1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên

155 179 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 3,85 MB

Nội dung

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, được sự quan tâm của các cấp từ Trung ương đến địa phương, sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân hệ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH

DOANH

–––––––––––––––––––––––––––

DƯƠNG VĂN HÕA

PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÔ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH

DOANH

–––––––––––––––––––––––––––

DƯƠNG VĂN HÕA

PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÖ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

: TS PHAN VĂN HÙNG

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này dotôi thu thập là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một côngtrình nào

Các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả Luận văn

DƯƠNG VĂN HÕA

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các

cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn và kínhtrọng tới các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình họctập và nghiên cứu

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo - Trường Đạihọc Kinh tế và Quản trị kinh doanh và các thầy, cô giáo đã giảng dạy cho tôinhững kiến thức quý báu để tôi hoàn thành chương trình đào tạo và thực hiệnLuận văn

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Huyện ủy, HĐND, UBND huyệnPhú Bình, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Tài chính – Kế hoạch, PhòngNông nghiệp và PTNT, Điện lực Phú Bình, Ban quản lý các dự án đầu tư vàxây dựng, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, Trung tâm viễn thông huyệnPhú Bình, Lãnh đạo và nhân dân xã Hà Châu, xã Lương Phú, xã Bàn Đạt vàcác tập thể, cá nhân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu để hoànthiện Luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phan Văn Hùng đã tận tình chỉđạo, trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ, giúp

đỡ tôi nhiệt tình để tôi hoàn thiện Luận văn này

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015

HỌC VIÊN DƯƠNG VĂN HÕA

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Đóng góp mới của luận văn 3

5 Bố cục của đề tài 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN 4

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn

4 1.1.1 Lý luận chung về kết cấu hạ tầng nông thôn 4

1.1.2 Nội dung cơ bản về kết cấu hạ tầng nông thôn

14 1.1.3 Những điểm chủ yếu cần quan tâm khi xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn 20

1.1.4 Một số vấn đề về nông thôn và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới 21

1.2 Kinh nghiệm về phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tại một số địa phương ở Việt Nam 27

1.2.1 Kinh nghiệm của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 27

Trang 6

41.2.2 Kinh nghiệm quản lý của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 29

1.2.3 Kinh nghiệm quản lý của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 31

Trang 7

1.2.4 Một số bài học kinh nghiệm cho huyện Phú Bình 33

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 36

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 36

2.2 Phương pháp nghiên cứu 36

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 36

2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 37

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 38

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 38

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN PHÖ BÌNH 41

3.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Phú Bình 41

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện 41

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 43

3.1.3 Đánh giá các lợi thế và khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn của huyện Phú Bình 45

3.2 Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn huyện Phú Bình 48

3.2.1 Thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 48

3.2.2 Thực trạng phát triển hệ thống thủy lợi huyện Phú Bình 56

3.2.3 Thực trạng hệ thống điện nông thôn ở huyện Phú Bình 59

3.2.4 Thực trạng phát triển hệ thống viễn thông huyện Phú Bình 62

3.3 Đánh giá kết quả phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Bình 64

3.3.1 Đánh giá công tác tổ chức, ban hành các văn bản quản lý 64

3.3.2 Kết quả thực hiện các nội dung xây dựng NTM gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn 66 3.4 Đánh giá chung về phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn góp phần

Trang 8

3.4.1 Những kết quả đạt được 703.4.2 Những hạn chế, yếu kém 743.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém 75

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÖ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN 78

4.1 Quan điểm và phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôngóp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Bình 784.1.1 Quan điểm phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn 784.1.2 Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Bình 794.1.3 Một số mục tiêu cơ bản xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn huyệnPhú Bình giai đoạn 2016-2020 804.2 Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng góp phần xây dựng nông thônmới trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2016-2020 824.2.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn huyện Phú Bình 82

cấu hạ tầng nông thôn 844.2.3 Hoàn thiện chính sách thu hút các nguồn lực tập trung cho đầu tưxây dựng công trình hạ tầng nông thôn 864.2.4 Tăng cường quản lý công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn 88

4.2.5 Tăng cường quản lý đất đai, thực hiện sử dụng quỹ đất tạo vốn đầu

tư hạ tầng nông thôn 904.2.6 Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về trình độ và phẩm chất đạo đức của cán bộ thực hiện công tác phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn 91

Trang 9

4.2.7 Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển kết cấu hạ

tầng nông thôn và xây dựng nông thôn mới 92

4.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Bình 93

4.3.1 Đối với Trung ương 93

4.3.2 Đối với tỉnh Thái Nguyên 93

4.3.3 Đối với cơ quan quản lý các cấp 94

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC 100

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoáGDP : Tổng sản phẩm quốc nội

GTNT : Giao thông nông thôn

HĐND : Hội đồng Nhân dân

KCN : Khu Công nghiệp

KHCN : Khoa học Công nghệ

KT-XH : Kinh tế - Xã hội

NSNN : Ngân sách Nhà nước

NTM : Nông thôn mới

PTNT : Phát triển nông thôn

QL : Quốc lộ

TW : Trung ương UBND

: Uỷ ban Nhân dân XDNTM :

Xây dựng nông thôn mới

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các tiêu chí XD nông thôn mới thuộc nhóm II Hạ tầng KT - XH

26

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất huyện Phú Bình giai đoạn 2009 – 2013 43

Bảng 3.2: Tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành huyện Phú Bình 44

Bảng 3.3: Thực trạng các loại đường bộ huyện Phú Bình 49

Bảng 3.4: Tỷ lệ kết cấu mặt đường các loại ở huyện Phú Bình 50

Bảng 3.5: Chất lượng các tuyến đường huyện ở Phú Bình 51

Bảng 3.6: Hiện trạng các tuyến đường xã ở huyện Phú Bình đến năm 2013 52

Bảng 3.7: Kết quả thực hiện xây dựng hệ thống giao nông thôn huyện Phú Bình giai đoạn 2011-2013 54

Bảng 3.8: Kết quả xây dựng công trình cầu, cống, ngầm, tràn nông thôn huyện Phú Bình giai đoạn 2011-2013 55

Bảng 3.9: Tổng mức đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn huyện Phú Bình giai đoạn 2008-2013 55

Bảng 3.10: Tổng hợp nguồn vốn đầu tư các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2008-2013 58

Bảng 3.11: Tổng hợp các dự án chống quá tải điện năm 2013 59

Bảng 3.12: Tổng hợp khối lượng cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn huyện Phú Bình đến năm 2015 60

