Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 81 - 84)

4.3.2.1 Căn cứ vào thực trạng nghề nuôi rắn và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn trong thời gian qua

Qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn trên đại bàn xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, tôi nhận thấy: nghề nuôi rắn đem lại thu nhập cao cho các hộ gia đình và lao động nông thôn. Nghề nuôi rắn giúp cho hộ gia đình, lao động làm nghề cải thiện cuộc sống, và giải quyết lượng lớn lao động ở địa phương, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Để đưa ra được ý kiến đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn, khi thực hiện nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn chúng tôi tiến hành phân tích đánh giá tìm được những khó khăn mà nghề nuôi rắn còn gặp phải, đánh giá những thuận lợi đã giúp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn để qua đó bước đầu đề xuất giải pháp giúp nghề nuôi rắn phát triển bền vững.

Về phía chủ hộ và lao động làm nghề rắn: trình độ cũng như tay nghề của người lao động quyết định năng suất lao động, chất lượng sản phẩm làm ra và ảnh hưởng tới kết quả kinh tế xã hội của làng nghề. Hiện tại nhiều lao động còn yếu về trình độ tay nghề, hơn nữa chưa có cơ quan nào trực tiếp đứng ra nghiên cứu kỹ thuật nuôi rắn mà chủ yếu là kinh nghiệm của cha ông để lại giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn.

4.3.2.2 Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển đa dạng hóa nghành nghề nông thôn

Nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn có từ hơn 200 năm nay, người dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm nuôi rắn vì vậy sản lượng, năng suất sản phẩm từ rắn ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên xã Vĩnh Sơn chưa được cấp phép vận chuyển rắn hổ mang chúa mà chỉ có giấy cho rắn hổ mang phì. Giấy phép này cũng chỉ có giá trị trong nước và chưa có giá trị vận chuyển ra nước ngoài. Đây là một hạn chế rất lớn làm cho giá trị xuất khẩu của xã thấp vì rắn phải đi bằng đường tiểu ngạch.

Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về các vấn đề có liên quan đến nghề nuôi rắn:

- Hoàn thiện quy hoạch khu đất dịch vụ, coi trọng công tác đền bù và giải phóng mặt bằng khu làng nghề.

- Khuyến khích người dân học tập kỹ thuật, vốn đầu tư để đầu tư xây dựng trang trại phát triển nghề nuôi rắn, tập trung hơn vào rắn thương phẩm tại khu làng nghề.

- Đa đạng hóa các sản phẩm từ làng nghề và đẩy mạnh dịch vụ phục vụ phát triển làng nghề. Thay đổi phương thức chăn nuôi, chú trọng mồi ăn thay thế mồi ăn truyền thống.

4.3.2.3 Căn cứ vào nhu cầu của thị trường về sản phẩm rắn

Thị trường là yếu tố sống còn của bất kỳ một nền sản xuất nào, xã Vĩnh Sơn nằm trong địa giới huyện Vĩnh Tường, phía Bắc, phía Tây và Tây nam tiếp giáp với trung tâm thương mại Thổ Tang, đây là yếu tố rất thuận lợi giúp người dân có thể tiêu thụ sản phẩm và đây cũng là nơi cung cấp nguồn đầu vào tương đối quan trọng trong nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn.

4.3.2.4 Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã Vĩnh Sơn trong thời gian tới

Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đang được Đảng và nhà nước quan tâm chú tọng, nhất là việc phát triển các làng nghề truyền thống.

Phát triển làng nghề cho các hộ nông dân phải gắn liền với các đặc điểm, điều kiện tự nhiên, trình dộ phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng của địa phương, đảm bảo môi trường, bảo tồn và duy trì các di sản của địa phương. Vì vậy, việc phát triển làng nghề nuôi rắn trong các hộ là do chính các hộ quyết định, nhà nước và chính quyền địa phương chỉ có vai trò hỗ trợ bằng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn trong các hộ hơn nữa.

Việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong các hộ nuôi rắn tại xã là động lực để xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế địa phương, nhằm từng bước công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 81 - 84)