Những nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 32 - 96)

được chú trọng phát triển, vì vậy những nghiên cứu về nghề nuôi rắn là không nhiều. Một số đề tài nghiên cứu trước đây như:

 Trần Thị Hương, 2010, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, “ Tìm

hiểu hoạt động gây nuôi và kinh doanh rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”. Nghiên cứu này nêu lên tình hình gây nuôi rắn, hiệu quả kinh tế của việc gây nuôi rắn mang lại và một số giải pháp để phát triển nghề rắn. Tuy nhiên giải pháp chưa cụ thể và đầy đủ, thực trạng còn có điểm chưa sát với thực tế địa phương.

 Nguyễn Huy Hải, 2010, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội,

Nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững làng nghề chăn nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”. Nghiên cứu này nêu lên tình hình phát triển làng nghề truyền thống nuôi rắn Vĩnh Sơn, những đối tượng liên quan đến sự phát triển bền vững, sự ảnh hưởng, tác động của quá trình phát triển làng nghề. Đưa ra được một số giải pháp nhằm phát triển bền vững làng nghề.

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý.

Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm ở phía tây nam của tỉnh Vĩnh Phúc, phía tây bắc giáp huyện Lập Thạch, phía đông bắc giáp huyện Tam Dương, phía đông giáp huyện Yên Lạc, phía nam giáp tỉnh Hà Tây, phía tây nam giáp tỉnh Phú Thọ. Vị trí của Vĩnh Tường tiếp giáp với 3 trung tâm là thành phố Việt Trì, thành phố Sơn Tây và thành phố Vĩnh Yên. Đó là những thị trường rất thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

Vĩnh Sơn nằm ở trung tâm của huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích đất tự nhiên có 327,34 ha, trong đó diện tích đất canh tác có 231, 27 ha, địa hình không bằng phẳng. Phía đông tiếp giáp với xã Bình Dương, phía tây tiếp giáp với thị trấn Thổ Tang và xã Thượng Trưng, phía Bắc tiếp giáp với xã Đại Đồng, phía tây tiếp giáp với xã Vũ Di. Cách quốc lộ số 2 khoảng 4km về phía Nam; cách thị xã Sơn Tây (Hà Nội) 13 Km , cách tỉnh lộ 304 khoảng 2 km. Xã có 2 dòng nước một chảy từ tây sang đông và một dòng chảy từ Đông sang Tây vì vậy xưa kia mới có tên gọi là làng “ Hai Nước”. Các yếu tố địa lý nói trên có nhiều thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá giữa Vĩnh Sơn với các xã trong vùng cũng như đối với các tỉnh khác, tạo điều kiện cho xã phát triển kể cả về kinh tế, văn hoá, xã hội.

3.1.1.2 Khí hậu, thời tiết

Vĩnh Tường mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt. Mưa bão tập trung vào các tháng 5 - 8 hàng năm với nhiệt độ cao trung bình hàng năm là 24,90oC, trung bình thấp là 17,90oC hàng năm có hai tháng 9 - 10 nhiệt độ trung bình 22,40oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 có nhiệt độ trung bình là

140oC. Tần suất sương muối xảy ra vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm trung bình trong năm là 80%, lượng mưa trung bình năm là 1.526mm, số ngày mưa trung bình năm là 133 ngày. Tần suất lũ lụt, lũ quét thường xảy ra vào tháng 4 - 9, các hiện tượng gió lốc, mưa đá thường xảy ra cục bộ, gây đổ nhà cửa, cây cối, phá hoại cây màu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Mạng lưới kênh mương phân bổ tương đối đồng đều trên địa bàn xã và luôn được đầu tư nâng cấp nên công việc tưới tiêu chủ động và kịp thời. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho đời sống của nhân dân chủ yếu là nước giếng khoan.

3.1.1.3 Địa hình, đất đai

Xã Vĩnh Sơn là một xã thuộc vùng đồng bằng nên có địa hình bằng phẳng, đất đai của xã tương đối màu mỡ thuận lợi cho phát triển trồng trọt, không những đáp ứng nhu cầu của người dân mà còn góp phần cung cấp thức ăn cho phát triển ngành chăn nuôi của xã.