2013 63

Bảng 3.14: Tỷ lệ sử dụng DV viễn thông huyện Phú Bình phân theo xã, thị trấn 63

Bảng 3.15: Kết quả các tiêu chí xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới 69

Bảng 3.16: Kết quả đánh giá về phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Bình 72

Bảng 3.17: Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân hạn chế trong phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ở huyện Phú Bình 76

Trang 12

9nội đồng huyện Phú Bình giai đoạn 2016-2025 81

Trang 13

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu tình hình sử dụng đất huyện Phú Bình năm 2013 44Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các loại đường bộ huyện Phú Bình 50Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các loại kết cấu mặt đường huyện Phú Bình 51

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài

Huyện Phú Bình nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thái Nguyên, địa hìnhđồi núi thấp xen lẫn đồng bằng Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào pháttriển nông nghiệp Thu ngân sách hàng năm mới chỉ đáp ứng, cân đối đượckhoảng 10% trên tổng chi ngân sách của toàn huyện, còn lại chủ yếu là dongân sách cấp trên hỗ trợ Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, được sự quan tâm của các cấp

từ Trung ương đến địa phương, sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân hệ thống

hạ tầng thiết yếu của nông thôn huyện Phú Bình đã được quan tâm đầu tưnâng cấp, cải tạo từng bước đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội củađịa phương Kết quả thực hiện giai đoạn 2008-2013: Cải tạo và nâng cấp được126,1 km đường giao thông nông thôn, xây mới 03 công trình hồ đập trungthủy nông, sửa chữa 59km kênh cấp 3; xây mới và cải tạo nâng cấp 306phòng học ở các bậc học, 19 phòng làm việc tại các trường học, nâng cấp 10trạm biến áp, cải tạo trên 400 km đường dây cao thế và hạ thế; xây dựng mới

46 nhà văn hóa: trong đó 01 nhà văn hóa xã (Đồng Liên), 45 nhà văn hóathôn, xây dựng mới và cải tạo sửa chữa 1.835 nhà ở dân cư, trong đó có 830nhà theo chương trình 167 Các công trình hạ tầng xã hội khác như: Trụ sởlàm việc của UBND xã, chợ nông thôn, nghĩa trang liệt sỹ, công trình nướcsạch đang tiếp tục được đầu tư hoàn thiện

Nhìn chung các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu được đầu tư đã pháthuy hiệu quả, đáp ứng được một phần yêu cầu phục vụ sản xuất và nâng caođời sống của nhân dân địa phương Mặc dù đã được sự quan tâm đầu tư từcác nguồn lực của Nhà nước và huy động nhân dân đóng góp, nhưng kết cấu hạtầng của huyện nói chung và hạ tầng nông thôn nói riêng vẫn còn nhiều yếukém Hệ thống giao thông của huyện vẫn còn tới 50% là đường đất, một số

Trang 15

2tuyến đường thôn xóm, đường nội đồng vẫn là đường mòn, hẹp, lầy thụt khi trờimưa bão, gây

Trang 16

khó khăn cho sản xuất và đời sống Hệ thống thủy lợi xuống cấp nhiều, việckiên cố hóa kênh mương nội đồng mới đạt khoảng 60% Vẫn còn hơn 30%diện tích không chủ động nước tưới tiêu Kết cấu hạ tầng về đường điện, vềviễn thông tới các xã, đặc biệt là các thôn xóm vùng sâu, vùng xa còn chưađược đầu tư cơ bản nên chất lượng sử dụng của người dân còn thấp,…

Xuất phát từ yêu cầu thực tế đặt ra ở trên, việc nghiên cứu đề tài "Phát

triển kết cấu hạ tầng nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên" nhằm đưa ra những giải pháp khắc

phục những hạn chế trong quá trình phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn mangtính cấp thiết, có nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng để đưa ra giải pháp pháttriển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn góp phần thực hiện Chương trình xâydựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là nội dung về phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn

ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Trang 17

- Phạm vi nội dung: Do nội dung kết cấu hạ tầng nông thôn có phạm virộng và bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, đề tài tập trung vào vấn đề pháttriển kết cấu hạ tầng kinh tế về các lĩnh vực phát triển giao thông, thủy lợi, hệthống điện, hệ thống viễn thông

4 Đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về kết cấu hạ tầng nôngthôn gắn với xây dựng nông thôn mới

- Đánh giá thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn huyện PhúBình giai đoạn 2010-2013 Trên cơ sở đó chỉ ra những kết quả đạt được,những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trongquá trình phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ở huyện Phú Bình, tỉnh TháiNguyên Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nông thôngắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Bình giai đoạn 2016-2020

- Các kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu tham khảo cho các cơ quanchuyên môn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong xây dựng kế hoạch,chương trình, dự án, triển khai thực hiện kết cấu hạ tầng nông thôn vàChương trình xây dựng nông thôn mới Kết quả nghiên cứu còn là tài liệutham khảo cho học viên cao học, sinh viên của Nhà trường và các nhà nghiêncứu khác có quan tâm

- Chương 2 Phương pháp nghiên cứu đề tài

- Chương 3 Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn huyện Phú

Bình, tỉnh Thái Nguyên

- Chương 4 Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng góp phần xây dựng

nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Bình, giai đoạn 2016-2020

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN 1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn

1.1.1 Lý luận chung về kết cấu hạ tầng nông thôn

1.1.1.1 Khái niệm về kết cấu hạ tầng

Để tạo ra sản phẩm của những hoạt động sản xuất cụ thể, có những nhân

tố không tham gia trực tiếp vào việc tạo ra sản phẩm nhưng thiếu nó thì khôngthể tiến hành sản xuất được; như cơ sở cung cấp điện nước, mạng lưới đườnggiao thông dùng để vận chuyển nguyên vật liệu, các cơ sở đào tạo công nhân

để tạo ra những người lao động có tay nghề cần thiết; những công sở nhànước tham gia các hoạt động quản lý xã hội, lực lượng bảo vệ trật tự an toàn

xã hội… những nhân tố đó có mặt trong các pha của quá trình kinh tế - xã hội

và tạo nên một phạm trù được gọi là hạ tầng kinh tế xã hội (còn gọi là kết cấu

hạ tầng hay cơ sở hạ tầng) của một quốc gia

Có thể đưa ra định nghĩa hạ tầng kinh tế - xã hội theo một cách khái quáthơn là kể ra các thành phần tạo nên nó

