Một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan

Một phần của tài liệu “Nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” (Trang 51 - 69)

“Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới tại một số điểm vùng đồng bằng sông Hồng” của tác giả Vũ Đức Lập, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, năm 2008. Trong luận

văn này tác giả đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng vai trò của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới tại một số điểm vùng đồng bằng sông Hồng, bao gồm: thôn Thanh Sầm, xã Đồng Thành, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; thôn Hoành Đồn, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; thôn Hạ, xã Đôn Nhân, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp để nâng cao vai trò của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới tại các điểm nghiên cứu trên.

Luận văn tốt nghiệp đại học của tác giả Nguyễn Thị Vũ Phương với đề tài

“Vai trò của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới tại làng Thanh Sầm, xã Đồng Thành, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên” năm 2009, tại trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. Nghiên cứu của tác giả đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của người dân trong mô hình nông thôn mới; đánh giá được thực trạng vai trò của người dân trong mô hình nông thôn mới tại làng Thanh Sầm, xã Đồng Thành, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số bài học kinh nghiệm và những biện pháp nâng cao vai trò của người dân tại địa phương trong xây dựng mô hình nông thôn mới.

Phần III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lí

Xã Quỳnh Văn nằm về phía Bắc của huyện Quỳnh Lưu. Toạ độ địa lý: từ 190 đến 19011 vĩ độ Bắc; từ 1050 đến 105058′ kinh độ Đông, được xác định cụ thể:

- Phía Bắc giáp Phường Quỳnh Xuân, Thị Xã Hoàng Mai; - Phía Nam giáp xã Quỳnh Thạch, Quỳnh Hoa;

- Phía Đông giáp xã Quỳnh Bảng – Nông trường Trịnh môn; - Phía Tây Bắc giáp xã Quỳnh Tân;

Quỳnh Văn là một xã vùng Nông giang của huyện Quỳnh Lưu, các thị trấn Cầu Giát 8km về phía Bắc và nằm giữa đường Quốc lộ 1A. Có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu và trao đổi hàng hoá với các vùng lân cận.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo

Khái quát một cách tương đối, địa hình xã Quỳnh Văn có các dãi đất lượn song cao thấp, làm cho quỹ đất của xã: lúa, màu thường đan xen nhau. Địa bàn xã có hai tuyến đường giao thông quan trọng của cả nước đi qua: Tuyến đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ 1A trải dài theo chiều ngang của xã, đây không những là tuyến đường giao thông huyết mạch của xã mà còn là của huyện và của tỉnh, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và thông thương với các xã trong và ngoài huyện. Đường Quốc lộ 1A đi qua phân chia xã thành 2 vùng, hình thành nên mỗi vùng một lợi thế phát triển riêng.

- Vùng phía Bắc đường Quốc lộ 1A: Dân cư cũng như kết cấu hạ tầng chính của xã tập trung phần lớn ở đây. Đồng ruộng phần lớn tập trung ở đây, vùng này nguồn nước tưới khá thuận lợi. Có ưu thế phát triển tập đoàn cây hàng năm, nhất là cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi thuỷ sản theo hướng phát triển trang trại, tập đoàn rau cao cấp, cây cảnh,...

- Vùng phía Nam quốc lộ 1A: Dân cư cũng như kết cấu hạ tầng ít, ưu thế của vùng là: phát triển Nông nghiệp - tiểu Thủ Công nghiệp, thuỷ sản, Dịch vụ thương mại và các ngành nghề truyền thống,…

3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết

Khí hậu thời tiết xã Quỳnh Văn mang đặc điểm chung của khí hậu đồng bằng Nghệ An.

* Chế độ nhiệt: Có hai mùa rõ rệt, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến

tháng 3 năm sau. Tháng 8, 9, 10 là mùa mưa kèm theo những đợt áp thấp và bão lớn. Từ tháng 4 đến tháng 7 là mùa khô hạn, độ ánh sáng lớn, gió Tây Nam khô nóng thổi về, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7 nhiệt độ trung bình 380C. Nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất là 190C (tháng 12 và tháng 2).

* Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm 2.950mm, năm cao nhất

3.120 mm, thấp nhất 2.100 mm. Trong năm lượng mưa phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào tháng 8, 9, 10.

* Độ ẩm: Độ ẩm trung bình 86%, cao nhất 89% (tháng 12 đến tháng 2), thấp

nhất 60% (tháng 6 đến tháng 8).

* Chế độ gió: Có hai hướng gió thịnh hành

- Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió về thường mang theo giá rét, mưa phùn.

- Gió phơn Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9, có lúc gây khô hạn.

Trung bình khu vực này thường chịu 2 - 3 cơn bão/năm, thường tập trung vào các tháng 7, 8, 9 và 10. Bão thường mang theo mưa lớn gây lũ lụt, sạt lở làm ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và đời sống của nhân dân.

* Các hiện tượng thời tiết khác: Quỳnh Văn còn là một xã chịu ảnh

hưởng của sự thay đổi thời tiết khác như: giông tố, lốc xoáy và mưa đá thường xảy ra vào các tháng đầu mùa mưa, tuy không trầm trọng nhưng cũng gây khó khăn cho đời sống nhân dân.

Với những đặc trưng của khí hậu thời tiết nêu trên, cần tuyển chọn các tập đoàn giống cây con, bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý, kết hợp nhiều giải pháp tổng hợp hữu hiệu , để né tránh các điều kiện diễn biến bất thuận của khí hậu thời tiết, nhằm hạn chế thấp nhất đến kết quả sản xuất và chăn nuôi của nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.4 Nguồn nước, thuỷ văn sông hồ

Chảy qua xã Quỳnh Văn có Kênh Nam vực Mấu sông N19 và N28 với tổng chiều dài là 5,3km, có 2 hồ đập là Eo Dâu và Trường Sơn với dung tích 2 triệu m3, cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp 147,8 ha và sinh hoạt của nhân dân.

* Về nguồn nước ngầm

Nguồn nước ngầm mạch nông xuất hiện có độ sâu 3 - 6 m, tuy chưa có tài liệu điều tra chuyên ngành, nhưng qua thực tế khai thác của nhân nhân thấy rằng nguồn nước ngầm phân bố khá rộng, chất lượng đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, có khả năng khai thác theo kiểu công nghiệp.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Quỳnh Văn là một xã thuần nông nên diện tích đất nông nghiệp là chủ yếu với diện tích là 971,01 ha chiếm 66,8% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp chiếm 33,16% tương ứng với khoảng 482,01 ha, đất chưa sử dụng rất nhỏ 0,51 ha chiếm 0,04% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Sự biến động về cơ cấu đất đai của xã Quỳnh Văn thể hiện qua bảng 3.1

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã qua 3 năm (2011-2013) không có sự thay đổi do sự phân bố địa giới hành chính nhưng diện tích đất nông nghiệp của xã lại có xu hướng giảm xuống do quá trình chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp của xã năm 2011 là 978,52 ha chiếm 67,32 % so với tổng diện tích đất tự nhiên, nhưng đến năm 2013 giảm xuống còn 962,37 ha chiếm 66,21 % tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp giảm mà cụ thể là do diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản giảm. Diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản giảm xuống, năm 2011, diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 164,91 ha chiếm 11,35% đất tự nhiên nhưng đến năm 2013 diện tích đất này giảm xuống còn 156,18 ha chiếm 10,74%.Trong khi đó diện tích đất phi nông nghiệp lại tăng từ 474,5 ha (năm 2011) tới 490,65 ha (năm 2013). Nguyên nhân chủ yếu là do chuyển từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Quỳnh Văn (2011-2013)

Diễn giải Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) 12/11 13/12 BQ

I.Tổng diện tích đất tự nhiên 1453,53 100,00 1453,53 100,00 1453,53 100,00 100,00 100,00

