Phương pháp thu thập và xử lí số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 48 - 51)

Phương pháp thu thập số liệu:

+ Thu thập số liệu thứ cấp: Trong đề tài này chúng tôi đã thu thập các tài liệu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng có liên quan đến hoạt động nuôi rắn như đài phát thanh, truyền hình, mạng Internet, các sách tham khảo; các ấn phẩm, báo chí tại các cơ quan của Chính phủ như Tổng cục thống kê, Cục Kiểm Lâm,... Các số liệu và thông tin đã công bố sử dụng trong luận văn này bao gồm các chủ trương, chính sách của chính phủ liên quan đến đề tài.

Mặt khác, luận văn còn kế thừa các kết quả, thông tin công bố trên các báo cáo và tạp chí xuất bản ở Việt Nam về ĐVHD. Cùng với các số liệu ở phòng ban các cấp như phòng nông nghiệp, phòng Tài chính kế hoạch, thống kê huyện - xã, ban địa chính của xã.

+ Thu thập số liệu sơ cấp: Để thu thập được đầy đủ số liệu cho nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu để thu thập thêm

các số liệu mới. Để thu thập được số liệu mới theo phương pháp điều tra chọn mẫu chúng tôi sử dụng các phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA) để tiến hành điều tra các hộ là các mẫu được chọn trong hoạt động nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, thuộc huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc.

Các hộ nông dân được chọn là các hộ đang trực tiếp chăn nuôi rắn trên địa bàn huyện bao gồm cả quy mô lớn, quy mô vừa, quy mô nhỏ, có hộ khá, trung bình và hộ nghèo. Vì vậy để đảm bảo cho việc điều tra chọn mẫu mang tính khách quan, chính xác và đại diện cho tổng thể chúng tôi điều tra 80 hộ thuộc xã Vĩnh Sơn theo tiêu thức phân tổ: Phân theo quy mô diện tích; số năm chăn nuôi, điều tra trực tiếp bằng phiếu điều tra.

Việc thu thập được thực hiện theo các bước sau:

- Xây dựng phiếu điều tra: Căn cứ vào đề cương xây dựng và các chỉ tiêu cần phân tích đánh giá, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa và tham khảo ý kiến của người có trình độ chuyên môn, các hộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi rắn để xây dựng phiếu điều tra. Trong phiếu điều tra thông tin thu thập bao gồm tình hình nuôi rắn của các hộ qua các năm, mức độ đầu tư và tổng thu nhập trong các năm chăn nuôi, chi phí và kết quả thu được của hoạt động nuôi rắn, các mô hình nuôi rắn và mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nuôi rắn của các hộ trong chăn nuôi, những khó khăn gặp phải.

- Tiến hành điều tra: mỗi hộ điều tra đều có các cán bộ địa phương đi cùng, để chỉ dẫn và cung cấp thêm thông tin khi cần thiết.

Bảng 3.7 Phân chia nhóm hộ theo quy mô và phương thức chăn nuôi Chỉ tiêu Số lượng hộ Cơ cấu (%) I. Chia theo quy mô chăn nuôi

- Quy mô nhỏ 20 33,33

- Quy mô vừa 20 33,33

- Quy mô lớn 20 33,33

II. Chia theo phương thức chăn nuôi

- Bán công nghiệp 24 40,00

-Công nghiệp 20 33,33

Tổng 60 100,00

Căn cứ để phân chia các phương thức chăn nuôi chủ yếu dựa vào một số yếu tố cơ bản như là: thời gian nuôi, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm, chuồng nuôi... - Phương thức truyền thống: là phương thức chăn nuôi có từ lâu đời, nguồn thức ăn chủ yếu được lấy ngoài tự nhiên hoặc do con người tự chế. Riêng với nuôi rắn truyền thống thì thức ăn cho rắn chủ yếu là cóc nhái. Thời gian nuôi là một lứa duy nhất trong năm, bắt đầu tới mùa đông là người chăn nuôi không nuôi nữa vì con rắn ngủ đông không tăng trọng được. Chuồng trại nuôi rắn thì không tách biệt với khu nhà ở và làm không được kiên cố, tốn diện tích và khâu vệ sinh cũng kém hơn. Sản phẩm của phương thức chăn nuôi này chủ yếu là thịt rắn và rượu rắn nên đem lại nguồn thu không cao.

- Phương thức công nghiệp: là phương thức mà ở đó người nuôi rắn sử dụng gà vịt con thải thay vì cóc nhái làm thức ăn cho rắn. Nguồn thức ăn này luôn đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi mọi lúc và cũng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con rắn. Khi nuôi với phương thức công nghiệp thì người ta nuôi rắn quanh năm, có hệ thống máy móc tăng nhiệt để cho con rắn không ngủ đông nữa mà vẫn tăng trọng trong mùa đông, chuồng trại cũng được thiết kế phù hợp hơn với kích thước là 40x30x40, được làm bằng bê tông, cửa lưới giúp con rắn thoáng mát hơn, nền được làm bằng đất để con rắn không bị xây xát thân và giúp cho khâu vệ sinh cũng thuận tiện hơn rất nhiều. Chuổng được xây thành từng tầng để tiết kiệm diện tích và thường là xây thành khu riêng tách biệt khỏi nhà ở. Sản phẩm của phương thức chăn nuôi này thì đa dạng hơn rất nhiều ngoài thịt rắn, rượu rắn thì người ta còn lấy xác rắn, trứng rắn, và đặc biệt là nọc rắn. Hiện nay nọc rắn được các công ty dược phẩm mua với giá rất cao để bào chế thuốc chữa bệnh. Những sản phẩm này cũng được xuất bán ở nhiều nước trong khu vực. Đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so

với phương thức truyền thống.

- Phương thức bán công nghiệp: là phương thức mà ở đó người chăn nuôi kết hợp giữa 2 phương thức là truyền thống và công nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w