1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

96 918 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 757,5 KB

Nội dung

Chăn nuôi là một ngành quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù chăn nuôi rắn chưa phải là phổ biến ở khắp mọi nơi nhưng xã Vĩnh Sơn đã lấy đây là điểm mạnh của riêng mình, với lịch sử nghề nuôi rắn có tuổi đời lên đến vài trăm năm thì người dân nơi đây đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm đối với việc chăn nuôi loài động vật hoang dã nguy hiểm này. Do vậy, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi rắn nói riêng có một ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn cũng như đối với nền kinh tế. Xã Vĩnh Sơn hiện nay trong cơ cấu ngành kinh tế nông thôn thì nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao. Trong đó chăn nuôi chiếm một vị trí rất quan trọng trên địa bàn xã đặc biệt là nghề nuôi rắn truyền thống. Trong chăn nuôi rắn hiện nay thì người dân nơi đây tập trung vào nuôi rắn thương phẩm chiếm tỷ trọng cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn của thị trường về sản phẩm này. Tuy nhiên, trong thực tế một vài năm trở lại đây thì nghề nuôi rắn cũng gặp phải không ít khó khăn, vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.” Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể là: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn nói riêng. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ nông dân tại xã Vĩnh Sơn – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc trong thời gian vừa qua. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ nông dân tại xã Vĩnh Sơn – Vĩnh Tường – Vĩnh Tường trong thời gian tới. Thông qua tìm hiểu các khái niệm về hộ nông dân, kinh tế nông hộ, khái niệm về hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế, tìm hiểu các quan điểm về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm nói riêng; tìm hiểu về tình hình phát triển chăn rắn thương phẩm trên thế giới và ở trong nước…để làm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài. Qua tìm hiểu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu chúng tôi thấy Vĩnh Sơn là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi rắn thương phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như thu thập và phân tích các thông tin, số liệu. Các thông tin thứ cấp được chúng tôi thu thập qua sách, báo, các báo cáo kinh tế xã hội hàng năm của UBND xã Vĩnh Sơn. Để thu thập các thông tin sơ cấp chúng tôi đã sử dụng bộ phiếu điều tra kết hợp sử dụng hai công cụ trong bộ công cụ PRA, đó là công cụ phỏng vấn sâu và công cụ quan sát trực tiếp. Chúng tôi tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 60 hộ nông dân chăn nuôi rắn thương phẩm trên địa bàn xã, tiến hành phỏng vấn các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm có kinh nghiệm và đồng thời tiến hành khảo sát kênh tiêu thụ rắn tại địa phương. Các thông tin thu thập được chúng tôi tổng hợp và tính toán bằng bảng tính Excel theo các mục tiêu nghiên cứu. Đồng thời, chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, thống kê kinh tế, sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình chăn nuôi rắn nói chung và chăn nuôi rắn thương phẩm nói riêng của xã Vĩnh Sơn có xu hướng tăng qua các năm nhưng mức tăng còn rất chậm. Chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp đã được nhiều hộ áp dụng vào những quy mô chăn nuôi vừa và lớn, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó thì vẫn còn nhiều hộ chăn nuôi theo hướng tận dụng, truyền thống, chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa có sự đầu tư về vốn cũng như kỹ thuật. Kết quả điều tra 60 hộ chăn nuôi cho thấy: Xét về quy mô chăn nuôi, hộ chăn nuôi quy mô lớn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, sau đó đến nhóm hộ chăn nuôi với quy mô vừa và thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ. Xét về phương thức chăn nuôi, thì nhóm hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, sau đó là nhóm hộ chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp và thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống. Bên cạnh những kết quả đạt được thì các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm trên địa bàn xã còn gặp một số khó khăn về các mặt như: vốn đầu tư cho chăn nuôi, con giống, giá thức ăn tăng cao, mức độ cập nhật thông tin liên quan đến chăn nuôi còn ít và chậm…bên cạnh đó các hộ chưa được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, về cách phòng và đối mặt với rủi ro trong chăn nuôi, chăn nuôi còn nhỏ lẻ, tập trung với quy mô gia trại, trang trại chưa nhiều dẫn đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm chưa cao. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm cho các hộ nông dân trên địa bàn xã cần thực hiện một số biện pháp: Tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi được vay vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi; Các trung tâm, huyện, xã cần cung cấp cho người chăn nuôi giống tốt có nguồn gốc rõ ràng; Giảm chi phí thức ăn cho người chăn nuôi; Nâng cao ý thức về phòng tránh dịch bệnh cho người chăn nuôi…

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luậnnày là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luậnnày đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã chỉ rõnguồn gốc

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Ngô Văn Tuấn

Trang 2

LỜI CẢM ƠN!

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài thực tập cuối khóa, tôi đã nhậnđược sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các đồng chí cán bộ cơ sở,nhân dân địa phương, gia đình và bạn bè Trước hết tôi xin bày tỏ lòng cảm

ơn sâu sắc tới thầy giáo – Tiến sỹ Nguyễn Viết Đăng đã trực tiếp hướng dẫntôi trong quá trình thực tập

Tôi xin chân thành cảm ơn nhân dân địa phương, ban lãnh đạo và cán

bộ UBND xã Vĩnh Sơn – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc đã tạo kiện thuận lợi chotôi hoàn thành kế hoạch thực tập

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ quản lý thư viện khoa KT&PTNT,cán bộ quản lý thư viện trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiệncho tôi sử dụng tài liệu tham khảo

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo khoa KT&PTNT,các thầy cô trong bộ môn kinh tế nông nghiệp và chính sách, các thầy cô đãtrực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu,cùng toàn thể gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoànthành đề tài và báo cáo thực tập cuối khóa

Trong quá trình nghiên cứu có nhiều lí do chủ quan, khách quan Luậnvăn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi rất mong nhận được sựthông cảm và đóng góp ý kiến của các Thầy, cô giáo và các bạn sinh viên

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Ngô Văn Tuấn

Trang 4

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Chăn nuôi là một ngành quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao trongtoàn bộ nền kinh tế Mặc dù chăn nuôi rắn chưa phải là phổ biến ở khắp mọinơi nhưng xã Vĩnh Sơn đã lấy đây là điểm mạnh của riêng mình, với lịch sửnghề nuôi rắn có tuổi đời lên đến vài trăm năm thì người dân nơi đây đã tíchlũy được rất nhiều kinh nghiệm đối với việc chăn nuôi loài động vật hoang dãnguy hiểm này Do vậy, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi rắn nói riêng cómột ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân

và nông thôn cũng như đối với nền kinh tế

Xã Vĩnh Sơn hiện nay trong cơ cấu ngành kinh tế nông thôn thì nôngnghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao Trong đó chăn nuôi chiếm một vị trí rấtquan trọng trên địa bàn xã đặc biệt là nghề nuôi rắn truyền thống Trong chănnuôi rắn hiện nay thì người dân nơi đây tập trung vào nuôi rắn thương phẩmchiếm tỷ trọng cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn của thị trường về sảnphẩm này Tuy nhiên, trong thực tế một vài năm trở lại đây thì nghề nuôi rắncũng gặp phải không ít khó khăn, vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.”

Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể là: Góp phần

hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung vàhiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn nói riêng Đánh giá hiệu quả kinh tếtrong chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ nông dân tại xã Vĩnh Sơn – VĩnhTường – Vĩnh Phúc trong thời gian vừa qua Đề xuất các giải pháp nhằm nângcao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ nông dân tại

xã Vĩnh Sơn – Vĩnh Tường – Vĩnh Tường trong thời gian tới

Thông qua tìm hiểu các khái niệm về hộ nông dân, kinh tế nông hộ,khái niệm về hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế, tìm hiểu

Trang 5

các quan điểm về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế trong chănnuôi rắn thương phẩm nói riêng; tìm hiểu về tình hình phát triển chăn rắnthương phẩm trên thế giới và ở trong nước…để làm cơ sở lý luận và cơ sởthực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài.