Hạ tầng kinh tế - xã hội là một tập hợp tất cả các phương tiện, thiết bị vàcác thể chế được trang bị những yếu tố vật chất, con người nhằm bảo đảmnhững điều kiện vật chất và phi vật chất cần thiết cho các hoạt động của xãhội trên quy mô cả nước hay từng vùng lãnh thổ nhất định

Theo cách quan niệm như vậy hạ tầng kinh tế - xã hội là một phạm trùrất rộng bao gồm nhiều yếu tố khác nhau của xã hội

Khái niệm cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội dùng chỉ chung cho những hạtầng đa năng, có tầm hoạt động rộng lớn, phạm vi phục vụ cho nhiều lĩnh vựchoạt động kinh tế, dân sinh và các hoạt động văn hoá xã hội khác như những

hệ thống hạ tầng thuộc lĩnh vực cung cấp điện năng, giao thông vận tải, thuỷlợi, thông tin liên lạc…

Trang 19

Trong điều kiện hiện nay, khái niệm này còn được mở rộng là nhữngquan hệ mang tính thiết chế làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội.Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, thì hệ thống tài chính, ngân hàng có thểxem như đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ sự hoạt động của nền kinh tế Nhưvậy, hạ tầng kinh tế xã hội của xã hội hiện đại là khái niệm dùng để chỉ tổngthể những phương tiện và thiết chế, tổ chức làm nền tảng cho kinh tế xã hộiphát triển

Kết cấu hạ tầng nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vậtchất - kỹ thuật nền kinh tế quốc dân Đó là những hệ thống thiết bị và côngtrình vật chất - kỹ thuật được tạo lập phân bố, phát triển trong các vùng nôngthôn và trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiệnchung cho phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực này và trong lĩnh vực nôngnghiệp Kết cấu hạ tầng nông thôn là một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuậtphục vụ nông nghiệp, nông thôn được tổ chức thành các đơn vị sản xuất vàdịch vụ, các công trình sự nghiệp có khả năng bảo đảm sự di chuyển các luồngthông tin, vật chất nhằm phục vụ nhu cầu có tính phổ biến của sản xuất đạichúng, của sinh hoạt dân cư nông thôn nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao

1.1.1.2 Vai trò của hệ thống kết cấu hạ tầ='ng nông thôn

Qua các giai đoạn phát triển nhất định của kinh tế xã hội, chúng ta thấynông nghiệp và nông thôn phát triển dựa trên một hệ thống kết cấu hạ tầng cótrình độ phát triển nhất định Sự phát triển của kết cấu hạ tầng nông thôn tácđộng tích cực đến các mặt kinh tế - xã hội nông thôn, thể hiện trên các lĩnh vựcnhư sau:

a) Kết cấu hạ tầng, trước hết là những cơ sở hạ tầng trong kinh tế, giữ vai trò quyết định trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nông nghiệp, nông thôn nước ta đang trong quá trình chuyển biến lênnền sản xuất hàng hoá, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sang tăng giá trị nông

Trang 20

của kinh tế cho nên làm cản trở lớn tới quá trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông thôn Hệ thống giao thông vận tải còn chưa đồng bộ, còn nhiều hạnchế là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến sự pháttriển khả năng chuyên môn hoá sản xuất tại từng khu vực, làm cản trở việccung cấp nguyên vật liệu đầu vào và tiêu thụ các sản phẩm, nông sản củanông nghiệp Các vùng nông thôn xa, miền núi, biên giới, hải đảo thì dođường sá với chất lượng thấp càng làm tăng khoảng cách chênh lệch về vănhoá, kinh tế xã hội của các vùng này với vùng đồng bằng, đô thị

b) Mức độ và trình độ phát triển kết cấu hạ tầng là một chỉ tiêu phản ánh và đánh giá trình độ phát triển nói chung của nông nghiệp, nông thôn

Các chỉ tiêu thể hiện mức độ và trình độ phát triển của các yếu tố cơ sở

hạ tầng như số ki lô mét đường giao thông tính trên một km2, tính trên 1000dân, số xã có trạm xá, số xã có điện, số điện thoại trên 100 dân… được sửdụng để đánh giá sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn, cơ sở hạ tầng ngàycàng có vai trò quan trọng Trong điều kiện phát triển với trình độ thấp, tựcấp, tự túc là chủ yếu thì các yếu tố hạ tầng nông thôn đơn giản, yếu kémchưa tác động lớn đến nông thôn Trong xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay,nếu thiếu hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thốngtín dụng ngân hàng, các công trình kiến trúc phục vụ các hoạt động kinh tế,văn hoá, xã hội… thì sự phát triển khó diễn ra hoặc sẽ làm cản trở quá trìnhphát triển kinh tế xã hội Như vậy xây dựng và phát triển các yếu tố cơ sở hạtầng có vai trò quan trọng trong phát triển nông thôn

Hạ tầng kinh tế xã hội là động lực và là điều kiện tiền đề cơ bản cho sựkhai thác một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mộtquốc gia, một vùng lãnh thổ Sự phát triển của hạ tầng kinh tế - xã hội sẽ tạođiều kiện để thu hút người lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế; tạo rađược các cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng nghề nghiệp cũng như các cơ sởchăm sóc sức khoẻ sẽ tạo ra tiền đề cho việc tăng năng suất lao động Tạođiều kiện cho việc thúc đẩy các hoạt động công nghệ, nghiên cứu khoa học

Trang 21

Việc phát triển hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện, nướcsạch… sẽ tạo cơ sở cho việc tăng cường giao lưu kinh tế, văn hoá; phá vỡ sựkhép kín của nông thôn truyền thống với các vùng khác, mở rộng quan hệgiữa vùng nông thôn với toàn nền kinh tế, tạo điều kiện cho nông dân tiếpcận với các nguồn lực phát triển từ các dự án quốc gia và quốc tế, thúc đẩy sựhình thành và phát triển sản xuất hàng hoá.

