Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 43 - 46)

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

* Vị trí địa lý

Xã Đồng Tuyển là xã vùng thấp nằm ở phía Bắc thành phố Lào Cai, trung tâm xã cách trung tâm thành phố Lào Cai 5 km, có biên giới chạy dọc theo sông Hồng là 1.8 km. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 1562 ha, với 907 hộ, và 10 dân tộc sống xen kẽ trên 9 thôn. Các vị trí tiếp giáp của xã như sau:

- Phía Đông và phía Đông Nam giáp phường Duyên Hải, Kim Tân - Phía Tây giáp huyện Bát Xát

- Phía Nam giáp phường Bắc Cường

- Phía Bắc giáp huyện Hà Khẩu tỉnh Vân Nam- Trung Quốc

Với vị trí địa lý như trên, xã có thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu với các khu vực bên ngoài và tiếp cận nhanh với những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong nước và quốc tế. Đây là những điều kiện hết sức quan trọng và thuận lợi để Đồng Tuyển phát triển kinh tế- xã hội trong tương lai.

* Địa hình, địa mạo

Đồng Tuyển thuộc vùng địa hình đồi núi thấp, nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng, được tạo bởi 2 dãy núi Con Voi và Hoàng Liên Sơn. Ranh giới xã nằm ở bờ hữu sông Hồng và dãy Con Voi. Địa hình có xu thế dốc dần xuống theo hướng Tây Bắc- Đông Nam và bị chia cắt nhỏ bởi các khe suối ,khe tụ thủy, đồi núi…

- Địa hình đồi núi chiếm trên 75% diện tích của xã, có độ cao trung bình từ 120m đến 108m so với mực nước biển, có độ dốc trung bình khoảng 24°- 30°, nơi có độ dốc nhất từ 30°đến 45°.

3.1.1.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết, thủy văn

* Khí hậu, thời tiết

Xã Đồng Tuyển thuộc tiểu vùng khí hậu nhiệt đới núi thấp và chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu miền Bắc.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23,7º C, nhiệt độ cao nhất (tháng 6,7,8) là 41° C, nhiệt độ thấp nhất ( tháng 12,1,2) là 1,5°C.

- Số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 1.577 giờ, bình quân trong tháng khoảng 131 giờ.

- Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1600 mm, số ngày có mưa trong năm là 152 ngày. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, tập trung chủ yếu vào tháng 8 với lượng mưa là 398,7mm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, trong thời gian này lượng mưa ít, chỉ chiếm gần 20% tổng lượng mưa cả năm. Những tháng có mưa thường gây lũ nên đã ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình khoảng 84,5%. Độ ẩm cao thường vào mùa mưa nên gây ra hiện tượng sương mù.

- Gió bão: Xã Đồng Tuyển chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với 2 hướng gió chính là gió Đông Nam và Nam, thịnh hành trong cả mùa hạ và mùa Đông. Do nằm sâu trong lục địa nên không có bão lớn, nhưng xã vẫn chịu ảnh hưởng của các cơn bão đổ bộ vào vùng đồng bằng Bắc Bộ và gây ra hiện tượng mưa to.

* Thủy văn

Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các khe suối, ngòi và khe lạch bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn.

3.1.1.3 Đặc điểm đất đai và tình hình sử dụng đất đai

Xã Đồng Tuyển là một xã miền núi, địa hình đồi núi là chủ yếu. Đất đai của xã bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Cụ thể tình hình sử dụng đất của xã qua các năm như sau:

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã Đồng Tuyển qua các năm

Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%)

SL (ha) CC(%) SL (ha) CC(%) SL (ha) CC(%) 12/11 13/12 BQ 3 năm A. Tổng diện tích đất tự nhiên 1.562 100,00 1.562 100,00 1.562 100,00 100,00 100,00 100,00

I. Đất nông nghiệp 689,89 44,17 660,18 42,27 649,23 41,56 95,69 98,34 97,02

1. Đất sản xuất nông nghiệp 126,89 8,12 119,56 7,66 117,93 7,55 94,22 98,64 96,43 2. Đất lâm nghiệp 551,65 35,32 530,2 33,94 521,42 33,38 96,11 98,34 97,23 3. Đất nuôi trồng thủy sản 11,28 0,72 10,35 0,66 9,81 0,63 91,76 94,78 93,27

II. Đất phi nông nghiệp 762,87 48,84 792,82 50,76 803,77 51,46 103,93 101,38 102,66

1. Đất ở 56,61 3,62 66,07 4,23 67,64 4,33 116,71 102,38 109,55 2. Đất chuyên dùng 663,95 42,51 684,44 43,82 693,82 44,42 103,09 101,37 102,23 3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,47 0,35 5,47 0,35 5,47 0,35 100,00 100,00 100,00 4. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 36,84 2,36 36,84 2,36 36,84 2,36 100,00 100,00 100,00

III. Đất chưa sử dụng 109,24 6,99 109,00 6,98 109,00 6,98 99,78 100,00 99,89

1. Đất đồi núi chưa sử dụng 61,89 3,96 61,89 3,96 61,89 3,96 100,00 100,00 100,00 2. Đất khác chưa sử dụng 47,35 3,03 47,11 3,01 47,11 3,01 47,23 100,00 73,62

B. Một số chỉ tiêu bình quân

I. Bình quân đất nông nghiệp/hộ (ha/hộ) 0,77 - 0,78 - 0,72 - 101,29 92,31 96,8 II. Bình quân đất nông nghiệp /lao động

nông nghiệp (ha/LĐ)

0,59 - 0,67 - 0,67 - 113,56 100 106,78

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã từ năm 2011 đến năm 2013 là không thay đổi, với diện tích là 1562ha. Điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi để xã có những định hướng sử dụng đất lâu dài, nhưng cũng tạo ra những thách thức trong việc sử dụng đất một cách hợp lý, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng đất, cũng như việc hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân trên địa bàn xã.

Đối với đất sản xuất nông nghiệp nhìn chung đã giảm qua 3 năm. Nếu như năm 2011 là 126,89ha thì đến năm 2012 giảm xuống 119,56ha, tương ứng giảm 7,33ha đất nông nghiệp và đến năm 2013 thì diện tích đất nông nghiệp tiếp tục giảm xuống 1,63ha đất nữa tương ứng giảm 117,93ha. Sự biến đổi của diện tích đất nông nghiệp trong 3 năm vừa qua có thay đổi là phù hợp và đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Sự thay đổi này là do xã đang thực hiện quy hoạch 2 dự án lớn là dự án Bắc Nhạc Sơn nhằm khai thác lượng khoáng sản tập trung nhiều ở xã là quặng Apatit và dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Do đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp nói chung.

Xã có một diện tích lớn đất nông nghiệp được sử dụng làm đất lâm nghiệp (521,42ha, chiếm 33,38%), trong đó đất rừng sản xuất là 503,12ha (32,21%) và đất rừng phòng hộ là 18,3ha (1,17%).

Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên khá nhanh qua các năm, do đất ở, đất chuyên dùng, đất giao thông tăng. Diện tích đất chưa sử dụng còn ít và ngày càng có xu hướng giảm đi. Nhìn chung, xã có cơ cấu sử dụng đất tương đối hợp lí. Trong những năm tới cần khai thác có hiệu quả nguồn lực này một cách tối đa phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w