Qua tìm hiểu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu chúng tôi thấy Vĩnh Sơn

là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi rắn thương phẩmtheo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng một số phương phápnghiên cứu chủ yếu như thu thập và phân tích các thông tin, số liệu

Các thông tin thứ cấp được chúng tôi thu thập qua sách, báo, các báocáo kinh tế - xã hội hàng năm của UBND xã Vĩnh Sơn Để thu thập các thôngtin sơ cấp chúng tôi đã sử dụng bộ phiếu điều tra kết hợp sử dụng hai công cụtrong bộ công cụ PRA, đó là công cụ phỏng vấn sâu và công cụ quan sát trựctiếp Chúng tôi tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 60 hộ nông dân chănnuôi rắn thương phẩm trên địa bàn xã, tiến hành phỏng vấn các hộ chăn nuôirắn thương phẩm có kinh nghiệm và đồng thời tiến hành khảo sát kênh tiêuthụ rắn tại địa phương Các thông tin thu thập được chúng tôi tổng hợp và tínhtoán bằng bảng tính Excel theo các mục tiêu nghiên cứu Đồng thời, chúng tôicũng sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, thống kê kinh tế, sử dụng một

số chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh tế

Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình chăn nuôi rắn nói chung và chănnuôi rắn thương phẩm nói riêng của xã Vĩnh Sơn có xu hướng tăng qua cácnăm nhưng mức tăng còn rất chậm Chăn nuôi theo hướng công nghiệp vàbán công nghiệp đã được nhiều hộ áp dụng vào những quy mô chăn nuôi vừa

và lớn, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa Bên cạnh đó thì vẫn cònnhiều hộ chăn nuôi theo hướng tận dụng, truyền thống, chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa

có sự đầu tư về vốn cũng như kỹ thuật

Trang 6

Kết quả điều tra 60 hộ chăn nuôi cho thấy: Xét về quy mô chăn nuôi,

hộ chăn nuôi quy mô lớn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, sau đó đến nhóm

hộ chăn nuôi với quy mô vừa và thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi với quy mônhỏ Xét về phương thức chăn nuôi, thì nhóm hộ chăn nuôi theo phương thứccông nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, sau đó là nhóm hộ chăn nuôitheo phương thức bán công nghiệp và thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi theophương thức truyền thống

Bên cạnh những kết quả đạt được thì các hộ chăn nuôi rắn thươngphẩm trên địa bàn xã còn gặp một số khó khăn về các mặt như: vốn đầu tưcho chăn nuôi, con giống, giá thức ăn tăng cao, mức độ cập nhật thông tin liênquan đến chăn nuôi còn ít và chậm…bên cạnh đó các hộ chưa được hỗ trợ vềmặt kỹ thuật, về cách phòng và đối mặt với rủi ro trong chăn nuôi, chăn nuôicòn nhỏ lẻ, tập trung với quy mô gia trại, trang trại chưa nhiều dẫn đến hiệuquả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm chưa cao

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm chocác hộ nông dân trên địa bàn xã cần thực hiện một số biện pháp: Tạo điềukiện cho các hộ chăn nuôi được vay vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi; Cáctrung tâm, huyện, xã cần cung cấp cho người chăn nuôi giống tốt có nguồngốc rõ ràng; Giảm chi phí thức ăn cho người chăn nuôi; Nâng cao ý thức vềphòng tránh dịch bệnh cho người chăn nuôi…

Như vậy qua tìm hiểu thực tế tại xã Vĩnh Sơn và cùng với việc phân tích,tổng hợp số liệu điều tra, chúng tôi rút ra kết luận như sau: Chăn nuôi là ngànhquan trọng trong sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi rắn thương phẩmchiếm một tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi của xã; Trongchăn nuôi rắn thương phẩm, hiệu quả kinh tế theo quy mô lớn và theo phươngthức công nghiệp là vượt trội hơn cả Do đó cần có sự đầu tư mở rộng quy môchăn nuôi trong nông hộ, loại bỏ dần phương thức nuôi nhỏ lẻ, tận dụng

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN! ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN iv

MỤC LỤC vii

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ xi

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4

2.1 Cơ sở lí luận của đề tài 4

2.1.1 Khái niệm về hộ nông dân và kinh tế hộ 4

2.1.2 Khái niệm về hiệu quả 6

2.1.3 Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường 8

2.1.4 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế 8

2.1.5 Vai trò, bản chất của hiệu quả kinh tế 10

Trang 8

2.1.6 Lí luận về rắn và nghề nuôi rắn 12

2.2 Cơ sở thực tiễn 19

2.2.1 Tình hình nuôi và tiêu thụ sản phẩm rắn trong khu vực và trên thế giới 19

2.2.2 Tình hình nuôi và tiêu thụ rắn ở Việt Nam 20

2.2.3 Những nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu .22

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

3.1.2 Đặc điểm xã hội 27

3.2 Phương pháp nghiên cứu 36

3.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 36

3.2.2 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu 37

3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin số liệu 40

3.2.4 Phương pháp hạch toán chi phí, tính giá thành 40

3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 41

3.3.1 Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất của hộ 41

3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh quy mô chăn nuôi 41

3.3.3 Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả 41

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43

4.1 Thực trạng chăn nuôi rắn thương phẩm trên địa bàn xã Vĩnh Sơn 43

4.1.1 Khái quát về thực trạng nuôi và tiêu thụ rắn thương phẩm ở xã Vĩnh Sơn 43

4.1.2 Thực trạng nghề nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra 44

4.2 Phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm trong các hộ điều tra 53

Trang 9

4.2.1 Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm của

các hộ điều tra 53

4.2.2 Kết quả và hiệu quả của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm xét theo quy mô và theo phương thức chăn nuôi 57

4.2.3 Thị trường tiêu thụ rắn thương phẩm của các hộ điều tra 62

4.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn 64

4.2.5 Thuận lợi và khó khăn đối với nghề nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn 67

4.3 Một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn 69

4.3.1 Định hướng chung về phát triển chăn nuôi rắn thương phẩm của xã Vĩnh Sơn 69

4.3.2 Căn cứ đề xuất giải pháp 69

4.3.3 Các giải pháp chính 72

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

5.1 Kết luận 76

5.2 Kiến nghị 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình đất đai của xã Vĩnh Sơn qua 3 năm ( 2011-2013 ) 26

Bảng 3.2: Dân số và lao động xã Vĩnh Sơn qua 3 năm (2011-2013) 27

Bảng 3.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã Vĩnh Sơn năm 2013 29

Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Vĩnh Sơn 3 năm qua 31

Bảng 3.5: Tình hình chăn nuôi của xã 3 năm qua ( 2011 – 2013) 32

Bảng 3.6 Phân chia quy mô chăn nuôi theo hộ 37

Bảng 3.7 Phân chia nhóm hộ theo quy mô và phương thức chăn nuôi 38

Bảng 4.1 Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn 46

Bảng 4.2 Tình hình các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi của các hộ điều tra .48

Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra xét theo quy mô ( tính bình quân 1 hộ) 51

Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra xét theo phương thức chăn nuôi ( tính bình quân 1 hộ) 52

Bảng 4.5 Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm ở xã Vĩnh Sơn theo quy mô( tính BQ/hộ) năm 2013 53

Bảng 4.6 Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm ở xã Vĩnh Sơn xét theo phương thức chăn nuôi ( tính BQ/hộ) năm 2013 56

Bảng 4.7 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra theo quy mô chăn nuôi 58

Bảng 4.8 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra theo phương thức chăn nuôi 61

Trang 12

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.

Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là một việc làm rất quan trọng đối vớibất kỳ quốc gia nào trong tất cả các ngành nghề Nó khẳng định hướng đi đúngđắn về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và các cấp chínhquyền.Nghề chăn nuôi xuất hiện từ lâu đời nay, từ những loài vật hoang dã đãđược con người thuần hóa để thuận tiện cho quá trình chăm sóc, và ông cha ta

đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm qua hang nghìn năm Có những vật nuôiđược thuần hóa lâu thì bản tính hoang dã của chúng gần như đã không còn,nhưng bên cạnh đó thì cũng có những vật nuôi vẫn còn bản tính hoang dã

Con “Rắn” là nỗi khiếp sợ của nhiều người và có khi còn được coi làloài vật linh thiêng Với bản chất là loài động vật máu lạnh, thân nhiệt nênchúng có thể tấn công bất cứ thú gì mà chúng coi rằng sẽ mang lại nguy hiểmcho chúng Vậy mà người dân Vĩnh Sơn không biết từ bao giờ đã có duyênvới loài rắn, họ săn bắt rắn hoang dã ngoài tự nhiên mà không mấy sợ hãitrước sự nguy hiểm mà loài rắn có thể mang lại, nhưng săn bắt mãi cũng phảihết, dần dần họ đã nghĩ ra cách thuần hóa và gây nuôi chúng như bao vật nuôikhác Người dân Vĩnh Sơn đã quen với việc ăn cùng rắn, ở cùng rắn và ngủcũng cùng rắn Miền Bắc có nhiều địa phương nuôi rắn nổi tiếng như làngnghề rắn Lệ Mật (Long Biên, Hà Nội), làng nghề rắn Phụng Thượng (PhúcThọ, Hà Nội), và làng nghề rắn Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) Trong

