động/hộ LĐ/hộ 2,85 - 2,94 - 2,85 - 103,16 96,94 100,05
Bình quân
khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,18 - 4,31 - 4,28 - 103,11 99,03 101,07
Qua bảng trên ta thấy tổng số nhân khẩu và tổng số hộ của xã Vĩnh Sơn tăng đều qua các năm từ 2011 đến 2013. Cụ thể, năm 2012/2011 tăng 4,03% tương đương với 222 khẩu, và 0,76% tương đương với 10 hộ. Năm 2013/2012 tăng 1,41% tương đương với 81 nhân khẩu, và 2,26% tương đương với 30 hộ. Và tốc độ tăng bình quân của xã qua 3 năm liền là 2,72% về nhân khẩu và 1,51% về số hộ. Tốc độ tăng về khẩu/hộ bình quân là 1,07.
Tính đến hết tháng 11 năm 2013 thì toàn xã Vĩnh Sơn có 3872 lao động trong tổng số 5806 nhân khẩu chiếm 66,69%, tỷ lệ này khá lớn trong khi lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp và TM-DV còn rất thấp. Đây là vấn đề mà xã cần phải giải quyết trong thời gian tới. Cần phải giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp xuống và tăng tỉ lệ lao động trong các ngành nghề khác lên để phát triển kinh tế xã hội bền vững hơn.
Số lao động trong mỗi gia đình cũng chiếm tỉ lệ lớn, 2,85 lao động/hộ. Đây là một lợi thế cho người dân nơi đây khi có nguồn lao động dồi dào như vậy. Tuy nhiên, cần phải có những chính sách phù hợp để phát huy hết nguồn lực này, tránh để tình trạng thất nghiệp xảy ra, tạo việc làm lúc nông nhàn cho người dân để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và đời sống văn hóa xã hội
Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước trong những năm qua cơ sở vật chất và đời sống văn hoá xã hội của xã Vĩnh Sơn ngày càng được cải thiện, bộ mặt của xã thay đổi nhanh chóng, khang trang hơn.
Bảng 3.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã Vĩnh Sơn năm 2013
TT Hạng mục ĐVT Số lượng
1 Đường giao thông Km 12470
2 Thuỷ lợi Km 4750
2.1 Tỷ lệ gieo trồng lúa tưới chủ động % 100
2.2 Tỷ lệ gieo trồng lúa tiêu chủ động % 100
3 Hệ thống điện lưới
3.1 Tỷ lệ số thôn có điện % 100
3.2 Tỷ lệ số hộ được sử dụng điện % 100
4 Chợ Cái 1
5 Hợp tác xã chăn nuôi rắn HTX 4
6 Trại rắn trung tâm Trại 1đang xây
7 Số cơ sở công nghiệp đóng trên địa bàn xã Cơ sở
8 Tường học Trường 3
8.1 Mẫu giáo Trường 1
8.2 Tiểu học Trường 1
8.3 THCS Trường 1
9 Trạm y tế Trạm 1
10 Bưu điện Trạm 1
Nguồn: Ban thống kê xã Vĩnh Sơn
- Hệ thống đường giao thông nông thôn:
Giao thông là một hệ thống có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, mở rộng giao lưu với các vùng lân cận. Nhận thức được tầm quan trọng đó trong những năm gần đây xã đã chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông . Hiện nay toàn xã có 12,470 Km đường giao thông trong đó có 7,1 km đã được bê tông hoá, 2,9 km đã xây vỉa và lát gạch, 2,670 km xây rãnh và đổ cấp phối. Từ năm 2011 –2013 với vốn ngân sách 40% và ngân sách huyện 15% còn lại do nhân dân đóng góp xây dựng giao thông với số tiền 4,9 tỷ đồng để xây dựng giao thông.
- Hệ thống thuỷ lợi:
Những năm gần đây ngân sách xã và nhân dân đóng góp đã xây mới được 4,750 km/14,6 km mương cứng phục vụ tưới cho 134 ha diện tích gieo trồng, số còn lại 9,85 km chỉ cải tạo và sửa chữa phục vụ nhu cầu trước mắt, về lâu dài phải cứng hoá để giảm thất thoát và lãng phí nước.Cả xã hiện có 2 trạm bơm phục vụ cho 134 ha diện tích gieo trồng của xã số còn lại sử dụng nước tưới của các trạm bơm nhà nước.
