0
Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Trình độ học vấn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI RẮN CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở XÃ VĨNH SƠN, HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 58 -96 )

- Tiểu học % 25,00 15,00 5,00 15,00

- THCS % 55,00 50,00 35,00 46,67

- THPT % 20,00 35,00 60,00 38,33

Số chủ hộ đã qua lớp tập huấn Hộ 20 20 20 20

BQ nhân khẩu/hộ Người 6,10 4,20 4,60 4,97

Lao động BQ/hộ Lđ 2,4 3 3,3 2,9

Lao động đi thuê ngoài BQ/hộ % 0,00 0,00 21,43 7,14

Số đầu rắn BQ/hộ Con 172 361,35 671 401,45

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Các hộ chăn nuôi với quy mô lớn có số lượng rắn thương phẩm nhiều nhất so với các hộ chăn nuôi có quy mô vừa và nhỏ. Số rắn thương phẩm bình quân ở quy mô lớn là 671 con/hộ với diện tích là 192,68m2, số rắn thương phẩm ở các hộ có quy mô vừa là 361,35 con/hộ với diện tích là 130,47m2 và thấp nhất là hộ có quy mô nhỏ với 172 con/hộ và diện tích bình quân là 92,68m2.

Qua bảng số liệu cũng cho thấy chỉ có 38,33% số chủ hộ nuôi rắn có trình độ THPT. Sản xuất ngày càng tiến bộ đòi hỏi lao động quản lý trong hộ phải có trình độ học vấn nhất định để nắm bắt cách quản lý ngày càng cao, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất. Tỷ lệ chủ hộ có trình độ

THPT cao nhất là ở nhóm hộ có quy mô lớn, chiếm 60%, nhóm hộ có quy mô vừa là 35%, thấp nhất là nhóm hộ quy mô nhỏ với 20%. Vậy có thể nói trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng nhất định tới sản xuất và quy mô chăn nuôi của hộ.

Trình độ học vấn cao hơn các nhóm hộ khác nên ở nhóm hộ chăn nuôi với quy mô lớn, số chủ hộ thành thạo và có kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi cũng đạt tỷ lệ cao hơn. Do Việt Nam chưa có chuyên ngành đào tạo về nuôi rắn, nên việc nuôi rắn ở Vĩnh Sơn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm được ông cha đúc rút và truyền lại. Vì vậy quy mô chăn nuôi rắn cũng phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của chủ hộ. Chủ hộ có càng nhiều kinh nghiệm thì quy mô chăn nuôi của hộ càng lớn.

4.1.2.2 Tình hình các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ được điều tra

Việc tìm hiểu thị trường sẽ càng đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi. Do chu kỳ sản xuất kinh doanh của hộ thường kéo dài, đồng vốn quay vòng chậm để có thể chủ động trong quá trình sản xuất tiếp theo thì họ phụ thuộc nhiều vào việc có tiêu thụ được sản phẩm hay không. Phần lớn các hộ nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn đều tìm hiểu thị trường chỉ có một số hộ có quy mô nhỏ và vừa tiêu thụ được dựa vào các khách hàng truyền thống.

Qua bảng 4.2 cho thấy kiểu chuồng thiết kế theo kiểu hiện đại được khá nhiều hộ chăn nuôi với quy mô vừa và quy mô lớn đầu tư xây dựng, bởi kiểu chuồng này tạo điều kiện tốt nhất cho vật nuôi phát triển. Kiểu chuồng lạc hậu hầu như chỉ những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, truyền thống mới còn sử dụng.

Bảng 4.2 Tình hình các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML Chung SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1- Tình hình chuồng trại 20 100,00 20 100,00 20 100,00 60 100,00 Kiểu chuồng - Kiên cố Hộ 5 25,00 16 80,00 20 100,00 41 68,33 - Thô sơ Hộ 15 75,00 4 20,00 0 0,00 19 31,66 BQ diện tích chuồng trại/hộ M 2 92,68 130,47 192,68

BQ vốn đầu tư cho chăn

nuôi/hộ Tr.đ 98,5 100 238,5 100 536 100 291,00 100,00 - Vốn tự có Tr..đ 76,5 77,66 176 73,79 358,5 66,88 203,67 69,99 - Vốn vay Tr.đ 22 22,34 62,5 26,21 177,5 33,12 87,33 30,01 2- Tình hình sử dụng thức ăn ( gà, vịt con thải) Hộ 20 20 20 60 100,00 3- Tình hình sử dụng thuốc thú y 100,00 100,00 100,00 - Thuốc phòng Hộ 20 100,00 20 100,00 20 100,00 60 100,00 - Thuốc chữa Hộ 8 40,00 5 25,00 0 0,00 13 21,67