đó, nhắc đến Vĩnh Sơn thì ai ai đều biết đây là địa phương đã khẳng định têntuổi cùng với con rắn

Việc phát triển nghề chăn nuôi rắn truyền thống của làng nghề chănnuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn - huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo ra nhiềucông ăn việc làm cho phần lớn lực lượng lao động trên địa bàn, tăng thêm thu

Trang 13

nhập, giúp nhiều gia đình thoát nghèo và vươn lên giàu có, đáp ứng nhu cầungày càng cao về văn hoá ẩm thực cũng như cung cấp phần lớn nguyên liệucho ngành y dược trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây nhiều hộ gia đình nuôi rắn lâu nămcũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc gây nuôi con rắn và hiệuquả kinh tế không được cao Từ thực tế trên đặt ra câu hỏi là: Chăn nuôi rắnmang lại hiệu quả kinh tế như thế nào? Các hộ chăn nuôi rắn hiện nay đanggặp phải những khó khăn gì? Làm thế nào để tăng hiệu quả kinh tế trong chănnuôi rắn? Để làm rõ và đánh giá được hiệu quả kinh tế mà con rắn mang lạicho các hộ gây nuôi rắn như thế nào? Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến

hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các

hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn của các

hộ nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong thờigian vừa qua;

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôirắn ở xã Vĩnh Sơn trong thời gian qua;

Trang 14

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôirắn trong làng nghề truyền thống Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh VĩnhPhúc trong thời gian tới.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề nghiên cứu trên, câu hỏi đặt ra là:

- Tình hình chăn nuôi rắn của các hộ hiện nay diễn ra như thế nào?

- Các hộ gây nuôi rắn đã đạt được hiệu quả kinh tế như thế nào? Đểđánh giá được hiệu quả kinh tế đó cần phải làm gì?

- Cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả kinh tế gây nuôi rắn cho các hộ

ở xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập chung vào các hộ gây nuôi rắn vàcác đối tượng liên quan tới việc gây nuôi rắn ở làng nghề, các đầu mối thumua, tiêu thụ rắn của làng nghề truyền thống nuôi rắn Vĩnh Sơn, huyện VĩnhTường, tỉnh Vĩnh Phúc

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng chăn nuôi

và đánh giá hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi rắn và nguyên nhân của thựctrạng đó ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đưa ra cácgiải pháp nhắm nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi rắn ở làng nghề trongthời gian tới

- Phạm vi không gian: Làng nghề truyền thống nuôi rắn Vĩnh Sơn,huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

- Phạm vi thời gian: + Số liệu thứ cấp trong 3 năm 2011 – 2013

+ Số liệu sơ cấp điều tra chăn nuôi rắn năm24/01/2014 – 04/06/2014

Trang 15

PHẦN II

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Cơ sở lí luận của đề tài

2.1.1 Khái niệm về hộ nông dân và kinh tế hộ

a) Khái niệm hộ nông dân

Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu của khoa học nông nghiệp vàphát triển nông thôn Các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nôngthôn chủ yếu thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân

Nhà nông học người Nga Tchayanov cho rằng : “Hộ nông dân là mộtđơn vị sản xuất ổn định” và ông cũng coi “Hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời đểtăng trưởng và phát triển nông nghiệp” Luận điểm của ông đã được áp dụngrộng rãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cảnhững nước phát triển

Đồng tình với quan điểm trên của Tchayanov, hai tác giả Matsludal vàTommy Bengtson bổ sung đồng thời nhấn mạnh thêm “Hộ nông dân là đơn vịsản xuất cơ bản” Vì vậy các cải cách kinh tế ở một số nước trong những thập

kỷ gần đây đã thực sự coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ và cơ bản, từ

đó đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và pháttriển nông thôn

Frank Ellis nhà nông học người Nga (1998) đã đưa ra định nghĩa: “Hộnông dân là hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên nhữngmảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất,thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sựtham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với trình độhoàn chỉnh không cao

Ở nước ta cũng có rất nhiều tác giả đề cập tới khía niệm hộ nông dân.Tác giả Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, làhình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”

Trang 16

Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếuhoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá vàhoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”.

Hộ nông dân có những đặc điểm sau:

Thứ nhất hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuấtvừa là đơn vị tiêu dùng

Thứ hai là các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham giahoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau

Ba là quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triểncủa hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn Trình độ nàyquyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường

Từ các khía niệm, đặc điểm trên cho thấy hộ nông dân là những hộsống ở nông thôn, có hoạt động sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân còn thagia hoạt động phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau, hộ nông dân là mộtđơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng

b) Khái niệm kinh tế hộ nông dân

Tchayanov nhà nông học người Nga vào những năm 20 cho rằng:

“Kinh tế hộ nông dân được hiểu là một hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệpchủ yếu dựa vào sức lao động gia đình, nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thểcủa hộ gia đình như một tổng thể mà không dựa trên chế độ trả công theo laođộng với mỗi thành viên của nó”

Cũng có quan điểm cho rằng: Kinh tế hộ nông dân là một hình thứckinh tế phức tạp xét từ góc độ có quan hệ kinh tế tổ chức, là sự kết hợp nhữngngành, những công việc khác nhau trong quy mô gia đình nông dân

Có ý kiến khác lại cho rằng kinh tế hộ nông dân bao gồm toàn bộ cáckhâu của quá trình tái sản xuất mở rộng: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêudùng Kinh tế hộ thể hiện được các hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ

Trang 17

nông nghiệp, hộ nông – lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,thương nghiệp.

Theo Frank Ellis (1988): “Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộgia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức laođộng của gia đình Sản xuât của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớnhơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường

Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam ban hànhNghị quyết số 06/NQ, ngày 10/11/98 về một số vấn đề phát triển nôngnghiệp, nông thôn, trong đó có việc phát triển kinh tế hộ Nghị quyết chỉ rõ: “Kinh tế hộ nông dân là loại hình tổ chức sản xuất có hiệu quả về kinh tế xãhội, tồn tại, phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp

và quá trình hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”

Từ các khái niệm trên, chúng tôi nhận thấy: Kinh tế hộ nông dân là hìnhthức kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó có các nguồn lực như đất đai, lao động,tiền vốn và tư liệu sản xuất

2.1.2 Khái niệm về hiệu quả

a) Hiệu quả kỹ thuật

Hiệu quả kỹ thuật rất quan trọng trong sản xuất, đặc biệt là ở những quốcgia đang phát triển và những quốc gia có nguồn lực khan hiếm ít có cơ hộiphát triển, hay việc phát triển công nghệ mới là hết sức khó khăn Ở nhữngnước này việc nâng cao lợi ích kinh tế được thực hiện bằng cách nâng caohiệu quả kỹ thuật hơn là phát triển công nghệ mới Hơn nữa, tất cả các hãng,các trang trại và nông hộ đều mong muốn sản xuất ở mức tốt nhất để đạt sảnlượng tối đa hơn là chỉ sản xuất ở mức sản lượng trung bình

Như vậy, hiệu quả kỹ thuật được xác định như là khả năng của ngườinông dân có thể đạt được mức sản lượng nào đó so với mức sản lượng tối đavới các điều kiện đầu vào và kỹ thuật hiện đại

Trang 18

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật chịu ảnh hưởng bởi 3yếu tố chính, đó là sự tiếp cận thông tin, kỹ năng của người lao động và thờigian, phương pháp áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại Các yếu tố này lạichịu sự tác động của các nhân tố kinh tế, xã hội, thể chế và môi trường mà cáchãng, trang trại, nông hộ tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Ngoài

ra, tuổi, học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất cũng là những yếu tố quantrọng ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật của nông hộ

b) Hiệu quả phân bổ

Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm

và giá đầu vào được tính để xác định giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn

vị chi phí tăng thêm về đầu vào Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả

kỹ thuật có tính đến yếu tố giá của đầu vào và giá của đầu ra, vì thế nó cònđược gọi là hiệu quả giá

c) Hiệu quả kinh tế (HQKT)

Farell (1957) đã khẳng định rằng: Hiệu quả kinh tế của một hãng baogồm hai bộ phận cấu thành, đó là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.Hiệu quả kỹ thuật được xác định như là khả năng của người nông dân cóthể đạt được một mức sản lượng nào đó so với mức sản lượng tối đa với điềukiện các đầu vào và kỹ thuật hiện đại

Hiệu quả phân bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỉ lệnhằm đạt được lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các giá trị đầu vào

Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật * Hiệu quả phân bổ

Việc xác định mức hiệu quả kỹ thuật của một hãng hay một hộ nông dân

sẽ giúp chúng ta ra quyết định nên thay đổi công nghệ sản xuất hiện đại haytiếp tục nâng cao hiệu quả kỹ thuật để nâng cao năng suất sản phẩm sản xuất

ra Nếu hiệu quả kỹ thuật của các đơn vị sản xuất kinh doanh đạt >= 90% thìcác đơn vị nên thay đổi công nghệ sản xuất mới để nâng cao sản lượng đầuvào Ngược lại, nếu hiệu quả kỹ thuật đạt được <90% thì nên nâng cao trình

Trang 19

độ kỹ thuật để tăng mức sản lượng đầu ra mà không cần tăng thêm lượng đầuvào cũng như áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới.