- Hệ thống điện:
Cả xã có 6,2 km đường điện hạ thế và 02 trạm biến áp để cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất của toàn xã. Hiện nay chương trình điện RII cải tạo và nâng cấp toàn bộ hệ thống điện trong xã (bố trí thêm 2 trạm biến áp- 01 trạm cho phục vụ sản xuất kinh doanh, còn một trạm dự kiến đầu tư cho khu vực làng nghề truyền thống). 100% số hộ trong xã được sử dụng điện.
- Công trình phúc lợi:
Toàn xã có 3 trường học trong đó 02 trường THCS và TH đã đạt chuẩn quốc gia, 01 nhà trẻ, 01 trạm y tế chuẩn quốc gia, 01 chợ mới được xây dựng lại đáp ứng nhu cầu mua bán tiêu thụ hàng hoá của nhân dân địa phương và một số xã lân cận. Trụ sở UBND được xây dựng mới. Sân vận động có 02 sân. Chính nhờ có sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đã thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội, thực hiện tốt công cuộc CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn.
Toàn xã không còn hộ có nhà tranh tre, 30% số hộ có nhà tầng, 60% số hộ có khu vệ sinh tự hoại hiện đại. Cả xã có 720 máy điện thoại bàn, bình quân 7,1 người dân có 1 máy điện thoại bàn, 90 % số hộ trong xã có xe máy. Các thiết chế văn hoá của xã được đảm bảo, thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá có chuyển biến tích cực. Số hộ nghèo từ 6,9 % năm 2011 xuống còn 6,2% năm 2013(theo tiêu chí mới). Các cháu thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng năm sau đều cao hơn năm trước.
3.1.2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm qua của xã (2011- 2013)
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Vĩnh Sơn 3 năm qua
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2012/2011 2013/2012 BQ I/ Tổng giá trị sản xuất Tỷ. đ 83,9 100 89,3 100 105,6 100 106,4 118,2 112,3 1. Trồng trọt Tỷ. đ 23,3 27,78 21,8 24,41 20,7 19,60 93,6 95,0 94,3 2. Chăn nuôi Tỷ. đ 32 38,14 34,4 38,52 38,4 36,36 107,5 111,6 109,6 + Nuôi rắn truyền thống Tỷ. đ 21 65,63 26,2 76,16 29,4 76,56 124,76 112,21 118,49 3. Thương mại, dịch vụ Tỷ. đ 28,6 34,08 33,1 37,07 46,5 74,04 102,6 140,5 121,6 II/ Một số chỉ tiêu khác 1. Tổng sản lượng lương thực Tấn 2753 2212,1 2470 80,4 111,7 96,05
2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 16,3 6,4 18,2 _ _ _
3. Thu nhập BQ/ người/năm Tr. đ 15,2 15,6 18,2 102,6 116,7 109,6
* Tình hình chăn nuôi của xã Vĩnh Sơn
Bảng 3.5: Tình hình chăn nuôi của xã 3 năm qua ( 2011 – 2013)
Loại vật nuôi ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 BQ I. Tổng đàn trâu bò Con 518 458 520 88,42 113,5 4 100,98 1.1. Đàn trâu Con 147 125 158 85,03 126,40 105,72 1.2. Đàn bò Con 240 257 253 107,0 8 98,44 102,76 1.3. Đàn bê nghé Con 91 76 109 83,52 143,42 113,47 II. Đàn lợn Con 2845 3899 3262 137,0 5 83,66 110,30 2.1. Lợn nái Con 448 593 624 132,37 105,23 118,80 2.2. Lợn bột Con 797 1346 1175 168,8 8 87,30 128,09 2.3. Lợn con Con 1600 1960 1463 122,50 74,64 98,57
III. Đàn gia cầm Con 8415 1300
0 29842 154,4 9 229,5 5 192,02
IV.Đàn chim cút Con 4600
0 3000 0 5400 0 65,22 189,0 0 127,11 V. Cá Tấn 78 60 67 76,92 89,55 83,24 VI. Rắn 6.1. Rắn thương phẩm Tấn 115 60 65 52,17 108,3 3 80,25 6.2. Rắn con 1000con 500 400 450 80,00 112,50 96,25
Nguồn: Ban thống kê xã Vĩnh Sơn
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã Vĩnh Sơn năm 2014 như sau: * Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế 15 đến 16% so với năm 2013 - Tổng giá trị sản xuất 121,4 tỷ đồng
Trong đó: + Nông nghiệp: 70,3 tỷ đ (Chăn nuôi 44,2 tỷ; Trồng trọt 26,1 tỷ) + TM, dịch vụ: 51,1 tỷ đồng
- Cơ cấu kinh tế: + Nông nghiệp: 57,9% (chăn nuôi 36,4%; Trồng trọt 21,5%) + TM, dịch vụ: 42,1%
- Tổng sản lượng lương thực ổn định 2.650 tấn, lương thực bình quân đầu người 450 kg/ người/năm.
