Lúa giống là một sản phẩm chủ lực của công ty, hàng năm hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) lúa giống đã mang lại cho công ty một khoản doanh thu không nhỏ.Do đó, đánh giá hiệu quả của hoạt động SXKD lúa giống của Công ty CP Giống cây trồng Quảng Ninh là việc rất cần thiết, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa giống tại Công ty cổ phần Giống cây trồng Quảng Ninh”. Đề tài tiến hành với các mục tiêu cụ thể sau: góp phần hệ thống hóa những lý luận cơ bản và thực tiễn về hiệu quả SXKD, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh (HQSXKD) lúa giống và các nhân tố ảnh hưởng đến HQSXKD lúa giống của công ty giống cây trồng Quảng Ninh trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp nâng cao HQSXKD lúa giống đối với công ty trong thời gian tới. Để thực hiện được các mục tiêu trên đề tài tiến hành thu thập các tài liệu được cung cấp trong các phòng, ban của Công ty, chọn lọc các số liệu cần thiết trên các nguồn số liệu khác như sách báo, tạp chí, internet…Đồng thời chúng tôi tiến hành điều tra tài liệu sơ cấp thông qua việc phỏng vấn 30 khách hàng ở khu vực Huyện Đông Triều – tỉnh Quảng Ninh. Số liệu sau khi được thu thập được xử lý và tính toán bằng phần mềm Excel, sau khi tính toán các số liệu cần thiết tôi tiến hành mô tả, so sánh các chỉ tiêu để thấy được HQSXKD lúa giống tại Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả tạo nguồn và tiêu thụ lúa giống của Công ty qua 3 năm đều có sự tăng lên đã khẳng định hoạt động SXKD lúa giống của Công ty càng ngày càng có hiệu quả cao hơn. Qua 3 năm, Công ty đã có rất nhiều nỗ lực trong việc phát triển sản xuất lúa giống trong nước, giảm sản lượng lúa giống nhập khẩu thông qua việc mở rộng diện tích đất tự sản xuất lúa giống của Công ty đồng thời liên doanh liên kết với các HTX tổ chức sản xuất lúa giống trên khắp các địa bàn trong tỉnh Quảng Ninh và các vùng lân cận.Doanh thu từ hoạt động SXKD lúa giống của Công ty qua 3 năm tăng nhanh với tốc độ bình quân lên đến 152,36%. Lợi nhuận từ hoạt động này cũng tăng lên rất nhanh qua 3 năm với tốc độ rất cao đạt 185,08%. Điều này đã chứng tỏ trong 3 năm qua Công ty làm ăn rất có hiệu quả và hoạt động SXKD giống lúa lai mang lại một nguồn lợi nhuận rất lớn cho Công ty.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả sản xuất kinhdoanh lúa giống tại công ty cổ phần Giống cây trồng Quảng Ninh” là công trìnhnghiên cứu khoa học của riêng tôi
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là chính xác,trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào
Tôi xin cam đoan tất cả những sự giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận nàyđều đã được cảm ơn và khóa luận sử dụng một số thông tin từ nhiều nguồn dữliệu khác nhau, các thông tin này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc trích dẫn
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Tác giả khóa luận
Nguyễn Tiến Phong
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn, cảm ơn các thầy, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt quá trình rèn luyện và học tập tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo Thạc sỹ Lê Thị Thanh Loan, người đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.
Trong thời gian thực tập, tôi vô cùng cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên các phòng ban của công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và toàn thể bạn bè thân hữu đã động viên tinh thần, đóng góp ý kiến và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Tiến Phong
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOANi
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC SƠ ĐỒ vii TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP x
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1Mục tiêu chung 2
1.2.2Mục tiêu cụ thể 2
1.3Đối tượng phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 4
2.1Cơ sở lý luận 4
2.1.1Những khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Phân loại hiệu quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh 8 2.1.3.Những đặc thù về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp 11
2.1.4 Nội dung nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa giống của doanh nghiệp 12 2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 14 2.2Cơ sở thực tiễn về hiệu quả sản xuất kinh doanh 15
2.2.1 Kinh nghiệm của thế giới về hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa giống 15
2.2.2 Kinh nghiệm trong nước về hiệu quả sản xuất kinh doanh 17
2.2.3 Các nghiên cứu có liên quan 19
Trang 42.2.4 Bài học kinh nghiệm cho công ty cổ phẩn giống cây trồng Quảng Ninh 20
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1Một số đặc điểm của công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh 22
3.1.1Lịch sử hình thành và phát triển công ty 22
3.1.2Cơ cấu bộ máy quản lý công ty 24
3.1.3Tình hình lao động tại công ty 28
3.1.4Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 30
3.1.5 Kết quả sản xuất và kinh doanh của công ty 34 3.2Phương pháp nghiên cứu 36
3.2.1Phương pháp thu thập số liệu 36
3.2.2Phương pháp xử lý số liệu 38
3.2.3Phương pháp phân tích số liệu 38
3.3Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 39
3.3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh lúa giống của Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh 39
3.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh lúa giống của công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh 39
PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh lúa giống tại Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh 42
4.1.1 Công tác tổ chức tạo nguồn sản phẩm lúa giống của công ty 42
4.1.2 Tình hình tiêu thụ lúa giống của công ty trong 3 năm qua 55
4.2 Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa giống của công
ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh 70
4.2.1 Kết quả tiêu thụ lúa giống qua 3 năm (2011-2013) 70
4.2.2 Tổng hợp kết quả và hiệu quảsản xuất kinh doanh lúa giống của công
ty trong 3 năm qua (2011 – 2013) 73
Trang 54.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa giống tại công ty giống cây trồng Quảng Ninh 75
4.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa giống của công ty 75
4.3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa giống của công ty 75
4.4 Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm năng cao hiệu quả SXKD lúa giống của Công ty trong những năm tới 77
4.4.1 Căn cứ đinh hướng xây dựng giải pháp chiến lược 77
4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa giống của công ty trong thời gian tới 78
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 815.1 Kết luận 815.2 Kiến nghị 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 6DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình lao động của công ty qua các năm 29
Bảng 3.2: Kết cấu tài sản cố định của công ty qua các năm 31
Bảng 3.3: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua các năm 33
Bảng 3.4 : Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 35
Bảng 3.5: Bảng thu thập số liệu sơ cấp 37
Bảng 4.1 Kết quả sản xuất lúa giống của công ty qua 3 năm (2011 - 2013)
Bảng 4.7: Kết quả tiêu thụ giống của công ty (2011 – 2013) 71
Bảng 4.8: Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa giống của công ty qua 3 năm 2011 – 2013 74
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh 27
Sơ đồ 4.1: Các hình thức tạo nguồn lúa giống của công ty 42
Sơ đồ 4.2 Kênh phân phối sản phẩm của công ty 68
Trang 8TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lúa giống là một sản phẩm chủ lực của công ty, hàng năm hoạt động sảnxuất kinh doanh (SXKD) lúa giống đã mang lại cho công ty một khoản doanhthu không nhỏ.Do đó, đánh giá hiệu quả của hoạt động SXKD lúa giống củaCông ty CP Giống cây trồng Quảng Ninh là việc rất cần thiết, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa giống tại Công ty cổ phần Giống cây trồng Quảng Ninh”.
