Khái quát về thực trạng nuôi và tiêu thụ rắn thương phẩ mở xã Vĩnh Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 55 - 56)

4.1.1 Khái quát về thực trạng nuôi và tiêu thụ rắn thương phẩm ở xã Vĩnh Sơn. Vĩnh Sơn.

Xã Vĩnh Sơn có truyền thống nuôi rắn lâu đời, xã Vĩnh Sơn vốn là một xã sản xuất nông nghiệp thuần nông nghề nuôi rắn. Trước đây các hộ làm nghề chỉ mang tính thủ công nên hiệu quả kinh tế không cao. Hiện nay, nhiều hộ đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, kết hợp với kinh nghiệm cổ truyền, tổ chức sản xuất với quy mô lớn, đưa máy móc vào sản xuất, chủ động đầu tư các máy móc hiện đại mang tính liên hoàn. Sự phát triển của làng nghề đã mang lại nhiều công ăn việc làm cho lao động trong xã. Hiện cả xã có 1358 hộ thì có tới 650 hộ làm nghề nuôi rắn truyền thống (chiếm 47,86%), và trong số đó có tới 500 hộ nuôi rắn sinh sản còn lại là nuôi rắn thương phẩm, trong tổng số 5806 lao động thì có tới 1950 lao động tham gia nghề rắn ( chiếm 33,59%), thu nhập bình quân là 18,2 triệu/người/năm.

Năm 1979, được sự giúp đỡ của huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Lạc ( nay là huyện Vĩnh Tường) và trung tâm sinh lý hóa người và động vật ( nay là viện Công nghệ sinh học), Vĩnh Tường đã khánh thành trung tâm nhân rắn giống gọi tắt là Trại rắn Vĩnh Sơn. Trại rắn Vĩnh Sơn đi vào hoạt động là sự kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp nhân dân trong xã nâng cao hiệu quả trong việc nuôi rắn.

Những năm gần đây nhà nước có chủ trương duy trì phát triển làng nghề, nhân dân trong xã đã được hỗ trợ vốn trong chăn nuôi rắn, thông qua các hình thức vay ưu đãi. Năm 2000, Cục kiểm lâm tỉnh đã xác nhận rắn Vĩnh Sơn là rắn nuôi chứ không phải rắn hoang dã và đồng thời cấp giấy phép vận chuyển rắn đến nơi tiêu thụ. Hộ nuôi rắn vơi đi một lo ngại về việc bị tư

thương, đầu nậu Lạng Sơn, Móng Cái chèn giá, ép giá, chuyện bị kiểm lâm thu phạt rắn một cách vô lý ... Nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn ngày càng phát triển với quy mô đa dạng và nhiều hình thức đan xen. Xã đã thành lập hộ nuôi rắn, giúp bà con trao đổi kinh nghiệm về vốn và con giống, cùng bảo vệ lợi ích của người nuôi rắn và của cả làng nghề.

Ngày 24/11/2006 chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ký quyết định số 3120/ QĐ – CT công nhận làng rắn Vĩnh Sơn là một làng nghề truyền thống. Đặc biệt, tháng 11/2007 được hiệp hội làng nghề Việt Nam công nhận làng rắn Vĩnh Sơn là một trong 12 làng nghề tiêu biểu toàn quốc. Tiếp đó UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định số 2488/ QĐ – UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xay dựng làng nghề truyền thống nuôi rắn Vĩnh Sơn – huyenj Vĩnh Tường. Vĩnh Sơn sẽ quy hoạch thành “ Làng nghề chăn nuôi rắn – dịch vụ - du lịch”. Dự án sẽ chia làm hai giai đoạn, giai đoạn một với tổng diện tích quy hoạch là 20,87 ha, được thực hiện trong ha năm là 2007 và 2008. Quy hoạch làng nghề được chia thành hai phân khu chính: khu thứ nhất dành cho nuôi rắn sinh sản và nuôi rắn thương phẩm, khu thứ hai dành cho giới thiệu sản phẩm và bán các sản phẩm từ rắn. Với dự trên, Vĩnh Sơn sẽ trở thành nơi tham quan du lịch thu hút nhiều lượt khách tới tham quan ở trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w