Các giải pháp chính

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 84 - 96)

4.3.3.1 Giải pháp về vốn

Hầu hết các hộ nông dân được điều tra đều khẳng định rằng vốn là khâu quan trọng và là tiền đề cho việc quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Thực tế, hiện nay việc cho vay vốn của các ngân hàng không còn khó khăn, các thủ tục vay đơn giản hơn rất nhiều nhưng số tiền ngân hàng cho vay còn rất ít và với thời gian vay ngắn. Cộng thêm khó khăn là các hộ có tài sản thế chấp rất nhỏ so với nhu cầu vay của ngân hàng. Nên hầu hết các hộ chăn nuôi lợn thịt theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp với quy mô lớn đều phải mua chịu giống và thức ăn với lãi suất cao.Vì vậy, để tạo điều kiện tốt cho các hộ mở rộng quy mô chăn nuôi, chúng tôi có đề nghị một số giải pháp sau:

- Thực hiện tốt chính sách cho vay vốn, cho hộ nông dân vay với số lượng phù hợp với phương án kinh doanh của hộ và thời gian vay dài hơn (nhiều hơn 1 năm), tài sản thế chấp của các hộ vay chăn nuôi bằng1/3 lượng vốn xin vay để đầu tư vào sản xuất.

- Tiếp tục phát huy vai trò của các đoàn thể như quỹ hội phụ nữ, quỹ hội nông dân…tại địa phương để góp vốn sản xuất.

- Tổ chức thành lập các hiệp hội làng nghề nhằm hỗ trợ vốn cho nhau cùng phát triển sản xuất.

- Tăng cường mối liên kết giữa người chăn nuôi với các thành phẩn liên quan đến sản phẩm của nghề rắn ( nhu cầu chế biến, cung ứng đầu vào cho chăn nuôi,… ) nhằm huy động vốn vào sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao.

4.3.3.2 Giải pháp về kỹ thuật

Bất kể hộ chăn nuôi với quy mô lớn hay nhỏ, công nghiệp hay truyền thống đều đòi hỏi về mặt kỹ thuật: từ khâu giống, chuồng trại, thức ăn,… đặc biệt cần phải chú trọng quan tâm tới ký thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho con rắn.

- Quy hoạch chuồng nuôi riêng thành một khu độc lập với khu gia đình sinh sống và sinh hoạt.

- Phải đảm bảo sự chắc chắn của chuồng nuôi, không để rắn thoát ra ngoài gây nguy hiểm cho người dân.

- Trong quá trình cho rắn ăn phải dùng bảo hộ lao động, không được chủ quan, thao tác phải nhẹ nhàng, tránh làm rắn kích động.

- Không để trẻ em chơi đùa gần khu nuôi rắn.

Sự thành công hay thất bại đều nằm ở trong các quyết định của chủ hộ chăn nuôi. Vì vậy, cần phải nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh cho các chủ hộ trong việc ra quyết định sản xuất kinh doanh. Như vậy trình độ, năng lực của chủ hộ quyết định chủ yếu sự phát triển quy mô và hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi rắn. Vấn đề đặt ra là làm sao để không ngừng nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chăn nuôi, trình độ quản lý, khả năng nắm bắt thời cơ cho các thành viên của hộ và đặc biệt là chủ hộ. Trong thời buổi hội nhập, sự phát triển về khoa học – kỹ thuật, thong tin đòi hỏi các hộ phải chủ động nắm bắt thị trường, mở rộng mối quan hệ với các bạn hàng. Để làm tốt được công việc này đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều tác nhân, UBND xã phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức sản xuất kinh doanh về quản lý, về kỹ thuật cho các hộ làm nghề chăn nuôi rắn, tổ chức các buổi tham quan cho cán bộ cũng như người dân tới các mô hình chăn nuôi có hiệu quả để các chủ hộ học hỏi thêm kinh nghiệm, nâng cao nhận thức kỹ thuật.