Đề tài tiến hành với các mục tiêu cụ thể sau: góp phần hệ thống hóanhững lý luận cơ bản và thực tiễn về hiệu quả SXKD, đánh giá hiệu quả sản xuấtkinh doanh (HQSXKD) lúa giống và các nhân tố ảnh hưởng đến HQSXKD lúagiống của công ty giống cây trồng Quảng Ninh trong thời gian qua, đề xuất cácgiải pháp nâng cao HQSXKD lúa giống đối với công ty trong thời gian tới Đểthực hiện được các mục tiêu trên đề tài tiến hành thu thập các tài liệu được cungcấp trong các phòng, ban của Công ty, chọn lọc các số liệu cần thiết trên cácnguồn số liệu khác như sách báo, tạp chí, internet…Đồng thời chúng tôi tiếnhành điều tra tài liệu sơ cấp thông qua việc phỏng vấn 30 khách hàng ở khu vựcHuyện Đông Triều – tỉnh Quảng Ninh Số liệu sau khi được thu thập được xử lý
và tính toán bằng phần mềm Excel, sau khi tính toán các số liệu cần thiết tôi tiếnhành mô tả, so sánh các chỉ tiêu để thấy được HQSXKD lúa giống tại Công ty
cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả tạonguồn và tiêu thụ lúa giống của Công ty qua 3 năm đều có sự tăng lên đã khẳngđịnh hoạt động SXKD lúa giống của Công ty càng ngày càng có hiệu quả caohơn Qua 3 năm, Công ty đã có rất nhiều nỗ lực trong việc phát triển sản xuấtlúa giống trong nước, giảm sản lượng lúa giống nhập khẩu thông qua việc mởrộng diện tích đất tự sản xuất lúa giống của Công ty đồng thời liên doanh liênkết với các HTX tổ chức sản xuất lúa giống trên khắp các địa bàn trong tỉnhQuảng Ninh và các vùng lân cận.Doanh thu từ hoạt động SXKD lúa giống củaCông ty qua 3 năm tăng nhanh với tốc độ bình quân lên đến 152,36% Lợi nhuận
từ hoạt động này cũng tăng lên rất nhanh qua 3 năm với tốc độ rất cao đạt185,08% Điều này đã chứng tỏ trong 3 năm qua Công ty làm ăn rất có hiệu quả
Trang 9và hoạt động SXKD giống lúa lai mang lại một nguồn lợi nhuận rất lớn choCông ty.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả SXKD lúa giống của Công ty
CP giống cây trồng Quảng Ninh, qua quá trình nghiên cứu đề tài đã cho thấymột số nhân tố chính ảnh hưởng đến HQSXKD lúa giống của công ty như yếu tố
về điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng của giá bán, chất lượng sản phẩm, hệ thốngtiêu thụ và cơ chế quản lý của nhà nước từ đó đưa ra được một số giải pháp chủyếu nhằm nâng cao HQSXKD lúa giống của Công ty trong thời gian tới như mởrộng hơn nữa thị trường đầu vào trong nước, tăng cường liên kết chặt chẽ vớicác cơ sở sản xuất lúa giống trong nước để đảm bảo đủ lượng lua giống chocông tác tạo nguồn, có kế hoạch chuẩn bị về vốn, kế hoạch về lượng giống nhậptừng vụ và bên cạnh đó chuẩn bị công tác bảo quản giống một cách tốt nhấtngoài ra cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ marketing bởi vì hoạt động này luôngắn liền với quá trình kinh doanh của công ty
Trang 10Hội đồng quản trịĐại hội đồng cổ đông
Cổ phầnHợp tác xãDiện tíchNăng suấtSản lượngTài sản cố địnhHiệu quả kinh tếHiệu quả kinh doanhNông nghiệp và phát triển nông thôn
Trang 11PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa là cây trồng, cây lương thực lâu đời và quan trọng của nhiều quốcgia, là nhân tố quyết định đảm bảo an ninh lương thực, quyết định các chínhsách phát triển nông nghiệp bền vững.Đến nay cây lúa đã trở thành cây lươngthực chính của Châu Á và đặc biệt là của người Việt Nam chúng ta
Là cây lương thực quan trọng trong cơ cấu cây trồng tại tỉnh Quảng Ninhnói chung và huyện Đông Triều nói riêng, vì vậy các sản phẩm từ cây lúa đemlại là nguồn thu chính cho ngành nông nghiệp cũng như các hộ nông dân trongtỉnh Muốn cây lúa đem lại giá trị kinh tế cao thì cần phải có nhiều yếu tố đểphục vụ quá trình sản xuất, trong đó khâu lựa chọn lúa giống có lẽ là quan trọngnhất Việc lựa chọn lúa giống đóng vai trò trực tiếp đến liên quan đến năng suất
và chất lượng của sản phẩm sau này Chính vì vậy việc chú trọng trong khâu lựachọn giống và nơi cung cấp giống tin cậy là vấn đề cần được chú trọng và quantâm hàng đầu trong toàn quá trình sản xuất
Hiện nay, do sự phát triển của ngành trồng trọt nên nhu cầu về giống câycủa bà con nông dân là rất lớn Do đó cũng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp vàcác hệ thống chuyên cung ứng giống cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu của bàcon nông dân Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh cũng là một trongnhững doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng các loại giống cây trồng đặcbiệt là các sản phẩm về lúa giống.Là cha đẻ của nhiều giống lúa có chất lượngcao đặc biệt là giống Khang dân 18, đây là một trong những giống lúa đứnghàng đầu trên tổng số 500 giống lúa ở nước ta Từ đó ta thấy được Công ty cổphần giống cây trồng Quảng Ninh là địa chỉ tin cậy cho bà con nông dân Đứngtrước những cơ hội và thách thức to lớn trên thị trường hiện nay, vấn đề hiệu quảsản xuất kinh doanh có ý nghĩa vô cùng thiết thực và quan trọng đối với sự tồn
Trang 12tại và phát triển của Công ty Việc đánh giá HQSXKD lúa giống của Công ty sẽgiúp đưa ra được các kết luận về hiệu quả mà Công ty đã đạt được trong thờigian qua từ đó sẽ đưa ra được các kết luận về hiệu quả từ việc kinh doanh lúagiống đem lại và có những giải pháp để hoàn thiện hoạt động SXKD của Công
ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh
Qua tìm hiểu về Công ty, nhằm giúp Công ty phát triển, nâng cao đượchiệu quả sản xuất kinh doanh và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường
tôi thực hiện xây dựng và nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa giống tại Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa giống tại Công ty cổ phầngiống cây trồng Quảng Ninh những năm qua Từ đó đề xuất giải pháp nâng caoHQSXKD lúa giống của Công ty trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ thống hóa những lý luận cơ bản và thực tiễn về HQSXKDlúa giống;
+ Đánh giá HQSXKD lúa giống tại Công ty cổ phần giống cây trồngQuảng Ninh và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến HQSXKD lúa giống của Công
ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh trong thời gian qua;
+ Đề xuất giải pháp nâng cao HQSXKD lúa giống đối với Công ty cổphần giống cây trồng Quảng Ninh trong thời gian tới
1.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
+ Các đơn vị SXKD lúa giống của Công ty cổ phần giống cây trồngQuảng Ninh
+ Các đối tác của Công ty trong việc nhập và xuất lúa giống
Trang 13+Nghiên cứu các vấn đề kinh tế, tổ chức có liên quan đến hoạt độngSXKD lúa giống và hiệu quả của hoạt động này ở công ty cổ phần giống câytrông Quảng Ninh.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh lúa giống, điểm mạnh – điểmyếu, những cơ hội và đe dọa đối với công ty Qua đó đánh giá HQSXKD lúagiống của công ty
Trang 14PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT KINH DOANH
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Những khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình tái sản xuấttrải qua các giai đoạn T – H - – H – T Doanh nghiệp dùng tiền mua vật tư,thiết bị, công nghệ (giai đoạn dự trữ), kết hợp với sức lao động (giai đoạn sảnxuất) tạo ra hàng hoá; bán hàng hoá đi thu tiền (giai đoạn lưu thông phân phối)với mục đích thu được số tiền lớn hơn số tiền đã bỏ ra ban đầu
Như vậy, quá trình sản xuất kinh doanh chính là sự phối hợp toàn diện,thống nhất của nhiều giai đoạn, kết quả thực hiện ở mỗi giai đoạn đều ảnhhưởng đến kết quả của cả quá trình Qua quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh,hiệu quả mà doanh nghiệp đem lại bao gồm nhiều mặt: hiệu quả kinh tế, hiệuquả xã hội và hiệu quả môi trường Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tậptrung nghiên cứu hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế liên quan đến sản xuất hàng hoá.Hiệu quả kinh tế biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với lượngchi phí bỏ ra để đạt kết quả đó: Với một nguồn lực nhất định làm thế nào để tạo
ra nhiều sản phẩm nhất hoặc tạo ra lượng sản phẩm nhất định với chi phí bỏ ra ítnhất Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực.Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm lao độngsống và lao động vật hoá Hiện nay nhiều nguồn lực đã trở nên khan hiếm, sựcạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìmmọi biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm sao thu được nhiềulợi nhuận nhất (Manfred Kuhn)
Trang 15Hiệu quả kinh tế là tổng hoà của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổtheo công thức:
Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật * Hiệu quả phân bổ
Hiệu quả kỹ thuật là khả năng tác động của kỹ thuật nhằm thu được kếtquả sản xuất tối đa, với yếu tố đầu vào xác định, trong điều kiện sản xuất nhấtđịnh Hiệu quả kỹ thuật mang tính xã hội Do trình độ phát triển của lực lượngsản xuất quyết định
Hiệu quả phân bổ là việc nghiên cứu cách thức tổ chức quản lý khoa học đểvới các yếu tố đầu vào cố định, người sản xuất có thể thu được lợi nhuận tối đa