2.1.3 Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường

Hiệu quả kinh tế là sự phản ánh mối tương quan giữa kết quả hữu ích

về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế và hoạtđộng sản xuất

Hiệu quả xã hội là sự phản ánh mối tương quan giữa kết quả các lợi ích

về mặt xã hội và sản xuất mang lại với chi phí bỏ ra để đạt hiệu quả đó như vềviệc giải quyết công ăn việc làm,

Hiệu quả môi trường: Hiệu quả đạt được làm tăng độ phì của đất, giảiquyết ô nhiễm môi trường

2.1.4 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế, sau đây chúngtôi xin trình bày một số quan điểm như sau:

a) Quan điểm thứ 1: Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh giữa hiệu quả sản

xuất kinh doanh mà ta thu được với chi phí mà ta sử dụng để sản xuất kinhdoanh

Công thức: H = Q/C

Trong đó:

H là hiệu quả kinh tế

Q là kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được

C là chi phí sử dụng trong sản xuất kinh doanhQuan điểm này được sử dụng phổ biến Hiệu quả sản xuất là chỉ tiêuđược tính trên cơ sở so sánh giữa kết quả với chi phí để đạt được kết quả đó(cụ thể: khi lấy tổng sản phẩm chia cho vốn sản xuất, ta được hiệu suất vốn.Tổng sản phẩm chia cho số lao động được hiệu suất lao động)

Trang 20

b) Quan điểm thứ 2

Theo Nguyễn Đình Hợi, Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa giátrị sản xuất đạt được và số lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất – Chi phí sản xuất

Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được phéptrừ hoặc phép trừ không có ý nghĩa Mặt khác, quan điểm này không cho thấykhả năng cung cấp vật chất cho xã hội của các cơ sở kinh tế khác nhau làkhông giống nhau khi có cùng hiệu số giữa kết quả và chi phí

d) Quan điểm thứ 4

Theo Samuelson – Nordthuas cho rằng hiệu quả kinh tế là không lãngphí Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội Hiệu quả sảnxuất diễn ra khi xã hội không thể tăng thêm sản lượng hàng hoá này màkhông làm giảm một lượng hàng hoá khác, nền kinh tế đạt hiệu quả khi nằmtrên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó

Trang 21

2.1.5 Vai trò, bản chất của hiệu quả kinh tế

Từ những quan điểm về hiệu quả kinh tế nêu trên cho chúng ta thấyhiệu quả là một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của khoa học kinh tế vàquản lý

Vai trò, bản chất của hiệu quả kinh tế được thể hiện như sau:

* HQKT là một phạm trù kinh tế khách quan, nhưng nó không phải làmục đích cuối cùng mà là mục tiêu của sản xuất Mục đích của sản xuất là thoảmãn tốt nhất các nhu cầu vật chất, tinh thần tạo ra những kết quả hữu ích ngàycàng cao cho xã hội Nhưng đạt được mục tiêu về hiệu quả kinh tế là với khốilượng nguồn lực nhất định tạo ra một khối lượng sản phẩm hữu ích lớn nhất

* Kết quả và hiệu quả kinh tế có quan hệ khăng khít với nhau Kết quả

là một đại lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dungtuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể để xác định

Trong nền sản xuất hàng hoá, kết quả hữu ích đạt được chịu tác động củacác quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hoá, nền kinh tế thị trường, quyluật hiệu suất giảm dần và các quy luật kinh tế khác trong điều kiện kinh tế xãhội nhất định Trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá, ngoài sự ảnh hưởng củacác quy luật trên, kết quả còn chịu ảnh hưởng bởi các quy luật tự nhiên, đặcđiểm của sản xuất nông nghiệp và đặc trưng của thị trường

Điều trên cũng cho thấy hiệu quả kinh tế không chỉ là phạm trù kinh tế

mà còn mang tính chất của phạm trù xã hội Mặt khác, trong nông nghiệp dotính đặc thù của nó nên việc xác định, so sánh hiệu quả kinh tế là khó khăn vàmang tính chất tương đối

* Hiệu quả là một đại lượng để đánh giá xem xét kết quả hữu ích đượctạo ra thế nào từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong điều kiện cụ thể nào có thểnhận được hay không Như vậy, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến cácyếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất

Trang 22

* Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp trong điều kiệnkinh tế thị trường, việc xác định yếu tố đầu vào, đầu ra có nhiều khó khăn:

- Những khó khăn trong xác định yếu tố đầu vào

Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng tư liệu sản xuất vào nhiềuquá trình sản xuất không đồng đều Hơn nữa có loại rất khó xác định giá trịđào thải và chi phí sửa chữa lớn Vì thế, việc khấu hao và phân bổ chi phí đểtính đúng chi phí sản xuất chỉ có tính tương đối

Các chi phí sản xuất chung như chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phíthông tin tuyên truyền, giáo dục đào tạo, khuyến cáo kỹ thuật cần phải đượchạch toán tính vào chi phí, nhưng thực tế không tính được một cách cụ thể.ảnhhưởng của thị trường làm giá cả biến động, mức độ trượt giá gây khó khăntrong việc xác định các loại chi phí sản xuất

Các yếu tố về điều kiện tự nhiên (thuận lợi, khó khăn) tác động lớn đếnquá trình sản xuất nông nghiệp và hiệu quả của nó Tuy nhiên, mức độ tácđộng của các yếu tố này đến nay vẫn chưa có phương pháp chuẩn xác

- Những khó khăn trong xác định các yếu tố đầu ra:

Các kết quả sản xuất về mặt vật chất có thể lượng hoá để tính và so sánhtrong thời gian và không gian cụ thể nào đó Nhưng, những kết quả về mặt xãhội, môi trường sinh thái, độ phì của đất, khả năng nông nghiệp cạnh tranhtrên thị trường của một doanh nghiệp hay của vùng sản xuất thì không thểlượng hoá và chỉ được bộc lộ trong thời gian dài Đó là việc khó khăn trongviệc xác định đúng và đủ các yếu tố đầu ra

Mong muốn của người sản xuất là tăng nhanh kết quả hữu ích hay mục đíchcuối cùng của sản xuất là đáp ứng tốt nhất những nhu cầu về vật chất tinh thần

và văn hoá xã hội Đồng thời, mục tiêu của người sản xuất là tiết kiệm các yếu tốđầu vào để tăng nhanh kết quả hữu ích đó hay tăng hiệu quả kinh tế Bản chấtcủa hiệu quả kinh tế là thực hiện tối ưu giữa yếu tố đầu vào với đầu ra

Trang 23

2.1.6 Lí luận về rắn và nghề nuôi rắn

2.1.6.1 Khái niệm về rắn

“Rắn” là tên gọi chung để chỉ một nhóm các loài động vật bò sát ăn thịtkhông chân và thân hình thuôn dài, thuộc phân bộ Serpentes, có thể phân biệtvới các loài thằn lằn không chân bằng các đặc trưng như: không có mí mắt vàtai ngoài Giống như các loài bò sát có vảy khác, rắn là động vật có xươngsống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp trồng lên nhau che phủ cơthể Nhiều loài rắn có sọ với nhiều khớp nối hơn các tổ tiên là động vật dạngthằn lằn của chúng, cho phép chúng nuốt các con mồi to lớn hơn nhiều so vớiđầu chúng với các quai hàm linh động cao Để phù hợp với cơ thể thuôn vàhẹp của mình, các cơ quan có cặp đôi của rắn như : thận được bố trí theo kiểucái này nằm phía trước cái kia thay vì ngang hàng ở 2 bên, và phần lớn cácloài rắn chỉ có 1 phổi hoạt động, một vài loài vẫn duy trì 1 đai chậu với 1 cặpvuốt dạng vết tích ở một trong 2 bên của lỗ huyệt

Các loài rắn còn sinh tồn được tìm thấy trên gần như mọi châu lục(ngoại trừ châu Nam cực), trong lòng các đại dương như Ấn Độ Dương vàThái Bình Dương Trên 20 họ rắn hiện nay, đang được công nhận bao gồmkhoảng 500 chi với khoảng 3400 – 3550 loài Kích thước của chúng biếnđộng từ nhỏ như “rắn chỉ” chỉ dài khoảng 10cm, tới lớn như “trăn gấm” dàitới 8,7m

Phần lớn các loài rắn không có nọc độc, còn những loài nào có nọc độcthì chủ yếu sử dụng nó vào việc giết chết hay khuất phục con mồi thay vìphòng vệ Một số loài có nọc độc mạnh tới mức gây ra vết thương đau nhứchay tử vong cho con người Các loài rắn không có nọc độc thì nuốt sống conmồi hoặc giết nó bằng cách quấn và vặn siết

Có nhiều cách phân loại rắn như:

 Phân loại rắn theo quá trình sinh trưởng

+ Rắn con là rắn mới nở (rắn tuổi 1)

Trang 24

+ Rắn bán trưởng thành là rắn đang phát triển nhưng chưa có khả năngsinh sản (rắn tuổi 2).