Về mức vốn đầu tư cho chăn nuôi cũng có sự chênh lệch đáng kể, cao nhất là nhóm hộ chăn nuôi với quy mô lớn với 536 triệu đồng/hộ, và trong đó vốn tự có là 358,5 triệu chiếm 66,88%, vốn đi vay là 177,5 triệu chiếm 33,12%. Tiếp đến là quy mô vừa với 238,5 triệu đồng/hộ, trong đó có 73,79% vốn tự có và 26,21% vốn đi vay. Thấp nhất là hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ với 98,5 triệu đồng/hộ. Mức vốn đầu tư chung cho các nhóm hộ là 292,11 triệu đồng. Do các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ nên lượng vốn so với các hộ chăn nuôi có quy mô vừa và lớn cũng ít hơn nên số hộ phải vay cũng thấp nhất là 8 hộ tương đương với 40%, các hộ có quy mô lớn thì 100% đều vay vốn.

Biểu đồ 4.1: Tình hình nguồn vốn của các hộ điều tra

Hiện nay do nguồn thức ăn tự nhiên ngày một khan hiếm như cóc, nhái, rắn khác … Nên 100% số hộ hiện nay đều sử dụng nguồn thức ăn là gà, vịt con thải. nguồn thức ăn này được một số đại lý ấp trứng trong xã cung cấp, khi thiếu thì họ nhập ở xã ngoài về. Do gà vịt con có giá cũng khá phù hợp với điều kiện kinh tế của hộ chăn nuôi cũng như với loài rắn, chúng ăn dễ dàng và hấp thụ cũng triệt để hơn. Thường thì thức ăn sẽ được cắt nhỏ rồi thả xuống hang rắn,

cứ 3-5 ngày thì cho ăn một lần, tùy thuộc vào thời tiết, nắng nóng thì cho ăn nhiều hơn.

Về công tác thú y cho đàn rắn thì cũng 100% các chủ hộ đều có sử dụng cho đàn rắn của gia đình về thuốc phòng. Cũng do mức đầu tư khác nhau nên việc số lượng rắn mắc bệnh để phải sử dụng thuốc chữa giữa các nhóm hộ chăn nuôi cũng khác nhau. Thấp nhất là các hộ chăn nuôi lớn không phải sử dụng thuốc chữa bởi họ đã đầu tư trang thiết bị hiện địa cho chuồng rắn của hộ như máy điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng rắn sao cho phù hợp với con rắn nhất. Và có tới 8 hộ (chiếm 40%) ở nhóm hộ có quy mô nhỏ phải sử dụng thuốc chữa cho đàn rắn, tiếp đó là quy mô vừa có 5 hộ (chiếm 25%). Tính chung cho cả 3 nhóm hộ thì có đến 21,67% số hộ phải sử dụng thuốc chữa bệnh cho con rắn.

Về con giống thì các hộ đều sử dụng loại rắn hổ phì để chăn nuôi rắn thương phẩm là chủ yếu. Có hộ nuôi cả rắn thương phẩm lẫn rắn sinh sản nên vấn đề rắn con đã được giải quyết. Còn những hộ chỉ nuôi rắn thương phẩm thì phải mua rắn con về nuôi với trọng lượng ban đầu là 0,3-0,5kg với giá dao động từ 145-160 nghìn đồng/con.

4.1.2.3 Tình hình chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra

Vĩnh Sơn là xã có nghề truyền thống nuôi rắn, người dân chủ yếu nuôi rắn hổ mang phì, loại rắn này chiếm gần 90% tổng đàn rắn trong toàn xã. Vì đây là loại rắn dễ nuôi, tăng trưởng nhanh, được nhà nước cấp phép vận chuyển nên được người dân phát triển nhiều và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Ngoài ra, người dân xã Vĩnh Sơn cũng nuôi them một số loại rắn như hổ trâu, cạp nong cạp nia, rắn dọc dưa ( rắn săn chuột)…

a) Xét theo quy mô chăn nuôi

Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra xét theo quy mô ( tính bình quân 1 hộ)

