Vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế hộ gia đìn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 26 - 28)

gia đình ở Việt Nam

Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, cùng với dân tộc Kinh còn có 53 dân tộc thiểu số. Tuy chỉ chiếm 14% dân số cả nước nhưng địa bàn cư trú của các dân tộc là 3/4 diện tích đất nước. Phụ nữ DTTS là nguồn lực có vai trò, vị trí đặc biệt, tác động rất lớn tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở từng địa phương.

Phụ nữ là những chủ nhân của đất nước, có tiềm năng lớn tác động trực tiếp đến sự phát triển ngay trên chính quê hương họ. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế, xã hội. Năm 2002 Việt Nam tự hào là quốc gia có tỷ lệ tham gia kinh tế lớn nhất thế giới với 85% nam- 83% nữ tham gia vào lực lượng lao động quốc gia. Cụ thể: trong năm 2008, trong số 40 triệu lao động thì phụ nữ chiếm hơn 52%, tỷ lệ lao động nữ chiếm trên 70% ở ngành dệt may, 60% trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm, 60% trong lĩnh vực y tế, 70% trong giáo dục phổ thông. Trong nông nghiệp, với gần 10 triệu hộ nông dân, tương ứng với 28 triệu lao động, thì phụ nữ chiếm tới 53,3%, còn ngành công nghiệp là 45% (Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và

phân tầng xã hội, NXB Lý luận chính trị Hà Nội).

Ngoài ra phụ nữ còn tham gia vào hầu hết các lĩnh vực đời sống, xã hội, kể cả những lĩnh vực vốn được coi là lãnh địa của nam giới như kinh doanh, nghiên cứu khoa học, quản lý xã hội. Hình ảnh người phụ nữ năng động, hiện đại, thành công đã không còn quá hiếm trong nông thôn và xã hội Việt Nam. Ở Việt Nam hiện có tới 27,3% đại biểu nữ trong Quốc hội (cao nhất ở Châu Á và là một trong những nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới) (UNDP (1996), Gender & development briefing Kit, Hanoi, Vietnam). Phụ nữ tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn và có xu hướng giảm dần, chuyển sang các nghành nghề khác, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

lớn các loại công việc so với người chồng và các thành viên khác trong gia đình. Các khâu trong trồng trọt như gieo hạt, bón phân, làm cỏ, thu hoạch hay trong chăn nuôi thì việc chăm sóc, cho ăn, vệ sinh chuồng trại đều do người phụ nữ thực hiện. Ngoài ra vào những lúc nông nhàn họ còn ra ngoài đi làm thêm hay kiêm thêm những công việc khác như dệt thổ cẩm, đan mây, mành chiếu,… góp phần tạo thu nhập đáng kể cho gia đình. Phụ nữ còn có vai trò quan trọng trong việc tham gia chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp thông qua các lớp tập huấn kiến thức kỹ thuật. Ngoài việc tham gia vào lao động sản xuất đóng góp thu nhập cho gia đình phụ nữ còn đảm nhận chức năng của người vợ, người mẹ. Họ phải làm hầu hết các công việc nội trợ, chăm sóc con cái, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Không chỉ là lao động chính trong gia đình, phụ nữ còn đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Phụ nữ tích cực tham gia phát triển hạ tầng nông thôn thông qua việc đóng góp sức người, sức của trong các hoạt động như xây dựng đường bê tông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa,… Trong xã hội, phụ nữ tích cực tham gia phong trào văn nghệ của địa phương, góp phần giữ gìn và truyền bá những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của gia đình, cộng đồng và của dân tộc Việt Nam từ đời này qua đời khác.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w