+ Rắn trưởng thành là rắn bắt đầu có khả năng sinh sản (rắn tuổi 3)

 Phân loại theo trọng lượng xuất bán

+ Rắn loại 1: có trọng lượng từ 1,5kg trở lên

+ Rắn loại 2: có trọng lượng từ 1 đến dưới 1,5kg

+ Rắn loại 3: có trọng lượng dưới 1kg

 Rắn hổ mang

Rắn hổ mang có cỡ lớn, đầu liền với cổ (còn gọi là hổ đất), không cóvảy má, có khả năng bạnh cổ khi bị kích thích Khi đó ở trên cổ lộ rõmột vòng tròn màu trắng gọi (là gọng kính) Lưng có màu nâu thẫm,vàng lục hay đen hoặc có những dải hoa văn như những vạch ngangđơn hoặc kép sáng màu hơn Chiều dài cơ thể lên đến 2m

Rắn trưởng thành ăn chuột, cóc, rắn, rắn non ăn ếch nhái là chủ yếu.Rắn giao phối vào tháng 5 và đẻ trứng vào tháng 6, đẻ 9 – 22 trứng,kích thước 59–62/ 29–29 mm và có hiện tượng con cái canh giữ trứng.Trứng nở vào tháng 8 Con mới nở dài từ 200-350mm và có khả năngbạnh cổ

Chúng phân bố chủ yếu ở phía nam Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, TháiLan, Malaysia, và Đông Dương

Rắn hổ mang chúa được cho là món ăn có nhiều giá trị bổ dưỡng nênhay bị săn bắt Rắn hổ mang là loài rất quý hiếm nên cần được bảo vệ.Được dùng nhiều trong dược liệu, thực phẩm và thương mại

ở Việt Nam hiện nay, số lượng loài này ngày càng ít Trong Sách đỏViệt Nam thì nó xếp vào mức đe dọa cấm khai thác và sử dụng

 Rắn hổ trâu

Thuộc họ Ptyas mucosa là một loài rắn thuộc họ rắn nước Loài này cóthể dài tới 2m, màu của nó biến thiên từ màu nâu nhạt ở những vùng

Trang 25

khô cho đến gần như đen ở những khu rừng ẩm ướt Nói chung nó hayđược tìm thấy ở những khu vực ven đô thị, nơi số lượng các loài gặmnhấm khá phong phú.

Loài này phân bố ở Afghanistan, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc(Chiết Giang, Hồ Bắc, Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam,Quảng Tây, Vân Nam, Tây Tạng, Hồng Kông), Ấn Độ, Sri Lanka,Indonesia (Sumatra, Java), Iran, Lào, Tây Malaysia, Nepal, Myanma,Pakistan (khu vực Sindh), Đài Loan, Thái Lan, Turkmenistan, Việt Nam

2.1.6.2 Khái niệm về nghề nuôi rắn

Nuôi rắn là hoạt động thuần hóa và nuôi dưỡng rắn hay mang các loạirắn có nguồn gốc từ tự nhiên về nuôi dưỡng trong gia đình với mục đích phục

vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình hay bán ra ngoài thị trường nhằm đáp ứngnhu cầu của xã hội và đem lại thu nhập cho gia đình

2.1.6.3 Vai trò của nghề nuôi rắn đối với phát triển kinh tế

Ngành chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chính của sản xuấtnông nghiệp Nuôi rắn là một nghề mới được chú trọng phát triển trong nhữngnăm gần đây, việc phát triển nghề nuôi rắn có ý nghĩa vô cùng quan trọng

 Chất lượng đời sống ngày càng cao thì nhu cầu của con người ngàycàng tăng, trong khi các loại rắn bị bắt nhiều có nguy cơ cạn kiệt Việc pháttriển nghề nuôi rắn không những đáp ứng được nhu cầu cho con người nhưrượu rắn, cao rắn, thực phẩm, làm nguyên liệu cho thủ công nghiệp mà còn cótác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển và cải thiện đời sống cho nhân dân

 Rắn là loài vật không khó nuôi, thời gian quay vòng không quá dài nên

có thể áp dụng nuôi ở các hộ gia đình, các trang trại nhằm góp phần phát triểnkinh tế hộ gia đình, cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời phát triển nền kinh

tế quốc dân

Trang 26

2.1.6.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn

 Yếu tố về điều kiện tự nhiên:

Nhân tố tự nhiên bao gồm các yếu tố về vị trí địa lý, địa hình, điều kiện khíhậu, thời tiết thuỷ văn, môi trường sinh thái Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởnglớn đến chăn nuôi Trong mấy năm gần diễn biến thời tiết có nhiều bấtthường, rét thường đến muộn hơn và kéo dài, mưa đầu mùa bất thường, nhiệt

độ cao, thời tiết nắng nóng Chính vì vậy, yếu tố về thời tiết có tác động rấtlớn năng suất và chất lượng của vật nuôi Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ cótác động tích cực tới quá trình chăn nuôi và ngược lại Do đó việc bố trí convật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên sẽ quyết định đến kết quả của quátrình chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao

 Yếu tố con người:

Con người là yếu tố quan trọng nhất có tính quyết định đến kết quả và hiệuquả của chăn nuôi bởi vì quá trình chăn nuôi có thể diễn ra được đều xuấtphát từ nhu cầu của con người và do con người chỉ đạo Việc tiếp thu các tiến

bộ kỹ thuật và áp dụng những kỹ thuật tiến bộ đó vào trong chăn nuôi đòi hỏingười nông dân phải có một trình độ hiểu biết nhất định Chính vì thế, chúng

ta cần thiết phải nâng cao trình độ dân trí, tăng cường công tác khuyến nông,phổ biến những tiến bộ kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện của từng địaphương từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi

 Yếu tố thị trường:

Đầu ra của sản phẩm luôn là mối quan tâm, lo lắng đối với người chăn nuôi.Nguyên nhân là do trong chăn nuôi thường gặp rủi ro lớn hơn so với các ngànhkhác vì nó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên Việc mở rộng và pháttriển thị trường tiêu thụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân yên tâmphát triển chăn nuôi, lựa chọn hướng đầu tư có hiệu quả, hạn chế mức thấp nhấtnhững rủi ro thường gặp trong chăn nuôi từ đó mang lại hiệu quả kinh tế caohơn

Trang 27

 Tiến bộ khoa học và kỹ thuật:

Đổi mới công nghệ kỹ thuật là sự hoàn thiện về kiến thức, để nâng caonăng lực sản xuất, đa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất tập trung để tạo ra một nềnnông nghiệp hiệu quả ổn định và bền vững, phát triển kỹ thuật, tiết kiệm đất,

áp dụng kỹ thuật vào sản xuất ra các con giống mới, cùng một đơn vị diệntích mà sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hơn Có nhiều tiến bộ khoa học kỹthuật đã làm thay đổi toàn bộ cơ cấu cây trồng của vùng Vì vậy, nhân tố tiến

bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ có ảnh hởng tích cực đến chuyển đổi cơcấu cây trồng vật nuôi

 Trình độ sử dụng nguồn lực:

Nguồn lực là yếu tố cơ bản để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh của bất cứ nền kinh ttế nào Các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệpbao gồm đất đai, lao động ,vốn , kỹ thuật công nghệ, tài nguyên thiên nhiên

và môi trường Quy mô và chất lượng nguồn lực có ảnh hưởng tới sản xuấtkinh doanh Việc khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực tạo nên thế cân bằngcủa nông trại , của vùng ,toàn ngành nông nghiệp , tạo điều kiện nâng cao thunhập và tích luỹ trong nông nghiệp Để sử dụng hợp lý và bền vững cácnguồn lực sẵn có, cần có trình độ khai thác, sử dụng nguồn lực hợp lý phảiđứng trên quan điểm kinh tế xã hội và môi trường của vùng để nghiên cứukinh tế Tuỳ theo đặc điểm của từng ngành mà các nguồn lực trên được sửdụng ở phạm vi và qui mô khác nhau Tuy nhiên các nguồn lực này luôn khanhiếm cả về lượng và chất, việc sử dụng chúng lại mang tính cạnh tranh giữaphương thức sử dụng khác nhau Vì thế việc liên kết các nguồn lực có thì việc

sử dụng chúng mới có hiệu quả

 Yếu tố về cơ chế, chính sách:

Các văn bản của Nhà nước như: Nghị định số 18/HĐBT, ngày 17/01/1992của Hội đồng bộ trưởng và Nghị định số 48/2002/NP - CP ngày 22/04/2002của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý

Trang 28

hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18 và Nghị định số 32/2009/NĐ-CPngày 30/03/2009 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguycấp, quý, hiếm Tuy nhiên, các chính sách này còn có những ảnh hưởng tớiviệc phát triển nghề chăn nuôi rắn.