Phát triển kết cấu hạ tầng giúp nâng cao mức hưởng thụ văn hoá và chấtlượng cuộc sống dân cư nông thôn, tạo lập sự công bằng và xoá dần nhữngchênh lệch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng trong cảnước Tham gia mạnh mẽ vào quá trình phân công lao động trong vùng, khuvực và quốc tế do tận dụng được các lợi thế trong việc giảm các chi phíliên quan đến hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông vậntải Tạo ra những mối giao lưu mới nhằm hoàn thiện các quan hệ nhân văngiữa con người và con người Tạo ra những điều kiện cho việc tăng các chỉ sốcủa sự phát triển do hạ tầng kinh tế - xã hội được củng cố Hạ tầng kinh tế -

xã hội phát triển là nhân tố tạo ra sự phát triển đồng đều, bình đẳng hơn giữacác vùng kinh tế Tăng cường mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau

d) Kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển một cách cân đối và toàn diện, bao gồm cả các yếu tố hạ tầng trong văn hoá, kinh tế, xã hội là điều kiện của việc phát triển nông thôn toàn diện và văn minh

Trước đây, nông thôn truyền thống dựa trên nền nông nghiệp nhỏ độccanh cây lúa nước, kết cấu hạ tầng nhỏ bé thích ứng với khuôn khổ sinh hoạtkinh tế - xã hội hạn hẹp của các công đồng dân cư nông thôn khép kín Ngàynay nông nghiệp và nông thôn Việt Nam phát triển trong nền kinh tế thị

Trang 22

sở hạ tầng kinh tế - xã hội được xem như là một yếu tố hữu cơ và là điều kiệntiền đề không thể thiếu được cho sự phát triển.

Kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại là điều kiện để phát triển cácvùng kinh tế động lực, các vùng trọng điểm kinh tế - xã hội; phát triển VH-

XH và đảm bảo an ninh quốc phòng, mở ra khả năng thu hút các luồng vốnđầu tư đa dạng cho phát triển kinh tế- xã hội Thúc đẩy các nguồn lực đầu tưvào các lĩnh vực khác nhau nhằm khai thác hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội

đã được xây dựng Tạo điều kiện để mở rộng thị trường và nhu cầu tiêu dùngcủa nhân dân do mở rộng mối giao lưu kinh tế - xã hội thông qua hệ thống hạtầng kinh tế - xã hội phát triển

e) Vai trò của kết cấu hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình xây dựng nông thôn mới là “xâydựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh

tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý ; xã hội nông thôn ổn định, giàubản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao; hệ thống chính trị ở nôngthôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường Xây dựng giai cấp nôngdân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nềntảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”

Vì vậy, tác động của các công trình hạ tầng nông thôn được thể hiện rất

rõ ở sự phát triển mở rộng sản xuất, tăng sản phẩm hàng hoá đối với các vùngnông thôn có giao thông thuận lợi Vùng có đường sá, điện, nước, thông tinliên lạc thuận tiện thì không những sản xuất phát triển mà các loại dịch vụ

Trang 23

cũng có điều kiện phát triển như: cung cấp giống, thức ăn, thu mua, chế biếnnông sản, thực phẩm… Phục vụ mục đích lưu thông hàng hoá; giao lưu, đi lạicủa nhân dân; phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đảm bảo môi trường

tự nhiên, môi trường sinh thái phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tăng thunhập cho người lao động, cải thiện đời sống dân sinh, nâng cao chất lượngcuộc sống về vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn xã; đảm bảo cho

hệ thống chính trị ở cơ sở hoạt động và góp phần hết sức quan trọng đối với

an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở, tạo tiền

đề vững chắc cho công cuộc xây dựng nông thôn mới

Quá trình xây dựng nông thôn mới xác định đầu tư phát triển kết cấu hạtầng nông thôn phải đi trước một bước, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, giaothông nông thôn… Định hướng đúng đắn này nếu được sự đồng thuận từ phíangười dân và bước đầu thu lại kết quả khả quan Từ đó từng bước làm thay đổi

bộ mặt nông thôn, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội tại địaphương…

Như vậy việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn phát triểntoàn diện, với quy mô, chất lượng và trình độ kỹ thuật tương ứng với nhu cầungày càng cao và đáp ứng những đòi hỏi của phát triển nông thôn mới

1.1.1.3 Đặc trưng cơ bản của kết cấu hạ tầng nông thôn

Để xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn đáp ứng yêu cầukinh tế - xã hội, cần chú ý các đặc trưng cơ bản của kết cấu hạ tầng như sau:

a Kết cấu hạ tầng có tính hệ thống cao

Các yếu tố của hệ thống kết cấu hạ tầng có sự phân bố và cấu trúc phứctạp trên toàn lãnh thổ, trong đó có những bộ phận có mức độ và phạm vi ảnhhưởng cao thấp khác nhau tới sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn, của từngvùng, từng làng xã Tuy vậy các bộ phận này có liên kết, tác động qua lại lẫnnhau trong quá trình hoạt động, khai thác và sử dụng Vì vậy cần có sự quyhoạch tổng thể các yếu tố kết cấu hạ tầng, có phối hợp, kết hợp các loại hạ

Trang 24

11tầng trong một hệ thống, một vùng nông thôn một cách đồng bộ ngay từ khithiết kế, thi công xây dựng cho đến khi vận hành, sử dụng sẽ giảm tối đa chi

Trang 25

phí và tăng tối đa công dụng của các công trình hạ tầng

Chẳng hạn việc làm đường, thi công cống thoát nước, hệ thống cấpnước, đường điện, điện thoại… có quan hệ với nhau trên cùng tuyến đường;cần có kế hoạch chung và phối hợp thực hiện chặt chẽ; tránh tình trạng “kẻđào, người lấp” tiếp tục diễn ra do sự phân cấp quản lý, do lợi ích cục bộ hay phối hợp không hiệu quả

Các công trình kết cấu hạ tầng thường là các công trình lớn, chiếm chỗtrong không gian Tính hợp lý của các công trình này đem lại sự thay đổi lớntrong cảnh quan và tác động tích cực đến sinh hoạt của địa bàn dân cư Nếutrong khi quy hoạch và xây dựng các công trình hạ tầng mà chỉ chú ý đếnnhững công năng chính của nó hay ít quan tâm đến khía cạnh xã hội nhânvăn, đến những dịch vụ mới nảy sinh sau khi có công trình thì sẽ làm suy yếukhía cạnh cảnh quan, văn hoá hoặc gây trở ngại cho sinh hoạt của khu dân cư

b Kết cấu hạ tầng có tính tiên phong định hướng

Trong phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cần chú ý những vấn đề sau đây:

- Kết cấu hạ tầng của toàn bộ nông nghiệp nông thôn, của vùng hay từnglàng xã cần được hình thành và phát triển trước một bước và phù hợp với cáchoạt động kinh tế xã hội Dựa trên các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đểquyết định việc xây dựng kết cấu hạ tầng Ngược lại, sự phát triển kết cấu hạtầng là thể hiện định hướng phát triển kinh tế xã hội và tạo tiền đề vật chấtcho tiến trình phát triển kinh tế- xã hội

- Chiến lược phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đúng đắn là lựa chọnđược những yếu tố hạ tầng trọng điểm làm nền tảng cho quá trình phát triển.Chiến lược này còn gọi là chiến lược ưu tiên Thực hiện tốt chiến lược ưu tiêntrong phát triển kết cấu hạ tầng của toàn bộ nông thôn, từng vùng, từng địaphương trong mỗi giai đoạn phát triển sẽ vừa thể hiện tính tiên phong định

Trang 26

13hướng, vừa giảm nhẹ nhu cầu huy động vốn đầu tư do chỉ tập trung vàonhững công trình ưu tiên.