2.1.1.2 Nội dung, bản chất và đặc điểm của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Về nội dung
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về hiệu quả SXKD
Quan điểm thứ nhất: theo nhà kinh tế học người Anh – Adam smith:hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hanghóa, ở đây hiệu quả đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh vì chorằng doanh thu có thể tăng do chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn vốn có kếtquả, có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan niệm này cũng có hiệu quả( Mai Ngọc Cường, 1999)
Quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh doanh (HQKD) là tỷ lệ giữa phầntăng thêm của kết quả với tăng thêm chi phí ( Nguyễn Văn Công, Nguyên NăngPhúc, Trần Quý Liên, 2001)
Quan điểm thứ ba: HQKD là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp dùng đểlựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong thực tiễn của con người ởmọi lĩnh vực và mọi thời điểm Bất kỳ một quyết định nào cũng cần được mộtphương án tốt nhất trong điều kiện cho phép là giải pháp thực hiện có cân nhắctính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từngđiều kiện cụ thể (Nguyễn Văn Công, 2005)
Trang 16HQKD là phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinhdoanh, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình kinh doanh,khi các nguồn lực SXKD có hạn Trong quá trình sử dụng các nguồn lực vàoquá trình sản xuất để mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường cao hơnđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người Khi đề cập đến khái niệm hiệuquả kinh tế chúng ta nên xem xét ở các khía cạnh cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả sản xuất đạt được trên một đồng chi phí bỏ ra Thứ hai, kết quả SXKD đạt được phải tăng nhanh hơn so với chi phí tăng
thêm để đạt được kết quả đó
Hiệu quả = Kết quả sản xuất – Chi phí bỏ ra.
Thứ ba, giảm kết quả sản xuất khi chi phí bỏ ra giảm nhanh hơn.Đây là
khía cạnh ít được sử dụng trong thực tế mà hiện nay khía cạnh thứ nhất và thứhai được áp dụng nhiều, đặc biệt là khía cạnh thứ hai
Hiệu quả kinh tế =
Trong đó:
: Là phần tăng thêm của kết quả sản xuất
: Là phần tăng thêm của chi phí sản xuất
Từ những quan điểm khác nhau như trên của các nhà kinh tế, ta có thể đưa ramột khái niệm thống nhất chung về như sau: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mộtphạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâuphản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trongquá trình sản xuất nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh Nó là thước đo càng trởlên quan trọng của tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kì
Về bản chất của HQSXKD
Bản chất của HQSXKD là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của cáchoạt động SXKD, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy
Trang 17móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn ), trong quá trình tiến hành các hoạt độngSXKD của các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hoálợi nhuận.
Để hiểu rõ bản chất của HQSXKD ta cần phải phân biệt rõ ràng ranh giớigiữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả Cụ thể sự khác biệt giữa chúng thể hiện ở
ba điểm:
Thứ nhất: Kết quả phản ánh những cái thu được hướng vào mục tiêu
đã xác định sau một quá trình hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó, kếtquả cũng có thể phản ánh mặt chất lượng SXKD hoàn toàn định tính như uy tín,danh tiếng của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm; còn hiệu quả phản ánh trình
độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất, phản ánh chất lượng hoạt động được phảnánh thông qua mối quan hệ giữa kết quả và chi phí
Thứ hai: Đơn vị của kết quả được biểu hiện của hiện vật như tấn, tạ,con, cái, chiếc hoặc đơn vị giá trị đồng tiền như đồng, tỷ đồng, triệu đôla trong khi hiệu quả thường sử dụng đơn vị tính là %, lần và số tuyệt đối và có khi
cả số dương (+) và số âm (-)
Thứ ba: Kết quả được biểu hiện bằng giá trị tuyệt đối còn hiệu quảđược biểu hiện các so sánh giữa kết quả đạt được và hao phí nguồn lực nên cóthể bằng cả số tuyệt đối và tương đối
Trong doanh nghiệp, kết quả là mục tiêu nhưng HQSXKD lại được đánhgiá thông qua kết quả và chi phí Thông qua HQSXKD ta có thể đánh giá đượcviệc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp được đến đâu? Không chỉ có thế,thông qua đó có thể phân tích tìm ra được các nhân tố, các giải pháp nâng caoHQSXKD với kết quả lớn hơn mà chi phí sẽ ít hơn (Whohe và Doring)
Trang 18thực hiện các hoạt động nhằm thu được các kết quả mà trong khi đó các kết quảcủa hai đại lượng này đều khó xác định một cách chính xác.
Kết quả định lượng của một thời kỳ kinh doanh thường khó xác định một
số chính xác cụ thể bởi vì kết quả không chỉ là sản phẩm hoàn chỉnh mà có khi
nó còn là sản phẩm dở dang hay bán thành phẩm hơn nữa quá trình sản xuất lạitách rời quá trình tiêu thụ nên ngay cả khi một sản phẩm đã được sản xuất xongthì ta cũng chưa thể nào khẳng định được là liệu rằng sản phẩm đó sẽ được đảmbảo tiêu thụ được không và bao giờ thì mới tiêu thụ hết được
Việc xác định hao phí nguồn lực của một thời kỳ cũng là vấn đề không dễdàng Ngay ở nhận thức vấn đề này hao phí nguồn lực được đánh giá thông quaphạm trù chi phí là chi phí kế toán hay là chi phí kinh doanh? Trong các phạmtrù trên thì chỉ có chi phí kinh doanh phản ánh tương đối chính xác hao phínguồn lực thực tế Cũng như có thể tính được chi phí kinh doanh đến từng bộphận doanh nghiệp hay không còn phụ thuộc và trình độ phát triển của khoa họcquản trị chi phí kinh doanh Hơn thế nữa không chỉ chi phí trực tiếp trong sảnxuất kinh doanh mà còn các chi phí cho các hoạt động xã hội như: giáo dục, y tế,bảo vệ môi truờng
2.1.2 Phân loại hiệu quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.1.2.1 Phân loại hiệu quả
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hiệu quả nên việc phân loại cũng
có rất nhiều cách để phân loại hiêu quả dựa trên những căn cứ khác nhau:
Căn cứ theo nội dung, bản chất của hiệu quả thì phân hiệu quả thành
ba phạm trù riêng biệt: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môitrường Ba phạm trù này tuy có khác nhau về phạm vi, nội dung nhưng lại cóquan hệ tác động qua lại biện chứng rất gắn bó chặt chẽ với nhau
Hiệu quả kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được vềmặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, thể hiện mối tương quangiữa kết quả đạt được về mặt xã hội như điều kiện lao động, nâng cao đời sống
Trang 19văn hoá tinh thần, tạo vệc làm, tạo các mối quan hệ lành mạnh… và chi phí bỏ
ra để tạo được kết quả đó
Hiệu quả xã hội xem xét mức độ trung gian giữa kết quả đạt được vềmặt môi trường và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
Căn cứ vào phạm vi và đối tượng xem xét hiệu quả được phân thànhhiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế vùng, hiệu quả kinh tế khu vực sảnxuất vật chất và dịch vụ; hiệu quả kinh tế từng đơn vị sản xuất kinh doanh Cáchphân loại này giúp điều chỉnh lợi ích cục bộ vì lợi ích chung của quốc gia
Căn cứ và yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và phương hướng tácđộng vào sản xuất phân hiệu quả thành hiệu quả sử dụng vốn; hiệu quả sử dụngđất đai; hiệu quả sử dụng máy móc; hiệu quả các biện pháp khoa học, quản lý…Cách phân loại này giúp cho việc khai thác có hiệu quả các yếu tố sản xuất vàphát huy tối đa khả năng của từng yếu tố đạt hiệu quả cao nhất
Ngoài ra hiệu quả còn được xem xét cả về mặt không gian và thời gian.2.1.2.2 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh
HQSXKD phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mụctiêu SXKD xác định của các doanh nghiệp, mối quan hệ giữa kết quả mà quátrình sản xuất kinh doanh tạo ra và chi phí tạo ra kết quả đó
Căn cứ theo phạm vi và đối tượng trong các hoạt động kinh tế, có thểphân chia HQSXKD thành hai loại hiệu quả đó là:
- HQSXKD tổng hợp: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp phản ánhkhái quát và cho phép kết luận về HQSXKD của toàn bộ quá trình SXKD củadoanh nghiệp (hay một đơn vị bộ phận của doanh nghiệp) trong một thời kỳxác định
- HQSXKD bộ phận: Hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận là HQSXKDchỉ xét ở từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp Hiệu quả sản xuấtkinh doanh bộ phận chỉ phản ánh hiệu quả ở từng bộ phận của doanh nghiệp
Trang 20Giữa HQSXKD tổng hợp và HQSXKD bộ phận có mối quan hệ biệnchứng với nhau HQSXKD cấp doanh nghiệp phản ánh hiệu quả hoạt động củatất cả các lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp và các bộ phận của doanhnghiệp Tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể xuất hiện mâu thuẫn giữaHQSXKD tổng hợp và HQSXKD bộ phận, khi đó các chỉ tiêu HQSXKD tổnghợp phản ánh HQSXKD của doanh nghiệp, còn các chỉ tiêu HQSXKD bộ phậnchỉ có thể phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động, từng bộ phận của doanhnghiệp.