 Mới tập trung nhiều vào quản lý, bảo vệ hoặc ngăn chặn việc săn bắt vàbuôn bán chim thú rừng, chưa chú ý đến việc khuyến khích gây nuôi, thuầndưỡng ĐVHD để trở thành hàng hoá sử dụng trong nước và xuất khẩu

 Mặc dù các văn bản được hướng dẫn khá chi tiết về các thủ tục cầnthiết, xin phép thành lập trại gây nuôi, nhưng một số nội dung hướng dẫnnặng về các tiêu chuẩn khoa học, chưa phù hợp với đại đa số trình độ củangười nông dân “chân lấm, tay bùn” Ví dụ như tên khoa học của loài xin gâynuôi, tiêu chuẩn môi trường nước, không khí, đặc điểm sinh học, chế độ sinhsản của động vật gây nuôi trong môi trường nuôi nhốt, nông dân gây nuôi gặpkhó khăn trong tiêu thụ sản phẩm hoang dã

 Các trang trại gây nuôi rất muốn các cơ quan khoa học giúp đỡ đánhdấu sản phẩm gây nuôi để tránh những đầu nậu trà trộn giữa con rắn gây nuôivới con rắn khai thác ngoài tự nhiên (hiện nay các biện pháp đánh dấu quáphức tạp, giá cả lại đắt chưa phù hợp với người dân chăn nuôi)

 Các chính sách của Nhà nước chưa đề cập đến việc hỗ trợ các hộ (trangtrại) chăn nuôi rắn về kinh phí nhằm mở rộng sản xuất, nhằm mục đích sản xuất ranhiều con giống đáp ứng nhu cầu của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm Từ đó

có nhiều sản phẩm cung cấp cho thị trường tiêu dùng, đồng thời góp phần hạn chếnạn khai thác rắn bừa bãi trong tự nhiên (việc khai thác rắn trong tự nhiên giáthành rất cao do qua nhiều cung đoạn Từ những người đi săn bắn, thu gom, vậnchuyển Đặc biệt những người đi vận chuyển qua nhiều trạm kiểm soát, do vậy họphải chia lẻ rồi vận chuyển bằng nhiều hình thức: ô tô, xe máy, tàu, xe đạp, quágiang mà các cơ quan chức năng lại không thể kiểm soát được)

Trang 29

 Khi sản xuất ra lượng giống đáp ứng nhu cầu thị trường, thì việc cácđầu nậu sẽ quay sang mua của nhà chăn nuôi, mà không thể mua rắn khai thácngoài tự nhiên nữa vì giá cả cao người buôn không có lãi.

 Nhà nước chưa đề cập đến vấn đề chính sách giao cho các cơ quannghiên cứu khoa học, nghiên cứu cụ thể tập tính, đặc tính sinh học cũng nhưquy trình gây nuôi sinh sản những ĐVHD quý, hiếm Để từ đó chuyển giaocho các hộ nông dân nuôi đặc biệt như làng nghề truyền thống xã Vĩnh Sơn,nhằm giải quyết việc làm đang dư thừa rất lớn trong khu vực nông thôn

 Chính sách của Nhà nước chưa cụ thể về việc thưởng cho những ngườicung cấp thông tin về việc khai thác rắn trong tự nhiên Vì vậy chưa khuyếnkhích được cộng đồng dân cư giám sát, phát hiện cung cấp tin cho cơ quanchức năng ngăn chặn kịp thời tệ nạn khai thác tuỳ tiện động vật, thực vậttrong môi trường hoang dã

 Nghị định 32/2009/NĐ-CP ngày 30/03/2009 thì rắn hổ mang chúa(Ophiophagus hannah) thuộc nhóm IB - nhóm nghiêm cấm khai thác sử dụng

và mục đích thương mại mà chỉ được khai thác vì mục đích nghiên cứu khoahọc (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ cho nuôi sinh sản, trồng cấynhân tạo, quan hệ hợp tác quốc tế) Tuy nhiên do đặc thù của nghề chăn nuôirắn xã Vĩnh Sơn - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc đã có từ lâu đời, qua quá trìnhchăn nuôi người dân đã nuôi sinh sản thành công giống rắn này Qua kinhnghiệm thực tế của người dân họ đã biết lai tạo giữa giống rắn chúa sống ởkhu vực Miền Nam với giống rắn chúa ở vùng núi phía bắc các thế hệ F2, F3,F4 đều phát triển rất tốt, con giống khoẻ mạnh, ít bệnh tật, phát triển cân đối.Nhưng theo pháp luật hiện hành thì loài này nghiêm cấm nuôi vì mục đíchthương mại, do vậy nhân dân xã Vĩnh Sơn gặp rất nhiều khó khăn trong vấn

đề chứng minh nguồn gốc để thực hiện các bước theo quy trình gây nuôi sinhsản mà các văn bản của Nhà nước đã quy định

Trang 30

 Các yếu tố trong chính nội bộ bản thân hộ gia đình:

i Điều kiện về lao động, vốn, đất đai, sức khỏe

ii Các tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ gia đình

iii Tính năng động, sáng tạo, học hỏi, kinh nghiệm của chủ hộ

Như vậy các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội nói chung vàkinh tế hộ nuôi rắn nói riêng, Mỗi hộ gia đình là một tế bào của xã hội, giađình có phát triển thì xã hội mới phát triển và ngược lại Khi xã hội càng pháttriển tạo điều kiện môi trường, nền tảng cho gia đình phát triển

Độ hàng trăm năm nay(theo Kenh14.vn, 2011)

 Ở Indonesia có tới 450 loài rắn sinh sống trong đó có hơn 5 loàithuộc loại rắn độc đặc biệt nguy hiểm Loài rắn hổ mang sống ở Indonesia với

số lượng nhiều nhất Đông Nam Á Người ta có thể bắt gặp rắn ở mọi nơi kể

cả trong thành phố, bởi vậy việc bắt chúng không quá khó khăn Từ lâu thịtrắn cũng đi vào văn hóa ẩm thực ở nước này Thịt rắn không chỉ để chế biếnnhững món ăn truyền thống mà chúng còn được dùng làm nguyên liệu cho cảnhững món ăn nhanh hiện đại của phương Tây đang được nhiều người ưathích như Humberger (theo VTC, 2010)

 Ở Bangkok, Thái Lan rắn được nghiên cứu, lấy nọc để bào chữathuốc trị độc, rắn được mang ra để biểu diễn thu hút khách du lịch trong vàngoài nước Nước này còn có loài rắn mang tên Hổ mang vua(King cobra) vớinọc độc gấp 20 lần rắn hổ mang thường Rắn ở đây còn được làm thực phẩm

Trang 31

 Ở Trung Quốc rắn được nuôi với số lượng rất lớn dùng làm thựcphẩm và thuốc Rắn là một loại thuốc quý trong y học cổ truyền Trung Quốc.Chúng còn được nấu cháo hoặc ngâm rượu để tăng khả năng miễn dịch chongười bệnh Có một số cửa hàng kinh doanh cả bột rắn Sản phẩm rắn ở nướcnày được xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản, Đức, Mỹ.

2.2.2 Tình hình nuôi và tiêu thụ rắn ở Việt Nam

o Hiện nay, ở đồng bằng Bắc Bộ, khu vực miền núi Đông, Tây Bắc,nghề nuôi rắn đã khởi phát ở nhiều nơi Nhưng quy mô, đáng nể nhất mỗi khi

người ta nhắc đến nghề này phải là Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).

