Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là Đánh giá thực trạng và kết quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn. Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ các báo cáo tổng hợp của Ngân hàng CSXH, của các phòng ban địa phương, đồng thời kết hợp với phương pháp điều tra khảo sát thực địa, phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân được hưởng vốn vay ưu đãi trên địa bàn xã Hương Vĩ; từ đó chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tổ, thống kê, so sánh và hạch toán để phân tích các thông tin thu thập được. Các mục tiêu đã được thực hiện trong các phần nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại địa bàn. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một số nét nổi bật sau: Trong những năm qua, Ngân hàng CSXH huyện Yên Thế đã không ngừng mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn sản xuất, kinh doanh cho các hộ nghèo, hộ chính sách, đóng góp một phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của toàn huyện. Từ năm 2011 – 2013, nguồn vốn của Ngân hàng có sự tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,15%. Tuy vẫn còn sự phụ thuộc lớn vào nguồn vốn phân bổ từ trung ương, nhưng với sự tích cực của đội ngũ cán bộ công nhân viên Ngân hàng, khả năng huy động nguồn vốn tại địa phương cũng có những chuyển biến tích cực nhất định. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã cho thấy được sự linh hoạt trong công tác kế hoạch hóa và triển khai hoạt động khi có sự thay đổi về chính sách vĩ mô (chuẩn nghèo nước ta thay đổi năm 2011) nhằm đáp ứng được nhu cầu về vốn tăng vọt của người dân, đồng thời đảm bảo đôn đốc công tác thu nợ, thu lãi của Ngân hàng. Điều đó cho ta thấy sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền tại địa phương đã giúp đỡ tạo điều kiện tốt để cán bộ Ngân hàng có thể cung ứng vốn cho người dân và ngược lại người dân có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, từ đó phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn, giúp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo ngày càng trở nên nhanh chóng hơn. Cùng với những nỗ lực từ phía Ngân hàng, các hộ nghèo đã chủ động hơn trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay một cách có hiệu qủa. Qua nghiên cứu thực tế tại địa phương, chúng tôi nhận thấy nhu cầu về vốn vay của các hộ nghèo ngày một tăng lên, họ chủ yếu vay vốn ở mức trung bình và nhiều, để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của hộ, chủ động vươn lên thoát nghèo. Được sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể địa phương, kết quả sau khi sử dụng vốn vay ưu đãi của các hộ có những nét tích cực. Thu nhập được tăng lên, đời sống được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, đồng vốn đầu tư có hiệu quả giúp cho việc trả nợ vay Ngân hàng không còn là gánh nặng của họ nữa. Mặc khác, họ cũng đã có những thay đổi tích cực trong tư duy, lối suy nghĩ về nguồn tín dụng ưu đãi, họ đã nhận thức và đánh giá khá tốt về Ngân hàng CSXH Yên Thế, cũng như các hoạt động cho vay ưu đãi của Ngân hàng, đồng vốn vay thực sự đã mang lại những thay đổi tích cực đối với đời sống của các hộ vay vốn. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song để phát triển và nâng cao hiệu qua hoạt động cho vay hỗ trợ người nghèo hơn nữa, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo tịa địa phương trong thời gian tới thì Ngân hàng CSXH Yên Thế cần phải đưa ra được định hướng và các giải pháp cụ thể, đồng bộ nhằm nâng cao khả năng đáp ứng được nhu cầu về vốn ngày càng lớn của các hộ nghèo, hộ thuộc diện chính sách. Đồng thời các hộ vay vốn cần chủ động tích cực, phát huy vai trò chủ thể của mình, tích cực học hỏi kỹ thuật, phát huy các lợi thế vốn có, có ý thức tự vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống của bản thân và gia đình.
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong nghiên cứu này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong nghiên cứu đều được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Cẩm Tú i LỜI CẢM ƠN Trước hết cho cá nhân tôi được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, các thầy cô trong khoa Kinh tế & PTNT, đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có định hướng đúng đắn trong học tập cũng như trong tu dưỡng đạo đức. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Ths.Nguyễn Thị Thu Huyền, giảng viên khoa Kinh tế & PTNT, đã giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các vị lãnh đạo và cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Thế; chính quyền và nhân dân xã Hương Vĩ - huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Cẩm Tú ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài “Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là Đánh giá thực trạng và kết quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn. Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ các báo cáo tổng hợp của Ngân hàng CSXH, của các phòng ban địa phương, đồng thời kết hợp với phương pháp điều tra khảo sát thực địa, phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân được hưởng vốn vay ưu đãi trên địa bàn xã Hương Vĩ; từ đó chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tổ, thống kê, so sánh và hạch toán để phân tích các thông tin thu thập được. Các mục tiêu đã được thực hiện trong các phần nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại địa bàn. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một số nét nổi bật sau: Trong những năm qua, Ngân hàng CSXH huyện Yên Thế đã không ngừng mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn sản xuất, kinh doanh cho các hộ nghèo, hộ chính sách, đóng góp một phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của toàn huyện. Từ năm 2011 – 2013, nguồn vốn của Ngân hàng có sự tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,15%. Tuy vẫn còn sự phụ thuộc lớn vào nguồn vốn phân bổ từ trung ương, nhưng với sự tích cực của đội ngũ cán bộ công nhân viên Ngân hàng, khả năng huy động nguồn vốn tại địa phương cũng có những chuyển biến tích cực nhất định. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã cho thấy được sự linh hoạt trong công iii tác kế hoạch hóa và triển khai hoạt động khi có sự thay đổi về chính sách vĩ mô (chuẩn nghèo nước ta thay đổi năm 2011) nhằm đáp ứng được nhu cầu về vốn tăng vọt của người dân, đồng thời đảm bảo đôn đốc công tác thu nợ, thu lãi của Ngân hàng. Điều đó cho ta thấy sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền tại địa phương đã giúp đỡ tạo điều kiện tốt để cán bộ Ngân hàng có thể cung ứng vốn cho người dân và ngược lại người dân có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, từ đó phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn, giúp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo ngày càng trở nên nhanh chóng hơn. Cùng với những nỗ lực từ phía Ngân hàng, các hộ nghèo đã chủ động hơn trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay một cách có hiệu qủa. Qua nghiên cứu thực tế tại địa phương, chúng tôi nhận thấy nhu cầu về vốn vay của các hộ nghèo ngày một tăng lên, họ chủ yếu vay vốn ở mức trung bình và nhiều, để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của hộ, chủ động vươn lên thoát nghèo. Được sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể địa phương, kết quả sau khi sử dụng vốn vay ưu đãi của các hộ có những nét tích cực. Thu nhập được tăng lên, đời sống được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, đồng vốn đầu tư có hiệu quả giúp cho việc trả nợ vay Ngân hàng không còn là gánh nặng của họ nữa. Mặc khác, họ cũng đã có những thay đổi tích cực trong tư duy, lối suy nghĩ về nguồn tín dụng ưu đãi, họ đã nhận thức và đánh giá khá tốt về Ngân hàng CSXH Yên Thế, cũng như các hoạt động cho vay ưu đãi của Ngân hàng, đồng vốn vay thực sự đã mang lại những thay đổi tích cực đối với đời sống của các hộ vay vốn. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song để phát triển và nâng cao hiệu qua hoạt động cho vay hỗ trợ người nghèo hơn nữa, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo tịa địa phương trong thời gian tới thì Ngân hàng iv CSXH Yên Thế cần phải đưa ra được định hướng và các giải pháp cụ thể, đồng bộ nhằm nâng cao khả năng đáp ứng được nhu cầu về vốn ngày càng lớn của các hộ nghèo, hộ thuộc diện chính sách. Đồng thời các hộ vay vốn cần chủ động tích cực, phát huy vai trò chủ thể của mình, tích cực học hỏi kỹ thuật, phát huy các lợi thế vốn có, có ý thức tự vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống của bản thân và gia đình. v MỤC LỤC vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, HỘP viii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT CSXH Chính sách xã hội CTMTQG-GNBV Chương trình mục tiêu quốc gia – giảm nghèo bền vững DTTS Dân tộc thiểu số ĐTN Đoàn thanh niên ESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc TK-VV Tiết kiệm vay vốn UBND Ủy ban nhân dân XĐGN Xóa đói giảm nghèo XHCN Xã hội chủ nghĩa ix PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Năm 2011 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 80/NQ-CP, đưa ra những định hướng mới về giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2011- 2020, đặt mục tiêu giảm nghèo 4% hàng năm, tập trung huy động nguồn lực cho các huyện, xã, thôn bản nghèo nhất trong cả nước để thúc đẩy giảm nghèo nhanh tại các vùng khó khăn, DTTS và bãi ngang ven biển. Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững 2012 - 2015 (CTMTQG-GNBV), được phê duyệt vào tháng 10/2012, nhằm đẩy mạnh tốc độ giảm nghèo ở những địa bàn này; cải thiện chất lượng cuộc sống và sinh kế của người nghèo, người DTTS. Theo đó, nghèo đói là một trong những vấn đề nan giải mà mọi quốc gia trên thế giới đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đều phải quan tâm và tìm cách giải quyết.Việc tấn công vào nghèo đói là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Đại Hội VII của Đảng đã xác định xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trình kinh tế xã hội vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản lâu dài. Đồng thời việc xoá đói giảm nghèo đòi hỏi cũng phải có những chính sách thích hợp thì mới đạt được hiệu quả. Trong các báo cáo của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đánh giá những chính sách mà nhà nước đưa ra không những góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần phát triển các ngành kinh tế, cải thiện đời sống người nghèo để giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Khi Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, công tác giảm nghèo là một nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết và những chính sách của nhà nước càng có ý nghĩa nhiều hơn nữa đối với công tác giảm nghèo. 1 [...]... hiệu quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cho hộ nghèo nói riêng; - Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang; 2 - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo của. .. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Các hoạt động tín dụng cho hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và kết quả của các hoạt động đó - Các hộ dân vay vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội tại xã Hương Vĩ 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu a Phạm vi không gian: - Ngân. .. như thế nào? Tác động của nó ra sao? Để trả lời những câu hỏi trên, chúng tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 1.2 Mục tiêu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và kết quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang từ đó đề xuất các... không gian: - Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên thế - Xã Hương Vĩ, huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang b Phạm vi thời gian Nguồn số liệu thu thập từ các báo cáo trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013 Số liệu điều tra được thu thập từ tháng 1/ 2014 đến tháng 5/2014 c Phạm vi nội dung Nghiên cứu kết quả của hoạt động tín dụng cho hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang 3 PHẦN II CƠ... Ngân hàng và các nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật Ngân hàng 2.1.1.2 Vai trò của hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng hay cho vay là hoạt động quan trọng của Ngân hàng, là hoạt động đem lại cho Ngân hàng một khoản lợi nhuận rất lớn, khoản mục cho vay chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tài sản của Ngân hàng (khoảng 70%) với quy mô như vậy cho vay ảnh hưởng đến nhiều chiến lược hoạt động của Ngân hàng. .. chính sách xã hội UBND xã, thị trấn, Ban xóa đói giảm nghèo Sơ đồ 3.1 Quy trình thực hiện vay vốn tại Ngân hàng CSXH Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Thế Trong đó: (1): Hộ nghèo gửi đơn vay vốn lên các hội Nông dân, hội Phụ nữ, ĐTN xã, thị trấn (2): Các hội xét và lập “danh sách hộ gia đình nghèo xin vay vốn Ngân hàng 21 “ gửi ban xóa đói giảm nghèo (3): UBND xã, thị trấn xét duyệt danh sách. .. 2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH Việt Nam, chính thức khai trương đi vào hoạt động từ 24 tháng 6 năm 2003 Để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có cơ hội được vay vốn Ngân hàng để phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo Hình 3.1 Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Thế... trả cho nó sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng Vì vậy việc nghiên cứu tình hình huy động vốn của Ngân hàng là quan trọng khi muốn tăng cường hoạt động cho vay Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội thì nguồn vốn chủ yếu là từ ngân sách, còn lại là vốn huy động từ các tổ tiết kiệm và vay vốn địa phương - Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, ... vốn Ngân hàng CSXH: Đây là Ngân hàng chuyên cho các hộ nông dân vay theo hình thức xóa đói giảm nghèo và chương trình cho vay giải quyết việc làm Hộ nghèo vay vốn ở Ngân hàng này phải thực sự sử dụng vốn vay vào sản xuất kinh doanh dịch vụ, tuyệt đối không sử dụng vốn vào mục đích tiêu dùng, sinh hoạt Tổ vay vốn (Hội ND, Hội PN, ĐTN Hộ nghèo Ban đại diện hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH Ngân hàng chính. .. niệm về tín dụng, có các định nghĩa về hoạt động tín dụng, cấp tín dụng cũng được đưa ra: -Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng dưới các hình thức khác nhau -Hoạt động cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, . định của địa phương nơi thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Cẩm Tú i LỜI CẢM ƠN Trước hết cho cá nhân tôi được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo. tập tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Cẩm Tú ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài “Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo của Ngân hàng. như trong tu dưỡng đạo đức. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Ths .Nguyễn Thị Thu Huyền, giảng viên khoa Kinh tế & PTNT, đã giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo