Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 40 - 124)

Trong những năm gần đây, phụ nữ đã trở thành vấn đề thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Có nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của phụ nữ trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Nghiên cứu về phụ nữ, gia đình, dân tộc các vùng nông thôn miền núi đã được tiến hành từ lâu, tuy nhiên, có nhiều cách tiếp cận dưới những góc độ khác nhau. Đặc biệt, trong những năm gần đây, cụ thể hơn là từ khi có Nghị quyết 22- NQ/TƯ, ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị Về một số chủ trương, chính sách

lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, thì những vấn đề này được quan tâm

nhiều hơn. Những cuộc điều tra, nghiên cứu về kinh tế - xã hội miền núi thực hiện theo những chuyên đề, những công trình như:

“Vai trò phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Hoàng Bá Thịnh đã phân tích vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của phụ nữ đối với chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong khu vực nông thôn, đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo chuyên môn kỹ thuật.

Ủy ban Dân tộc và miền núi (2002): Miền núi Việt Nam, thành tựu và

phát triển những năm đổi mới, Nxb Nông nghiệp. Đây là công trình tổng kết

quá trình đổi mới, phát triển của miền núi, và đánh giá những thành tựu, hạn chế của quá trình đó, đồng thời nêu quan điểm định hướng và nguyên tắc phát triển miền núi và vùng DTTS. Đặc biệt, công trình đã đề cập đến vấn đề nghèo đói và sự tác động của nó đến các nhóm cư dân khác nhau, trong đó, phụ nữ, trẻ em là nhóm xã hội bị tác động lớn nhất, từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ cho nhóm này.

Đối với phụ nữ DTTS thì hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu, mà chỉ có một số công trình và bài viết liên quan đến vấn đề này của tác giả Đỗ thúy Bình như: “Gia đình người H’mông trong bối cảnh kinh tế hiện nay”(

1992); “Môi trường miền núi và phụ nữ miền núi” (1995); “Về cơ cấu

cứu thực trạng đời sống phụ nữ các dân tộc ít người góp phần hoàn thiện chính sách xã hội” (2002).

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng có không ít những nghiên cứu liên quan đến phụ nữ nông thôn. Tiêu biểu là đề tài “Vai trò của phụ nữ

trong nông nghiệp nông thôn ở xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên” của thầy

Quyền Đình Hà và nhóm nghiên cứu. Nghiên cứu đã chỉ rõ vai trò của người phụ nữ trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong các tổ chức đoàn thể và chính quyền ở nông thôn. Tại Nghĩa Hiệp, phụ nữ đóng vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, nhất là thực hiện các khâu công việc trồng trọt, chăm sóc gia súc gia cầm; tỷ lệ tham gia khá cao trong các tổ chức, đoàn thể xã hội nông thôn, chiếm tỷ lệ thấp trong bộ máy chính quyền thôn xã. Tuy nhiên người phụ nữ chưa hoàn toàn bình đẳng trong quyết định các công việc lớn trong gia đình, ít được tham gia hội họp thôn xóm, ít được tiếp cận với các phương tiện truyền thông. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tạo điều kiện để phụ nữ hoàn thành tốt vai trò của mình trong sản xuất và đời sống.

Đề tài tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Hoài Thu, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội nghiên cứu về “Vai trò của phụ nữ nghèo dân tộc

Mường trong phát triển kinh tế hộ tại xã Thanh Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa”. Người phụ nữ nghèo dân tộc Mường đã vượt qua những

khó khăn, trở ngại và vươn lên khẳng định mình. Tuy nhiên trong việc tiếp cận quản lý, sử dụng nguồn thu nhập thì chị em còn bị hạn chế, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hầu như đều mang tên chồng. Trong các công tác xã hội, chị em tham gia với số lượng ít. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số đề xuất để phụ nữ Mường nghèo có thể khẳng định mình trong gia đình và ngoài xã hội.

