Phụ nữ DTTS đối với vai trò sản xuất

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 64 - 79)

4.1.2.1 Phụ nữ DTTS trong hoạt động trồng trọt

Sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng tại xã Đồng Tuyển, nó là nghành nghề chính của phụ nữ nơi đây. Tuy nhiên mỗi gia đình sẽ tổ chức hoạt động tạo thu nhập theo các hình thức khác nhau, tùy thuộc vào khả năng của mình và điều kiện của địa phương. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các hộ gia đình thường thu hút sự tham gia của các thành viên. Tuy nhiên, sự tham gia này có thể không như nhau ở từng công việc cụ thể trong từng gia đình, nó không những dựa vào đặc điểm sinh học, sức khỏe của mỗi giới mà còn được quy định theo thói quen tục lệ và truyền thống lâu đời.

Chúng tôi tiến hành điều tra 80 hộ, trong đó mỗi dân tộc được điều tra lại có số hộ tham gia trồng trọt khác nhau. Dân tộc Giáy có 24/30 hộ tham gia sản xuất nông nghiệp, dân tộc Dao có 27/30 hộ và dân tộc Kinh có 13/30 hộ sản xuất nông nghiệp.

Để hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của người phụ nữ DTTS, ta sẽ đi tìm hiểu quá trình phân công lao động giữa vợ và chồng trong quá trình trồng trọt ở các hộ điều tra, được tổng hợp tại bảng 4.3:

Bảng 4.3 Người ra quyết định và người thực hiện các khâu trong trồng trọt trong gia đình dân tộc Giáy, Dao, Kinh ĐVT: %

Chỉ tiêu

Hộ gia đình dân tộc Giáy Hộ gia đình dân tộc Dao Hộ gia đình dân tộc Kinh

Vợ Chồng Cả hai Người khác Vợ Chồng Cả hai Người khác Vợ Chồng Cả hai Người khác 1. Ra quyết định Giống cây trồng 75,00 16,67 8,33 0 25,93 55,56 18,52 0 30,77 15,38 53,85 0 Kỹ thuật canh tác 66,67 20,83 12,5 0 22,22 62,96 14,81 0 15,38 15,38 69,24 0 Mua công cụ SX 8,33 79,17 12,5 0 14,81 59,26 25,93 0 7,69 61,54 30,77 0 Mua vật tư NN 16,67 70,83 12,5 0 18,52 44,44 37,04 0 0 76,92 23,08 0 Bán sản phẩm 100,00 0 0 0 33,33 51,85 14,82 0 100,00 0 0 0 2. Người thực hiện Làm đất 100,00 0 0 0 70,37 29,63 0 0 15,38 23,08 0 61,54 Gieo cấy 100,00 0 0 0 100,00 0 0 0 100,00 0 0 0 Bón phân 91,67 0 8,33 0 100,00 0 0 0 76,92 0 23,08 0 Làm cỏ 54,17 12,5 33,33 0 62,96 0 37,04 0 46,15 23,08 30,77 0

Phun thuốc trừ sâu 100,00 0 0 0 88,89 11,11 0 0 15,38 84,62 0 0

Những con số trong bảng 4.3 đã cho ta thấy vai trò ra quyết định và thực hiện các khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp là khác nhau ở các dân tộc.

a) Người ra quyết định

- Qua bảng 4.3 ta thấy quyết định giống cây trồng và kỹ thuật canh tác nhóm hộ dân tộc Giáy chủ yếu là người vợ, trong khi đó ở nhóm hộ dân tộc Dao thì người chồng là người quyết định chủ yếu, còn đối với nhóm hộ dân tộc Kinh thì đã có sự thống nhất ý kiến bàn bạc giữa vợ và chồng.

+ Các nhóm hộ dân tộc Giáy được điều tra thì người vợ là người quyết định chủ yếu vì họ là lực lượng lao động chính trong hoạt động trồng trọt nên họ am hiểu hơn vì thế mà họ quyết định luôn việc chọn giống cũng như kỹ thuật canh tác. Ở đây họ không chỉ là người thực hiện mà còn phải ra quyết định về giống và kỹ thuật nuôi trồng, điều đó đã tạo thêm gánh nặng cho người phụ nữ vì trong gia đình không có ai san sẻ công việc cùng.

+ Các nhóm hộ dân tộc Dao thì người chồng mới là người quyết định chính vì những hộ này phần lớn có chủ hộ là nam giới, người chồng lại là cán bộ xã, có trình độ nhất định lại thường xuyên được tiếp thu kỹ thuật mới, tham gia các lớp tập huấn nên họ giữ vai trò quyết định.