Qua bảng 3.1 chúng ta nhận thấy xã Vĩnh Sơn có diện tích đất tự nhiên là 327,34ha và không đổi qua 3 năm. Năm 2011 diện tích đất nông nghiệp là 236,27 ha, chiếm 72,18 % tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2013 diện tích đất này là 232,21 ha, chiếm 70,94 %. Bình quân trong 3 năm diện tích đất nông nghiệp giảm 0,88%. Diện tích đất nông nghiệp giảm đi là do các cấp ủy chính quyền địa phương đã quy hoạch để xây dựng đường xá, khu làng nghề nhằm tạo điều kiện cho các hộ có địa điểm chăn nuôi sản xuất kinh doanh ổn định, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường bụi bẩn độc hại trong khu dân cư. Năm 2011 diện tích đất trồng lúa và rau màu là 226,42 ha, đến năm 2013 diện tích đất này là 222,36 ha, bình quân trong 3 năm giảm 0,9 ha. Do một phần đất canh tác được chuyển mục đích sử dụng vì việc sản xuất nông nghiệp không đem lại hiệu quả cao. Đất nuôi trồng thủy sản của xã thì vẫn được giữ nguyên ở mức 9,85 ha, có khoảng 51 hộ chăn nuôi cá và bình quân hằng năm mang về nguồn thu là 67 tấn.

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của xã tăng đều qua các năm, 62,48 ha năm 2011 chiếm 19,08 % tổng diện tích đất tự nhiên, tăng lên 65,13 ha năm 2013 và chiếm 19,9 %. Bình quân 3 năm thì đất phi nông nghiệp tăng lên 2,1%. Diện tích đất này tăng chủ yếu là do chuyển vào xây dựng đất ở cho dân. Đất ở tăng từ 28,59 ha năm 2011 lên 30 ha năm 2013.

Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ giảm qua các năm,

1792,64m2/hộ năm 2011 xuống còn 1709,94m2/hộ năm 2013 do một phần

diện tích đất này được chuyển thành đất ở và xây dựng công trình. Diện tích đất ở bình quân/khẩu không có nhiều biến động, giữ ở mức 51,67m2/khẩu.

Bảng 3.1: Tình hình đất đai của xã Vĩnh Sơn qua 3 năm ( 2011-2013 ) Chỉ tiêu ĐVT SL2011CC(%) SL2012CC(%) SL2013CC(%) ‘12’/’11’ ‘13’/’12’Tốc độ phát triểnBQ * Tổng diện tích đất tự nhiên ha 327,34 100,00 327,34 100,00 327,34 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp ha 236,27 72,18 234,45 71,62 232,21 70,94 99,23 99,04 99,12 - Đất lúa nước ha 226,42 69,17 224,6 68,61 222,36 67,93 99,20 99,00 99,10 - Đất nuôi trồng thủy sản ha 9,85 3,01 9,85 3,01 9,85 3,01 100,00 100,00 100,00

2. Đất phi nông nghiệp ha 62,48 19,08 64,23 19,62 65,13 19,9 102,80 101,40 102,10

-Đất xây dựng cơ quan, công trình sự nhiệp

ha 0,44 0,13 0,44 0,13 0,44 0,13 100,00 100,00 100,00

-Đất tôn giáo, tín ngưỡng ha 0,17 0,05 0,17 0,05 0,17 0,05 100,00 100,00 100,00

-Đất nghĩa trang, nghĩa địa ha 2,52 0,77 2,52 0,77 2,52 0,77 100,00 100,00 100,00

-Đất sông suối ha 16,54 5,05 16,34 5,0 16,18 4,94 98,79 99,02 98,91

-Đất phát triển hạ tầng ha 41,71 12,74 42,87 13,1 43,95 13,43 102,78 102,51 102,65

-Đất phi nông nghiệp khác ha 1,10 0,34 1,89 0,57 1,87 0,58 171,81 98,94 135,38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Đất khu dân cư nông thôn ha 28,59 8,74 28,66 8,76 30 9,16 100,24 104,68 103,51

-Đất ở ha 28,59 8,74 28,66 8,76 30 9,16 102,24 104,68 103,51

4. Một số chỉ tiêu bình quân

- Đất nông nghiệp/hộ M2 1792,64 _ 1726,44 _ 1709,94 _ 96,31 99,04 97,68

- Đất nông nghiệp/khẩu M2 113,54 _ 112,19 _ 112,18 _ 98,81 99,99 99,40

- Đất phi nông nghiệp/hộ M2 474,05 _ 483,66 _ 479,60 _ 102,03 99,16 100,59

- Đất ở/khẩu M2 51,95 _ 50,06 _ 51,67 _ 96,36 103,22 99,79

3.1.2 Đặc điểm xã hội

3.1.2.1 Dân số và lao động

Bảng 3.2: Dân số và lao động xã Vĩnh Sơn qua 3 năm (2011-2013) Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2011 Năm 1012 Năm 2013 So sánh (%)

