4.1.1.1 Một số thông tin cơ bản của các nhóm hộ điều tra
Hộ là đơn vị sản xuất quan trọng của xã hội, là nơi thể hiện rõ nhất vị trí, vai trò của người phụ nữ. Vì ở đó họ là một trong những lực lượng chính tiến hành sản xuất ra của cải vật chất, vừa thực hiện chức năng tái sản xuất duy trì nòi giống đảm bảo cuộc sống gia đình và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong xã hội không phải hộ nào cũng giống hộ nào, mà do điều kiện sản xuất, điều kiện sinh hoạt của mỗi hộ là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Trình độ văn hóa, tuổi tác, quan niệm sống của chủ hộ và
nhỏ nữa là do thể chế chính trị và các chính sách xã hội của đất nước mà các hộ gia đình đang sinh sống. Vì vậy, để có được cái nhìn tổng quát về các hộ, sự phân công công việc trong các hộ gia đình, chúng tôi tiến hành điều tra 80 hộ, trong đó có 30 hộ dân tộc Giáy, 30 hộ dân tộc Dao và 20 hộ dân tộc Kinh. Những thông tin chung về các hộ điều tra được phản ánh qua bảng 4.1.
Bảng 4.1 Thông tin chung về các nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Tổng
Hộ dân tộc
Giáy Hộ dân tộc Dao Hộ dân tộc Kinh
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Số hộ điều tra Hộ 80 100,00 30 100,00 30 100,00 20 100,00 Nam chủ hộ Hộ 72 90,00 30 100,00 25 83,33 17 85,00 Nữ chủ hộ Hộ 8 10,00 0 0 5 16,67 3 25,00 2. Loại hộ Nông nghiệp Hộ 47 58,75 21 70,00 23 76,67 3 15,00
Phi nông nghiệp Hộ 24 30,00 6 20,00 5 16,67 13 65,00
Hộ kiêm Hộ 9 11,25 3 10,00 2 6,66 4 20,00
3.Số nhân khẩu Người 371 100,00 149 100,00 141 100,00 81 100,00
BQNK/hộ Người/hộ 4,64 - 4,97 - 4,7 - 4,05 -
4. Số lao động LĐ 150 100,00 56 100,00 52 100,00 40 100,00
BQLĐ/hộ LĐ/hộ 1,88 - 1,87 - 1,73 - 2 -
5. Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 41,93 - 39,5 - 39,8 - 40,45 -
Qua bảng 4.1 ta thấy trong 80 hộ được điều tra hầu hết nam giới là chủ hộ (chiếm 90%), chỉ có 10% nữ giới là chủ hộ. Cụ thể, với dân tộc Giáy không có người phụ nữ nào đảm nhận vai trò này, nhưng đối với dân tộc Dao và Kinh đã tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp (dân tộc Dao là 16,7% và Kinh là 25%). Đây là sự thay đổi theo hướng tích cực, tỷ lệ người phụ nữ làm chủ hộ tăng lên đã khẳng định vai trò và năng lực của họ trong gia đình. Họ được nắm trong tay tư liệu sản xuất, từ đó tạo điều kiện để người phụ nữ có thể được tiếp cận với với các vốn vay ngân hàng hay có quyền chủ động để cho thuê và sử dụng đất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.Trong mỗi nhóm hộ gia đình, họ đã bắt đầu vượt qua những định kiến trọng nam khinh nữ, thói gia trưởng của người đàn ông trong gia đình mà xã hội cũ để lại. Điều này cho thấy nhận thức của các thành viên đã có sự thay đổi, đặc biệt là nhận thức của người chồng và người vợ trong gia đình.
- Về loại hộ: Sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động tạo thu nhập chính trong mỗi hộ gia đình, các hộ tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn (58,75%), tập chung chủ yếu ở các hộ dân tộc Giáy và dân tộc Dao. Ngoài ra vào thời gian nông nhàn họ còn tham gia buôn bán kinh doanh dịch vụ nhỏ như làm đậu, làm bún, thợ mộc, hay thêu thùa, đan lát nhằm kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Còn những hộ dân tộc Kinh chủ yếu là hộ phi nông nghiệp và hộ kiêm. Hầu hết họ tham gia buôn bán và làm công nhân viên chức.
- Về số nhân khẩu: Ta thấy số nhân khẩu ở các hộ gia đình là khá cao, dân tộc Giáy và Dao có bình quân nhân khẩu/hộ lần lượt là 4,97 và 4,7, còn dân tộc Kinh là 4,05. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nhận thức kém, trình độ lạc hậu thiếu hiểu biết nên xảy ra hiện tượng tảo hôn có xu hướng gia tăng, sự thiếu hiểu biết về dân số, kế hoạch hóa gia đình dẫn đến sinh đẻ nhiều.
- Về số lao động: Bình quân ở các hộ điều tra là 1,88 lao động/hộ. Đa số là vợ và chồng cùng tham gia vào sản xuất cũng như các công việc trong
gia đình. Chỉ có một số trường hợp thì người vợ là lao động chính. Con cái cũng tham gia nhưng chỉ là phụ giúp phần nào vì đa số vẫn còn phải đi học.