+ Còn với nhóm hộ dân tộc Kinh thì có sự bàn bạc giữa vợ và chồng. Đa số các hộ cho rằng mặc dù người vợ là người trực tiếp tham gia sản xuất, thực hiện các khâu trong trồng trọt có kỹ năng thực tế trong việc quyết định giống, kỹ thuật canh tác. Song hiện nay để nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập thì cần áp dụng kỹ thuật tiên tiến, giống tốt mà việc này thì người chồng mới biết rõ vì họ thường xuyên được xem tivi, nghe đài báo, hội nông dân phổ biến, vì thế mà trong gia đình hai vợ chồng đã cùng bàn bạc để đưa ra quyết định. Đây là một dấu hiệu tích cực, cho thấy những người phụ nữ đã nhận được sự chia sẻ từ người chồng của mình ngày một tăng.

- Quyết định mua công cụ sản xuất và mua vật tư nông nghiệp thì ở cả ba nhóm hộ người chồng giữ vai trò chính vì họ cho rằng người sử dụng máy móc trong nông nghiệp chủ yếu là nam giới, họ am hiểu hơn trong khi người phụ nữ không biết công việc đó cần loại máy móc nào, quy mô sản xuất ra sao. Tuy nhiên qua bảng 4.3 ta thấy mặc dù người chồng giữ quyết định chính ở cả ba nhóm hộ song đã có sự bàn bạc với người vợ trong việc ra quyết định, tỷ lệ này tăng dần đối với nhóm hộ dân tộc Dao và Kinh.

- Về việc bán sản phẩm thì với nhóm dân tộc Giáy và Kinh thì 100% là người vợ quyết định vì họ là người chăm lo công việc gia đình con cái, thường xuyên phải đi mua bán, tiếp xúc với thị trường nên nắm rõ được giá cả, nhu cầu thị trường, còn với dân tộc Dao thì người chồng quyết định chính nhưng cũng có bàn bạc với vợ để đem bán với mức giá cao, đem lại lợi nhuận.

b) Người thực hiện các khâu trong quá trình trồng trọt

+ Theo số liệu trong bảng 4.3 thì mỗi gia đình và mỗi dân tộc lại có sự phân công công việc khác nhau. Với công việc làm đất như cày, bừa thì nhóm dân tộc Giáy 100% là người vợ thực hiện. Đây là công việc cần nhiều đến sức khỏe nhưng phụ nữ vẫn phải làm vì người chồng trong gia đình có vai trò quyết định các công việc, chứ không phải làm. Ngoài ra do nhận thức thấp nên họ cam chịu, chưa nhận được sự chia sẻ công việc của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên đã có sự thay đổi đối với nhóm dân tộc Dao, mặc dù người vợ vẫn phải đảm nhiệm việc làm đất (70,37%) nhưng dù sao cũng đã có sự giúp đỡ từ người chồng (29,63%). Còn với nhóm dân tộc Kinh thì người vợ phải làm công việc này ít hơn hẳn hai nhóm dân tộc trên (15,38%), người chồng do có nhận thức nhất định nên đã san sẻ phần nào công việc này với vợ. Hơn nữa do có điều kiện kinh tế khá vì tham gia buôn bán, kinh doanh dịch vụ nhỏ nên những công việc nặng nhọc như làm đất họ thuê người về làm là chủ yếu (61,54%).

+ Công việc gieo cấy ở cả 3 nhóm dân tộc đều là người vợ đảm nhiệm 100%.

+ Công việc bón phân: Đối với nhóm dân tộc Dao do 100% người vợ đảm nhiệm, đối với nhóm dân tộc Giáy đa phần là do người vợ làm (91,67%), một số ít hộ là cả 2 vợ chồng cùng làm (8,33%). Với dân tộc Kinh thì số phụ nữ phải đi bón phân đã giảm xuống còn (76,92%), đồng nghĩa với việc cả 2 cùng làm tăng lên (23,08%).

+ Làm cỏ: Cả 3 nhóm dân tộc đều là người phụ nữ làm là chủ yếu, nhóm dân tộc Giáy chiếm 54,17%, nhóm dân tộc Dao là 62,96% và nhóm Kinh là 46,15%. Mặc dù vậy công việc này đã có sự chia sẻ từ người chồng ngày một tăng, trước kia những công việc này được cho là việc của “đàn bà”, đàn ông không đáng làm những việc này.

+ Phun thuốc trừ sâu: Ở nhóm dân tộc Giáy 100% người vợ phải 1 mình làm. Với nhóm dân tộc Dao đa số người vợ vẫn phải tự mình phun thuốc trừ sâu (88,89%), và nhóm dân tộc Kinh tỷ lệ người vợ phải làm đã giảm xuống nhiều (15,38%), mà chủ yếu là người chồng làm giúp (84,62%). Đây là những công việc độc hại, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người phụ nữ.