- Giá trị sản xuất bình quân/ha canh tác 110 triệu đồng/năm - Thu nhập bình quân đầu người 21,0 triệu đồng/ người/ năm. - Hệ số quay vòng sử dụng đất 2,6 lần
* Về xã hội
- Tỷ lệ hộ nghèo 5,0% ( giảm 0,16% so năm 2013) - Tỷ lệ sinh 1,86%; Tỷ lệ sinh con thứ 3 = 13% - Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,45%
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 14%
- Gia đình VH đạt trên 80%; Thôn VH 5/5 thôn đạt thôn văn hóa.
a. Thuận lợi:
Trong năm 2013 nhìn chung thời tiết diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi, song đối với đàn rắn, tiếp tục sinh trưởng và phát triển tốt không bị dịch bệnh. Đàn rắn bố mẹ sinh sản tốt từ đó góp phần tạo ra đàn rắn giống có chất lượng đảm bảo cho năm tiếp theo và có nguồn thu nhập đáng kể từ việc xuất bán trứng.
Nhân dân đã cơ bản thay thế mồi ăn truyền thống bằng một số mồi ăn khác đảm bảo cho sự phát triển của con rắn, từ đó giá thành thấp hơn nhiều so với mồi ăn truyền thống, giúp hạ giá thành sản phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nhiều hộ gia đình đã xây dựng kho chứa mồi ăn cho rắn do đó đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về thức ăn chăn nuôi tại chỗ cho nhân dân với giá thành hợp lý hơn.
Các đề tài chăn nuôi rắn hổ mang chúa thí điểm tiếp tục có chiều hướng phát triển tốt. Đây là nền tảng, tạo cơ sở cho chăn nuôi rắn hổ mang chúa được cấp giấy phép chăn nuôi và phát triển với quy mô đại trà được thuận lợi, góp phần nhân rộng mô hình chăn nuôi rắn hổ mang chúa, từ đó tạo điều kiện
thuận lợi cho việc nhân rộng và bảo tồn loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiệt chủng của Việt Nam và thế giới.
Nhân dân đã từng bước học hỏi, chăn nuôi đa dạng, tự chủ động được các nguồn rắn giống có giá trị kinh tế cao như rắn hổ châu, hổ mang.
Nghề chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ rắn của địa phương, được lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.
Nhân dân trong xã luôn không ngừng học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và chế biến rắn từ đó hạn chế được tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn rắn, chất lượng các sản phẩm từ rắn được nâng cao, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao.
b. Khó khăn:
Nhận thức của số ít hộ dân chưa đúng đắn về tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc thành lập Cụm làng nghề rắn nên chưa nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng đã gây khó khăn trong công tác tổ chức thi công xây dựng làng nghề, gây ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của địa phương.
Khó khăn về nguồn vốn: Do chính sách thắt chặt tiền tệ từ các ngân hàng, do đó nhân dân khó tiếp cận các nguồn vốn đã ảnh hưởng đến việc đầu tư của nhân dân.
Khó khăn về diện tích chăn nuôi: Do diện tích chăn nuôi ít nhân dân cơ bản chăn nuôi theo kiểu tận dụng diện tích tại gia đình, chính vì diện tích chăn nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún, khó áp dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh của đàn rắn.
Khó khăn về thị trường đầu ra: Thị trường sản phẩm chủ yếu là xuất sang Trung Quốc mà chưa mở rộng ra được thị trường các nước phát triển trên thế giới cho nên đầu ra của sản phẩm còn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc nên giá thành của sản phẩm năm 2013 xuống thấp gây khó khăn rất lớn và ảnh hưởng đến tâm lý của người chăn nuôi.