4.3.3.3 Giải pháp về thị trường

Thị trường là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất hang hóa. Muốn nghề nuôi rắn tiếp tục phát triển, sản phẩm từ rắn tiêu thụ nhiều hơn, hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi chúng ta phải biết khai thác và mở rộng thị trường, nắm bắt được nhu cầu thị trường, có như vậy mới giảm được tính thụ động trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm.

Quốc (xuất thô) chưa qua chế biến thành những sản phẩm cao cấp do vậy giá trị sản phẩm còn thấp. Số lượng còn ít lại xuất theo mùa vụ do vậy rất khó khăn để tìm đối tác ký những hợp đồng lớn. Một mặt phải đẩy mạnh việc chăn nuôi rắn sinh sản, đề nghị Nhà nước sớm xem xét cấp phép chăn nuôi, vận chuyển tiêu thụ loài rắn hổ mang chúa cho các hộ đã chứng minh gây nuôi sinh sản được trong điều kiện nuôi nhốt, đồng thời với việc duy trì thị trường truyền thống Trung quốc và tăng cường nghiên cứu sản xuất những sản phẩm đã qua chế biến để nâng cao giá trị của sản phẩm với việc cải tiến mẫu mã, bao bì, chất lượng của các sản phẩm truyền thống; tăng cường đầu tư cho nghiên cứu thị trường, tích cực tìm các mối quan hệ với các cơ quan thương mại, nhằm quảng cáo sản phẩm và tạo cơ hội xâm nhập thị trường mới. Tạo điều kiện để người sản xuất, chăn nuôi, các doanh nghiệp nắm bắt được càng nhiều thông tin càng tốt.

Các công ty, doanh nghiệp trong làng nghề nên liên kết lại với nhau thành các công ty lớn, đủ vốn và kinh nghiệm trong quản lý cũng như có một cơ sở pháp lý vững chắc để có thể tự mình tìm kiếm thị trường mà không phải thông qua các công ty trung gian. Có như vậy thị trường đầu ra mới có thể được các doang nghiệp cũng như các công ty nắm bắt một cách cụ thể về thị hiếu cũng như sự thay đổi thị hiếu đó trong tương lai, từ đó phục vụ tốt những nhu cầu đó, tạo nên sự năng động đồng thời chủ động cho các chủ thể sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn làng nghề xã Vĩnh Sơn.

4.3.3.4 Giải pháp về quy mô chăn nuôi

Đồi với làng nghề rắn Vĩnh Sơn, do là làng nghề hình thành và phát triển lâu đời và xuất phát từ nhu cầu cuộc sống nên các chuồng nuôi rắn chủ yếu nằm ở khu dân cư ở bất kỳ một nơi nào đó trong gia đình. Hang rắn mọc lên chi chít ở ngoài vườn, trong nhà, thậm chí kề ngay bên giường ngủ. Cư dân địa phương này ngày ngày ăn với rắn, ngủ với rắn, buồn vui cùng rắn. Vì vậy, nghề nuôi rắn làm ảnh hưởng tới môi trường nhất là ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của người dân. Nhu cầu về diện tích đất để sử dụng làm chuồng nuôi rắn của các hộ cũng rất lớn.

tuyên truyền vận động người dân nhằm nhanh chóng giải phóng mặt bằng khu làng nghề để các hộ có nhu cầu có thể mở rộng quy mô nuôi.

Các hộ có thể tận dụng số diện tích mà các hộ khác không sử dụng tới, thuê số diện tích đó để mở rộng quy mô.

Mặt khác các hộ có thể xây dựng chuổng tầng để tiết kiệm diện tích nhưng vẫn tăng quy mô nuôi, giải pháp này các hộ nuôi theo phương thức truyền thống nên áp dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, chuồng tầng có nhiều hạn chế như khô, nóng ... làm hạn chế phần nào khả năng sinh trưởng của rắn, vì vậy khi xây dựng chuồng tầng để nuôi rắn các hộ phải chú ý đảm bảo độ ẩm trong hang cho rắn.

