Kinh nghiệm trong phát huy vai trò của phụ nữ DTT Sở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 29 - 32)

Nước ta đã có nhiều chính sách nhằm phát huy vai trò của phụ nữ DTTS thông qua các chương trình 134, 135 của Thủ tướng chính phủ đề ra để xây dựng công trình như điện sinh hoạt, làm đường giao thông, trường học góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Luật Phòng chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2008 đã trở thành công cụ đắc lực cho phụ nữ được bảo vệ, được

khẳng định vai trò quan trọng của bản thân.

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng như Hội Liên hiệp Phụ nữ ở các tỉnh thành cũng đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để chị em phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Hội triển khai đồng thời nhiều hoạt động hỗ trợ tích cực như: cho vay vốn ưu đãi để phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, làm chủ cuộc sống, tặng nhà tình thương cho phụ nữ neo đơn khó khăn về chỗ ở, hỗ trợ cho học sinh nữ để các em tiếp tục được đến trường… Những hoạt động này đã tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động khá rõ nét và cụ thể. Bên cạnh Hội Liên hiệp phụ nữ còn có nhiều tổ chức quốc tế đã có những chương trình thiết thực giúp cho phụ nữ DTTS được nâng cao trình độ về mọi mặt, nâng cao vị thế xã hội. Cụ thể như tổ chức của UNICEF đã có các hoạt động nhằm nâng cao, phát huy vai trò của phụ nữ DTTS như : Thực hiện điều tra về gia đình Việt Nam trên toàn quốc, đây là điều tra đầu tiên cung cấp các thông tin quý giá về các vấn đề như bạo lực gia đình, việc ra quyết định trong gia đình, vai trò của thanh thiếu niên trong gia đình và mối quan hệ giữa vợ và chồng cũng như giữa người cao tuổi và con cháu đã trưởng thành của họ. Xây dựng các tài liệu tập huấn về xây dựng chính sách cho dân tộc thiểu số dùng cho cán bộ hoạch định chính sách ở cấp trung ương. Xây dựng cơ sở dữ liệu về trẻ em và phụ nữ dân tộc thiểu số áp dụng công nghệ DevInfo (CEMInfo) và dùng cơ sở dữ liệu đó để cung cấp thông tin cho các quá trình hoạch định chính sách (unicef.org).

Tại Lào Cai có dự án: “Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ

dân tộc thiểu số thông qua các can thiệp thị trường ở tỉnh Lào Cai ” (Thời gian thực hiện: Từ tháng 12/2012 đến tháng 3/2013) với sự tài trợ của Tổ chức Oxfam của Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc. Đối tượng hưởng lợi của dự án là phụ nữ DTTS tỉnh Lào Cai và được thực hiện tại xã Lùng Khấu Nhin - Huyện Mường Khương, xã Trịnh Tường, xã Mường Hum - Huyện Bát Xát. Các đối tác chính là Trung tâm khuyến nông tỉnh Lào Cai, nhóm tư vấn.

Dự án này có mục tiêu giải quyết các vấn đề về phát triển của phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua giải pháp thị trường có lồng ghép yếu tố giới. Dự án áp dụng các can thiệp thị trường thông qua một chuỗi giá trị hàng nông sản cụ thể (lợn bản địa) như điểm khởi đầu để giải quyết vấn đề về quyền làm chủ kinh tế của phụ nữ ở tỉnh Lào Cai từ các khía cạnh đa chiều của việc tiếp cận với các nguồn lực sản xuất (nguồn vốn, kiến thức và kỹ năng sản xuất theo định hướng thị trường, nguồn đầu vào sản xuất có chất lượng cao...), tạo môi trường thuận lợi cho phụ nữ dân tộc thiểu số tham dự vào một thị trường công bằng hơn (không bị thiệt thòi khi mua bán hàng hóa trên thị trường, đặc biệt với sản phẩm do hộ gia đình làm ra), và có khả năng đối phó với các cú sốc (csdp.vn).

Dự án LICEEM (Lớp học chữ nâng cao năng lực phụ nữ dân tộc thiểu số) là dự án 3 năm (2009 – 2012) với sự tài trợ của tổ chức ADRA Úc nhằm cải thiện và nâng cao vị thế kinh tế xã hội nói chung cho phụ nữ dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng thông qua các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức. Dự án LICEEM phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ Nữ địa phương tổ chức các lớp học chữ và học toán theo phương pháp người học cùng tham gia. Đối tượng hưởng lợi của dự án là phụ nữ dân tộc thiểu số tuổi từ 25 trở lên và thực hiện tại huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng. Mục tiêu của dự án nhằm góp phần nâng cao vị thế kinh tế - xã hội của phụ nữ dân tộc ở ba huyện của tỉnh Cao Bằng.

Kết quả dự kiến là năng lực của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh và huyện trong việc cung cấp các dịch vụ cho các hội viên được cải thiện và tăng cường; phụ nữ và nam giới mù chữ người DTTS được nâng cao năng lực thông qua việc biết đọc, biết viết, biết tính toán để giải quyết các chủ đề và các vấn đề phát triển cộng đồng.

Các hoạt động chủ yếu của dự án như tập huấn nâng cao năng lực cho lãnh đạo Hội liên hiệp phụ nữ, xây dựng, in ấn và phân phát tài liệu xóa mù

chữ và thành lập các câu lạc bộ xóa mù chữ… (adravietnam.org).

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 29 - 32)