Căn cứ vào thời gian có thể chia HQSXKD thành hai loại:
- HQSXKD ngắn hạn: Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngắn hạn làHQSXKD được xem xét, đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn như tuần,tháng, quý, năm…
- HQSXKD dài hạn: Hiệu quả sản xuất kinh doanh hạn là HQSXKD đượcxem xét đánh giá trong khoảng thời gian dài, gắn liền với các chiến lược, các kếhoạch dài hạn thậm chí lâu dài, gắn liền với quãng đời tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp
Giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn có mối quan hệbiện chứng với nhau và trong nhiều trường hợp có mâu thuẫn với nhau Vềnguyên tắc, chỉ có thể xem xét và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ngắnhạn trên cơ sở vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh dài hạn trong tươnglai Trong thực tế chỉ có thể lấy hiệu quả dài hạn làm thước đo chất lượng hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì nó phản ánh xuyên suốt quá trìnhlợi dụng nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp
2.1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đềuphải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoàinước Có rất nhiều doanh nghiệp đã trụ vững và phát triển do hoạt động có hiệuquả nhưng không ít doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc phá sản Thực tế ở Việt Nam
Trang 21hiện nay việc nâng cao HQSXKD là hết sức cần thiết bởi hầu hết các máy mócthiết bị lạc hậu, thậm chí rất lạc hậu Trình độ công nghệ kém so với thế giới làmhao phí nguyên vật liệu không những rất lớn mà chất lượng sản phẩm lại khôngcao Tỷ lệ sai hỏng nhiều, sản phẩm rất khó có thể cạnh tranh với các doanhnghiệp nước ngoài nên việc xác định vị trí của sản phẩm do Việt Nam sản xuấttrên thế giới còn đang là một dấu hỏi lớn.
Đồng thời với bản chất sản xuất kinh doanh ta thấy rằng việc nâng caoHQSXKD chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển Do vậy việc áp dụng các biệnpháp để không ngừng nâng cao HQSXKD của doanh nghiệp là một tất yếukhách quan
2.1.3 Những đặc thù về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp
Nông nghiệp vừa phục vụ đời sống xã hội, đồng thời cũng đem lại lợi íchcho người sản xuất nhưng bản thân nó cũng phải chịu sự chi phối của nhiều quyluật tự nhiên mà đặc biệt là quy luật tỷ suất giảm dần và quy luật cung cầu
Quy luật tỷ suất giảm dần có nội dung chủ yếu là một sự tăng lên của mộtđầu vào biến đổi so với một đầu vào khác cố định trong một trình độ kỹ thuậtnhất định sẽ làm nâng cao tổng khối lượng, nhưng ở một điểm nào đó khốilượng tăng thêm có được nhờ một lượng bổ sung ở đầu vào có khả năng ngàymột nhỏ Quy luật này giúp cho các doanh nghiệp tính toán lựa chọn đầu tư cácđầu vào một cách tối ưu hơn
HQSXKD trong nông nghiệp bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện
tự nhiên và các quy luật tự nhiên của sinh vật; các quy luật kinh tế của nền kinh
tế thị trường (trong đó có quy luật cung cầu về tiêu thụ sản phẩm); trình độ lựclượng sản xuất và ứng dụng của các khoa học kỹ thuật; các vấn đề xã hội vàchính sách… Vì thế mà các vấn đề kinh tế cần giải quyết là làm thế nào để sảnxuất ra nhiều sản phẩm hơn trong khuôn khổ chấp nhận được của xã hội
Trang 22Quá trình sản xuất nông nghiệp gắn liền với các yếu tố tự nhiên, thời gianlao động luôn xen kẽ với thời gian sản xuất, thời gian lao động lại không ănkhớp với thời gian sản xuất nên trong sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụcao Điều này có liên quan khi đánh giá hiệu quả của việc sử dụng lao động.Đối tượng tác động của con người trong quá trình sản xuất nông nghiệp làcác sinh thể sống, cây trồng vật nuôi Sự sinh trưởng phát triển của chúng phụthuộc vào quy luật nhất định và chịu tác động của quy luật tự nhiên rất phức tạp
do vậy hoạt động của con người phải hướng vào việc lợi dụng tốt nhất các điềukiện tự nhiên đó nhằm thu được nhiều sản phẩm tốt với giá thành hạ
Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu khác với
tư liệu sản xuất khác đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nếu biết
sử dụng hợp lý thì nó không những ổn định sức sản xuất của đất đai mà còn tăng
độ phì nhiêu cho đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất Phạm vi phân bổ của sảnxuất nông nghiệp rất rộng vì đất đai là môi trường sống của cây trồng, vật nuôiđược phân bổ khắp mọi nơi trên mỗi vùng có đặc điểm khí hậu và thời tiết khácnhau
Sản phẩm của ngành sản xuất nông nghiệp thường là sản phẩm tươi sống
do vậy khi thu hoạch cần phải có biện pháp bảo quản, chế biến và tiêu thụ saocho phù hợp với đặc điểm tính chất của từng loại sản phẩm
2.1.4 Nội dung nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa giống của doanh nghiệp
Công tác tổ chức tạo nguồn lúa giống của công ty
Khác với các doanh nghiệp khác bao gồm 2 hoạt động sản xuất và tiêu thụcủa quá trình SXKD thì đối với các doanh nghiệp SXKD lúa giống thì bao gồm
cả hoạt động tổ chức tạo nguồn sản phẩm lúa giống và hoạt động tiêu thụ Hoạtđộng tạo nguồn sản phẩm lúa giống của doanh nghiệp thì có thể bao gồm việc tựsản xuất, mua lúa giống từ các nguồn trong nước và nhập khẩu
Trang 23 Công tác tiêu thụ sản phẩm lúa giống của công ty.
