá, làm giảm sức mua của dân cư, kích thích hồi phục kinh tế Qua phân tíchtrên đây có thể nói, thông qua thuế thu nhập cá nhân Nhà nước đã chi phốiquan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng cho phù hợp với đường lối phát triển kinh tế

Với hệ thống thuế rõ ràng, ổn định, các nhà đầu tư có thể xác định, các nhàđầu tư có thể xác định được hiệu quả đầu tư vốn của mình sau khi hoànthành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước Họ sẽ so sánh, tính toán và lựa chọn lĩnh

Trang 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/cần ưu tiên,

Trang 33

khuyến khích đầu tư vào những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn.

- Thuế góp phần tạo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng khuyếnkhích đầu tư phát triển kinh tế

Việc áp dụng chính sách thuế thống nhất đối với mọi thành phần kinhtế trong phạm vi cả nước đã góp phần tạo nên sân chơi bình đẳng, thúc đẩy cạnhtranh và khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nướcgóp phần tạo ra sân chơi bình đẳng thúc đẩy cạnh trạnh và khuyến khích phát triểnmọi thành phần kinh tế Trong quá trình triển khai thực hiện, chính sách thuế luônđược điều chỉnh linh hoạt, kịp, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và hội nhập kinh tếquốc tế Điều này thể hiện rõ nét qua một số sắc thuế sau:

Luật thuế GTGT được ban hành thay thế luật thuế doanh thu đã góp phầngiảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, tránh đánh thuế trùnglắp, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là cácdoanh nghiệp có mô hình hoạt động kinh doanh lớn

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành thay thế luật thuế lợi tứcvới một mức thuế suất thống nhất đã khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế tăng cường đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh Chính sáchthuế TNDN hiện nay của Việt Nam đã khá tương đồng với chuẩn mực quốc tế Mứcthuế suất 25% là tương đối thấp so với các nước trong khu vực Việc bãi bỏ chínhsách thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đã đáp ứng kịp thời yêu cầu khuyếnkhích thu hút đầu tư nước ngoài

Thuế thu nhập cá nhân thay thế Thuế thu nhập đối với người có thu nhậpcao là một bước đột phá làm giảm mức thuế suất luỹ tiến cao nhất và tăng khoảnggiãn cách giữa các bậc thuế, góp phần thu hút nguồn nhân lực có trình độ caongoài nước Việt Nam cũng đã đàm phán và ký hiệp định tránh đánh thuế hai lầnvới trên

40 nước trên thế giới, tạo cơ sở pháp lý khuyến khích các nhà đầu tư và cá

Trang 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/

Trang 35

Thuế phục vụ định hướng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ cung cầu của thịtrường Có nhu cầu tất yếu đòi hỏi phải phát triển sản xuất, dịch vụ để cung ứng đủnhu cầu và ngược lại Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là làm tăng tổngcung gắn với kích cầu để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt kết quả tốt Tổngcầu tăng hay giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan, chủ yếu là thu nhậpcủa các tầng lớp dân cư, giá cả từng sản phẩm, cơ cấu hàng hoá trên thị trường

Ảnh hưởng của chính sách thuế thông qua các mức thuế, các chế độ miễngiảm, các chế độ quản lý thu thuế khác nhau có vai trò quan trọng đến việc tạo nêntổng cầu theo hai hướng, khuyến khích phát triển hay hạn chế Thuế cũng có ảnhhưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới cung của thị trường Đó là việc đánh thuế caohay thấp và các yếu tố sản xuất, tiêu dùng, thu nhập Bên cạnh sự can thiệp củathuế vào cả hai lĩnh vực cung và cầu, chính sách thuế cũng có tác động đến lạmphát trong nền kinh tế, cũng có nghĩa là can thiệp vào môi trường chuyển dịch cơcấu kinh tế

Phục vụ yêu cầu tài trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vai trò tích cực của thuếđối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn có thể xem xét ở góc độ tàitrợ Đối với các nước đang phát triển, vấn đề tài trợ của thuế được coi là cú híchban đầu hết sức quan trọng của Nhà nước để hành thành cơ cấu kinh tế hợp lý,tiến bộ Tài trợ từ thuế được thực hiện bằng phương pháp: trực tiếp hay gián tiếp.Một là, thực hiện các thuế suất đặc biệt, cho miễn giảm thuế nhằm tạo điềukiện cho các chủ kinh tế có thêm thu nhập để giải quyết yêu cầu chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội Hai là, qua nguồnthu tăng nhiều từ thuế, Nhà nước có thêm vốn ban đầu cho các địa phương,vùng lãnh thổ có khó khăn trong việc thực hiện các chương trình chuyển dịch cơcấu kinh tế hoặc tài trợ cho các trường dạy nghề để người lao động có trình độthấp đáp ứng được yêu cầu phục vụ các ngành cần trình độ kỹ thuật cao được hìnhthành trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trang 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trang 37

Việc thiết kế và xây dựng hệ thống chính sách thuế có phân biệt theo ngànhvùng khác nhau, Nhà nước có thể thúc đẩy phát triển nhiều ngành kinh tế mũinhọn then chốt và các vùng kinh tế trọng điểm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinhtế theo bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

1.1.2 Quan niệm về quản lý thuế và tính tất yếu khách quan vai trò Nhà nước vềquản lý thuế

1.1.2.1 Khái niệm về quản lý thuế

Một cách chung nhất, "quản lý nhà nước" là sự tác động, điều chỉnh có tổchức và bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội, các hành vihoạt động của công dân và mọi tổ chức trong xã hội nhằm duy trì và phát triển trậttự xã hội, bảo toàn, củng cố và phát triển quyền lực nhà nước Quản lý nhà nướctheo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý hành chính do Chính phủ đại diện Nhà nướcthực thi và đảm bảo bằng quyền lực của Nhà nước