- Tuổi bình quân của chủ hộ: bình quân của 80 chủ hộ là 41,93 tuổi, đây là độ tuổi nằm trong độ tuổi lao động nên có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất và đời sống, hơn nữa ở độ tuổi này thì đã có sự chín chắn, và kinh nghiệm sống nhất định.
4.1.1.2 Những thông tin cơ bản về phụ nữ ở các hộ điều tra
Người phụ nữ có vai trò rất quan trọng, họ là lực lượng lao động chính tham gia phần lớn các loại công việc so với người chồng và các thành viên khác trong gia đình và đóng góp rất lớn vào thu nhập của gia đình. Phụ nữ chiếm giữ một vị trí quan trọng trong cộng đồng, gia đình và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Vì vậy để có cái nhìn xác thực hơn về người phụ nữ DTTS, chúng tôi đã tiến hành điều tra những thông tin cơ bản về phụ nữ của các nhóm hộ, được tổng hợp ở bảng 4.2.
Bảng 4.2 Thông tin về phụ nữ ở các hộ điều tra
Chỉ tiêu SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%)Tổng Dân tộc Giáy Dân tộc Dao Dân tộc Kinh
I. Tổng số phụ nữ trong nhóm HĐT 80 100,00 30 100,00 30 100,00 20 100,00 1. Theo độ tuổi 18 – 50 tuổi 75 93,75 27 90,00 28 93,33 20 100,00 ≥ 50 tuổi 5 6,25 3 10,00 2 6,67 0 0 2. Theo trình độ Cấp I 32 40,00 18 60,00 12 40,00 2 10,00 Cấp II 26 32,5 10 33,33 9 30,00 7 35,00 Cấp III 14 17,5 2 6,67 6 20,00 6 30,00 TC – CĐ – ĐH 8 10,00 0 0 3 10,00 5 25,00
II.Số con trung bình của phụ nữ 2,6 - 2,9 - 2,7 - 2,5 -
Qua bảng 4.2 ta thấy:
- Về cơ cấu nhóm tuổi:
Trong số 80 phụ nữ được điều tra thì chỉ có 5 phụ nữ ≥ 50 tuổi, còn lại 75 phụ nữ trong độ tuổi từ 18-50 tuổi (93,75%). Đây là độ tuổi có khả năng lao động tốt, tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật. Vì thế mà chính quyền xã cần có những chính sách, biện pháp để họ tiếp cận với thông tin, kĩ thuật, từ đó để họ nâng cao năng lực, phát huy tiềm năng của bản thân.
-Về trình độ học vấn:
Qua bảng trên ta thấy trình độ văn hóa ở các nhóm hộ dân tộc là khác nhau, nhìn chung là thấp (chủ yếu ở cấp I, cấp II). Cụ thể, với dân tộc Giáy đa số là có trình độ cấp I (chiếm 60%), cấp II (33,33%) và là nhóm hộ dân tộc có trình độ thấp nhất. Nhưng đối với nhóm hộ dân tộc Dao thì trình độ văn hóa tiến bộ hơn, tỉ lệ phụ nữ có trình độ cấp I giảm xuống còn 40% đồng thời tỉ lệ phụ nữ có trình độ cấp III cao hơn nhóm hộ dân tộc Giáy (chiếm 20%). Trong khi nhóm dân tộc Giáy không có người phụ nữ nào có trình độ TC- CĐ- ĐH thì nhóm dân tộc Dao người phụ nữ có trình độ TC- CĐ- ĐH chiếm 10%. Với nhóm dân tộc Kinh thì có trình độ cao nhất, tỷ lệ người phụ nữ có trình độ cấp I, cấp II thấp, tỷ lệ học cấp III và TC- CĐ- ĐH là khá cao. Trình độ văn hóa có vai trò rất quan trọng với người phụ nữ, nó ảnh hưởng đến việc tiếp thu kỹ thuật, học tập, giao lưu và quan hệ xã hội của người phụ nữ. Đặc biệt, cũng vì thiếu trình độ văn hóa, nhận thức kém mà nhiều người phụ nữ không biết cách chăm sóc sức khỏe của mình, trong thời gian mang thai mà vẫn lao động nặng nhọc dẫn đến ảnh hưởng tới thai nhi. Thiếu trình độ văn hóa cũng là nguyên nhân của việc rất nhiều phụ nữ tự ti, không giám tiếp xúc với xã hội, sinh nhiều con và nó còn ảnh hưởng tới sự thay đổi trong việc ra quyết định và sự phân công công việc giữa vợ và chồng trong gia đình.
- Về số con trung bình của phụ nữ:
con/1 phụ nữ. Điều này đã tạo thêm gánh nặng cho người phụ nữ. Họ vừa phải làm việc quần quật cả ngày để kiếm cái ăn lại còn bận rộn với việc chăm sóc con cái. Gia đình đông con khiến cuộc sống càng thêm khó khăn, túng bẫn, chất lượng cuộc sống cũng giảm xuống về mọi mặt. Vì vậy mà Hội phụ nữ xã cũng như chính quyền xã cần tăng cường tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình hơn nữa để giảm bớt gánh nặng cho chị em phụ nữ.