Phụ nữ DTTS đối với vai trò cộng đồng

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 84 - 91)

Hoạt động cộng đồng bao gồm nhiều nội dung khác nhau như tham gia công tác lãnh đạo quản lý cộng đồng, tham gia các tổ chức xã hội, các lễ hội tại địa bàn sinh sống. Hoạt động cộng đồng là hoạt động ngoài phạm vi gia đình nhưng lại liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình. Nó phản ánh mối quan hệ về vị thế của nam giới và phụ nữ. Mức độ tham gia sinh hoạt cộng đồng của người phụ nữ và nam giới là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ bình đẳng giới trong gia đình.

Như ở trên đã phân tích phụ nữ là lực lượng lao động chính trong gia đình, tham gia hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp, ngoài ra một số

tính chất khác nhau trong cộng đồng ở các cấp xã, huyện, tỉnh… chị em có điều kiện được cộng đồng đánh giá năng lực chuyên môn và quản lý xã hội. Hơn thế nữa khi tham gia các hoạt động xã hội họ không những trưởng thành mà chính họ còn là nhân tố quan trọng tạo nên những hoạt động, những chương trình có hiệu quả cho những phụ nữ khác trong cộng đồng. Để hiểu được phụ nữ ở xã Đồng Tuyển tham gia các hoạt động cộng đồng ra sao. Số liệu trong bảng 4.8 sẽ cho thấy điều đó.

Bảng 4.8 Phụ nữ DTTS với vai trò cộng đồng

(ĐVT: %)

Chỉ tiêu Hộ gia đình dân tộc GiáyVợ Chồng Cả hai Hộ gia đình dân tộc DaoVợ Chồng Cả hai Hộ gia đình dân tộc KinhVợ Chồng Cả hai

Đi họp phụ huynh cho con

6,67 93,33 0 16,67 83,33 0 20,0

0 80,00 0

Tham gia vào các đám cưới, ma

chay ở làng 10,00 13,33 76,67 6,67 6,67 86,67

10,0

0 15,00 75,00 Tham gia các hoạt động giao lưu

văn hóa, văn nghệ 80,00 10,00 10,00 90,00 10,00 0

85,0

0 0 15,00

Họp làng, họp xóm 0 86,67 13,33 13,33 73,33 13,33 0 85,00 15,00

Tham gia các lớp tập huấn

10,00 90,00 0 23,33 76,67 0 20,0

0 70,00 10,00 Tham gia vào các tổ chức cộng đồng

0 10,00 90,00 6,67 13,33 80,00 20,0

0 15,00 65,00

Số liệu trong bảng 4.8 cho ta thấy tuy đã có một tỷ lệ nhất định phụ nữ tham gia là chính hoặc cả 2 vợ chồng đều tham gia như nhau nhưng hầu hết những hoạt động cộng đồng đều do người chồng tham gia, kể cả việc quyết định tham gia từng loại hình hoạt động.

- Đi họp phụ huynh cho con: Như ở phần trên đã phân tích, việc dạy con học hành, định hướng cho con ở các nhóm dân tộc thường là do người chồng quyết định và đảm nhiệm. Vì thế ở cả 3 nhóm dân tộc đa số là người chồng đi họp phụ huynh cho con. Còn người phụ nữ do bận làm việc đồng áng, việc nhà nên không có thời gian. Mặt khác do một số người đàn ông gia trưởng, quan niệm chuyện học hành của con cái là chuyện lớn nên phải để họ đảm nhiệm.

- Tham gia đám cưới, ma chay ở làng: Ở 80 hộ điều tra thì hầu hết các gia đình đều có cả vợ và chồng cùng tham gia hoặc có khi người chồng có việc bận thì người vợ tham gia và ngược lại. Không chỉ tham gia, mà trước ngày cưới xin, ma chay người vợ còn sang giúp đỡ nhiều việc như dọn dẹp, chuẩn bị đồ ăn, vật dụng… , họ thể hiện được vai trò to lớn của mình trong công tác tổ chức trong khi người chồng chỉ chủ yếu là tham gia cho có mặt. Điều đó còn làm tăng thêm tình đoàn kết, tương thân tương ái lẫn nhau trong cộng đồng dân tộc.

- Tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ: Cả 3 nhóm dân tộc thì người phụ nữ tham gia là chính. Họ là lực lượng tích cực tham gia các phong trào văn nghệ của địa phương. Các hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian như hái hoa, múa đêm trăng, múa xòe, nhảy sạp… hay trong các sinh hoạt tín ngưỡng, các lễ hội mang tính cộng đồng như lễ hội mừng măng mọc, lễ hội xuống đồng, lễ hội hoa ban luôn có mặt của người phụ nữ. Đây là những món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày, mang lại tiếng cười, niềm vui sau những ngày lao động vất vả. Người phụ nữ là nhân tố đóng góp chính trong các buổi sinh hoạt tín ngưỡng, là những

người truyền thụ lại những giá trị truyền thống, văn hóa tộc người mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các điệu múa, làn điệu dân ca.

- Họp làng, họp xóm: Theo số liệu điều tra thì các gia đình đều chủ yếu là người chồng tham gia, số ít người vợ ở nhóm dân tộc Dao được tự mình đi họp làng, họp xóm (chiếm 13,33%) là do người chồng ốm hay đi vắng nên người vợ đi thay. Việc phụ nữ tham gia ít hơn trong hoạt động cộng đồng là thiệt thòi lớn đối với chính bản thân họ trong việc tiếp cận thông tin diễn ra hàng ngày trên địa bàn cư trú, chia sẻ với những người xung quanh về công việc làm ăn và những vấn đề khác. Tuy nhiên ở cả 3 nhóm dân tộc thì người vợ đã được cùng chồng tham gia họp làng, họp xóm, tỷ lệ này với dân tộc Giáy, Dao và Kinh lần lượt là 13,33%, 13,33% và 15%. Mặc dù có tham gia nhưng trong các buổi sinh hoạt của thôn, bản rất nhiều chị em chưa bao giờ phát biểu ý kiến, thể hiện khả năng, tiếng nói của mình trong các hoạt động chung của cộng đồng dân cư. Nguyên nhân là do thói quen cũ, tâm lý tự ti không tin vào năng lực, nhận thức của bản thân. Vì vậy trong thời gian tới các cấp ban ngành cần tạo điều kiện thuận lợi, có chính sách thích hợp để tạo điều kiện cho người phụ nữ phát huy tính tích cực trong xã hội, tự khẳng định mình, phát huy tiềm năng, vai trò của bản thân.

- Tham gia các lớp tập huấn: Là một xã thuần nông nên nông nghiệp của xã được quan tâm cùng với các dự án phát triển nông thôn. Hàng năm xã đã mở các lớp tập huấn để bà con tham gia học tập để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Nội dung các lớp tập huấn chủ yếu tập trung về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi trong sản xuất, tập huấn về kỹ thuật chăm sóc sức khỏe phụ nữ có thai và trẻ em. Tuy nhiên, thường thì người tham dự các lớp tập huấn kiến thức sản xuất lại là nam giới (tỷ lệ nam giới tham gia các lớp tập huấn sản xuất lần lượt ở dân tộc Giáy, Dao và Kinh lần lượt là 90%, 76,67% và 70%). Chỉ có rất ít hộ gia đình dân tộc Kinh là người vợ được tham gia (chiếm10%) cùng nhưng nếu có tham gia thì họ còn e dè, không tự

tin để áp dụng, chịu sự chi phối của chồng trong các công việc của gia đình. Người vợ chủ yếu là nắm bắt kỹ thuật qua các lớp tập huấn do Hội phụ nữ tổ chức, qua người chồng, họ hàng, qua việc đi chợ, mua bán sản phẩm và chính kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình lao động.

