Có thể nói Liên Hợp Quốc là tổ chức đi đầu trong mọi hoạt động mà đặc biệt là những hoạt động bảo vệ phụ nữ, hoạt động tạo điều kiện cho phụ nữ tiến bộ và phát triển. Bản Hiến chương Liên Hợp Quốc là văn kiện toàn cầu đầu tiên kêu gọi bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, đánh dấu bước đầu sự thay đổi mang tính lịch sử trong các vấn đề chính trị. Năm 1979, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Bằng hàng loạt các hội nghị toàn cầu hội nghị thượng đỉnh, Liên Hợp Quốc đã tập trung bảo đảm bình đẳng cho phụ nữ tạo các hoạt động để ủng hộ sự tiến
phụ nữ như Ủy ban địa vị phụ nữ (CSW) nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, Ủy ban xóa bỏ phân biệt với phụ nữ, đây là ủy ban giám sát việc thực hiện công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ gồm 156 nước thành viên.
Mới đây trong bài viết của Ngoại trưởng Australia Julie Bishop nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2014 đã cho rằng “Trao quyền cho phụ nữ là một
trong những phương thức hiệu quả nhất để giúp tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống của hàng triệu người dân tại các nước đang phát triển trong khu vực.” Australia đã có những dự án để hỗ trợ cho phụ nữ các nước đang
phát triển. Cụ thể tại Việt Nam, Australia sẽ đầu tư hơn 2 triệu đô la vào một dự án hợp tác nghiên cứu nông nghiệp mới, được thực hiện thông qua Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR). Chương trình này sẽ hỗ trợ hơn 2000 phụ nữ từ các hộ gia đình dân tộc thiểu số và các nông hộ nghèo và canh tác quy mô nhỏ ở tỉnh Lào Cai, giúp họ mở rộng sản xuất rau và tăng doanh thu lên khoảng 3,4 triệu USD mỗi năm.
Tại Papua New Guinea, Australia đã đầu tư 3 triệu đô la vào dự án Trung tâm Giải quyết Các trường hợp Bạo lực Gia đình và Tình dục tại Lae. Trung tâm này sẽ tạo cơ hội cho phụ nữ được tiếp cận với dịch vụ y tế, hỗ trợ pháp lý, nhà ở và các dịch vụ khác.