Chị Vi Văn Mơ chia sẻ về việc phun thuốc trừ sâu như sau:

Hộp 4.1 Công việc phun thuốc trừ sâu

Từ trước tới nay, toàn mình đi phun thuốc trừ sâu thôi. Đợt trước đang mang thai đứa thứ 3 mà vẫn phải cố đi đấy, cũng biết như thế ảnh hưởng sức khỏe lắm nhưng mình không làm thì ai làm cho, chồng mình thì chỉ quyết định cái này cái kia thôi.

+ Thu hoạch: Đại đa số các gia đình đều có cả vợ và chồng cùng tham gia thu hoạch. Điều đó cho ta thấy người chồng cũng đã chia sẻ công việc với người vợ, giúp người vợ bớt đi gánh nặng công việc.

4.1.2.2 Phụ nữ DTTS trong hoạt động chăn nuôi

Ngoài trồng trọt, chăn nuôi cũng là hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo thu nhập cho các nhóm hộ dân tộc trên địa bàn xã. Các loại gia súc, gia cầm được nuôi chủ yếu là lợn, gà, trâu, bò, ngan vịt. Hầu hết các hộ đều chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là tận dụng thời gian rảnh rỗi của sản xuất nông nghiệp, tận dụng những sản phẩm của nghành trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi. Trong quá trình chăn nuôi, việc phân công lao động giữa vợ và chồng ở các hộ điều tra được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4 Người ra quyết định và người thực hiện các khâu trong chăn nuôi của các hộ điều tra dân tộc Giáy, Dao, Kinh

(ĐVT: %) Chỉ tiêu Hộ gia đình dân tộc GiáyVợ Chồng Cả hai Hộ gia đình dân tộc DaoVợ Chồng Cả hai Hộ gia đình dân tộc KinhVợ Chồng Cả hai 1. Người ra quyết định

Giống vật nuôi 13,04 86,96 0 15,38 84,62 0 22,22 77,78 0

Kỹ thuật nuôi 0 100,00 0 7,69 92,31 0 11,11 88,89 0

Quy mô nuôi 8,70 73,91 17,39 7,69 76,92 15,38 11,11 55,56 33,33

Mua thức ăn, thuốc 4,35 95,65 0 26,92 73,08 0 33,33 66,67 0

Bán sản phẩm 8,70 65,22 26,09 7,69 80,77 11,54 22,22 55,56 22,22

2. Người thực hiện

Làm chuồng trại 0 100,00 0 0 100,00 0 0 100,00 0

Mua giống 82,61 17,39 0 100,00 0 0 100 0 0

Cho ăn và vệ sinh chuồng trại 100,00 0 0 88,46 11,54 0 66,67 33,33 0

Bán sản phẩm 100,00 0 0 100,00 0 0 100,00 0 0

Qua bảng 4.4 cho thấy trong chăn nuôi, phụ nữ chủ yếu thực hiện các khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, vốn đòi hỏi nhiều thời gian và sự tỷ mỉ, khéo léo. Quyết định về hình thức, quy mô nuôi chủ yếu là thuộc về người đàn ông.

a) Người ra quyết định

- Ở cả 3 nhóm dân tộc thì quyết định về giống vật nuôi, kỹ thuật nuôi, quy mô nuôi, mua thức ăn, thuốc là của người chồng vì nó đòi hỏi sự mạnh dạn cũng như phải có tính toán trước. Người vợ tự quyết định các công việc này rất ít. Riêng việc ra quyết định quy mô nuôi thì đã có sự bàn bạc, thống nhất giữa vợ và chồng ở các nhóm hộ, nhóm dân tộc Giáy và Dao lần lượt là 17,39% và 15,38%, còn nhóm dân tộc Kinh là 33,33%.

- Về bán sản phẩm thì ở các nhóm hộ đã có sự bàn bạc ý kiến của 2 vợ chồng để đạt năng suất, sản lượng cao nhất (dân tộc Giáy có tỷ lệ bàn bạc cao nhất chiếm 26,09%, dân tộc Dao và Kinh lần lượt là 11,54% và 22,22%). Ta thấy ít nhiều vai trò của người phụ nữ đã được nhìn nhận, được quyết định chứ không chỉ là người tuân theo thực hiện.

b) Người thực hiện các khâu trong quá trình chăn nuôi

- Làm chuồng trại: Các hộ gia đình ở cả 3 dân tộc đều do người chồng làm vì họ có đầu óc thiết kế ra những ô chuồng phù hợp, kiên cố, hơn nữa họ cũng là người quyết định về giống nuôi, quy mô nuôi nên làm chuồng trại luôn sẽ hợp lý hơn vì đã có tính toán trước.