Bên cạnh những giải pháp nêu trên các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể cần làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Cần nắm bắt kịp xu thế vận động và phát triển của địa phương mà cụ thể là nghề nuôi rắn ở các hộ mà đề ra những chính sách, biện pháp phù hợp, kịp thời nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn trong các hộ đồng thời kích thích kinh tế hộ phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

4.3.3.5 Giải pháp về chính sách

Nhà nước cần có chính sách quản lý thông thoáng, đặc biệt là thủ tục xác nhận nguồn gốc gây nuôi cho những loài động vật hoang dã (rắn chúa, rắn hổ trâu ...) mà các hộ dân ở Vĩnh Sơn đã gây nuôi được qua rất nhiều thế hệ kế tiếp.

Đề nghị Nhà nước quan tâm về kinh phí để đào tạo miễn phí cho các hộ nghèo, cận nghèo về kỹ thuật chăn nuôi rắn.

Với khu làng nghề đề nghị Nhà nước, tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Qua tìm hiểu thực tế tại xã Vĩnh Sơn và cùng với việc phân tích, tổng hợp số liệu điều tra chúng tôi rút ra kết luận như sau:

Trong chăn nuôi nói chung và nghề nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn nói riêng ngoài việc đem lại lợi nhuận, nâng cao đời sống thu nhập của người sản xuất thì nó còn có lợi ích về mặt xã hội rất lớn, tạo công ăn việc làm cho số lao động trong nông thôn, tận dụng được đất đai, góp phần bảo cải tạo mạnh mẽ môi trường sống của con người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vĩnh Sơn là một xã có đủ điều kiện cần thiết (đất đai, lao động, cơ sở hạn tầng, vị trí địa lí, địa hình,tập quán và kinh nghiệm chăn nuôi) để chăn nuôi, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn nói chung và rắn thương phẩm nói riêng. Đây là một chiều hướng tích cực trong chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trong các hộ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của toàn xã. Nghề nuôi rắn thu hút tới 47,86% số hộ trong xã, và 76,56% doanh thu của ngành chăn nuôi trong toàn xã. Và hầu như các hộ trong xã đều nuôi rắn hổ mang phì.

Thị trường tiêu thụ rắn của xã còn nhiều tồn tại, người chăn nuôi phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình bằng cách bán cho tư thương hay hộ thu gom và vì thế mà các hộ bị ép giá.

Hiệu quả kinh tế: Qua nghiên cứu và tính toán về rắn thương phẩm và sản phẩm phụ thì chúng tôi nhận thấy hiệu quả kinh tế mà nghề nuôi rắn thương phẩm mang lại là rất cao, nhất là đối với hộ chăn nuôi với quy mô lớn và phương thức công nghiệp hay bán công nghiệp. Sản phẩm bán ra đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng, mang lại lợi nhuận cho những người nuôi rắn trên địa bàn xã Vĩnh Sơn.

Sự phát triển của nghề nuôi rắn đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội xã Vĩnh Sơn, làm thay đổi bộ mặt làng nghề, tỷ lệ gia đình giàu có tăng lên, đời sống của các hộ gia đình được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên muốn nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn hơn nữa thì xã phải có quy hoạch cho làng nghề, cấp thêm vốn cho các hộ chăn nuôi, nâng cao trình độ cho người dân trong chăn nuôi, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm rắn của xã,...

5.2 Kiến nghị

Để nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn thương phẩm tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải tháo gỡ khó khăn vướng mắc mà các hộ nuôi rắn đang gặp phải và phát huy lợi thế có sẵn, dựa trên cơ sở đó chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Đối với nhà nước:

+ Cần ban hành những chính sách phù hợp và hướng trọng tâm vào hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư vào lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ rắn và tạo cho làng nghề rắn Vĩnh Sơn có điều kiện hội nhập sâu rộng hơn vào các thị trường lớn có tiềm năng.

+ Nhà nước cần có những chính sách tín dụng linh hoạt, lãi suất thấp, thủ tục vay nhanh gọn và đơn giản, khuyến khích người dân vay vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi.

+ Nhà nước cần cấp phép vận chuyển đối với rắn của làng nghề để sản phẩm của làng nghề không phải đi bằng đường tiểu ngạch.

- Đối với xã

+ Cần phải tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ thuật kiến thức chăn nuôi, quản lí sản xuất kinh doanh cho người dân.