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

* Vị trí địa lý

Xã Đồng Tuyển là xã vùng thấp nằm ở phía Bắc thành phố Lào Cai, trung tâm xã cách trung tâm thành phố Lào Cai 5 km, có biên giới chạy dọc theo sông Hồng là 1.8 km. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 1562 ha, với 907 hộ, và 10 dân tộc sống xen kẽ trên 9 thôn. Các vị trí tiếp giáp của xã như sau:

- Phía Đông và phía Đông Nam giáp phường Duyên Hải, Kim Tân - Phía Tây giáp huyện Bát Xát

- Phía Nam giáp phường Bắc Cường

- Phía Bắc giáp huyện Hà Khẩu tỉnh Vân Nam- Trung Quốc

Với vị trí địa lý như trên, xã có thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu với các khu vực bên ngoài và tiếp cận nhanh với những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong nước và quốc tế. Đây là những điều kiện hết sức quan trọng và thuận lợi để Đồng Tuyển phát triển kinh tế- xã hội trong tương lai.

* Địa hình, địa mạo

Đồng Tuyển thuộc vùng địa hình đồi núi thấp, nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng, được tạo bởi 2 dãy núi Con Voi và Hoàng Liên Sơn. Ranh giới xã nằm ở bờ hữu sông Hồng và dãy Con Voi. Địa hình có xu thế dốc dần xuống theo hướng Tây Bắc- Đông Nam và bị chia cắt nhỏ bởi các khe suối ,khe tụ thủy, đồi núi…

- Địa hình đồi núi chiếm trên 75% diện tích của xã, có độ cao trung bình từ 120m đến 108m so với mực nước biển, có độ dốc trung bình khoảng 24°- 30°, nơi có độ dốc nhất từ 30°đến 45°.

3.1.1.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết, thủy văn

* Khí hậu, thời tiết

Xã Đồng Tuyển thuộc tiểu vùng khí hậu nhiệt đới núi thấp và chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu miền Bắc.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23,7º C, nhiệt độ cao nhất (tháng 6,7,8) là 41° C, nhiệt độ thấp nhất ( tháng 12,1,2) là 1,5°C.

- Số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 1.577 giờ, bình quân trong tháng khoảng 131 giờ.

- Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1600 mm, số ngày có mưa trong năm là 152 ngày. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, tập trung chủ yếu vào tháng 8 với lượng mưa là 398,7mm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, trong thời gian này lượng mưa ít, chỉ chiếm gần 20% tổng lượng mưa cả năm. Những tháng có mưa thường gây lũ nên đã ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình khoảng 84,5%. Độ ẩm cao thường vào mùa mưa nên gây ra hiện tượng sương mù.

- Gió bão: Xã Đồng Tuyển chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với 2 hướng gió chính là gió Đông Nam và Nam, thịnh hành trong cả mùa hạ và mùa Đông. Do nằm sâu trong lục địa nên không có bão lớn, nhưng xã vẫn chịu ảnh hưởng của các cơn bão đổ bộ vào vùng đồng bằng Bắc Bộ và gây ra hiện tượng mưa to.

* Thủy văn

Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các khe suối, ngòi và khe lạch bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn.

3.1.1.3 Đặc điểm đất đai và tình hình sử dụng đất đai

Xã Đồng Tuyển là một xã miền núi, địa hình đồi núi là chủ yếu. Đất đai của xã bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Cụ thể tình hình sử dụng đất của xã qua các năm như sau:

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã Đồng Tuyển qua các năm

Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%)

SL (ha) CC(%) SL (ha) CC(%) SL (ha) CC(%) 12/11 13/12 BQ 3 năm A. Tổng diện tích đất tự nhiên 1.562 100,00 1.562 100,00 1.562 100,00 100,00 100,00 100,00

I. Đất nông nghiệp 689,89 44,17 660,18 42,27 649,23 41,56 95,69 98,34 97,02

1. Đất sản xuất nông nghiệp 126,89 8,12 119,56 7,66 117,93 7,55 94,22 98,64 96,43 2. Đất lâm nghiệp 551,65 35,32 530,2 33,94 521,42 33,38 96,11 98,34 97,23 3. Đất nuôi trồng thủy sản 11,28 0,72 10,35 0,66 9,81 0,63 91,76 94,78 93,27