- Mua giống, cho ăn và vệ sinh chuồng trại: Những công việc này đều do người vợ đảm nhiệm là chủ yếu. Còn lại thì có 1 số hộ gia đình có thêm sự giúp đỡ của người chồng trong 1 số công việc như mua giống, cho ăn và vệ sinh chuồng trại nhưng tỷ lệ này là không cao. Cụ thể, việc mua giống, nhóm dân tộc Giáy sự giúp đỡ từ người chồng chiếm 17,39%. Trong việc cho ăn và vệ sinh chuồng trại thì sự giúp đỡ từ người chồng ở nhóm dân tộc Dao và Kinh với tỷ lệ lần lượt là 11,54% và 33,33%. Qua đó cho thấy người phụ nữ DTTS phải làm việc tất bật cả ngày, ngoài thời gian đi làm đồng về lại còn lo

cho lợn, gà ăn nên thời gian nghỉ ngơi là rất ít.

- Bán sản phẩm: Ở cả 3 nhóm hộ dân tộc người vợ là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc bán sản phẩm. Do họ thực hiện khâu chăm sóc nên biết rõ thời điểm đem bán thích hợp.

* Nhận xét chung

Phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình, họ tham gia hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp, tham gia lao động tạo thu nhập góp phần quan trọng nâng cao đời sống bản thân và gia đình. Trong trồng trọt, họ đóng vai trò chính ở tất cả các khâu, thậm chí còn đảm nhiệm những việc nặng nhọc của đàn ông như cày, bừa, làm đất hay những công việc độc hại (phun thuốc trừ sâu) ảnh hưởng tới sức khỏe của người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai, chỉ 1 số ít công việc là được sự giúp đỡ từ chồng. Họ là người thực hiện chính nhưng vẫn cam chịu, chấp nhận thiệt thòi, thực hiện theo quyết định của chồng vì người chồng mới là người ra quyết định chính. Trong chăn nuôi, người phụ nữ cũng đảm nhiệm những công việc chính như chăm sóc, nuôi dưỡng, còn quyết định về hình thức, quy mô nuôi là của người đàn ông. Tuy nhiên ở những hộ dân tộc Kinh hay một số hộ có điều kiện của nhóm dân tộc Giáy, Dao thì người chồng đã có sự chia sẻ gánh nặng công việc với vợ, đã tham gia cùng làm và cùng bàn bạc với vợ trong việc ra quyết định về các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp.

4.1.2.3 Vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển lâm nghiệp và nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống

Trồng trọt và chăn nuôi là 2 ngành nghề chính của các hộ trong xã. Tuy nhiên ngoài sản xuất nông nghiệp các hộ gia đình còn tham gia phát triển lâm nghiệp. Đây là những diện tích rừng trồng theo chương trình giao đất giao rừng đến từng hộ đặc biệt là các hộ nghèo trên địa bàn xã. Các loại cây được các hộ trồng chủ yếu là cao su, các loại cây lâm nghiệp lấy gỗ…. Trong 80 hộ được hỏi thì có tới 30 hộ tham gia phát triển lâm nghiệp với tổng diện tích là

30ha. Đối với những hộ này, do không đủ tiền để thuê lao động ngoài nên chủ yếu các hộ tự sử dụng sức lao động trong gia đình. Tuy nhiên, các hộ hầu hết đều cho rằng trồng rừng không mang lại nhiều hiệu quả kinh tế vì các mùa khô đều không tránh khỏi nạn cháy rừng, làm mất rất nhiều diện tích rừng trồng. Khi tham gia vào hoạt động lâm nghiệp thì vai trò của người phụ nữ trong các nhóm dân tộc vẫn chưa được phát huy nhiều. Người phụ nữ chỉ tham gia vào trồng mới rừng, chăm sóc các cây con. Còn người đàn ông lại tham gia vào vấn đề khai thác rừng, đặc biệt khoản tiền thầu rừng hàng năm của các hộ có khi người đàn ông được hưởng.

Với đức tính cần cù, chịu khó, khéo léo, dẻo dai của mình, người phụ nữ thuộc một số hộ gia đình thuộc dân tộc Giáy và Dao còn tranh thủ thời gian tham gia nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như dệt vải thổ cẩm để may trang phục vào những lúc rảnh rỗi, ít việc. Đối với nhu cầu ăn mặc, chị em đã cung cấp cho cả gia đình những đồ dùng bằng vải như chăn, vải, đệm, quần áo, khăn túi. Nghề dệt truyền thống này được bắt đầu từ khâu chuẩn bị nguyên liệu. Cây bông cho nguyên liệu dệt là cây trồng gắn liền với phụ nữ

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 64 - 79)