Cách thức định giá cho sản phẩm của công ty:
Khi đưa ra quyết định định giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ, có thể cânnhắc giữa hai phương pháp định giá cơ bản là: định giá theo chi phí và định giátheo giá trị Do đặc thù của công ty là chuyên sản xuất và kinh doanh các mặthàng lúa giống chính vì vậy mà công ty đã áp dụng phương pháp định giá theochi phí Phương pháp này tính toán chi phí sản xuất và cung ứng sản phẩm vàcộng thêm phần trăm lợi nhuận mà công ty mong muốn
Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ lúa giống của công ty:
Công ty sử dụng các hoạt động như: quảng cáo, trưng bày sản phẩm, quan
hệ công chúng và xúc tiến bán hàng nhằm tạo ấn tượng về thương hiệu, hình ảnh
và chỗ đứng của mình đối với khách hàng Các hoạt động này giúp công tyquảng bá các sản phẩm lúa giống của mình tới khách hàng, ngoài ra còn có thêm
cơ hội để tạo thêm các mối quan hệ, phát hiện thêm các đối tác và khách hàngtiềm năng cho công ty
Mức độ chiếm lĩnh thị trường:
Do tính chất đặc trưng của công ty là sản xuất và kinh doanh mặt hàng lúagiống mà hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung ứng các sản phẩmnày trên thị trường do vậy các công ty kinh doanh mặt hàng lúa giống hiện nayđang phải tự tạo dựng cho mình chỗ đứng trên thị trường, đồng thời cũng phảilinh hoạt và ứng phó các biến động của thị trường và giảm tối đa các chi phíquản lý, chi phí bán hàng để chiếm được cho mình thị phần cao nhất đối vớikhách hàng
Khả năng cạnh tranh các mặt hàng của công ty trên thị trường:
Để đáp ứng được nhu cầu phong phú của khách hàng trên thị trường lúagiống hiện nay, các công ty giống đã phải nâng cao chất lượng các sản phẩm của
Trang 24chính mình, đa dạng hóa mặt hàng theo thị hiếu của người nông dân, có mứcđiều chỉnh giá phù hợp thì mới có thể cạnh tranh và phát triển với nhau trongnền kinh tế thị trường mở cửa như hiện nay.
Hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm lúa giống:
Kênh phân phối là sự kết hợp giữa người sản xuất với các tổ chức trunggian, để tổ chức hợp lý nhằm thỏa mãn tốt nhu cầu của người tiêu dùng vàdoanh nghiệp muốn bán được khối lượng sản phẩm tối đa thì phải tổ chức mạnglưới tiêu thụ thật tốt Hình thức tiếp cận giống hiện nay cũng khá đa dạng, ngườinông dân có thể mua giống theo nhu cầu từ các HTX nông nghiệp, các cửa hàng,đại lý, ban khuyến nông, phòng nông nghiệp, Theo đó các đơn vị kinh doanhgiống sắp xếp hệ thống kênh phân phối của mình sao cho đạt hiệu quả cung ứngtốt nhất
Đánh giá kết quả và hiệu quả SXKD lúa giống của công ty
Việc đánh giá kết quả và hiệu quả SXKD lúa giống của các doanh nghiệp cóthể dựa trên các mối quan hệ giữa chi phí ( chi phí tạo nguồn, chi phí bán hàng,chi phí quản lý, ) đối với doanh thu hay lợi nhuận thuần
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hoạt động của SXKD của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều loại nhân tốkhác nhau, được chia thành những loại nhân tố sau đây:
Nhân tố khách quan đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp là loại nhân
tố gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó màngoài ý muốn của doanh nghiệp Loại nhân tố này có liên quan tới môi trườngkinh tế - xã hội mà doanh nghiệp tiến hành SXKD Các nhân tố như: mức pháttriển kinh tế xã hội của nơi doanh nghiệp hoạt động, các luật lệ, chế độ chínhsách kinh tế - xã hội, vị trí địa lí của địa điểm mà doanh nghiệp đặt trụ sở cũngnhư nhà xưởng SXKD, ứng dụng khoa học kỹ thuật được áp dụng trong lĩnh vực
Trang 25SXKD của doanh nghiệp Qua việc nhận thức các nhân tố khách quan ảnhhưởng đến hoạt động của doanh nghiệp mà nhà quản trị đưa ra hướng khai tháccác nhân tố này một cách hợp lí nhất, tránh những ảnh hưởng xấu mà chúng cóthể gây ra đối với doanh nghiệp mình.
Nhân tố chủ quan đối với hoạt động của doanh nghiệp là nhân tố có mứctác động đến kết quả SXKD của doanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ nhận thức
và trình độ quản lí của doanh nghiệp, đó là: trình độ sử dụng lao động của doanhnghiệp trong quá trình SXKD, trình độ sử dụng các yếu tố vật chất trong quátrình SXKD, trình độ khai thác các yếu tố khách quan
Các nhân tố trên có tác dụng mạnh mẽ mang tính quyết định đến sự sốngcòn của bất kì một doanh nghiệp nào Hiểu rõ từng tác động của từng nhân tố,hay sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố để đưa doanh nghiệp mình luôn luônphát triển ổn định, cân đối và vững chắc
2.2 Cơ sở thực tiễn về hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.2.1 Kinh nghiệm của thế giới về hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa giống
Tại Thái Lan
Ở Thái lan, người ta đã đặt trọng tâm vào phát triển nông nghiệp trên quy
mô công nghiệp hiện đại, bằng các phương pháp sinh học tối tân, họ đã sản xuấthàng loạt giống cây trồng mới, được chọn lọc và cho nhân giống, lai tạo ranhững thế hệ cây trồng nhiều ưu điểm, cải tạo gen thành những giống cây khángbệnh, kháng sâu rầy, giảm bớt chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian chăm sóc, tạonên ưu thế vững chắc trong sản xuất nông nghiệp
Hơn 60% nông dân Thái Lan gồm 3,7 triệu nông hộ là những người trồnglúa trên tổng diện tích là 10,7 triệu Ha đất lúa Hàng năm sản xuất được 29,4triệu tấn lúa, tiêu thụ nội địa 21,4 triệu tấn, còn 8 triệu tấn được xuất khẩu khiếncho Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo chủ yếu trên thị trường thế giới
Trang 26Giống lúa nổi tiếng nhất là KHAO DAWK MALI 105 (HOM MALI) hay cóngọi là HƯƠNG NHÀI (JASMINE) có phẩm chất ngon, mềm và thơm.
Thái Lan có nguồn gen dồi dào về giống lúa Ngân hàng gen có hơn24.000 dòng/giống Gần 100 giống lúa cải tiến đã được công nhận đưa vào sảnxuất Tổng nhu cầu lúa giống của Thái Lan khoảng 1 triệu tấn Tuy nhiên, một
số nông dân thường tự để dành giống riêng trong 2-3 năm, trước khi thay thếbằng hạt giống mới Sở Lúa Gạo ước tính tổng nhu cầu lúa giống của Thái Lanxấp xỉ 571.000 tấn/năm
Tại Trung Quốc
Thực tế cho thấy lúa lai có thể cho năng suất cao hơn 20% so với năngsuất lúa thuần Trong những năm gần đây, diện tích lúa lai đã chiếm 50% (15triệu ha) trong tổng diện tích trồng lúa của Trung Quốc Năng suất trung bìnhcủa lúa lai là 7 tấn/ha trong khi năng suất trung bình của lúa thuần là 5,6 tấn/ha.Nếu làm một phép tính đơn giản chúng ta cũng có thể thấy sự gia tăng về tổngkhối lượng do lúa lai mang lại lớn như thế nào Lúa lai đã và đang giúp TrungQuốc giải quyết vấn đề lương thực và là nước có khả năng tự cung cấp lươngthực lớn nhất thế giới
Trung Quốc đang tiếp tục đạt được tiến bộ mới trong phát triển côngnghệ sản xuất lúa lai Tiếp theo thành công sản xuất lúa lai ba dòng vàonhững năm 70, lúa lai hai dòng được thương mại hóa vào năm 1995 Sau khiđược thương mại hóa, việc ứng dụng đưa vào sản xuất lúa lai hai dòng pháttriển nhanh chóng và đạt tới diện tích 2,6 triệu ha và chiếm gần 20% tổngdiện tích trồng lúa lai Năng suất của lúa lai hai dòng cao hơn từ 5-10% so vớinăng suất lúa lai ba dòng
Năm 1996, Trung Quốc tiến hành chương trình nghiên cứu siêu lúa lai và
đã cho ra đời những giống lúa có ưu thế về năng suất cao hơn khoảng 20% sovới lúa lai ba dòng Diện tích dự định dành cho những giống siêu cao sản này là
240 ngàn ha (năm 2000) vơi năng suất trung bình 9,6 tấn/ha Vào năm 2002,
Trang 27diện tích siêu lúa lai tăng đến 1,4 triệu ha với năng suất trung bình 9,1 tấn/ha.Các giống siêu hai dòng P64S/E32 và siêu ba dòng II-32A/Ming86 đạt năng suất
kỷ lục 17,1 tấn/ha vào năm 1999 và 17,95 tấn/ha vào năm 2001 Chất lượng gạocủa lúa lai cũng được chú ý đảm bảo trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm vàđưa vào sản xuất Trung Quốc tập trung phát triển các giống siêu thế hệ thứ haivới mục tiêu đạt năng suất 12 tấn/ha khi đưa vào sản xuất đại trà Các nhà khoahọc Trung Quốc cho rằng lúa siêu có một tương lai phát triển sáng sủa khi đãphủ diện tích tới 13 triệu ha hàng năm và làm tăng năng suất thêm 2,25 tấn/ha.Thành công này giúp nền nông nghiệp Trung quốc tin rằng sản lượng lươngthực đạt được 30 triệu tấn/năm đồng nghĩa với việc đảm bảo lương thực chothêm 75 triệu người
2.2.2 Kinh nghiệm trong nước về hiệu quả sản xuất kinh doanh
a Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty giống cây trồng Miền Nam.
Việt Nam có nhiều đơn kinh doanh giống cây trồng , nhìn chung cácCông ty này đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh của Công ty mình từ đó hoạtđộng của họ rất hiệu quả Cụ thể, Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam làmột trong những đơn vị hàng đầu về cung ứng hạt giống cây trồng đạt tiêuchuẩn quốc tế và đã đưa ra thị trường hàng trăm chủng loại hạt giống, đặc biệt lànhiều giống ngô lai, lúa lai, rau,… luôn được nhà nông tín nhiệm Công ty cổphần giống cây trồng Miền Nam, họ luôn chú trọng công tác đánh giá HQKD, từ
đó Công ty đã lập ra được các kế hoạch như: mở rộng hoạt động SXKD ở khuvực Tây nguyên và các tỉnh miền Trung, đầu tư cải tạo thêm văn phòng làmviệc Luôn cũng cố và duy trì cải tiến và mở rộng phạm vi áp dụng hệ thống quảlý tập trung vào chất lượng và hướng khách hàng theo tiêu chuẩn ISO 9001:
2000 Ưu tiền đầu tư các nguồn lực hoạt động nghiên cứu thị trường, marketing(trình diễn, tập huấn, tuyên truyền, quảng cáo), phát triển hệ thống đại lý, cảithiện hệ thống bán hàng theo hướng chính quy
Trang 28Xác lập các định mức vật tư, lao động để nâng cao hiệu quả quản lý sảnxuất Tăng cường công tác quản lý tài chính và hạch toán kinh tế toàn Công ty
để sử dụng hiệu quả Từ đó Công ty đã có bước phát triển với khối lượng sảnxuất cũng như tiêu thụ là cao Với tổng doanh thu và lợi nhuận từ hoạt độngkinh doanh cao Thông qua mạng lưới đại lý cung ứng hạt giống khắp các tỉnh,thành trong cả nước, nhiều nằm liền, doanh thu và lợi nhuận của Công ty nămsau cao hơn năm trước, riêng năm 2013 doanh thu đạt 22 triệu USD, lợi nhuận 3triệu USD được tạp chí Forbes công bố danh sách 200 công ty vừa và nhỏ códoanh thu dưới 1 tỷ USD tốt nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương (BUB)
b Chủ trương chính sách của Chính phủ, ngành nông nghiệp đối với việc
mở rộng sản xuất và sử dụng lúa giống chất lượng cao ở nước ta.
Trong định hướng phát triển nền nông nghiệp xanh của Bộ NN-PTNT thìyêu cầu đầu tiên phải là sử dụng hạt giống lúa tốt, được cơ quan có thẩm quyềnchứng nhận Muốn phát triển nền nông nghiệp xanh không thể sản xuất theohình thức nhỏ lẻ mãi được mà phải tổ chức lại theo mô hình cánh đồng mẫu lớn
để tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và ứng dụng đồng bộ khoa học, côngnghệ vào sản xuất Giá lúa giống trên thị trường hiện nay là rất cao, vì vậy việcsản xuất lúa giống tại chỗ để vừa chủ động nguồn lúa giống vừa kéo giá thànhgiảm xuống 1,3-1,5 lần so với lúa hàng hóa là việc làm rất có ý nghĩa, nhất làđiều kiện giá lúa lên xuống thất thường như hiện nay Đặc biệt, đối với cácgiống lúa đặc sản, công tác giống càng phải được đặt lên mục tiêu hàng đầu mới
có thể ổn định được chất lượng, hiệu quả và tiến tới xây dựng thương hiệu Đểthực hiện được các mục tiêu này Bộ đã có những chủ trương cụ thể sau:
Trong những năm trước mắt , phải tự tổ chức sản xuất được giống đối vớicác giống lúa đang dùng phổ biến và đã có đủ nguồn vật liệu khởi đầu Phải sảnxuất được các dòng A, B ,R đảm bảo độ thuần cao về di truyền, để sản xuất đạtyêu cầu cao về chất lượng, năng suất cao, giá thành hạ
Trang 29Tập trung nghiên cứu (kể cả nhập nội) các giống lúa cho năng suất khôngnhững cao mà phải có chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêucầu xuất khẩu, có nhiều tổ hợp, nâng cao tính đa dạng sinh học, thích ứng rộngvới các mùa vụ, các vùng sinh thái của cả nước, có khả năng đề kháng cao vớicác loại sâu bệnh.
Xây dựng hệ thống sản xuất lúa giống, mạng lưới kiểm định về chất lượnghạt giống để đảm bảo có đủ hạt giống chất lượng cung cấp cho người sản xuất
Có mạng lưới khuyến nông mạnh để đưa các tiến bộ kỹ thuật đến với ngườinông dân
Tăng cường hợp tác khoa học kỹ thuật với các nước trên thế giới đặc biệt
là với Trung Quốc và Thái Lan nhằm tiếp thu cập nhật nhiều thành tựu, côngnghệ mới Tạo cơ chế hấp dẫn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư nghiêncứu khoa học, sản xuất lúa giống có chất lượng tốt
2.2.3 Các nghiên cứu có liên quan
Đánh giá HQKD là một vấn đề hết sức quan trọng từ thực tế, các Công tycũng thường xuyên đánh giá và tìm các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinhdoanh nhằm phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của mình Đồng thời có nhiềucác báo cáo, các đề tài nghiên cứu, đánh giá HQKD, tìm các biện pháp nâng caoHQKD trong các Công ty giống như:
Luận văn: “Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phầngiống cây trồng trung ương” Thongsavanh KEOBOUALAPHA (2008) Đã chỉ
ra muốn nâng cao được hiệu quả SXKD thì việc nghiên cứu các vấn đề về thịtrường và tiêu thụ sản phẩm phải được thực hiện một cách thường xuyên vàliên tục Việc đào tạo và nâng cao về năng lực của đội ngũ cán bộ, công nhânviên của Công ty cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh cho Công ty Ngoài ra việc cải tiến công nghệ trong sản xuất và sửdụng hiệu quả nguồn vốn có hiệu quả có mức sinh lời ổn định cũng góp phần
Trang 30đem lại lợi nhuận và hiệu quả cao nhất mà Công ty cổ phần giống cây trồngTrung ương đạt được.