Không chỉ trong nước mà nghề nuôi rắn đã đưa Vĩnh Sơn nổi tiếng ra cả nướcngoài, nhất là các nước cận kề như Trung Qụốc, Thái Lan, Malaysia

Cách Hà Nội khoảng 60km, cạnh con đường Quốc lộ sổ 2 để dẫn lêncác tỉnh như Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai là xã Vĩnh Sơn Conđường dẫn vào làng đã bê tông hóa từ thuở lâu lắm rồi, đảm bảo cho các xevận tài lớn vào ra cùng đó là san sát các nhà cao tầng với vóc dáng hiện đại.Trong huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Sơn được mệnh danh là xã giàu cùa huyện.Nguồn gốc của sự giàu có này, nếu được hỏi, ngoài nghề canh nông, buôn bánthì người ta không ngại ngần mà nói đến lợi nhuận do con rắn mang lại

Nghề nuôi rắn mà đặc biệt chỉ thuần một loại rắn độc ở Vĩnh Sơn có từbao giờ? Đem câu hỏi này tới các cụ cao niên sẽ không ai đưa ra được câu trảlời chính xác Các cụ già phơ phơ đầu bạc cùng chòm râu cước, tuổi đã trăm

cả rồi chỉ móm mém: Lâu lắm rối! Từ ngày chúng tôi còn đánh trần

Theo sử sách, trước đây, Vĩnh Sơn vỗn là vùng hoang vu, rậm rạp cùngcác đẩm, bãi Thổ nhưỡng này đã tạo điều kiện đế các loài bò sát trong đó córắn tìm đến Rắn ngày ấy, theo lời kể thì nhiều lắm Vậy nên phản xạ về việcbắt rắn để trừ hậu họa, rồi làm thức ăn, làm thuổc đã có từ đấy Xã hội pháttriển, cùng với khoa học, rồi nhu cầu bồi bổ sức khỏe mà nhiều công dụng đã

Trang 32

được phát hiện từ loại rắn đã đem đến cho dân Vĩnh Sơn thêm cái nghề bắtrắn để bán.

Rồi rắn tự nhiên cũng hết Nhu cầu ngày một tăng Từ săn và bắt rắn tựnhiên, rắn cạn kiệt dần, như một hướng mưu sinh, người Vĩnh Sơn đã tìm tòi

và đến với nghề nuôi rắn theo hướng công nghiệp Vĩnh Sơn cũng là mộttrong những nơi đầu tiên nỗi tiếng với hiện tượng nuôi được rắn đẻ và ấp nởthành công các loại rắn độc đầu bảng Từ thành công này, những ngày xửaxưa xa lắc của thời bao cấp, Vĩnh Sơn đã táo bạo nuôi rắn với quy mô lớn

Rắn Vĩnh Sơn cùng các sản phẩm về rắn như cao, nọc, rượu đã nổitiếng, đi khắp nơi và cùng với đó là một khoản tiền rất lớn được mang vềlàng Những năm 90, khắp nơi còn đang lung bung với đói kém do việcchuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang thị trường thì dân Vĩnh Sơn lúc nào cũngđược bưng những bát cơm trắng đầy ngật Thời cao điểm này, trong số lưu vềtài chính, tổng giá trị sản xuất của xã có năm đã đạt trên 28 tỷ thì trong đó cótới gần 18 tỷ do rắn mang lại

Hiện nay, với diện tích trên 327,34ha đất, khoảng trên 5000 nhân khẩu,Vĩnh Sơn trở thành một trong những nơi chật chội nhất và có quỹ đất nôngnghiệp trên đầu dân không cao Nếu không có nghề nuôi rắn thì dân Vĩnh Sơnkhông có kế sách gì đế mưu sinh và làm giàu cho mình

o Lệ Mật là một làng quê thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên,

Hà Nội Hiện nay làng có hàng trăm hộ nuôi rắn, hàng chục nhà hàng đặc sảnrắn và có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật về rắn được tổ chức rầm rộhàng năm Lệ Mật được đánh giá là trung tâm giao dịch về rắn của toàn miềnBắc, đồng thời là làng rắn nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới

o Làng Bún, xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây cũ cónghề bắt rắn từ hàng trăm năm nay Đội quân bắt rắn ngày càng đông, làmcho loài rắn trở nên khan hiếm Đến những năm cuối thập kỷ 80 thế kỷ trướcthì hầu như không còn rắn để bắt nữa nên người dân chuyển sang nghề nuôi

Trang 33

rắn Cả xã có khoảng 1000 hộ gia đình theo nghề này Dân làng Bún chỉ nuôi

1 loại rắn duy nhất đó là Hổ mang chúa Rắn hổ mang chúa giống có giá800.000 – 1200.000 đồng/1kg, còn giá rắn thành phẩm là 400.000 đồng/1kg.Một con rắn giống nặng chừng 1kg, sau khi nuôi 6 tháng có lãi 1 triệu đồng

2.2.3 Những nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Nghề nuôi rắn là một nghề không mới nhưng những năm gần đây mớiđược chú trọng phát triển, vì vậy những nghiên cứu về nghề nuôi rắn là khôngnhiều Một số đề tài nghiên cứu trước đây như:

Trần Thị Hương, 2010, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, “ Tìm hiểu hoạt động gây nuôi và kinh doanh rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” Nghiên cứu này nêu lên tình hình gây nuôi rắn,

hiệu quả kinh tế của việc gây nuôi rắn mang lại và một số giải pháp để pháttriển nghề rắn Tuy nhiên giải pháp chưa cụ thể và đầy đủ, thực trạng còn cóđiểm chưa sát với thực tế địa phương

Nguyễn Huy Hải, 2010, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, “ Nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững làng nghề chăn nuôi rắn tại

xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” Nghiên cứu này nêu lên

tình hình phát triển làng nghề truyền thống nuôi rắn Vĩnh Sơn, những đốitượng liên quan đến sự phát triển bền vững, sự ảnh hưởng, tác động của quátrình phát triển làng nghề Đưa ra được một số giải pháp nhằm phát triển bềnvững làng nghề

Trang 34

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý.

Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm ở phía tây nam của tỉnh VĩnhPhúc, phía tây bắc giáp huyện Lập Thạch, phía đông bắc giáp huyện TamDương, phía đông giáp huyện Yên Lạc, phía nam giáp tỉnh Hà Tây, phía tâynam giáp tỉnh Phú Thọ Vị trí của Vĩnh Tường tiếp giáp với 3 trung tâm làthành phố Việt Trì, thành phố Sơn Tây và thành phố Vĩnh Yên Đó là nhữngthị trường rất thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa

Vĩnh Sơn nằm ở trung tâm của huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc.Diện tích đất tự nhiên có 327,34 ha, trong đó diện tích đất canh tác có 231, 27

ha, địa hình không bằng phẳng Phía đông tiếp giáp với xã Bình Dương, phíatây tiếp giáp với thị trấn Thổ Tang và xã Thượng Trưng, phía Bắc tiếp giápvới xã Đại Đồng, phía tây tiếp giáp với xã Vũ Di Cách quốc lộ số 2 khoảng4km về phía Nam; cách thị xã Sơn Tây (Hà Nội) 13 Km , cách tỉnh lộ 304khoảng 2 km Xã có 2 dòng nước một chảy từ tây sang đông và một dòngchảy từ Đông sang Tây vì vậy xưa kia mới có tên gọi là làng “ Hai Nước”.Các yếu tố địa lý nói trên có nhiều thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyểnhàng hoá giữa Vĩnh Sơn với các xã trong vùng cũng như đối với các tỉnhkhác, tạo điều kiện cho xã phát triển kể cả về kinh tế, văn hoá, xã hội

3.1.1.2 Khí hậu, thời tiết

Vĩnh Tường mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt Mưa bãotập trung vào các tháng 5 - 8 hàng năm với nhiệt độ cao trung bình hàng năm

là 24,90oC, trung bình thấp là 17,90oC hàng năm có hai tháng 9 - 10 nhiệt độtrung bình 22,40oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 có nhiệt độ trung bình là

Trang 35

140oC Tần suất sương muối xảy ra vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau Độ ẩmtrung bình trong năm là 80%, lượng mưa trung bình năm là 1.526mm, số ngàymưa trung bình năm là 133 ngày Tần suất lũ lụt, lũ quét thường xảy ra vàotháng 4 - 9, các hiện tượng gió lốc, mưa đá thường xảy ra cục bộ, gây đổ nhàcửa, cây cối, phá hoại cây màu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đờisống nhân dân

Mạng lưới kênh mương phân bổ tương đối đồng đều trên địa bàn xã vàluôn được đầu tư nâng cấp nên công việc tưới tiêu chủ động và kịp thời.Nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho đời sống của nhân dân chủ yếu là nướcgiếng khoan