Trang 27

c Tính xã hội và tính công cộng cao của kết cấu hạ tầng

Tính xã hội và tính công cộng cao của các công trình kết cấu hạ tầng thểhiện cả trong xây dựng và trong sử dụng Trong xây dựng, mỗi loại công trìnhkhác nhau có nhiều nguồn vốn khác nhau; xu hướng xã hội hoá hiện nay thìcác công trình đường giao thông nông thôn, cấp nước, cấp điện, … thườngđược nguồn vốn của nhà nước và nhân dân cùng thực hiện Trong sử dụng,hầu hết các công trình đều được sử dụng mang tính tập thể hay tính cộngđồng Giới hạn quy mô tập thể người sử dụng chung các công trình hạ tầngtuỳ thuộc vào tính chất của từng loại công trình Ví dụ: đường giao thôngnông thôn dùng chung cho cả vùng, còn trạm biến áp điện, trạm bơm nước cóthể do một số hộ dân góp tiền xây dựng và sử dụng…

Để việc xây dựng, quản lý sử dụng các công trình hạ tầng nông thônhiệu quả cần đảm bảo hài hoà giữa nghĩa vụ trong xây dựng và quyền lợitrong sử dụng đối với mỗi công trình hạ tầng cụ thể Nguyên tắc cơ bản làgắn quyền lợi với nghĩa vụ Trong một số trường hợp khi xây dựng công trìnhlàm thiệt hại cho đối tượng này nhưng lại làm lợi cho đối tượng khác thì cầnphải có giải pháp xử lý phù hợp

Thực hiện sự phân cấp trong xây dựng và quản lý sử dụng công trìnhcho từng cấp chính quyền, cho từng đối tượng cụ thể để khuyến khích pháttriển và sử dụng hiệu quả kết cấu hạ tầng

d Xây dựng kết cấu hạ tầng là một lĩnh vực đầu tư kinh doanh đòi hỏi vốn lớn, khả năng thu hồi vốn chậm và một số lĩnh vực rất khó thu hồi vốn.

Trong tổng vốn đầu tư cho phát triển nông thôn, cần phân bổ hợp lý giữaphát triển các yếu tố hạ tầng và phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội Trongđiều kiện nguồn vốn có hạn, nếu quá nhấn mạnh đến lĩnh vực kết cấu hạ tầng

sẽ làm hạn chế hay ảnh hưởng đến sự phát triển của các lĩnh vực khác

Phát triển kết cấu hạ tầng thường gắn với việc xây dựng những côngtrình xây dựng mang tính ấn tượng cao, biểu thị sư phô trương mạnh hay thể

Trang 28

Các công trình hạ tầng nông thôn thường là những công trình công cộngkhông thể hoặc khó thu hồi vốn Đối với các công trình không thể thu hồi vốnnhư trạm y tế, trường học thường được ngân sách đầu tư; còn các công trìnhkhác thì ngân sách đầu tư một phần hoặc do dân đóng góp Với cả hai loạicông trình này sau khi đưa vào sử dụng đều đòi hỏi phải có nguồn vốn để tusửa, bảo dưỡng Thực tế hiện nay nguồn vốn để tu sửa rất đa dạng: do ngânsách cấp, do đóng góp của dân, các khoản phí sử dụng hay một vài nguồnkhác (đóng góp hảo tâm, công đức…).

1.1.1.4 Phân loại kết cấu hạ tầng nông thôn

Kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựatrên các tiêu chí khác nhau như: hạ tầng kinh tế, hạ tầng phục vụ hoạt động xãhội; hạ tầng phục vụ an ninh - quốc phòng; hạ tầng trong công nghiệp, trongnông nghiệp Việc tìm kiếm một quy định chung cho các yếu tố thuộc hạtầng kinh tế - xã hội là một quá trình phức tạp, chưa có sự thống nhất và cónhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này, cho nên có nhiều cách gọi haycách phân loại các thành phần của kết cấu hạ tầng cũng khác nhau Có thể đưa

ra một số cách phân loại như sau:

+ Có quan điểm chia hạ tầng thành hạ tầng vật chất, hạ tầng nhân văn và

hạ tầng thể chế

+ Có quan điểm phân loại hạ tầng thành hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế

và hạ tầng thể chế

Trang 29

+ Có quan điểm chia hạ tầng thành hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội

Hạ tầng kỹ thuật gồm: hệ thống giao thông vận tải, hệ thống cấp, thoát nước,nguồn năng lượng (điện, khí đốt…),… Hạ tầng xã hội gồm: nhà ở, dịch vụcông cộng, chợ, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, cơ sở giải trí,

cơ sở làm việc…

+ Hiện nay người ta thường phân hạ tầng kinh tế - xã hội thành hai thànhphần là:

- Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật: gồm những yếu tố như giao thông, vận tải,

hệ thống thủy lợi, thông tin liên lạc, cung cấp điện nước và nhiều loại khácnhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, trao đổi và các quá trình khác của xãhội được tiến hành hiệu quả

- Hạ tầng xã hội: có thể xem như là những yếu tố nhằm phục vụ các lĩnhvực như luật pháp, quản lý, an toàn xã hội, y tế, giáo dục, thể thao, vệ sinhmôi trường,… nhằm đảm bảo cho các tổ chức và xã hội phát triển toàn diện

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

Trang 30

và vệ sinh môi trường

Hệ thống

hạ tầng cung cấp điện

Hệ thống

hạ tầng thông tin viễn thông

Hệ thống

hạ tầng mạng lưới chợ, cửa hàng, kho bãi

17

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - Kỹ thuật

Hệ thống kết cấu hạ tầng văn hóa - xã hội

Hệ thống hạ tầng giáo dục, đào tạo

Hệ thống

hạ tầng y

tế và chăm sóc sức khỏe dân cư

Hệ thống hạ tầng văn hóa

Sơ đồ 1.1: Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

Trang 31

Hạ tầng kinh tế - xã hội là những phương tiện vật chất hình thành tiền đề,nền tảng cho các quá trình công nghệ, quá trình sản xuất và dịch vụ được thựchiện Hiệu quả của hoạt động kinh tế xã hội phụ thuộc vào tính khả dụng vàmức độ khai thác, phương thức khai thác từ quá trình sản xuất, dịch vụ vàcông nghệ đối với các công trình hạ tầng Nếu thiếu các quá trình sản xuấtdịch vụ, công nghệ thích ứng sử dụng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thìmức khả dụng của nó sẽ là rất thấp, thậm chí chúng sẽ trở thành vật thừa,chiếm chỗ trong không gian và khả năng kém chuyển nhượng của chúng sẽtrở nên sự cản trở cho phát triển kinh tế xã hội.