Việc phát triển thương hiệu làng nghề chưa được nhân dân và các hộ chăn nuôi chú trọng, nhiều hộ tham gia chăn nuôi chưa đăng ký cấp giấy chứng nhận chăn nuôi.
- Tổng số hộ chăn nuôi rắn có 650 hộ, trong đó có 500 hộ nuôi rắn sinh sản.
- Giá trị sản xuất từ chăn nuôi rắn ước đạt 29,4 tỷ
* Chăn nuôi GS, GC khác: Tổng đàn tính đến thời điểm 01/10/ 2013 là:
- Tổng đàn trâu, bò : 520 con = 113,5% cùng kỳ.
Trong đó + Đàn trâu 158 con = 126,4% so với cùng kỳ + Đàn bò 253 con = 98,4% so với cùng kỳ + Đàn bê nghé 109 = 143,2% so với cùng kỳ - Tổng đàn lợn : 3.262 con = 83,7% so với cùng kỳ
Trong đó + Lợn nái, đưc giống : 624 con = 105,2% so với cùng kỳ. + Lợn bột 1.175 con = 87,3% so với cùng kỳ.
+ Lợn con 1.463 con = 74,6% so với cùng kỳ - Đàn gia cầm: 29.842 con = 229,5% so với cùng kỳ.
Trong đó: Gà: 22.027 con = 289,8% so với cùng kỳ. Ngan, Vịt: 7.815 con = 144,7% so với cùng kỳ.
+ Đàn chim cút 54.000 con = 180% so với cùng kỳ. - Chăn nuôi cá có 51 hộ sản lượng ước đạt 67 tấn.
* Tổng giá trị sản xuất từ chăn nuôi ước đạt 38,4 tỷ đồng
3.1.2.4 Những thuận lợi và khó khăn của xã Vĩnh Sơn
- Thuận lợi:
+ Điều kiện đất đa, khí hậu tương đối phù hợp cho phát triển nông nghiệp theo hướng đa cây, đa con, đa ngành, đa nghề.
+ Tình hình chính trị ổn định, an ninh nông thôn luôn được đảm bảo, hoạt động của các tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể của xã tương đối đồng bộ.
+ Đội ngũ cán bộ từ xã xuống thôn có tinh thần đoàn kết thống nhất cao, có tinh thần chuyên môn và năng lực lãnh đạo.
+ Nhân dân trong xã có tinh thần đoàn kết, cần cù sáng tạo trong lao động.
- Khó khăn:
+ Đồng ruộng không bằng phẳng, manh mún, cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh.
+ Tư tưởng nhận thức của môt bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa chưa theo kịp với yêu cầu và đòi hỏi của cơ chế thị trường.
+ Người nông dân chưa được tập huấn đầy đủ về kỷ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi.
+ Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển sản xuất.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Vĩnh Sơn là một xã chăn nuôi rắn trọng điểm của huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và của phía Bắc nói chung. Trong những năm vừa qua xã đã cung ứng một lượng lớn cho nhu cầu về rắn và các sản phẩm từ rắn của người dân trong và ngoài nước. Tuy nhiên nghề chăn nuôi rắn chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao như người dân mong muốn vì vậy chúng tôi chọn địa bàn Vĩnh Sơn để nghiên cứu, đánh giá những thuận lợi, khó khăn từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi rắn.
3.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Để thu thập các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu trên địa bàn về chăn nuôi rắn thương phẩm, tôi lựa chọn mẫu điều tra theo các tiêu chí:
số lượng đàn rắn nhỏ hơn 200 con tại 5 thôn với 20 hộ.
+ Các hộ nuôi rắn thương phẩm với quy mô vừa và số đàn rắn từ 200 – 500 con với 20 hộ.
+ Các hộ nuôi rắn thương phẩm với quy mô lớn, đàn rắn từ 500 con trở lên với 20 hộ.
Từ đó có những nhận xét về sự khác nhau về hiệu quả kinh tế đối với 3 nhóm quy mô khác nhau.
Bảng 3.6 Phân chia quy mô chăn nuôi theo hộ
Chỉ tiêu ĐVT Quy mô
Nhỏ Vừa Lớn