3.1.1.3 Địa hình, đất đai

Xã Vĩnh Sơn là một xã thuộc vùng đồng bằng nên có địa hình bằngphẳng, đất đai của xã tương đối màu mỡ thuận lợi cho phát triển trồng trọt,không những đáp ứng nhu cầu của người dân mà còn góp phần cung cấp thức

ăn cho phát triển ngành chăn nuôi của xã

Qua bảng 3.1 chúng ta nhận thấy xã Vĩnh Sơn có diện tích đất tự nhiên là327,34ha và không đổi qua 3 năm Năm 2011 diện tích đất nông nghiệp là 236,27

ha, chiếm 72,18 % tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2013 diện tích đất này là232,21 ha, chiếm 70,94 % Bình quân trong 3 năm diện tích đất nông nghiệp giảm0,88% Diện tích đất nông nghiệp giảm đi là do các cấp ủy chính quyền địaphương đã quy hoạch để xây dựng đường xá, khu làng nghề nhằm tạo điều kiệncho các hộ có địa điểm chăn nuôi sản xuất kinh doanh ổn định, nhằm giảm thiểu ônhiễm môi trường bụi bẩn độc hại trong khu dân cư Năm 2011 diện tích đất trồnglúa và rau màu là 226,42 ha, đến năm 2013 diện tích đất này là 222,36 ha, bìnhquân trong 3 năm giảm 0,9 ha Do một phần đất canh tác được chuyển mục đích

sử dụng vì việc sản xuất nông nghiệp không đem lại hiệu quả cao Đất nuôi trồngthủy sản của xã thì vẫn được giữ nguyên ở mức 9,85 ha, có khoảng 51 hộ chănnuôi cá và bình quân hằng năm mang về nguồn thu là 67 tấn

Trang 36

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của xã tăng đều qua các năm, 62,48

ha năm 2011 chiếm 19,08 % tổng diện tích đất tự nhiên, tăng lên 65,13 hanăm 2013 và chiếm 19,9 % Bình quân 3 năm thì đất phi nông nghiệp tăng lên2,1% Diện tích đất này tăng chủ yếu là do chuyển vào xây dựng đất ở chodân Đất ở tăng từ 28,59 ha năm 2011 lên 30 ha năm 2013

Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ giảm qua các năm, 1792,64m2/

hộ năm 2011 xuống còn 1709,94m2/hộ năm 2013 do một phần diện tích đấtnày được chuyển thành đất ở và xây dựng công trình Diện tích đất ở bìnhquân/khẩu không có nhiều biến động, giữ ở mức 51,67m2/khẩu

Trang 37

Bảng 3.1: Tình hình đất đai của xã Vĩnh Sơn qua 3 năm ( 2011-2013 )

2 Đất phi nông nghiệp ha 62,48 19,08 64,23 19,62 65,13 19,9 102,80 101,40 102,10

-Đất xây dựng cơ quan,

công trình sự nhiệp

ha 0,44 0,13 0,44 0,13 0,44 0,13 100,00 100,00 100,00

-Đất tôn giáo, tín ngưỡng ha 0,17 0,05 0,17 0,05 0,17 0,05 100,00 100,00 100,00 -Đất nghĩa trang, nghĩa địa ha 2,52 0,77 2,52 0,77 2,52 0,77 100,00 100,00 100,00 -Đất sông suối ha 16,54 5,05 16,34 5,0 16,18 4,94 98,79 99,02 98,91 -Đất phát triển hạ tầng ha 41,71 12,74 42,87 13,1 43,95 13,43 102,78 102,51 102,65 -Đất phi nông nghiệp khác ha 1,10 0,34 1,89 0,57 1,87 0,58 171,81 98,94 135,38

3 Đất khu dân cư

Trang 38

- Đất phi nông nghiệp/hộ M2 474,05 _ 483,66 _ 479,60 _ 102,03 99,16 100,5

9

Nguồn: Ban thống kê xã Vĩnh Sơn

Trang 40

Qua bảng trên ta thấy tổng số nhân khẩu và tổng số hộ của xã Vĩnh Sơntăng đều qua các năm từ 2011 đến 2013 Cụ thể, năm 2012/2011 tăng 4,03%tương đương với 222 khẩu, và 0,76% tương đương với 10 hộ Năm2013/2012 tăng 1,41% tương đương với 81 nhân khẩu, và 2,26% tươngđương với 30 hộ Và tốc độ tăng bình quân của xã qua 3 năm liền là 2,72% vềnhân khẩu và 1,51% về số hộ Tốc độ tăng về khẩu/hộ bình quân là 1,07.

Tính đến hết tháng 11 năm 2013 thì toàn xã Vĩnh Sơn có 3872 lao độngtrong tổng số 5806 nhân khẩu chiếm 66,69%, tỷ lệ này khá lớn trong khi laođộng trong lĩnh vực phi nông nghiệp và TM-DV còn rất thấp Đây là vấn đề

mà xã cần phải giải quyết trong thời gian tới Cần phải giảm tỉ lệ lao độngnông nghiệp xuống và tăng tỉ lệ lao động trong các ngành nghề khác lên đểphát triển kinh tế xã hội bền vững hơn

Số lao động trong mỗi gia đình cũng chiếm tỉ lệ lớn, 2,85 lao động/hộ.Đây là một lợi thế cho người dân nơi đây khi có nguồn lao động dồi dào nhưvậy Tuy nhiên, cần phải có những chính sách phù hợp để phát huy hết nguồnlực này, tránh để tình trạng thất nghiệp xảy ra, tạo việc làm lúc nông nhàn chongười dân để đẩy mạnh phát triển kinh tế

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và đời sống văn hóa xã hội

Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước trong những năm qua cơ sởvật chất và đời sống văn hoá xã hội của xã Vĩnh Sơn ngày càng được cảithiện, bộ mặt của xã thay đổi nhanh chóng, khang trang hơn

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Tình hình đất đai của xã Vĩnh Sơn qua 3 năm ( 2011-2013 ) Chỉ tiêu - Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 3.1 Tình hình đất đai của xã Vĩnh Sơn qua 3 năm ( 2011-2013 ) Chỉ tiêu (Trang 37)
Bảng 3.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã Vĩnh Sơn năm 2013 - Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 3.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã Vĩnh Sơn năm 2013 (Trang 40)
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Vĩnh Sơn 3 năm qua - Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Vĩnh Sơn 3 năm qua (Trang 42)
Bảng 3.6 Phân chia quy mô chăn nuôi theo hộ - Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 3.6 Phân chia quy mô chăn nuôi theo hộ (Trang 48)
Bảng 3.7 Phân chia nhóm hộ theo quy mô và phương thức chăn nuôi                           Chỉ tiêu Số lượng hộ      Cơ cấu (%) I - Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 3.7 Phân chia nhóm hộ theo quy mô và phương thức chăn nuôi Chỉ tiêu Số lượng hộ Cơ cấu (%) I (Trang 49)
Bảng 4.1 Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn - Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 4.1 Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn (Trang 58)
Bảng 4.2 Tình hình các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi của các hộ điều tra - Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 4.2 Tình hình các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi của các hộ điều tra (Trang 60)
Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ  điều tra xét theo quy mô ( tính bình quân 1 hộ) - Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra xét theo quy mô ( tính bình quân 1 hộ) (Trang 63)
Bảng 4.4  Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ  điều tra xét theo phương thức chăn nuôi ( tính bình quân 1 hộ) - Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra xét theo phương thức chăn nuôi ( tính bình quân 1 hộ) (Trang 64)
Bảng 4.6 Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm ở  xã Vĩnh Sơn xét theo phương thức chăn nuôi ( tính BQ/hộ) năm 2013 - Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 4.6 Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm ở xã Vĩnh Sơn xét theo phương thức chăn nuôi ( tính BQ/hộ) năm 2013 (Trang 68)
Bảng 4.7 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều  tra theo quy mô chăn nuôi - Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 4.7 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra theo quy mô chăn nuôi (Trang 70)
Bảng 4.8  Kết quả và hiệu quả chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều  tra theo phương thức chăn nuôi - Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 4.8 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra theo phương thức chăn nuôi (Trang 73)
Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ rắn thương phẩm của các hộ điều tra tại xã  Vĩnh Sơn - Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ rắn thương phẩm của các hộ điều tra tại xã Vĩnh Sơn (Trang 76)
3- Hình thức mua vật tư chăn nuôi: - Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
3 Hình thức mua vật tư chăn nuôi: (Trang 93)
9- Hình thức bán: - Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
9 Hình thức bán: (Trang 94)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w