• Ở Ấn Độ
Tại Ấn Độ có thể dễ dàng bắt gặp những người làm nghề huấn luyện rắn biểu diễn tại các khu chợ hay trên những con phố. Việc nuôi những con rắn độc chết người để biểu diễn là nghề gia truyền của rất nhiều gia đình Ấn Độ hàng trăm năm nay(theo Kenh14.vn, 2011).
• Ở Indonesia có tới 450 loài rắn sinh sống trong đó có hơn 5 loài thuộc loại rắn độc đặc biệt nguy hiểm. Loài rắn hổ mang sống ở Indonesia với số lượng nhiều nhất Đông Nam Á. Người ta có thể bắt gặp rắn ở mọi nơi kể cả trong thành phố, bởi vậy việc bắt chúng không quá khó khăn. Từ lâu thịt rắn cũng đi vào văn hóa ẩm thực ở nước này. Thịt rắn không chỉ để chế biến những món ăn truyền thống mà chúng còn được dùng làm nguyên liệu cho cả những món ăn nhanh hiện đại của phương Tây đang được nhiều người ưa thích như Humberger (theo VTC, 2010).
• Ở Bangkok, Thái Lan rắn được nghiên cứu, lấy nọc để bào chữa
thuốc trị độc, rắn được mang ra để biểu diễn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Nước này còn có loài rắn mang tên Hổ mang vua(King cobra) với nọc độc gấp 20 lần rắn hổ mang thường. Rắn ở đây còn được làm thực phẩm.
• Ở Trung Quốc rắn được nuôi với số lượng rất lớn dùng làm thực
phẩm và thuốc. Rắn là một loại thuốc quý trong y học cổ truyền Trung Quốc. Chúng còn được nấu cháo hoặc ngâm rượu để tăng khả năng miễn dịch cho
người bệnh. Có một số cửa hàng kinh doanh cả bột rắn. Sản phẩm rắn ở nước này được xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản, Đức, Mỹ.