Sự đóng góp vào thu nhập gia đình và thời gian làm việc trong ngày của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 91 - 94)

của các hộ điều tra

a) Sự đóng góp vào thu nhập gia đình các các hộ điều tra

Trong mỗi hộ gia đình thì cả vợ và chồng đều tham gia lao động sản xuất để tạo thu nhập nâng cao cuộc sống gia đình. Sự đóng góp vào thu nhập gia đình là một tiêu chí để đánh giá vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình. Như ở trên đã phân tích người vợ có thời gian làm việc trong ngày lớn hơn rất nhiều so với người chồng vì thế họ là nhân tố chính đóng góp sức lực vào thu nhập gia đình. Tuy nhiên khi được hỏi ai là người đóng góp nhiều tiền nhất trong gia đình thì người đàn ông chiếm tỷ lệ lớn hơn, được đánh giá cao hơn cả, điều đó được thể hiện qua bảng 4.9.

Trong những năm qua tổ chức Hội phụ nữ đã tổ chức nhiều hoạt động như tập huấn, dạy nghề, sinh hoạt Câu lạc bộ về khoa học kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, kỹ năng giao tiếp, kiến thức pháp luật… góp phần nâng cao nhận thức cho chị em trong xã để họ phát huy tốt vai trò của mình. Trong các buổi sinh hoạt một số chị em đã tích cực phát biểu ý kiến thể hiện sự trưởng thành về mặt nhận thức xã hội cũng như về sự giao tiếp xã hội.

Bảng 4.9 Sự đóng góp vào thu nhập gia đình ở các hộ điều tra Chỉ tiêu

Sự đóng góp vào thu nhập gia đình

Vợ Chồng Cả hai

SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%)

Dân tộc Giáy 8 26,67 19 63,33 3 10,00

Dân tộc Dao 6 20,00 17 56,67 7 23,33

Dân tộc Kinh 7 35,00 10 50,00 3 15,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Theo số liệu điều tra trong bảng 4.9 thì khi được hỏi “Trong gia đình

ông bà, ai là người đóng góp nhiều tiền nhất vào thu nhập của gia đình” thì

kết quả cho thấy người chồng được đánh giá là có tỷ lệ đóng góp vào thu nhập gia đình cao hơn người vợ, tỷ lệ này ở các nhóm dân tộc Giáy, Dao và Kinh lần lượt là 63,33%, 56,67% và 50%. Sở dĩ như vậy là do lao động đồng ruộng của phụ nữ tuy tốn nhiều công sức, thời gian nhưng sản phẩm thu về thấp hơn, giá cả nông sản lại rẻ hơn nên đóng góp về thu nhập của họ cho gia đình bị đánh giá thấp hơn; còn nam giới do có trình độ cao hơn phụ nữ nên ngoài việc làm ruộng, làm nương vào thời gian nông nhàn họ còn nhiều cơ hội đi kiếm tiền bằng nhiều công việc khác có thu nhập khá hơn như làm thợ xây, phụ hồ, làm mộc, sửa chữa xe đạp, cắt tóc, do đó họ được đánh giá là mang lại thu nhập bằng tiền nhiều hơn. Điều này càng cho thấy cái uy của người chồng trong gia đình, họ là người nắm giữ, kiểm soát kinh tế, do đó làm hạn chế vai trò to lớn của người vợ. Nhưng dù có thế nào đi chăng nữa thì vẫn không thể phủ nhận vai trò quan trọng của người phụ nữ trong gia đình, họ không những đảm đương việc nhà, chăm sóc con cái, làm tốt trách nhiệm của người vợ, người mẹ mà còn tham gia sản xuất tạo thu nhập, cùng chồng xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.

b) Thời gian làm việc trong ngày của các hộ điều tra

Họ phải làm việc với cường độ lao động cao. Ngoài tham gia sản xuất nông nghiệp còn phải tiếp tục làm công việc tái sản xuất như nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc gia đình. Dù có bận rộn đến đâu thì đây cũng là công việc hàng ngày của phụ nữ. Vì thế mà họ có rất ít thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và không có điều kiện tham gia các tổ chức cộng đồng. Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, ta sẽ tìm hiểu về thời gian làm việc trong ngày của vợ và chồng trong gia đình qua bảng 4.10

Bảng 4.10 Thời gian làm việc trong ngày của các hộ điều tra dân tộc Giáy, Dao, Kinh

(ĐVT: Giờ) Hoạt động Hộ gia đình dân tộc Giáy Hộ gia đình dân tộc Dao Hộ gia đình dân tộc Kinh Vợ Chồng Vợ Chồng Vợ Chồng Sản xuất 8,9 7,85 9,4 7,59 8,4 7,57 Tái sản xuất 4,7 1,87 4,10 1,93 3,8 2,45 Nghỉ ngơi 10,4 14,28 10,5 14,48 11,8 13,98

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)\

Qua bảng 4.10 cho thấy thời gian lao động sản xuất của người vợ chiếm tỷ lệ lớn trong thời gian lao động hàng ngày và lớn hơn so với người chồng, có sự khác nhau giữa các nhóm dân tộc: Dân tộc Giáy, dân tộc Dao và Kinh chiếm lần lượt là 8,9 giờ, 9,4 giờ và 8,4 giờ. Trong khi người chồng ở các dân tộc Giáy, Dao và Kinh có thời gian sản xuất lần lượt là 7,85 giờ, 7,59 giờ và 7,57 giờ. Công việc sản xuất gồm trồng trọt và chăn nuôi là chính, mà phụ nữ lại là lao động chính tham gia hầu hết các khâu vì thế thời gian sản xuất của họ khá lớn. Ngoài ra vào những lúc rảnh rỗi họ còn làm nghề tiểu thủ công nghiệp như dệt thổ cẩm, dệt chăn hay đan lát rổ, rá nhằm kiếm thêm thu nhập. Không những thế họ còn phải thực hiện công việc tái sản xuất. Bình quân thời gian cho hoạt động tái sản xuất của phụ nữ ở các dân tộc Giáy, Dao

và Kinh lần lượt là 4,7 giờ, 4,10 giờ và 3,8 giờ. Mặc dù người vợ vẫn nhận được sự chia sẻ các công việc này từ người chồng nhưng không nhiều. Trong cả 3 nhóm hộ thì nhóm hộ dân tộc Kinh là có sự chia sẻ của người chồng với người vợ là lớn hơn cả (2,45 giờ), còn ở dân tộc Giáy và Dao là 1,87 giờ và 1,93 giờ. Điều đó cho ta thấy ở những nhóm hộ dân tộc Kinh, người chồng đã thấy được vai trò to lớn của vợ, cùng chia sẻ công việc gia đình với vợ để vợ đỡ vất vả hơn. Chính vì bận rộn với việc sản xuất và chăm sóc gia đình nên phụ nữ có rất ít thời gian nghỉ ngơi, tỷ lệ này đối với nhóm dân tộc Giáy, Dao và Kinh lần lượt là 10,4 giờ, 10,5 giờ và 11,8 giờ. Qua đó ta thấy được thời gian làm việc trong ngày của người phụ nữ khá căng thẳng, họ phải làm rất nhiều việc trong quỹ thời gian của mình. Điều này khiến cho họ có quá ít thời gian cho riêng mình, không có điều kiện giao lưu, mở rộng mối quan hệ xã hội, nâng cao nhận thức và ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 91 - 94)