+ Cần phải mở rộng thị trường cho sản phẩm rắn của xã, hỗ trợ thông tin thị trường và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của xã Vĩnh Sơn.

+ Cần hỗ trợ vốn cho người dân chăn nuôi, để họ mua trang thiết bị, vật tư tiến bộ vào chăn nuôi để đạt hiệu quả hơn.

- Đối với người dân

+ Các hộ dân phải nhận thức rỗ vai trò của mình trong việc phát triển làng nghề, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ tay nghề. Chủ động tìm thị trường cho sản phẩm của mình làm ra.

+ Mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, quan tâm hơn nữa đến công tác thú y.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo “Tình hình kinh tế - xã hội” của xã Vĩnh Sơn qua 3 năm 2011 – 2013

Đảng Văn Viện (2001), Bài giảng kinh tế nông hộ, Trường Đại học Nông

nghiệp, Hà Nội

Frank Ellis (1993), Kinh tế hộ nông dân và phát triển nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

Ngô Thị Thuận (2006) Giáo trình Nguyên lý thống kê, NXB Nông Nghiệp.

Nguyễn Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội

Nguyễn Hữu Ngoan (2005), Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Huy Hải, 2010, trường địa học Nông nghiệp Hà Nội, “ Nghiên cứu các

giải pháp phát triển bền vững làng nghề chăn nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”.

Nguyễn Văn Song (2009), Kinh tế vi mô I, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà

Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trần Thị Hương, 2010, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, “ Tìm hiểu hoạt

động gây nuôi và kinh doanh rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”.

Phiếu điều tra I- Những thông tin cơ bản của hộ điều tra

1-Họ và tên chủ hộ:……….

- Năm sinh: ……… Giới tính: ……….

- Trình độ học vấn ………..

- Trình độ chuyên môn (đh, cđ, tc, trường nào?)...

- Đã qua lớp tập huấn chăn nuôi rắn: 1 = có. Đã qua bao nhiêu lớp 2 = không -Nghề nghiệp của chủ hộ: + Cán bộ, công chức + Nông dân + Thành phần khác 2- Thôn ……….

3- Số nhân khẩu: ………… người 4- Tổng số lao động của nhà: ………người. Trong đó: - Lao động nam:……… người - Lao động nữ: ……… người - Lao động chính: ……… người; - Lao động phụ …….. người - Lao động nông nghiệp...người; * Lao động đi thuê…….người; - Thường xuyên không:……

+ Thuê bao nhiêu tiền 1 ngày?... nghìn đồng. 5- Số vốn đầu tư cho chăn nuôi:...triệu. Trong đó: - Vốn tự có:...

- Vốn đi vay:...

+ Vay người thân:...Lãi vay...

+ Vay tổ chức tín dụng:...Lãi vay...

+ Vay khác:... Lãi vay...

6-Tổng diện tích đất:...m2. Trong đó:

- Đất thổ cư...m2

II- Thông tin về chăn nuôi rắn của hộ trong năm 2014: 1- Chuồng trại:

- Tổng diện tích:...m2

- Mặt bằng cho chăn nuôi: ………ô - Kiểu chuồng: + Kiên cố + Thô sơ - Kiên cố bao nhiêu ….. ô; - Bán kiên cố bao nhiêu …… ô - Mức đầu tư cho 1ô chuồng...

- Tổng vốn đầu tư:…………triệu đồng; + Vào những hạng mục nào? ...

...

...

+ Nếu hiện tại xây mới thì chi phí cho 1 ô chuồng là ……..tr.đ 2-Số lượng rắn và giống - Tổng số đàn rắn:...con Trong đó: Hổ mang chúa...con Hổ mang phì...con Hổ trâu...con 3- Hình thức mua vật tư chăn nuôi: -Mua bằng tiền mặt - Mua chịu Lãi chịu...%

4- Phương thức chăn nuôi: - Truyền thống

- Bán công nghiệp

- Công nghiệp

5- Chăm sóc: - Sử dụng thức ăn gia đình tự có...

- Thức ăn đi mua...

+ mua ở đâu?... mua của ai?...

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 84 - 96)