1.Đất nông nghiệp 978,52 67,32 971,01 66,80 962,37 66,21 99,23 99,11 99,17 1.1Đất sản xuất nông nghiệp 813,61 83,15 810,22 83,44 806,19 83,77 99,58 99,50 99,54 - Đất trồng cây hàng năm 749,54 92,13 746,15 92,10 742,12 92,05 99,54 99,45 99,50 - Đất trồng cây lâu năm 64,07 7,87 64,07 7,9 64,07 7,95 100,00 100,00 100,00 1.2Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 164,91 16,85 160,79 16,56 156,18 16,23 97,50 97,13 97,32 2. Đất phi nông nghiệp 474,5 32,64 482,01 33,16 490,65 33,75 101,58 101,79 101,68 2.1 Đất ở 139,49 29,40 141,49 29,35 145,49 29,65 101,43 102,83 102,13 2.2 Đất chuyên dùng 280,51 59,12 286,02 59,34 290,66 59,24 101,96 101,62 101,79 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 6,7 1,41 6,7 1,39 6,7 1,37 100,00 100,00 100,00 2.4 Đất nghĩa trang 13,96 2,94 13,96 2,90 13,96 2,85 100,00 100,00 100,00 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên

dùng 31,37 6,61 31,37 6,51 31,37 6,39 100,00 100,00 100,00 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 2,47 0,52 2,47 0,51 2,47 0,50 100,00 100,00 100,00 3. Đất chưa sử dụng 0,51 0,04 0,51 0,04 0,51 0,04 100,00 100,00 100,00

II. Một số chỉ tiêu bình quân

1. Đất NN/hộ (ha/hộ) 0,2053 - 0,1994 - 0,1938 - 97,13 97,19 97,16 2 Đất NN/dân số (ha/ người) 0,0627 - 0,0618 - 0,0607 - 98,56 98,22 98,39

3.1.2.2 Tình hình dân số lao động

Lao động là yếu tố tất yếu và không thể thiếu trong phát triển sản xuất để mang lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Bảo đảm nguồn lực lao động của xã không bị dư thừa chính là chúng ta đã tận dụng được một lợi thế sẵn có của Quỳnh Văn trong phát triển kinh tế hiện nay.

Trong bảng 3.2 cho thấy, toàn xã có 4766 hộ năm 2011 đến năm 2013 toàn xã đã có 4966 hộ. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu vẫn là do có sự tách hộ độc lập của các cặp vợ chồng trẻ. Tổng số dân của xã năm 2011 là 15606 người và tăng lên 15846 người vào năm 2013, trong đó tỷ lệ nữ giới luôn cao hơn tỷ lệ nam giới.

Trong tổng số 8513 lao động năm 2011, toàn xã có lao động nông nghiệp chiếm 56,5% tổng số lao động toàn xã, tới năm 2013, tỷ lệ này giảm xuống còn 50,2 %. Số lao động hoạt động trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngành nghề, dịch vụ và lao động trong ngành nghề khác còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Vấn đề này đặt ra nhiều thách thức cho xã phải có giải pháp nào tận dụng nguồn nhân lực nhàn rỗi từ nông nghiệp nhằm phát triển hơn nữa cơ cấu kinh tế cuả xã.

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Quỳnh Văn (2011-2013)

Diễn giải ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 12/11 13/12 BQ 1.Dân số -Tổng dân số Người 15.606 100,00 15.720 100,00 15.846 100,00 100,73 100,80 100,77 Trong đó nữ Người 8.322 53,33 8.489 54,00 8.557 54,00 102,01 100,80 101,40 -Tổng số hộ Hộ 4.766 30,54 4.869 30,97 4.966 31,34 102,16 101,99 102,08 -Tỷ lệ hộ nghèo % 12,80 - 10,86 - 8,70 - 84,84 80,11 82,44 2.Lao động

Tổng dân số trong độ tuổi LĐ Người 8.513 100,00 8.670 100,00 8.670 100,00 101,84 100,00 100,92 Trong đó nữ Người 4.716 55,40 4.812 55,50 4.922 56,77 102,04 102,29 102,16 Tỷ lệ LĐ trong nông nghiệp % 56,50 - 54,30 - 50,20 - 96,12 92,45 94,26 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 28,00 - 30,00 - 32,00 - 107,14 106,67 106,90