Luận văn: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty
cổ phần thức ăn chăn nuôi Đất Việt” Đường Thị Hải Yến ( Khóa 52) Đã chỉ ramuốn nâng cao được hiệu quả SXKD thì phải mở rộng quy mô sản xuất sao cho
có hiệu quả, huy động được các nguồn vốn đầu tư, sử dụng được nguồn vốn mộtcách có hiệu quả nhất Ngoài ra việc nâng cao chất lượng sản phẩm, các chínhsách hỗ trợ cho khác hàng về giá và kĩ thuật cũng là các biện pháp thiết yếu đểnâng cao được HQSX của công ty
Các đề tài này bước đầu đã đánh giá tốt về HQKD của các Công ty Tuynhiên nó vẫn chưa phản ánh hết các nội dung đánh giá hiệu quả kinh doanh
2.2.4 Bài học kinh nghiệm cho Công ty cổ phẩn giống cây trồng Quảng Ninh
Qua nghiên cứu và tìm hiểu về các hoạt động SXKD của một số Công tytrong và ngoài nước Có thể thấy được việc lựa chọn phương pháp, giải pháp vàchiến lược kinh doanh để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các quốcgia, địa phương và mỗi công ty là khá phong phú và đa dạng Từ thực tế đó, cóthể rút ra kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả SXKD cho Công ty cổ phầngiống cây trồng Quảng Ninh như sau:
Thứ nhất, việc nâng cao hiệu SXKD là một quá trình đòi hỏi doanhnghiệp cần phải có sự đầu tư lớn về mặt nhân lực, vật lực, cũng như phải cóchuẩn bị về mặt tài chính vững mạnh, và cần phải có triết lý kinh doanh rõ ràng
Thứ hai, việc nâng cao hiệu quả SXKD là việc làm quan trọng của mỗiCông ty nhưng không vì lợi nhuận trước mắt mà làm sai, làm ẩu đưa ra thịtrường các sản phẩm không tốt cho người tiêu dùng Phải đảm bảo được chấtlượng của mỗi sản phẩm khi đưa ra thị trường để xây dựng được lòng tin chokhách hàng, từ đó mở rộng thị trường và xây dựng chỗ đứng cho Công ty trước
sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay để Công ty phát triểnmột cách bền vững và hiệu quả
Trang 31Thứ ba, việc sử dụng lao động và đội ngũ quản lý trong Công ty là điềuhết sức cần thiết Sử dụng lao động với tay nghề cao sẽ giúp cho hiệu quả côngviệc được tăng lên đáng kể năng suất lao động cũng từ đó mà tăng lên Ngoài ra
sự chỉ đạo, theo dõi của ban lãnh đạo Công ty về tổ chức bố trí mọi công việcnội bộ cũng như các mối quan hệ trong và ngoài sẽ giúp Công ty có định hướngriêng đúng với khả năng của Công ty
Thứ tư, trong sản xuất sản phẩm cần phải có kế hoạch tiêu thụ rõ ràng,
từ đó thiết lập hệ thống phân phối, vận chuyển, từ đầu vào cho đến đầu ra thịtrường một cách đồng bộ, có hợp đồng, giao ước rõ ràng, tránh việc hàng sảnxuất ra không bán được, giảm thiểu việc bị trà trộn, làm nhái sản phẩm khi rađến thị trường
Trang 32PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1Một số đặc điểm của công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
a Giới thiệu về Công ty
Các thông tin cơ bản về Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh
- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG QUẢNG NINH
- Tên viết tắt: Q.S.C
- Tên tiếng anh: QUANG NINH SEED CORPORATION
- Địa chỉ: Xã Hưng Đạo – Huyện Đông Triều – Tỉnh Quảng Ninh
- Điện Thoại: 033 3870066 Fax: 033 3670145
- Email: Quangninhseed@gmail.com
- Lĩnh vực ngành nghề theo chứng nhận đăng ký kinh doanh:
Sản xuất, kinh doanh Xuất nhập khẩu giống cây trồng, thực hiện các đề tàinghiên cứu khoa học kĩ thuật, các dự án giống cây trồng, các chính sách trợ giá,trợ cước về giống cây trồng và dự phòng thóc giống Kinh doanh các loại vật tư
kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp.Chế biến, tiêu thụ các loại nông sản, thực
phẩm.Dịch vụ thương mại (Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kèm theo)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
22.03.000209, ngày 6/1/2004, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng ninh cấp
b Quá trình hình thành và phát triển công ty
Tiền thân của Công ty là Trại giống lúa cấp I Đông Triều, thành lập ngày18/08/1975, theo quyết định số 770/QĐ của Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Ninh, doCông ty nông nghiệp Quảng Ninh là Sở chủ quản Chức năng nhiệm vụ chủ yếu củaCông ty là sản xuất thóc giống cấp I Chỉ tiêu sản xuất được giao, nộp theo kế hoạchcủa Ủy ban kế hoạch Tỉnh
Trang 33Năm 1986 Công ty giống cây trồng Quảng Ninh được thành lập trụ sở đóngtại cột 8, thị xã Hòn Gai Trại giống lúa cấp I Đông Triều chuyển về trực thuộcCông ty, nhưng vẫn thực hiện theo cơ chế hạch toán độc lập để phát huy tính năngđộng của Trại.
Đến năm 1990 do SXKD thua lỗ, Công ty giải thể, Trại giống lúa Đông Triềulại trực thuộc Sở nông nghiệp quản lý Năm 1993 thực hiện nghị định 388/HĐBTngày 20/11/1991 và nghị định số 156/HĐBT ngày 7/05/1992 của Hội đồng Bộtrưởng (nay là chính phủ) về “ Quy chế thành lập và giải thể DNNN” Trại giống lúacấp I Đông Triều được UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép thành lập lại DNNN Xínghiệp giống cây trồng Đông Triều được thành lập theo quyết định số 95/QĐ –UBngày 25/03/1993, cơ quan chủ quản là sở nông nghiệp Quảng Ninh, chức năngnhiệm vụ của Xí nghiệp là SXKD giống cây trồng các loại
Từ tháng 06/1997, căn cứ vào nghị định số 56/CP ngày 02/10/1996 của chínhphủ về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, UBND tỉnh Quảng Ninh, sát nhập Xí nghiệp giống lúa Quảng Hà với Xí nghiệp giống cây trồngĐông Triều thành Công ty giống cây trồng Quảng Ninh và chuyển thành doanhnghiệp nhà nước hoạt động công ích, theo quyết định 1995/QĐ- UB ngày19/06/1997 của UBND tỉnh Quảng Ninh Thực hiện chủ trương đổi mới và sắp xếplại các doanh nghiệp nhà nước, Công ty được chuyển thành Công ty cổ phần giốngcây trồng Quảng Ninh được thành lập theo quyết định số 46/QĐ- UB ngày17/12/2003 của UBND tỉnh Quảng Ninh Với tỷ lệ cổ phần hóa 51,5% vốn nhà nước
và 48,5% vốn người lao động
Một lần nữa Công ty được nâng cấp, đổi tên thành Công ty cổ phần giống câytrồng Quảng Ninh Ngoài nhiệm vụ SXKD, Công ty còn thêm nhiệm vụ khảonghiệm các giống cây trồng mới và thực hiện các chính sách giống cây trồng để pháttriển nông nghiệp Từ khi thành lập đến nay, Công ty cổ phần giống cây trồng QuảngNinh luôn luôn phát triển không ngừng và là lá cờ đầu ngành nông nghiệp của tỉnhQuảng Ninh Hàng năm cung cấp hàng trăm các loại giống cây trồng khác nhau:
Trang 34Ngô, đỗ, lạc, khoai tây, các giống lúa thuần, các loại giống lúa lai với số lượng:753.592kg, doanh thu là:7.566.017.000 đồng và chọn lọc, nghiên cứu được nhiềuloại giống lúa cho năng suất cao, chất lượng gạo thơm, cơm dẻo, ngon Trong cơ chếthị trường như hiện nay, Công ty luôn là địa chỉ tin cậy cung cấp các loại giống câytrồng cho bà con nông dân, góp phần tăng năng suất, tổng sản lượng ổn định lươngthực và xuất khẩu trong và ngoài tỉnh của cả nước.
