Những chính sách trong phát triển phụ nữ DTT Sở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 32 - 35)

Ngay từ khi mới thành lập, Đảng Cộng Sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 10/1930 đã khẳng định: “Vấn đề giải phóng phụ nữ

và sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một trong mười nhiệm vụ quan trọng của Đảng”. Phụ nữ đã được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều mặt, phụ nữ

không chỉ là người được hưởng lợi từ nhiều thành quả của đất nước mà còn là nhân tố quan trọng tham gia vào hoạt động sản xuất, công tác quản lý xã hội.

Theo Điều 6, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã quy định: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang nhau về mọi

phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa”. Theo điều 9, Hiến pháp năm 1946

đã khẳng định: “Mọi quyền lực trong nước thuộc về nhân dân Việt Nam,

không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, giàu, nghèo, giai cấp…” và “phụ nữ bình đẳng với nam giới trên mọi phương diện”.

Hiến pháp năm 1954, Điều 24 có nêu: “Phụ nữ được hưởng quyền

bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải đặc biệt chú ý đến sức lao động phụ nữ, phụ nữ là đội quân rất đông. Phải giữ gìn sức khỏe cho họ để chị em tham gia lao động sản xuất được tốt”.

Hiến pháp được bổ sung và sửa đổi năm 1959, 1980 và 1992 đều thể hiện quyền bình đẳng nam nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo quy định của hiến pháp năm 1992, phụ nữ có quyền và ngang quyền với nam giới trong việc tham gia bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tham gia quản lý Nhà nước và tham gia vào các hoạt động chính trị; công dân nam nữ có quyền ngang nhau về kinh tế. Hiến pháp năm 1992 cũng quy định phụ nữ có quyền cơ bản đối với văn hóa, giáo dục, ghi nhận các quyền tự do cá nhân của phụ nữ như tự do tín ngưỡng, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; quyền

bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín…

Năm 1993, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam được thành lập (là cơ quan Nhà nước chính thức chịu trách nhiệm trong việc tăng cường bình đẳng giới, đây là ủy ban phối hợp đa lĩnh vực cấp cao được báo cáo trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ) với mạng lưới các ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở tất cả các bộ, ngành và 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kế hoạch hoạt động đến năm 2005 của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được phê duyệt vào tháng 12/2002. Nghị quyết 04/NQ – TW ban hành ngày 12/07/1993 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII “Về đổi mới và tăng cường

công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới” đã khẳng định giải phóng phụ

nữ là một mục tiêu và nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xác định sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình.

Tháng 6/1994, Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội khóa IX thông qua, được sửa đổi và bổ sung một số điều vào năm 2002, đã dành một chương gồm 10 điều q uy định riêng đối với lao động nữ như quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng mọi mặt với nam giới, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ, mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ, nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ.

Quyết định số 19/2002/QĐ – TTg ngày 21/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 với mục tiêu tổng quát là: “Nâng cao chất lượng đời sống vật

chất và tinh thần của phụ nữ. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”.

Nghị quyết 11/NQ – TW ngày 24/07/2007 của Bộ Chính trị về “Công

tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” với mục tiêu là

phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; phụ nữ có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, tham gia ngày càng nhiều công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; phụ nữ đóng góp ngày càng to lớn cho xã hội và gia đình, phấn đấu để nước ta là một quốc gia có thành tựu về bình đẳng giới tiến bộ nhất khu vực.

Quyết định số 2531/QĐ – TTg ngày 24/12/2010 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu tổng quát

“Đến năm 2020, về cơ bản, đảm bảo bình đẳng thực chất giũa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.

Chiến lược xác định 7 mục tiêu và 22 chỉ tiêu cụ thể trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động – việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa và thông tin, gia đình và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bình đẳng giới. Đây là lần đầu tiên chính phủ ban hành các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, làm cơ sở cho việc ban hành các giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

Đó là những Chỉ thị, Nghị quyết thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng về công tác phụ nữ nói chung, giúp cho phụ nữ phát huy được vai trò của mình. Về phụ nữ DTTS có:

Quyết định 554/QĐ - TTg ngày 4/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và

đồng bào DTTS từ năm 2009 đến năm 2012”. Trong đó có Tiểu đề án 4 là: “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ nông dân và phụ nữ DTTS”.

Tiểu đề án này có cơ quan chủ trì là Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, cơ quan phối hợp là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban

Dân tộc, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, các Bộ, ngành, địa phương liên quan. Mục tiêu của đề án này là nâng cao hiểu biết của phụ nữ nông dân và phụ nữ DTTS về những quy định của pháp luật liên quan đến bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ trẻ em, nuôi con nuôi, khiếu nại, tố cáo, ma túy, mại dâm, phòng, chống tội phạm. Qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật cho phụ nữ nông dân và phụ nữ DTTS; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ nông dân và phụ nữ DTTS.

Chính sự nhận thức đúng đắn của Đảng và Nhà nước về vai trò to lớn của phụ nữ trong xây dựng đất nước, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thể hiện trong các văn bản trên đã tạo điều kiện cho phụ nữ nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng phát huy được tiềm năng to lớn của mình, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 32 - 35)