II. Đất phi nông nghiệp 762,87 48,84 792,82 50,76 803,77 51,46 103,93 101,38 102,66

1. Đất ở 56,61 3,62 66,07 4,23 67,64 4,33 116,71 102,38 109,55 2. Đất chuyên dùng 663,95 42,51 684,44 43,82 693,82 44,42 103,09 101,37 102,23 3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,47 0,35 5,47 0,35 5,47 0,35 100,00 100,00 100,00 4. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 36,84 2,36 36,84 2,36 36,84 2,36 100,00 100,00 100,00

III. Đất chưa sử dụng 109,24 6,99 109,00 6,98 109,00 6,98 99,78 100,00 99,89

1. Đất đồi núi chưa sử dụng 61,89 3,96 61,89 3,96 61,89 3,96 100,00 100,00 100,00 2. Đất khác chưa sử dụng 47,35 3,03 47,11 3,01 47,11 3,01 47,23 100,00 73,62

B. Một số chỉ tiêu bình quân

I. Bình quân đất nông nghiệp/hộ (ha/hộ) 0,77 - 0,78 - 0,72 - 101,29 92,31 96,8 II. Bình quân đất nông nghiệp /lao động

nông nghiệp (ha/LĐ)

0,59 - 0,67 - 0,67 - 113,56 100 106,78

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã từ năm 2011 đến năm 2013 là không thay đổi, với diện tích là 1562ha. Điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi để xã có những định hướng sử dụng đất lâu dài, nhưng cũng tạo ra những thách thức trong việc sử dụng đất một cách hợp lý, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng đất, cũng như việc hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân trên địa bàn xã.

Đối với đất sản xuất nông nghiệp nhìn chung đã giảm qua 3 năm. Nếu như năm 2011 là 126,89ha thì đến năm 2012 giảm xuống 119,56ha, tương ứng giảm 7,33ha đất nông nghiệp và đến năm 2013 thì diện tích đất nông nghiệp tiếp tục giảm xuống 1,63ha đất nữa tương ứng giảm 117,93ha. Sự biến đổi của diện tích đất nông nghiệp trong 3 năm vừa qua có thay đổi là phù hợp và đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Sự thay đổi này là do xã đang thực hiện quy hoạch 2 dự án lớn là dự án Bắc Nhạc Sơn nhằm khai thác lượng khoáng sản tập trung nhiều ở xã là quặng Apatit và dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Do đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp nói chung.

Xã có một diện tích lớn đất nông nghiệp được sử dụng làm đất lâm nghiệp (521,42ha, chiếm 33,38%), trong đó đất rừng sản xuất là 503,12ha (32,21%) và đất rừng phòng hộ là 18,3ha (1,17%).

Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên khá nhanh qua các năm, do đất ở, đất chuyên dùng, đất giao thông tăng. Diện tích đất chưa sử dụng còn ít và ngày càng có xu hướng giảm đi. Nhìn chung, xã có cơ cấu sử dụng đất tương đối hợp lí. Trong những năm tới cần khai thác có hiệu quả nguồn lực này một cách tối đa phục vụ cho sản xuất và đời sống.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 13%, sản xuất nông nghiệp chưa tạo thành vùng chăn nuôi tập trung chất lượng cao, chuyển dịch

bền vững; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng khá, năm 2010 đạt 11,35 tỷ đồng đạt 110% nghị quyết đề ra; chăn nuôi đạt 6,35 tỷ đồng đạt 125% so với nghị quyết đề ra; Về lâm nghiệp, đã thực hiện có hiệu quả kế hoạch cải tạo và phát huy hiệu quả đất rừng, bảo vệ tốt trên 20ha rừng phòng hộ, không có tình trạng phát đốt rừng làm nương rẫy, phát huy tốt hiệu quả kinh tế 200 ha rừng trồng đã đem lại thu nhập kinh tế cho các hộ. Doanh thu thương mại dịch vụ đạt 7,7 tỷ đồng đạt 140% so với Đại hội.

* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Về trồng trọt

Năng suất sản lượng các loại cây trồng tăng do tỷ lệ giống mới được đưa vào sử dụng phổ biến, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 35 triệu đồng/ha/năm.