3.Một số chỉ tiêu bình quân

-Dân số/ Hộ Người 3,274 - 3,229 - 3,191 - 98,63 98,82 98,72 -Lao động/ Hộ Người 1,786 - 1,781 - 1,746 - 99,72 98,03 98,87 -Dân số/ Lao động Người 1,833 - 1,813 - 1,828 - 99,91 100,83 99,86

3.1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là hệ thống các công trình làm nền tảng cung cấp những yếu tố cần thiết cho sự phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo và làm giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Nhờ vậy mà tính đến năm 2012, toàn xã có 13 thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa.

Về xây dựng cơ bản: Các công trình xây dựng cơ bản như trường học, trạm xá, nhà văn hoá và các công trình phụ trợ được xây dựng kiên cố và khang trang. Các thôn đều có nhà văn hoá để hội họp và trường học tương đối hoàn chỉnh. Năm 2012, toàn xã có 1 nhà văn hóa xã và 7 nhà văn hóa thôn đáp ứng nhu cầu của người dân trong xã.

Về đường giao thông: Nhìn chung hệ thống giao thông của xã Quỳnh Văn tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông liên xã, liên thôn, đường thôn xóm hầu như được vỉa gạch và bê tông hoá. Tuy nhiên, đường còn nhỏ hẹp và chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá với các khu vực phụ cận và sản xuất của địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về hệ thống thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi của xã được quy hoạch khá hoàn chỉnh, nguồn nước tưới chủ yếu của xã Quỳnh Văn là sông Vực Mấu và hệ thống tưới nội đồng qua 3 trạm bơm. Hàng năm xã đã tiến hành củng cố hệ thống thuỷ lợi nội đồng như nạo vét, tu sửa các kênh mương, bờ vùng, bờ thửa… Năm 2012, đã có 10,2 km kênh mương đã được kiên cố hóa.

Về mạng lưới điện: Toàn xã có 10 trạm biến áp, tổng chiều dài của đường dây hạ thế 40 km, đảm bảo độ an toàn cho phép phục vụ nhu cầu điện sinh họat và sản xuất của người dân. Nhờ đó mà hiện nay 100% số hộ được sử dựng điện thường xuyên, an toàn để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và các hoạt động sản xuất khác như nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi... Tuy nhiên hệ thống điện cần được

tiếp tục cải tạo và hoàn thiện hơn giúp làm giảm mức hao phí do điện năng và đảm bảo an toàn.

Về y tế: Toàn xã có 1 trạm y tế với 12 phòng chức năng cùng đội ngũ cán bộ y tế tham gia khám chữa bệnh cho người dân trong xã, cơ sở khám chữa bệnh kiên cố, khang trang.

Về giáo dục: Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục đào tạo của xã có những bước tiến đáng kể về chất lượng và số lượng. Về chương trình đào tạo của xã gồm có 4 cấp học là trường mẫu giáo, mầm non; trường tiểu học và trường THCS. Năm 2012, khối trường mần non có 21 lớp. Trường tiểu học có 33 lớp với 39 phòng học và phòng chức năng. Xã có 1 trường THCS với 19 lớp học, 28 phòng học và phòng chức năng. Xã có 1 trường THPT với 40 lớp học và đầy đủ phòng học, phòng thiết bị và chức năng.

3.1.2.4 Tình hình phát triển KT - XH cuả xã

Trong những năm gần đây, kinh tế xã Quỳnh văn có thay đổi rõ rệt theo xu hướng tăng lên. Tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt 454.691,4 triệu đồng. Tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 628.315,1 triệu đồng tăng 173.623,7 triệu đồng so với năm 2011.

Trong cơ cấu kinh tế toàn xã năm 2011, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 48,50 %. Năm 2013 chiếm 38,16% trong tổng giá trị sản xuất của các năm tương ứng. Tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng có xu hướng giảm đi thay vào đó là tỷ trọng ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng lên.

Một phần của tài liệu “Nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” (Trang 51 - 69)