SL (%)CC SL (%)CC SL (%)CC 2012/2011 2013/2012 BQ

Tổng số nhân khẩu Khẩu 5503 100 5725 100 5806 100 104,03 101,41 102,72

Tổng số hộ Hộ 1318 - 1328 - 1358 - 100,76 102,26 101,51

Tổng số LĐ Người 3762 68,36 3899 68,10 3872 66,69 103,64 99,31 101,47

Lao động NN Người 3422 90,96 3387 86,87 3396 87,71 98,98 100,27 99,62

Lao động phi NN Người 223 5,93 388 9,95 347 8,96 173,99 89,43 131,71

Lao động TM-DV Người 117 3,11 124 3,18 129 3,33 105,98 104,03 105,01

Bình quân lao

động/hộ LĐ/hộ 2,85 - 2,94 - 2,85 - 103,16 96,94 100,05

Bình quân

khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,18 - 4,31 - 4,28 - 103,11 99,03 101,07

Qua bảng trên ta thấy tổng số nhân khẩu và tổng số hộ của xã Vĩnh Sơn tăng đều qua các năm từ 2011 đến 2013. Cụ thể, năm 2012/2011 tăng 4,03% tương đương với 222 khẩu, và 0,76% tương đương với 10 hộ. Năm 2013/2012 tăng 1,41% tương đương với 81 nhân khẩu, và 2,26% tương đương với 30 hộ. Và tốc độ tăng bình quân của xã qua 3 năm liền là 2,72% về nhân khẩu và 1,51% về số hộ. Tốc độ tăng về khẩu/hộ bình quân là 1,07.

Tính đến hết tháng 11 năm 2013 thì toàn xã Vĩnh Sơn có 3872 lao động trong tổng số 5806 nhân khẩu chiếm 66,69%, tỷ lệ này khá lớn trong khi lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp và TM-DV còn rất thấp. Đây là vấn đề mà xã cần phải giải quyết trong thời gian tới. Cần phải giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp xuống và tăng tỉ lệ lao động trong các ngành nghề khác lên để phát triển kinh tế xã hội bền vững hơn.

Số lao động trong mỗi gia đình cũng chiếm tỉ lệ lớn, 2,85 lao động/hộ. Đây là một lợi thế cho người dân nơi đây khi có nguồn lao động dồi dào như vậy. Tuy nhiên, cần phải có những chính sách phù hợp để phát huy hết nguồn lực này, tránh để tình trạng thất nghiệp xảy ra, tạo việc làm lúc nông nhàn cho người dân để đẩy mạnh phát triển kinh tế.

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và đời sống văn hóa xã hội

Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước trong những năm qua cơ sở vật chất và đời sống văn hoá xã hội của xã Vĩnh Sơn ngày càng được cải thiện, bộ mặt của xã thay đổi nhanh chóng, khang trang hơn.

Bảng 3.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã Vĩnh Sơn năm 2013

TT Hạng mục ĐVT Số lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Đường giao thông Km 12470

2 Thuỷ lợi Km 4750

2.1 Tỷ lệ gieo trồng lúa tưới chủ động % 100

2.2 Tỷ lệ gieo trồng lúa tiêu chủ động % 100

3 Hệ thống điện lưới

3.1 Tỷ lệ số thôn có điện % 100

3.2 Tỷ lệ số hộ được sử dụng điện % 100

4 Chợ Cái 1

5 Hợp tác xã chăn nuôi rắn HTX 4

6 Trại rắn trung tâm Trại 1đang xây

7 Số cơ sở công nghiệp đóng trên địa bàn xã Cơ sở

8 Tường học Trường 3

8.1 Mẫu giáo Trường 1

8.2 Tiểu học Trường 1

8.3 THCS Trường 1

9 Trạm y tế Trạm 1

10 Bưu điện Trạm 1

Nguồn: Ban thống kê xã Vĩnh Sơn

- Hệ thống đường giao thông nông thôn:

Giao thông là một hệ thống có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, mở rộng giao lưu với các vùng lân cận. Nhận thức được tầm quan trọng đó trong những năm gần đây xã đã chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông . Hiện nay toàn xã có 12,470 Km đường giao thông trong đó có 7,1 km đã được bê tông hoá, 2,9 km đã xây vỉa và lát gạch, 2,670 km xây rãnh và đổ cấp phối. Từ năm 2011 –2013 với vốn ngân sách 40% và ngân sách huyện 15% còn lại do nhân dân đóng góp xây dựng giao thông với số tiền 4,9 tỷ đồng để xây dựng giao thông.