Như vậy, không phải bản thân cơ sở hạ tầng quyết định sự phát triểnkinh tế - xã hội mà chỉ là một khâu, một yếu tố có vai trò quan trọng tácđộng vào quá trình chung Từ đó cho thấy nếu quá nhấn mạnh, nặng về hìnhthức hay phô trương, sẽ tạo ra những cơ sở hạ tầng ít tính khả dụng, gây lãngphí làm giảm sút năng lực thực tế, cản trở sự tăng trưởng, phát triển chungcủa kinh tế xã hội

1.1.2 Nội dung cơ bản về kết cấu hạ tầng nông thôn

Xét về bản chất, kết cấu hạ tầng nông thôn bao gồm tổng thể những yếu

tố vật chất, các cơ sở vật chất và thiết chế làm nền tảng cho sự phát triển kinhtế- xã hội nông thôn Một số thành phần của hệ thống kết cấu hạ tầng nôngthôn như: hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông thuỷ bộ, hệ thống mạng cungcấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống chợ nông thôn, hệ thống y tế,giáo dục, hệ thống thuỷ lợi, cấp nước sạch, thoát nước và vệ sinh môi trường,các thiết chế văn hoá xã hội khác (nhà văn hoá, khu vui chơi, di tích lịch sử,chùa đình.v.v…)

Những yếu tố hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế thường được gọi làkết cấu hạ tầng kỹ thuật Còn những yếu tố hạ tầng phục vụ cho phát triểnvăn hoá xã hội thì được gọi là kết cấu hạ tầng xã hội

1.1.2.1 Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật

Trang 32

phục vụ yêu cầu phát triển các ngành kinh tế nông thôn Các bộ phận quantrọng thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật bao gồm:

a) Hệ thống giao thông nông thôn

Hệ thống giao thông là một bộ phận cấu thành của hạ tầng KT-XH nôngthôn Là toàn bộ các phương tiện vật chất thích hợp với mỗi loại hình giaothông nhằm phục vụ cho việc vận chuyển phục vụ sản xuất và nhu cầu đi lạicủa nhân dân Các phương tiện vật chất tương ứng với các loại hình giaothông là rất phong phú nhưng có thể chia làm hai loại: hệ thống đường sá và

hệ thống các phương tiện vận tải

Hệ thống giao thông là hệ thống hạ tầng đặc biệt quan trọng đối với pháttriển kinh tế- xã hội Ở tầm quốc gia, hệ thống giao thông hình thành mạnglưới bao phủ khắp đất nước Sự phát triển giao thông quốc gia nối liền cácvùng kinh tế xã hội khác nhau với các trung tâm kinh tế xã hội của đất nước,

sẽ có tác động to lớn đến phát triển kinh tế xã hội của các vùng nông thôn Hệthống giao thông nước ta phân theo cấp quản lý: trung ương, tỉnh, huyện, xã

Hệ thống giao thông bao gồm hệ thống giao thông đường thuỷ, đường

bộ, đường sắt, đường hàng không; trong đó hệ thống giao thông đường bộ là

hạ tầng có tác động đặc biệt đến phát triển kinh tế xã hội và cải thiện dân sinhnông thôn

Mạng lưới đường giao thông nông thôn là bộ phận giao thông địa phươngnối tiếp với đường quốc lộ, đường tỉnh nhằm phục vụ sản xuất nông - lâm -ngư nghiệp và giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội các làng, xã, thôn xóm Giaothông nông thôn (GTNT) đường bộ được hiểu là từ đường huyện trở xuống,bao gồm đường huyện, đường xã, đường thôn xóm và đường nội đồng Các tiêuchí GTNT được quy định theo Luật Giao thông đường bộ, Nghị định11/2010/NĐ-CP và Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT về tiêu chí quốc gia

về nông thôn mới

Theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ vềquy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, mới chỉphân cấp đến đường huyện và đường xã (từ đường quốc lộ đến đường xã),

Trang 33

còn mạng lưới đường thôn xóm và đường ra đồng chưa được phân cấp.

Theo Luật giao thông đường bộ, có quy định rõ tiêu chí xác định đườnghuyện và đường xã, cụ thể như sau:

+ Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung

tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận;đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;

+ Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn,

làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường

có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã

Theo Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT, ngày 04/10/2013 hướng dẫnthực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới:

+ Đường trục xã là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm

+ Đường trục chính nội đồng là đường chính nối từ khu dân cư đến khu

sản xuất tập trung của thôn, xã

Hệ thống hạ tầng GTNT mặc dù đã có những cải thiện lớn nhưng chấtlượng mạng lưới đường huyện, xã ở nhiều địa phương còn thấp, đi lại, lưuthông hàng hoá còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu của CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn

Phát triển giao thông là phát triển yếu tố cần thiết và đặc biệt quan trọngtrong đời sống KT-XH ở nông thôn Mạng lưới giao thông là huyết mạch củanền kinh tế Hệ thống GTNT phát triển sẽ gắn kết giữa các vùng nông thôn,giữa nông thôn với thành thị Nó tạo các mối liên kết không gian và giao lưu

Trang 34

giữa các luồng hàng hoá giữa thành thị và nông thôn Khi sản xuất hàng hoáphát triển thì giao thông vận tải có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc tạo điều

