Thị trường tiêu thụ rắn thương phẩm của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 73 - 76)

4.2.3.1 Thị trường tiêu thụ

Tiêu thụ là một khâu quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Là khâu cuối cùng của công thức T – H – H’ – T’. Đó là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là quá trình làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất và bước vào quá trình lưu thông. Giá trị của sản phẩm thực hiện được một phẩn dùng để tiêu dùng, phẩn chủ yếu để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Giá trị của một số sản phẩm từ rắn gồm rắn thương phẩm, trứng rắn và xác rắn.

Tiêu thụ thực hiện được chứng tỏ sản phẩm đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, đồng thời thông qua tiêu thụ người sản xuất biết được nhu cầu của xã hội, mặt mạnh, mặt yếu của sản phẩm, từ đó các hộ, đơn vị sản xuất có hướng điều chỉnh sản xuất sản phẩm của mình. Các hộ nuôi rắn thương phẩm hầu như bán sản phẩm cho thương lái Trung Quốc, người mua gom trong xã.

Người nuôi rắn có thể bán các sản phẩm của rắn ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình sinh trưởng của rắn. Với rắn thương phẩm, hiệ giờ các hộ nuôi với thời gian là 6 tháng để con rắn có thể đạt trọng lượng từ 2,5 – 3 kg/con, mỗi cân rắn ở lứa rắn gần đây nhất dao động từ 580.000 – 650.000 đồng/kg. Có thời kỳ giá rắn thương phẩm lên cao nhất đạt 800.000 đồng/kg. Bên cạnh việc bán rắn giống, rắn thịt, trứng rắn thì Vĩnh Sơn cũng bán cả rượu rắn. Những bình rượu tam xà hay ngũ xà có giá lên tới cả chục triệu đồng. Từ Vĩnh Sơn, rắn được chuyển đi Móng Cái, Lạng Sơn để đợi cấp Visa xuất ngoại.

4.2.3.2 Kênh tiêu thụ sản phẩm rắn thương phẩm của các hộ điều tra

Trong quá trình tiêu thụ rắn thì có rất nhiều tác nhân tham gia, qua điều tra thực tế thì có một số tác nhân như hộ chăn nuôi rắn, thương lái, hộ thu gom, nhà hang khách sạn, chế biến trong xã, người tiêu dùng.

a) Hộ nuôi rắn: là những người ở đầu kênh phân phối, đảm nhận chức năng chăn nuôi rắn. Tùy từng loại sản phẩm rắn và quy mô cũng như phương thức chăn nuôi của các hộ mà lực lượng lao động các hộ phục vụ sản xuất nhiều hay ít. Thu nhập từ rắn năm vừa rồi của Vĩnh Sơn ước đạt 29,4 tỷ đồng, rắn thương phẩm chiếm tỷ trọng nhiều nhất, và có khoảng 95% được xuất bán đi và 5% được chế biến tại xã.

b) Hộ thu gom: là những người đứng ra thu mua sản phẩm của các hộ chăn nuôi rắn sau đó bán lại cho người bán buôn, bán lẻ cũng như thương lái.

c) Trung gian bán buôn: là những người thu mua sản phẩm rắn của các hộ thu gom, người nuôi rắn, thương lái sau đó đem bán cho những địa điểm bán lẻ.

d) Người bán lẻ: những người này nhận hàng từ những người bán buôn để bán cho người tieu dùng trực tiếp. Người bán lẻ có thể là những người bán ở chợ hay nhà hàng khách sạn.

Nhìn chung các tác nhân tham gia đối với hộ điều tra đều hoạt động dưới dạng đi mua bán lại, chưa có sự tác động nào đến sản phẩm (đóng bao, chế biến) do vậy đây là một hạn chế trong việc tăng khối lượng tiêu thụ và nâng cao giá trị sản phẩm. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải khuyến khích bộ phận trung gian đầu tư vào khâu chế biến, đóng bao sản phẩm, có như vậy thì rắn thương phẩm của xã mới có thể nâng cao khả năng tiêu thụ và chất lượng sản phẩm.

Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ rắn thương phẩm của các hộ điều tra tại xã Vĩnh Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w