- Hệ thống thuỷ lợi:

Những năm gần đây ngân sách xã và nhân dân đóng góp đã xây mới được 4,750 km/14,6 km mương cứng phục vụ tưới cho 134 ha diện tích gieo trồng, số còn lại 9,85 km chỉ cải tạo và sửa chữa phục vụ nhu cầu trước mắt, về lâu dài phải cứng hoá để giảm thất thoát và lãng phí nước.Cả xã hiện có 2 trạm bơm phục vụ cho 134 ha diện tích gieo trồng của xã số còn lại sử dụng nước tưới của các trạm bơm nhà nước.

- Hệ thống điện:

Cả xã có 6,2 km đường điện hạ thế và 02 trạm biến áp để cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất của toàn xã. Hiện nay chương trình điện RII cải tạo và nâng cấp toàn bộ hệ thống điện trong xã (bố trí thêm 2 trạm biến áp- 01 trạm cho phục vụ sản xuất kinh doanh, còn một trạm dự kiến đầu tư cho khu vực làng nghề truyền thống). 100% số hộ trong xã được sử dụng điện.

- Công trình phúc lợi:

Toàn xã có 3 trường học trong đó 02 trường THCS và TH đã đạt chuẩn quốc gia, 01 nhà trẻ, 01 trạm y tế chuẩn quốc gia, 01 chợ mới được xây dựng lại đáp ứng nhu cầu mua bán tiêu thụ hàng hoá của nhân dân địa phương và một số xã lân cận. Trụ sở UBND được xây dựng mới. Sân vận động có 02 sân. Chính nhờ có sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đã thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội, thực hiện tốt công cuộc CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn.

Toàn xã không còn hộ có nhà tranh tre, 30% số hộ có nhà tầng, 60% số hộ có khu vệ sinh tự hoại hiện đại. Cả xã có 720 máy điện thoại bàn, bình quân 7,1 người dân có 1 máy điện thoại bàn, 90 % số hộ trong xã có xe máy. Các thiết chế văn hoá của xã được đảm bảo, thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá có chuyển biến tích cực. Số hộ nghèo từ 6,9 % năm 2011 xuống còn 6,2% năm 2013(theo tiêu chí mới). Các cháu thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng năm sau đều cao hơn năm trước.

3.1.2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm qua của xã (2011- 2013)

Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Vĩnh Sơn 3 năm qua

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2012/2011 2013/2012 BQ I/ Tổng giá trị sản xuất Tỷ. đ 83,9 100 89,3 100 105,6 100 106,4 118,2 112,3 1. Trồng trọt Tỷ. đ 23,3 27,78 21,8 24,41 20,7 19,60 93,6 95,0 94,3 2. Chăn nuôi Tỷ. đ 32 38,14 34,4 38,52 38,4 36,36 107,5 111,6 109,6 + Nuôi rắn truyền thống Tỷ. đ 21 65,63 26,2 76,16 29,4 76,56 124,76 112,21 118,49 3. Thương mại, dịch vụ Tỷ. đ 28,6 34,08 33,1 37,07 46,5 74,04 102,6 140,5 121,6 II/ Một số chỉ tiêu khác 1. Tổng sản lượng lương thực Tấn 2753 2212,1 2470 80,4 111,7 96,05 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 16,3 6,4 18,2 _ _ _

3. Thu nhập BQ/ người/năm Tr. đ 15,2 15,6 18,2 102,6 116,7 109,6

* Tình hình chăn nuôi của xã Vĩnh Sơn

Bảng 3.5: Tình hình chăn nuôi của xã 3 năm qua ( 2011 – 2013)

Loại vật nuôi ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 BQ I. Tổng đàn trâu bò Con 518 458 520 88,42 113,5 4 100,98 1.1. Đàn trâu Con 147 125 158 85,03 126,40 105,72 1.2. Đàn bò Con 240 257 253 107,0 8 98,44 102,76 1.3. Đàn bê nghé Con 91 76 109 83,52 143,42 113,47 II. Đàn lợn Con 2845 3899 3262 137,0 5 83,66 110,30 2.1. Lợn nái Con 448 593 624 132,37 105,23 118,80 2.2. Lợn bột Con 797 1346 1175 168,8 8 87,30 128,09 2.3. Lợn con Con 1600 1960 1463 122,50 74,64 98,57

III. Đàn gia cầm Con 8415 1300

0 29842 154,4 9 229,5 5 192,02

IV.Đàn chim cút Con 4600

0 3000 0 5400 0 65,22 189,0 0 127,11 V. Cá Tấn 78 60 67 76,92 89,55 83,24 VI. Rắn 6.1. Rắn thương phẩm Tấn 115 60 65 52,17 108,3 3 80,25 6.2. Rắn con 1000con 500 400 450 80,00 112,50 96,25

Nguồn: Ban thống kê xã Vĩnh Sơn

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã Vĩnh Sơn năm 2014 như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 32 - 96)