3.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty
1) Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ):
Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, Đại hội đồng cổ đông
là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề được Luậtpháp và điều lệ Công ty quy định Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báocáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty
cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh gồm có 05 thành viên
3) Ban kiểm soát (BKS):
Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra.BKS có nhiệm vụkiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáotài chính của Công ty.BKS hoạt động độc lập với HĐQT và Ban giám đốc
4) Ban giám đốc:
Ban giám đốc của Công ty gồm có Tổng giám đốc, 2 Phó tổng giám đốc
và 1 Kế toán trưởng
Trang 35Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty
và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụđược giao
Hai Phó tổng giám đốc là người giúp việc được phân công, chủ động giảiquyết những công việc đã được Tổng giám đốc ủy quyền và phân công theođúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của công ty
Kế toán trưởng là người tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phùhợp với tổ chức kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước giámđốc công ty về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Kếtoán trưởng Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kếtoán, có ý kiến bằng văn bản với Giám đốc công ty về việc tuyển dụng, thuyênchuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, giữ quỹ.Yêu cầu các bộ phận có liên quan trong Công ty cung cấp đầy đủ, kịp thời tàiliệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài sản chính của Kế toántrưởng, báo cáo bằng văn bản cho Giám đốc khi phát hiện các vi phạm pháp luật
về tài chính, kế toán trong công ty
5) Phòng kỹ thuật:
Xây dựng đề xuất, kiến nghị và tham gia thực hiện các quy trình chọn lọc
và nhân dòng giống, các giống theo yêu cầu của thị trường và thực hiện côngnghệ sản xuất hạt giống theo chương trình thống nhất của Công ty
Quản lý chất lượng giống cây trồng của Công ty từ chọn lọc nhân dòng,sản xuất chế biến đóng gói, đến bảo quản và tiêu thụ
Tổ chức khảo nghiệm kết hợp trình diễn một số giống mới có triển vọng đápứng nhu cầu cấp thiết của thị trường trong một số cơ sở trạm trại của Công ty
6) Phòng Kinh doanh – Tổng hợp:
Thu thập xử lý thông tin và xác định nhu cầu của thị trường giống câytrồng theo vùng, theo thời vụ Tổ chức và thực hiện các hợp đồng mua, bán sảnphẩm Đẩy mạnh dịch vụ các sản phẩm giống có sức cạnh tranh trên thị trường
Trang 36nhằm tăng thêm nguồn thu cho doanh nghiệp Từng bước đẩy mạnh xuất nhậpkhẩu giống cây trồng để tăng hiệu quả trong kinh doanh.
7) Phòng Kế toán tài vụ:
Thực hiện quản lý tài chính và hạch toán cho Công ty, phải đảm bảo vốncho SXKD và công nợ phải thu phải trả Tổ chức thực hiện kiểm toán nội bộtheo quý, làm báo cáo tài chính của Công ty với cơ quan quản lý nhà nước
9) Các đơn vị nghiên cứu, sản xuất trực thuộc:
Công ty có trung tâm chọn tạo khảo nghiệm giống cây trồng, xí nghiệpsản xuất lúa giống Việt Trung và xí nghiệp chế biến giống cây trồng.Đây lànhững cơ sở sản xuất có nhiệm vụ triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất cácloại giống của công ty
Trang 37Quan hệ điều hành trực tiếpQuan hệ kiểm tra giám sátQuan hệ thương tác hỗ trợ nhau
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của Công ty cổ phần
giống cây trồng Quảng Ninh
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
SX LÚA GIỐNG VIỆT - TRUNG
PHÒNG
KỸ THUẬT
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ
PHÒNG
TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN
T.TÂM CHỌN TẠO KHẢO NGHIỆM VÀ KIỂM NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
LÝ BÁN HÀNG
BỘ PHẬN CHỈ ĐẠO
SX GIỐNG
BỘ PHẬN LIÊN KẾT
SX GIỐNG
TỔ CHẾ
BIẾN
SỐ 1
TỔ CHẾ
BIẾN
SỐ 2
TỔ KĨ THUẬT CHỌN DÒNG
BỘ PHẬN KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG
TỔ KHẢO NGHIỆM
ĐỘI SẢN XUẤT GIỐNG LÚA THUẦN
SỐ 1
ĐỘI SẢN XUẤT GIỐNG LÚA THUẦN
SỐ 2
Trang 383.1.3 Tình hình lao động tại Công ty
Lao động là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động SXKD của doanhnghiệp, sử dụng lao động hợp lý, hiệu quả là mục tiêu của Công ty
Lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình SXKD của bất
cứ doanh nghiệp nào Do đó, số lượng lao động, chất lượng lao động cũng như
tổ chức công tác phân công lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả SXKD.Chính vì vậy việc tổ chức lao động cho sản xuất của Công ty là công việc hếtsức cần thiết, những năm qua Công ty đã không ngừng cải tiến cơ cấu tổ chứclao động, nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCNV để phục vụ sản xuất Ta có thểthấy được tình hình lao động của Công ty:
Qua bảng 3.1 ta thấy: Tổng số lao động của Công ty có sự biến động quacác năm Năm 2011 tổng số lao động của Công ty là 120 người, năm 2012 tổng
số lao động là 123 người, tăng 3 người tức là tăng 2.5%
Đến năm 2013 tổng số lao động là 118 người, giảm 5 người tức là giảm4,07% Nhìn chung sự biến động về số lao động tron g 3 năm không ảnhhưởng lớn tới sản xuất của Công ty Trong tổng số lao động đang làm việc tạiCông ty thì lao động trực tiếp sản xuất chiếm đa số qua các năm cụ thể là năm
2012 so với năm 2011 tăng 2 người tức là tăng 1,9% nhưng năm 2013 so vớinăm 2012 giảm 6 người tức là giảm 5,61% nguyên nhân là do một số người
đã đến tuổi về hưu
Trang 39Bảng 3.1: Tình hình lao động của công ty qua các năm Chỉ tiêu
Số người
Cơ cấu (%)
Số người
Cơ cấu (%)
Số người
Cơ cấu (%) 2012/2011 2013/2012
1.Phân theo tính chất công việc
Trang 40Về trình độ lao động của công ty thì khối lao động có trình độ sơ cấpchiếm tỷ lệ lớn (khoảng 65%) song khối lao động này có chiều hướng giảm đi,còn khối lao động có trình độ từ trung cấp đến đại học thì lại có chiều hướngtăng lên Năm 2012 so với năm 2011 lao động có trình độ đại học tăng 1 ngườitức là 7,69%, năm 2012 tăng 2 người tức là tăng 14,29% nguyên nhân do đơn vịtuyển thêm kỹ sư nhằm trẻ hóa đội ngũ cán bộ Điều đó cho thấy chất lượng laođộng của Công ty đang dần được nâng cao, Công ty đã chú trọng tới chất lượngcủa đội ngũ lao động.
Do nhu cầu, đặc điểm ngành nông nghiệp nên lao động nữ luôn chiếm tỷ
lệ cao trong tổng số lao động Năm 2013 số lượng lao động giảm kéo theo laođộng nữ giảm 3,95% tức là giảm 3 người Còn lao động nam giữa năm2011,2012 không thay đổi về số lượng nhưng thay đổi về cơ cấu giảm 0,96%,năm 2013 so với năm 2012 lao động nam giảm 2 người tức là 4,2%
3.1.4 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
a Tình hình tài sản của công ty
Tài sản là cơ sở vật chất của doanh nghiệp nó phản ánh quy mô doanhnghiệp cũng như mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vài trong sản xuất.TSCĐ đặc biệt là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải là điều kiện quantrọng và cần thiết nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất và hạ giáthành sản phẩm…
Trước hết ta cần xem xét kết cấu TSCĐ của công ty Kết cấu TSCĐ là tỷtrọng của từng loại, từng bộ phận của TSCĐ chiếm trong tổng TSCĐ xét về mặtgiá trị Phân tích kết cấu TSCĐ là xem xét đánh giá tính hợp lý về cơ cấu chủngloại TSCĐ so với tổng tài sản trên cơ sở đó xem xét đầu tư xây dựng TSCĐ theo
cơ cấu hợp lý nhất, nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng Tuy nhiên cơ cấuTSCĐ phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng ngành