Phụ nữ chỉ tham gia các lớp tập huấn về sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe gia đình… do Hội phụ nữ tổ chức. Họ tham gia các buổi tập huấn với mong muốn chăm sóc sức khỏe của những người thân trong gia đình tốt hơn. Do đó ta nhận thấy được bản thân những người phụ nữ ít nhiều vẫn còn quan niệm phụ nữ phải chăm sóc chồng con là chính, đấy là thiên chức cao quý nhất của người phụ nữ. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như khi tham gia sinh hoạt do Hội phụ nữ tổ chức một số chị em chưa tham gia đầy đủ do bận bịu nhiều việc hay khi tham gia thì chỉ cho có lệ, chưa dám phát biểu ý kiến, nguyện vọng của bản thân. Hơn nữa do trình độ của đội ngũ cán bộ Hội còn hạn chế, nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, đôi khi mang tính hình thức dẫn đến chị em chưa thực sự thổ lộ những khó khăn vướng mắc của mình. Vì vậy Hội phụ nữ không những phải làm sao để thu hút nâng cao số lượng thành viên tham gia mà còn phải nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt để họ áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó các ban nghành đoàn thể địa phương cần có chính sách thích hợp để thu hút đông đảo phụ nữ tham gia hơn, đổi mới nội dung và hình thức các buổi sinh hoạt làm cho Hội phụ nữ thực sự là nơi có thể trao đổi, giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong sản xuất cũng như trong việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý kiến của phụ nữ thôn Củm Thượng 2 về việc tham gia lớp tập huấn qua thảo luận nhóm:

“Các buổi tập huấn của Hội phụ nữ thì tôi cũng hay tham gia nhưng vào những lúc mùa vụ thì không đi được.”

“Khi tham gia sinh hoạt thì chỉ nghe người ta phổ biến thôi, mình biết gì đâu mà phát biểu, nếu nói không đúng họ lại cười cho, ngại lắm”.

- Tham gia vào các tổ chức cộng đồng:

Trong xã có các tổ chức cộng đồng như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh… Tỷ lệ cả 2 vợ chồng cùng tham gia các tổ chức cộng đồng là cao nhất ( hộ dân tộc Giáy, Dao và Kinh có tỷ lệ lần lượt là 90%, 80% và 65%).

Những năm gần đây phụ nữ xã Đồng Tuyển đã tích cực tham gia các tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể địa phương. Trong đó có 01 chị là chủ tịch Hội đồng nhân dân, 01 chị là thường trực Đảng, 02 chị tham gia vào ban chấp hành phụ nữ xã đồng thời là chi hội trưởng chi hội phụ nữ các thôn. Các chị đều nằm trong độ tuổi lao động (31- 50 tuổi), có trình độ Đại học, cao đẳng. Đây là điều kiện thuận lợi để cán bộ nữ tiếp thu kiến thức mới, sáng tạo trong lao động, chỉ đạo, nâng cao vai trò của mình trong xây dựng địa phương. Mặc dù số lượng và tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các tổ chức đoàn thể đã tăng hơn so với những năm trước đây nhưng con số trên so với nam giới vẫn còn khiêm tốn. Hơn nữa, cán bộ nữ nếu được bổ nhiệm thì chỉ được bố trí ở cấp thấp (thường là cấp phó) và phụ trách về mảng văn hóa xã hội. Nguyên nhân chủ yếu cơ bản của tình trạng trên là do trình độ chuyên môn, năng lực về mọi mặt của cán bộ nữ còn hạn chế. Họ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, đặc biệt là lĩnh vực kỹ thuật.

Theo điều tra thì tỷ lệ phụ nữ tham gia sinh hoạt ở các tổ chức chính trị xã hội ngày càng tăng như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên. Tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ tham gia sinh hoạt ở Hội phụ nữ chiếm tỷ lệ đông nhất (có 70/80 phụ nữ chiếm 87,5%) và ngày càng phát triển.

Hộp 4.4 Hoạt động của Hội phụ nữ giúp ích cho chị em trong xã

rrr

Ngoài tham gia Hội phụ nữ, 40 chị em khác (chiếm 50%) còn tham gia vào Hội nông dân. Đây cũng là một địa điểm giúp chị em có thêm nhiều kiến thức để áp dụng vào sản xuất, tăng hiệu quả trong trồng trọt và chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 84 - 91)