Trang 35

kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá từ đơn vị, cơ sở cung cấp đến nơi chếbiến, đến thị trường tiêu thụ sản phẩm Đường giao thông vươn tới đâu thìcác KCN, CCN, cơ sở sản xuất, trường học, bệnh viện,…thị trường hàng hoá,thị trường thương mại và dịch vụ phát triển đến đấy Hệ thống giao thôngthuận lợi sẽ góp phần giảm chi phí vận chuyển do đó giảm được chi phí sảnxuất, làm cho giá cả các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đến tay người tiêu dùnggiảm đi nhiều, nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường Đồng thời, nótạo cơ hội giao lưu giữa các vùng miền, tạo điều kiện thuận tiện cho việc đilại của các tầng lớp dân cư có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ giáo dục -đào tạo, y tế… Thực tế cho thấy, hệ thống giao thông yếu kém là một khókhăn trở ngại to lớn đối với phát triển nông thôn.

b) Hệ thống thuỷ lợi

Hệ thống thuỷ lợi thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là tưới, tiêu nước phục vụsản xuất nông nghiệp Nội dung chủ yếu của công tác thuỷ lợi là: xây dựngcông trình để tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; thực hiện cải tạođất, quản lý sử dụng khai thác công trình, thực hiện tu bổ, bảo dưỡng các côngtrình hệ thống thuỷ nông Việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi không chỉ có mụcđích để tưới, tiêu nước mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo đất(thau chua, rửa mặn) và phòng chống lụt bão

Như vậy hệ thống hạ tầng thuỷ lợi bao gồm toàn bộ hệ thống công trìnhphục vụ cho việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước (nước mặt và nướcngầm) và cho việc hạn chế những tác hại do nước gây ra đối với sản xuất, đờisống và môi trường sinh thái

Các công trình chủ yếu thuộc hệ thống thuỷ lợi bao gồm:

+ Hệ thống các hồ đập giữ nước, có thể gồm cả các đập của nhà máythuỷ điện

+ Hệ thống các trạm bơm tưới và tiêu nước, có thể là bơm diện hay bơmdầu điêsel

Trang 36

+ Hệ thống kênh mương, cống ngăn và xả nước.v.v

Công tác thuỷ lợi có quá trình lịch sử lâu dài và tác động nhiều mặt đếnnông thôn, đó là:

- Hình thành hệ thống thuỷ nông có ý nghĩa quyết định đưa các vùngcòn hoang hoá, chua phèn, ngập mặn vào sản xuất nông nghiệp và thay đổichế độ canh tác, mở rộng sản xuất theo chiều rộng Tuy nhiên, khi quyhoạch, đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi thì vấn đề bảo vệ môi trường, giữ

ổn định hệ sinh thái và phát triển bền vững là điều cần quan tâm; nhất là khithực hiện các công trình thuỷ lợi mang tính quy mô vùng, phạm vi tác độngrộng lớn và hậu quả phải sau nhiều năm mới bộc lộ

- Hệ thống thuỷ nông góp phần hình thành các vùng thâm canh, tăng vụ,tạo các diện tích sản xuất với những giống lúa năng suất cao, thời gian sinhtrưởng ngắn và gia tăng sản lượng lúa hàng hoá

- Hệ thống thuỷ lợi cung cấp hàng triệu mét khối nước để cải tạo đất(thau chua, rữa mặn), hàng tỷ mét khối nước cho sản xuất nông nghiệp, hoạtđộng công nghiệp và dân sinh Bên cạnh đó, hệ thống kênh rạch tạo sự pháttriển giao thông thuỷ ở nông thôn, thuận tiện cho việc vận chuyển nông sảnhàng hoá, vật tư nguyên liệu; đặc biệt việc hình thành các chợ nổi trên sông -

là một nét văn hoá của vùng sông nước

- Quy hoạch hệ thống thủy lợi dựa trên cơ sở khoa học và sự đầu tư hợp

lý thì hệ thống thuỷ lợi góp phần quan trọng cải tạo môi trường, thúc đẩy pháttriển kinh tế xã hội nông thôn Trong công tác thuỷ lợi, việc phòng chống lụtbão có một ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển nông nghiệp và dân sinh

c) Hệ thống điện nông thôn

Thời gian qua, nhà nước ta đã tạo ra hệ thống điện năng cung cấp khôngchỉ cho các thành phố, khu công nghiệp lớn mà còn có thể cung cấp cho cácvùng nông thôn rộng lớn

Hệ thống điện nông thôn là toàn bộ các yếu tố cơ sở vật chất làm nềntảng cho việc cung cấp điện sử dụng vào tưới tiêu, các hoạt động sản xuất và

Trang 37

dịch vụ nông thôn Hệ thống này bao gồm mạng lưới đường dây tải điện từnguồn cung cấp, hệ thống các trạm hạ thế, mạng lưới phân phối và dẫn điệntới các dụng cụ dùng điện Ở các vùng sâu, vùng xa, hệ thống điện nông thôncòn bao gồm cả các máy phát điện nhỏ chạy bằng sức nước, sức gió, tua binnhỏ hay động cơ dầu.

Việc đưa điện về vùng nông thôn giúp cải thiện điều kiện sinh sống cáccộng đồng dân cư, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá và tiếp nhận thông tinkhoa học công nghệ cho nông dân, tăng số lượng các cơ sở dịch vụ và sảnxuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sử dụng điện ở nông thôn

d) Hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông

Hệ thống thông tin bưu chính, viễn thông bao gồm toàn bộ các cơ sở vậtchất, các phương tiện phục vụ cho việc cung cấp thông tin, trao đổi thông tinđáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống ở nông thôn Hệ thống thông tin vàbưu chính, viễn thông bao gồm: mạng lưới điện thoại, hệ thống bưu điện,internet, mạng lưới truyền thanh xã ấp, hệ thống phát thanh, truyền hình củaTrung ương và địa phương,

Trong nền kinh tế thị trường và trong điều kiện hiện đại, thông tin là mộtyếu tố rất quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá Xây dựng vàphát triển hệ thống thông tin hoàn chỉnh và hiện đại là một nhiệm vụ trọngyếu trong việc xây dựng và phát triển hạ tầng đáp ứng yêu cầu công nghiệphoá, hiện đại hoá nông thôn

1.1.2.2 Hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội

Hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội nông thôn là những yếu tố hạ tầng quan

hệ trực tiếp đến dân sinh, có ý nghĩa trong việc phát triển nguồn lực conngười và vì vậy có ý nghĩa trong sự phát triển bền vững Những cơ sở vậtchất có vai trò như trên gồm có: hệ thống giáo dục, hệ thống y tế, hệ thốngcác nhà văn hoá, các chợ nông thôn, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, hệthống thoát nước và vệ sinh môi trường,…