"Quản lý nhà nước về thuế" là thuật ngữ dùng để chỉ tổng thể các khâu lậppháp, hành pháp và tư pháp về thuế Khi xem xét lĩnh vực thuế dưới góc độ quản lýnhà nước là xem xét ở tầm vĩ mô Quản lý nhà nước về thuế là quản lý nguồn

thu chủ yếu của ngân sách nhà nước Chủ thể quản lý nhà nước trong lĩnh vực

thuế là các cơ quan nhà nước có chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp về

thuế Đối tượng của quản lý nhà nước về thuế là "các quá trình xã hội, hành vi của

cá nhân và tổ chức xã hội" trong lĩnh vực thuế Tuy nhiên, bản luận văn này chỉxét đến lĩnh vực quản lý thuế

- Quản lý thuế là hoạt động của Nhà nước mà cơ quan thuế là đại diệnnhằm huy động tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo những quy định của phápluật về thuế.

Quản lý thuế là hoạt động quản lý gắn liền với cơ quan thuế - một tổchức nhà nước có tư cách pháp nhân công quyền Do đó, quản lý thuế là một hìnhthức quản lý công Quản lý thuế chỉ gồm khâu hành pháp và tư pháp về thuế

Quản lý thuế gồm những hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước,thuộc lĩnh vực hành pháp và tư pháp về thuế của cơ quan thuế các cấp, với các

Trang 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/chức thực hiện

Trang 39

chính sách thuế của cơ quan thuế các cấp, là việc định ra một hệ thống các tổ chức,phân công trách nhiệm cho các tổ chức này, xác lập mối quan hệ phối hợp giữa cácbộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế nhằm đạtcác mục tiêu đã đề ra, trong điều kiện môi trường quản lý luôn biến động.

* Quản lý thuế có các vai trò sau:

Thứ nhất, quản lý thuế là thực hiện một chức năng quan trọng của Nhà

nước trong lĩnh vực tài chính

Thứ hai, huy động nguồn lực tài chính cho ngân sách nhà nước.Thứ ba, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa chính sách thuế vào cuộc

sống

Thứ tư, tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, công bằng thúc

đẩyđầu tư phát triển kinhtế

1.1.2.2 Tính tất yếu khách quan vai trò Nhà nước về quản lý thuế

- Vai trò Nhà nước về quản lý thuế nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý về thuế.

Có thể nói thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước màcòn là công cụ quan trọng điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo hướng khuyến khích đầutư, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triểnsản xuất, tạo ra môi trường bình đẳng về pháp luật cho sự cạnh tranh lànhmạnh giữa các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triểntrong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế Trong những năm vừa qua, nhằm hướngtới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế nhiều thànhphần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước tađã tiến hành các cuộc cải cách thuế, không ngừng hoàn thiện và kiện toàn hệthống quản lý thuế nhằm đảm bảo tính hiệu lực của các Luật thuế trong cảnước và tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế Nhờ vậy, công tác thuế đãgóp phần tích cực vào nguồn thu Ngân sách nhà nước và sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước Tuy nhiên, trước những yêu cầu đặt ra của thời kỳ hộinhập kinh tế quốc tế, cơ chế quản lý hiện nay đã bộc lộ những hạn chế Như vậy

Trang 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/của sự phát triển kinh tế quốc tế nhất là trong giai đoạn hiện nay thì vai tròhoạch định, cải cách chính sách về quản lý thuế nhằm nâng cao vai trò của Nhànước về quản lý thuế là rất cần thiết.

Ngày đăng: 27/02/2019, 12:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 201 9. Luật Doanh nghiệp (2005), Điều 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 201"9. "Luật Doanh nghiệp
Tác giả: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 201 9. Luật Doanh nghiệp
Năm: 2005
10. PGS.TS Nguyễn Thị Liên và PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu đồng chủ biên (2009), Giáo trình Thuế, Học viện Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Tr 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thuế
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Liên và PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu đồng chủ biên
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2009
11. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2007), Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thuế thu nhập cá nhân
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII
Năm: 2007
12. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008), Luật thuế GTGT, số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thuế GTGT
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII
Năm: 2008
13. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008), Luật thuế TNDN, số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thuế TNDN
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII
Năm: 2008
14. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008), Luật thuế TTĐB, số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thuế TTĐB
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII
Năm: 2008
15. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2009), Luật thuế Tài nguyên, số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thuế Tài nguyên
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII
Năm: 2009
22. Tổng cục Thuế (2010), Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế “quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng Cục Thuế”.B. Tài liệu Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng Cục Thuế
Tác giả: Tổng cục Thuế
Năm: 2010
1. Bộ Tài chính (2009), Hướng dẫn thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và chính sách thuế mới Khác
2. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế Khác
3. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2011 Khác
4. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2012 Khác
5. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2013 Khác
6. Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011 Khác
7. Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2012 Khác
16. Tổng cục Thuế (2008), Quy trình miễn thuế, giảm thuế ban hành kèm theo Quyết định số 598/QĐ-TCT ngày 29 tháng 5 năm 2008 Khác
17. Tổng cục Thuế (2008), Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định Khác
18. Tổng cục Thuế (2009), Quy trình quản lý đăng ký thuế được ban hành theo Quyết định số: 443/QĐ-TCT ngày 29 tháng 4 năm 2009 Khác
19. Tổng cục Thuế (2011), Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011 Khác
20. Tổng cục Thuế (2011), Quy trình hoàn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 905/QĐ-TCT ngày 01 tháng 7 năm 2011 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w