o Hiện nay, ở đồng bằng Bắc Bộ, khu vực miền núi Đông, Tây Bắc,
nghề nuôi rắn đã khởi phát ở nhiều nơi. Nhưng quy mô, đáng nể nhất mỗi khi người ta nhắc đến nghề này phải làVĩnh Sơn (VĩnhTường, Vĩnh Phúc). Không chỉ trong nước mà nghề nuôi rắn đã đưa Vĩnh Sơn nổi tiếng ra cả nước ngoài, nhất là các nước cận kề như Trung Qụốc, Thái Lan, Malaysia...
Cách Hà Nội khoảng 60km, cạnh con đường Quốc lộ sổ 2 để dẫn lên các tỉnh như Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai là xã Vĩnh Sơn. Con đường dẫn vào làng đã bê tông hóa từ thuở lâu lắm rồi, đảm bảo cho các xe vận tài lớn vào ra cùng đó là san sát các nhà cao tầng với vóc dáng hiện đại. Trong huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Sơn được mệnh danh là xã giàu cùa huyện. Nguồn gốc của sự giàu có này, nếu được hỏi, ngoài nghề canh nông, buôn bán thì người ta không ngại ngần mà nói đến lợi nhuận do... con rắn mang lại.
Nghề nuôi rắn mà đặc biệt chỉ thuần một loại rắn độc ở Vĩnh Sơn có từ bao giờ? Đem câu hỏi này tới các cụ cao niên sẽ không ai đưa ra được câu trả lời chính xác. Các cụ già phơ phơ đầu bạc cùng chòm râu cước, tuổi đã trăm cả rồi chỉ móm mém: Lâu lắm rối! Từ ngày chúng tôi còn đánh trần.
Theo sử sách, trước đây, Vĩnh Sơn vỗn là vùng hoang vu, rậm rạp cùng các đẩm, bãi. Thổ nhưỡng này đã tạo điều kiện đế các loài bò sát trong đó có rắn tìm đến. Rắn ngày ấy, theo lời kể thì nhiều lắm. Vậy nên phản xạ về việc bắt rắn để trừ hậu họa, rồi làm thức ăn, làm thuổc đã có từ đấy. Xã hội phát triển, cùng với khoa học, rồi nhu cầu bồi bổ sức khỏe mà nhiều công dụng đã được phát hiện từ loại rắn đã đem đến cho dân Vĩnh Sơn thêm cái nghề bắt rắn để bán.
Rồi rắn tự nhiên cũng hết. Nhu cầu ngày một tăng. Từ săn và bắt rắn tự nhiên, rắn cạn kiệt dần, như một hướng mưu sinh, người Vĩnh Sơn đã tìm tòi và đến với nghề nuôi rắn theo hướng công nghiệp. Vĩnh Sơn cũng là một
trong những nơi đầu tiên nỗi tiếng với hiện tượng nuôi được rắn đẻ và ấp nở thành công các loại rắn độc đầu bảng. Từ thành công này, những ngày xửa xưa xa lắc của thời bao cấp, Vĩnh Sơn đã táo bạo nuôi rắn với quy mô lớn.
Rắn Vĩnh Sơn cùng các sản phẩm về rắn như cao, nọc, rượu đã nổi tiếng, đi khắp nơi và cùng với đó là một khoản tiền rất lớn được mang về làng. Những năm 90, khắp nơi còn đang lung bung với đói kém do việc chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang thị trường thì dân Vĩnh Sơn lúc nào cũng được bưng những bát cơm trắng đầy ngật. Thời cao điểm này, trong số lưu về tài chính, tổng giá trị sản xuất của xã có năm đã đạt trên 28 tỷ thì trong đó có tới gần 18 tỷ do... rắn mang lại.
Hiện nay, với diện tích trên 327,34ha đất, khoảng trên 5000 nhân khẩu, Vĩnh Sơn trở thành một trong những nơi chật chội nhất và có quỹ đất nông nghiệp trên đầu dân không cao. Nếu không có nghề nuôi rắn thì dân Vĩnh Sơn không có kế sách gì đế mưu sinh và làm giàu cho mình.
o Lệ Mật là một làng quê thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên,
Hà Nội. Hiện nay làng có hàng trăm hộ nuôi rắn, hàng chục nhà hàng đặc sản rắn và có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật về rắn được tổ chức rầm rộ hàng năm. Lệ Mật được đánh giá là trung tâm giao dịch về rắn của toàn miền Bắc, đồng thời là làng rắn nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới.
o Làng Bún, xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây cũ có
nghề bắt rắn từ hàng trăm năm nay. Đội quân bắt rắn ngày càng đông, làm cho loài rắn trở nên khan hiếm. Đến những năm cuối thập kỷ 80 thế kỷ trước thì hầu như không còn rắn để bắt nữa nên người dân chuyển sang nghề nuôi rắn. Cả xã có khoảng 1000 hộ gia đình theo nghề này. Dân làng Bún chỉ nuôi 1 loại rắn duy nhất đó là Hổ mang chúa. Rắn hổ mang chúa giống có giá 800.000 – 1200.000 đồng/1kg, còn giá rắn thành phẩm là 400.000 đồng/1kg. Một con rắn giống nặng chừng 1kg, sau khi nuôi 6 tháng có lãi 1 triệu đồng.