Quy mô chăn nuôi QMN QMV QML

Số lượng rắn xuất chuồng BQ/năm Con 172 361 671 401

Trọng lượng rắn xuất chuồng BQ Kg 2,20 2,41 2,49 2,37

Trọng lượng giống BQ/con Kg 0,51 0,52 0,53 0,52

Thời gian nuôi/lứa Tháng 6 6 6 6

Mức tăng trọng BQ/tháng Kg/con 0,25 0,27 0,30 0,27

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Những hộ chăn nuôi với quy mô lớn có sự đầu tư vốn lớn, có yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt về chất lượng con giống cũng như yêu cầu cao về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, điều kiện về sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh. Vì vậy mà các hộ chăn nuôi với quy mô lớn đạt được mức tăng trọng bình quân/tháng lên tới 0,3 kg/tháng. Với các hộ chăn nuôi vừa thì khả năng tăng trọng bình quân/tháng là 0,27kg/tháng. Chăn nuôi quy mô nhỏ mức tăng trọng bình quân/tháng là thấp nhất chỉ đạt 0,25kg/tháng. Bình quân đạt 0,27kg/tháng. Tất cả các nhóm hộ đều có thời gian nuôi là 6 tháng/lứa và chỉ 1 lứa/năm ( trừ những hộ chăn nuôi theo quy mô trang trại có đầu tư nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại thì số lứa nuôi/năm có thể là 2 lứa).

Bên cạnh khả năng tăng trọng và số lứa thì trọng lượng giống bình quân của các hộ quy mô nhỏ cũng thấp hơn so với hai quy mô còn lại, do hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ có vốn đầu tư ít hơn, yêu cầu về con giống cũng khônng đòi hỏi cao như quy mô vừa và quy mô lớn. Trọng lượng giống nhập bình quân của hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ là 0,51kg/con, quy mô vừa là 0,51kg/con và cao nhất là quy mô lớn với trọng lượng 0,53kg/con.

Ta có thể thấy có sự khác biệt trong các chỉ tiêu giữa chăn nuôi quy mô nhỏ và quy mô lớn. Còn những hộ chăn nuôi với quy mô vừa thì họ thường có một sự đầu tư nhất định, tuy không có hệ thống chuồng trại với những trang thiết bị hiện đại, cùng 1 chế độ chăm sóc đảm bảo quy trình như quy mô lớn.

Như vậy, các chỉ tiêu chung về chăn nuôi rắn thương phẩm xét theo quy mô khác nhau cho thấy chăn nuôi theo quy mô lớn là vượt trội hơn chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ cả về trọng lượng xuất chuồng bình quân/con, số lượng rắn, và trọng lượng rắn nhập.

b) Xét theo phương thức chăn nuôi

Với những phương thức chăn nuôi khác nhau thì mức đầu tư vốn khác nhau, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác nhau. Được thể hiện trong bảng 4.4

Do áp dụng quy trình kỹ thuật hiện đại, chế độ chăm sóc tốt nên chăn nuôi theo phương thức công nghiệp có mức tăng trọng cao (0,31 kg/ tháng), trọng lượng xuất chuồng đạt 2,5kg/con . Phương thức chăn nuôi truyền thống chủ yếu được nuôi ở các hộ nghèo, chế độ chăm sóc kém nên mức tăng trọng thấp, trọng lượng xuất chuồng thấp 2,33 kg/con.

Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra xét theo phương thức chăn nuôi ( tính bình quân 1 hộ)

Chỉ tiêu Phương thức chăn nuôi

TT BCN CN

Số lượng rắn xuất chuồng BQ/năm Con 220 356,67 611 395,89

Trọng lượng rắn xuất chuồng BQ Kg 2,33 2,39 2,50 2,41

Trọng lượng giống BQ/con Kg 0,48 0,50 0,53 0,50

Thời gian nuôi/lứa Tháng 6 6 6 6

Mức tăng trọng BQ/tháng Kg/con 0,26 0,28 0,31 0,28

4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm trong các hộ điều tra trong các hộ điều tra

4.2.1 Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra

4.2.1.1 Xét theo quy mô chăn nuôi

Để đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung và chăn nuôi rắn thương phẩm nói riêng chúng ta không thể không quan tâm tới chi phí sản xuất. Cụ thể, tình hình đầu tư chi phí sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn thịt được thể hiện ở bảng 4.5.

Qua bảng 4.5 ta thấy mức độ đầu tư chi phí giữa các nhóm hộ khác nhau là rất khác nhau.