Trang 38

1.1.3 Những điểm chủ yếu cần quan tâm khi xây dựng, phát triển kết cấu

hạ tầng nông thôn

Kết cấu hạ tầng của một đất nước nói chung cũng như của nông nghiệp,nông thôn nói riêng được hình thành và phát triển qua từng giai đoạn pháttriển của kinh tế - xã hội Khi xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xãhội ở nông thôn cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Chất lượng của các công trình hạ tầng ở nông thôn thường rất thấp,không đạt các tiêu chuẩn quốc tế và không thích ứng với yêu cầu phát triểnkinh tế xã hội trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Các số liệu thống kê cho thấy, các chỉ tiêu về đường sá ở nông thôn ViệtNam về độ dài tính trên đầu người đạt 2,1 km/1000 người nhưng quy ra tiêuchuẩn quốc tế mới chỉ đạt có 0,8 km/1000 người Trên 80% đường xã nôngthôn là đường cấp phối, tức là đường đất nâng cấp và đường đất Hệ thốngđiện hạ thế ở nông thôn đa số do dân góp tiền xây dựng nên thiết bị không đủtiêu chuẩn, tiến hành xây dựng không đúng quy phạm và chắp vá cho nêntính an toàn thấp, gây tổn thất điện năng lớn làm tăng giá điện lên gấp nhiềulần, từ 2-3 lần giá điện ở thành phố Trường học, trạm xá chỉ có một số địaphương xây khá kiên cố, tuy nhiên chất lượng xây dựng kém, nhanh chóngxuống cấp và đòi hỏi phải được sửa chữa thường xuyên Hệ thống thuỷ lợi đaphần được xây dựng bằng lao động thủ công, thiếu thiết bị và vật tư phù hợp,thiếu quy hoạch đồng bộ cho nên vận hành kém hiệu quả và lãng phí đất.+ Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn hầu hết đã được xây dựng lâu,chất lượng xây dựng kém, không còn phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoáhiện nay, vì thế hiệu suất sử dụng thấp, hầu hết đã xuống cấp nghiêm trọng,đòi hỏi phải có sửa chữa lớn hoặc thay thế toàn bộ Một số nơi đã nâng cấpđường giao thông nhưng mang tính chắp vá, kinh phí ít nên chưa đạt tiêuchuẩn quốc gia, dẫn đến việc lưu thông bị hạn chế, tình trạng quản lý đường

sá kém và dẫn đến hệ thống đường giao thông bị giảm tuổi thọ nhanh Hệthống trường học đa phần là những công trình xây dựng cấp 4, đến nay đãxuống cấp nghiêm trọng, vì vậy hàng năm để có chỗ học tập, cha mẹ học sinh

Trang 39

phải góp tiền, góp công cùng với chính quyền để sửa chữa, tạo gánh nặng chogia đình nông thôn và là một trong các nguyên nhân làm học sinh bỏ học.+ Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn thiếu nguồn vốn và cơ chế hìnhthành vốn để có kinh phí thường xuyên duy trì bảo dưỡng; nhất là thiếu cơchế quản lý có hiệu quả Hệ thống thuỷ nông, đường sá, hệ thống điện cũngmới chỉ được tạo ra mà chưa có nguồn vốn và cơ chế quản lý duy tu, bảo trì.+ Có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng nông thôn, các xã trong vùng

về phát triển kết cấu hạ tầng Không chỉ là sự khác biệt giữa thành thị vànông thôn mà ngay trong một vùng nông thôn, bên cạnh một số xã có hệthống điện, đường, trường, trạm khang trang cũng còn những xã còn đườngđất, vào mùa nắng thì bụi, mùa mưa thì ngập; thiếu trường học cho trẻ em,thiếu chợ cho dân cư mua bán nông sản…

1.1.4 Một số vấn đề về nông thôn và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

1.1.4.1 Một số vấn đề về nông thôn

Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hànhNghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Theo tinhthần Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương, nông thôn mới là khu vực nôngthôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế vàcác hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanhcông nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xãhội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinhthái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thầncủa người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Với tinh thần đó, nông thôn mới có năm nội dung cơ bản Thứ nhất

là nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại Hai là sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa Ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển Năm là xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.

Trang 40

Để xây dựng nông thôn với năm nội dung trên, Thủ tướng Chính phủ đãban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 về việc ban hành Bộtiêu chí quốc gia về nông thôn mới, bao gồm 19 tiêu chí thuộc các nhóm lĩnhvực: Quy hoạch; Hạ tầng kinh tế - xã hội; Kinh tế và tổ chức sản xuất; Vănhóa - Xã hội - Môi trường; Hệ thống chính trị Đồng thời, Thủ tướng Chính phủcũng ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 phê duyệt Chươngtrình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

- Ở Việt Nam, nông nghiệp còn mở đường cho các chính sách đổi mới

Thực tiễn trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam đã đemlại lợi ích cho cả vùng đô thị và nông thôn Năm 1993 có tới 2/3 số dân nôngthôn được coi là nghèo thì ngày nay con số này chỉ còn 1/5 Nhưng khi ViệtNam chuẩn bị bước vào vị thế là nước có mức thu nhập trung bình và cao hơn,vấn đề là liệu sự phát triển có lợi cho tất cả mọi người còn tồn tại được nữakhông? Cải thiện năng suất nông nghiệp và tạo cơ hội cho người nghèo ở nôngthôn và các dân tộc thiểu số vẫn là vấn đề lớn cần phải quan tâm đúng mức.Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đã làm tốt việc tạo điều kiện chosản xuất tiếp cận tốt nhất với tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nước giaođất cho nông dân sản xuất cùng với tự do hoá thương mại và đầu tư mạnh vềthuỷ lợi

Tại cuộc hội thảo "Công nghiệp hóa nông thôn và phát triển nông thônViệt Nam - Đài Loan", do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Nghiêncứu Trung ương Đài Loan tổ chức ngày 17/12/2007, và cuộc hội thảo “Nôngdân Việt Nam trong quá trình hội nhập” do Viện Chính sách và Chiến lượcphát triển Nông nghiệp nông thôn tổ chức ngày 18/12/2007, các chuyên gia đãliệt kê ra những vấn đề xã hội bức xúc, nan giải trong 20 năm qua Đó là vấn

đề khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội; tình trạng thiếu việclàm, di dân tự phát; xung đột xã hội gia tăng; dân trí và quan trí thấp; dịch vụ

y tế, chăm sóc sức khỏe yếu kém; đời sống văn hóa có nhiều biểu hiện tiêu

Ngày đăng: 07/01/2019, 12:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w