Bảng 3.2 Diện tích, năng suất và sản lượng của các cây trồng trên địa bàn xã Đồng Tuyển Cây trồng Tổng diện tích gieo trồng (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) % so với kế hoạch (%) Lúa 11 62 58,5 100 Ngô 45 38 171 100 Rau màu 28 20 420 100 Rau vụ đông 6 20,1 40 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 của xã Đồng Tuyển)

- Lâm nghiệp

Xã có 551,74 ha đất rừng, chiếm 45,38%. Công tác chăm sóc và bảo vệ rừng luôn được chú trọng, diện tích rừng trong những năm gần đây tăng khá mạnh đặc biệt là sau khi chủ trương rà soát 3 loại rừng, kinh tế lâm nghiệp bước đầu đã chiếm một phần tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế của địa phương.

- Chăn nuôi

Hiện nay trên địa bàn đã hình thành các khu vực, mô hình chăn nuôi tập trung (trang trại chăn nuôi) gia súc, gia cầm, từng bước chuyển dịch phát

triển đàn gia súc theo hướng hàng hóa, nhiều mô hình đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ năm. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định không có dịch bệnh xảy ra, trong đó đàn trâu đạt 122/118 con đạt 103%, đàn bò 74/72 con đạt 103%, đàn lợn 2.880/2.860 con đạt 101% so với kế hoạch. Sản lượng xuất chuồng đạt 315/312 tấn đạt 101% kế hoạch. Đàn gia cầm 26.200/26.000 con đạt 101% kế hoạch. Công tác phòng chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm thường xuyên được quan tâm.

- Nuôi trồng thủy sản

Diện tích ao hồ hiện có 13,3 ha, duy trì thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ dịch bệnh. Có những bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện, diện tích nuôi trồng trong những năm qua tăng cao, thu nhập bình quân đạt 80 triệu đồng/ha, sản phẩm nuôi trồng thủy sản của xã chủ yếu là cá chép lai, rô phi đơn tính, trắm đen…

- Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

TM- DV- TTCN tăng trưởng ổn định. Trên địa bàn có 70 cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổng thu đạt: 13,5 tỷ/13,3 tỷ đạt 102% kế hoạch tăng 11% so với cùng kỳ. Sản xuất công nghiệp- TTCN đã khai thác hiệu quả những tiềm năng lợi thế về sản xuất VLXD sản xuất gạch bê tông, xay xát, chế biến gỗ, cơ khí, đồ mộc dân dụng…, tạo dựng cơ sở cho sự đầu tư và phát triển các năm tiếp theo. Về thương mại, dịch vụ tuy đã hình thành nhưng còn ở quy mô nhỏ chủ yếu phục vụ nhu cầu đời sống dân cư.

III.1.2.2 Dân số, lao động

Xã Đồng Tuyển có 9 thôn với 907 hộ, có 3.124 nhân khẩu (nam có 1.425 người và nữ có 1.699 người). Xã có 3 dân tộc chủ yếu là: Giáy, Dao, Kinh cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, có 1.770 người (56,66%), tiếp đó là dân tộc Giáy với 1068 người (34,19%), còn lại là dân tộc Dao có 286 người (9,15%). Tình hình dân số và lao động của xã Đồng Tuyển qua các năm thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3 Bảng dân số và lao động của xã Đồng Tuyển qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 12/11 13/12 BQ 3 năm

A. Tổng số nhân khẩu Người 3.189 100,00 2.872 100,00 3.124 100,00 90,06 108,77 99,42

Nam Người 1.824 57,20 1.214 42,27 1.425 45,61 66,56 117,38 91,97 Nữ Người 1.365 42,80 1.658 57,73 1.699 54,39 121,47 1102,47 111,97 B. Tổng số hộ Hộ 896 100,00 851 100,00 907 100,00 94,98 106,58 100,78 Hộ NN Hộ 680 75.89 633 74,38 635 70,01 93,09 100,32 96,71 Hộ TM – DV Hộ 89 9,93 93 10,93 170 18,74 104,49 182,79 143,64 Hộ kiêm Hộ 127 14,17 125 14,69 102 11,25 98,43 81,6 90,02 C. Tổng số LĐ Người 1.977 100,00 1.656 100,00 2.179 100,00 83,76 131,58 107,67

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 40 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w