Bảng 4.5 Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm ở xã Vĩnh Sơn theo quy mô( tính BQ/hộ) năm 2013

Quy mô chăn nuôi

QMN QMV QML

1. Giống Tr.đ 27,67 59,36 97,25 61,42

2. Thức ăn Tr.đ 53,53 108,45 193,93 118,64

3. Thuê lao động Tr.đ 0,00 0,00 20,40 6,80

4. Thuốc thú y Tr.đ 2,42 3,70 5,75 3,96

5. Khấu hao máy móc, chuồng trại Tr.đ 0,85 2,14 2,99 1,99

6. Lãi vay 1000 0,75 1,06 0,94 0,92

7. Chi phí khác Tr.đ 1,35 2,04 3,03 2,14

8. Tổng Tr.đ 85,82 175,69 323,35 188,15

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Mức đầu tư lớn nhất ở các nhóm hộ có quy mô lớn với chi phí lên đến 323,35triệu đồng/hộ cho một lứa nuôi rắn, và thấp nhất là các hộ có quy mô nhỏ với 85,82 triệu đồng/hộ. Trong đó, tiền chi cho giống của cả 3 nhóm hộ đều chiếm khoảng 20% tổng chi phí và nhiều nhất là 97,25 triệu đồng/hộ ở các hộ có quy mô lớn và thấp nhất là 27,67 triệu đồng/hộ ở các hộ có quy mô nhỏ. Tiền thức ăn cũng chiếm khoảng 40% tổng chi phí, lớn nhất là 193,93 triệu/hộ và thấp nhất là 53,53 triệu/hộ.

Bên cạnh chi phí về giống và thức ăn thì chi phí về thuốc thú y chiếm phần trăm rất nhỏ nhưng nó lại rất quan trọng trong quá trình chăn nuôi của nông hộ, bình quân cả 3 nhóm quy mô là 3,96 triệu đồng/hộ. Và cao nhất là hộ có quy mô lớn với 5,75 triệu đồng/hộ cũng là do các hộ chăn nuôi có quy mô lớn có một chế độ tiêm phòng nghiêm ngặt hơn các hộ có quy mô nhỏ và vừa.

Trong các chi phí không thể không tính đến chi phí về lao động đi thuê, cần phải tính hết vào để đánh giá hiệu quả kinh tế chính xác hơn. Tại thời điểm này thì lao động nghề rắn có giá bình quân là 130 nghìn/ngày. Chỉ có nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn là phải thuê lao động và chi phí này là 24,40 tr.đ. Ngoài ra khi tính đến chi phí thì còn một số chi phí như: khấu hao máy móc, chuồng trại, lãi vay, chi phí khác,… tóm lại là mức đầu tư chi phí giữa các nhóm hộ có quy mô khác nhau là rất khác nhau cả về tổng chi phí lẫn các khoản cụ thể trên.

QMN

Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ số lượng chi phí chăn nuôi rắn thương phẩm xét theo quy mô chăn nuôi.

4.2.1.2 Xét theo phương thức chăn nuôi

Bảng 4.6 Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm ở xã Vĩnh Sơn xét theo phương thức chăn nuôi ( tính BQ/hộ) năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Phương thức chăn nuôi BQ

TT BCN CN

1. Giống Tr.đ 34,78 54,54 91,01 60,11

2. Thức ăn Tr.đ 59,25 100,71 187,65 115,87

3. Thuê lao động Tr.đ 0,00 4,00 15,60 6,53

4. Thuốc thú y Tr.đ 2,93 3,31 5,55 3,93

5. Khấu hao máy móc, chuồng trại Tr.đ 1,05 1,78 2,99 1,94

6. Lãi vay 1000

đ

0,91 0,88 0,99 0,93

7. Chi phí khác Tr.đ 1,73 1,75 2,93 2,14

8. Tổng Tr.đ 99,74 162,09 290,13 183,99

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Tình hình đầu tư chi phí theo phương thức chăn nuôi cũng có sự khác nhau rất rõ rệt. Được thể hiện cụ thể qua bảng 4.6.

Qua bảng 4.6 cho thấy, chi phí về giống của các hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống là thấp nhất là 34,78 triệu/hộ do các hộ này có nguồn vốn eo hẹp nên chỉ mua con giống có trọng lượng thấp và giá cả phù hợp với kinh tế gia đình hơn. Cao nhất là 91,01 triệu/hộ của các hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, tiếp đến là các hộ chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp với 54,54 triệu/hộ. Và bình quân chi phí về vốn giữa các hộ có phương thức chăn nuôi khác nhau này là 60,11 triệu/hộ.

Chi phí thức ăn bình quân giữa các hộ chăn nuôi theo cả 3 phương thức là 115,87 triệu/hộ. Thấp nhất là 59,25 triệu/hộ ở các hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống, do những hộ này nuôi với số lượng nhỏ, chi phí cho thức ăn và chất lượng thức ăn cũng không được cao như các hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp 187,65 triệu/hộ bởi các hộ này có chế độ dinh dưỡng và cho ăn khoa học hơn.

Nhìn chung tổng chi phí bình quân cho một hộ cho một lứa nuôi rắn là

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI RẮN CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở XÃ VĨNH SƠN, HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 58 -96 )

×