Nhóm nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 94 - 97)

a) Quan niệm xã hội

Do nhận thức và quan niệm truyền thống về các vấn đề cách ứng xử của xã hội vẫn còn ảnh hưởng khá rõ rệt của chế độ phụ hệ, nếp sống dựa trên quan niệm “tam tòng, tứ đức” mà về vấn đề bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ đã trở nên quen thuộc, ăn sâu vào tiềm thức của người phụ nữ.

trai, thích con trai hơn con gái. Khi phải lựa chọn cho con đi học thì nhiều bậc cha mẹ tỏ rõ thái độ và quyết định chọn con trai đi học, còn con gái thì phải ở nhà bế em và làm việc. Do đó mà tỷ lệ trẻ em và phụ nữ có trình độ học vấn thấp và đàn ông luôn có trình độ nhận thức cao hơn. Đặc biệt là tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, sinh con trai để nối dõi tông đường đã ăn sâu vào nếp sinh hoạt trong các gia đình. Nhiều phụ nữ phải chấp nhận sinh nhiều con theo gia đình chồng đến khi nào được con trai thì mới thôi. Điều này đã làm gia tăng vấn đề đông con trong mỗi gia đình, nó vừa ảnh hưởng tới sức khỏe người phụ nữ vừa tạo thêm gánh nặng trong việc tạo thu nhập cũng như chăm sóc gia đình.

Trong nhiều gia đình thì cho rằng các công việc nội trợ, chăm sóc con cái, giặt giũ là việc của đàn bà, còn người đàn ông chỉ làm những công việc lớn. Khi so sánh về thời gian làm việc của phụ nữ và nam giới ta thấy trong các việc nhà thì người phụ nữ có thời gian làm lớn hơn nhiều so với người chồng. Một trong những nguyên nhân cản trở việc phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội là cường độ làm việc quá cao, áp lực và trách nhiệm đối với công việc gia đình, điều đó làm cho họ mất cơ hội học tập, nâng cao trình độ, tiếp cận thông tin.

Ý kiến của phụ nữ thôn Tòng Mòn về những định kiến về giới trong gia đình qua thảo luận nhóm:

“ Nhà tôi có 3 đứa con gái, 1 thằng con trai. Nhà đông con nên không có tiền cho chúng nó đi học đâu. Mà con trai thì thôi cố cho nó học lấy cái chữ chứ con gái có học cũng không giúp được gì, với lại ở nhà nó giúp mình được khối việc.”

“ Nhà mình từ xưa tới nay mọi việc lớn bé đều do ông ấy quyết định hết. Đàn ông là trụ cột gia đình mà.”

con gái. Tôi thì đã gần 46 tuổi rồi mà vẫn phải cố đẻ cho ông ấy thằng con trai, khi nào được mới thôi.”

Trong xã hội phụ nữ thường được xem là thiếu quyết đoán, hành động thiên về tình cảm nên nam giới thường là chủ hộ, quyết định các công to việc lớn trong gia đình, tham gia công việc ngoài cộng đồng. Hơn nữa nam giới thường được bổ nhiệm vào vị trí quan trọng, lãnh đạo. Cũng vì ý nghĩ đó mà phụ nữ còn e dè, ngại phát biểu ý kiến, tranh luận trong các buổi sinh hoạt cộng đồng. Phụ nữ vẫn còn tâm lý tự ti, an phận, cam chịu, thụ động, cho rằng mình chỉ nên làm việc nhà, đàn ông kiếm tiền đã tạo thành nếp nghĩ và tạo nên những định kiến giới trong phân công lao động gia đình khiến cho họ có ít cơ hội tìm việc làm có thu nhập cao.

b) Chủ trương chính sách của Đảng

Hệ thống chính sách kinh tế- xã hội phù hợp sẽ tạo hành lang pháp lý giúp cho phụ nữ chủ động phát huy vai trò của mình trong sản xuất nông nghiệp, giúp họ tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Anh Lùng Văn Đức, Phó Chủ tịch xã Đồng Tuyển cho biết: “ Trong những năm gần đây, chính quyền

xã đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi và có những quan tâm đặc biệt đến những hộ gia đình trong xã với các hoạt động như: khuyến khích phụ nữ tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, khuyến khích phụ nữ mua bảo hiểm y tế tự nguyện, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện để phụ nữ được vay vốn… Đặc biệt, chủ trương giao đất, giao rừng đến từng hộ nông dân đã giúp các hộ gia đình có đất sản xuất, tăng thu nhập gia đình.”

Trong xã hội phụ nữ là nhóm có điểm xuất phát thấp và có những khó khăn đặc thù, đặc biệt là phụ nữ DTTS. Vì vậy mà chính quyền xã đã có những chính sách ưu đãi với phụ nữ nơi đây như tổ chức các lớp học buổi tối để tập huấn kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ giống, phân bón, khám chữa bệnh định kỳ miễn phí. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề bất cập trong việc thực hiện chính sách như sau khi đưa ra chính sách thì chưa cụ thể hóa, thực thi ngay

được mà mới chỉ là nhiệm vụ, đường lối đề ra từ cấp trên. Hay nếu có thực hiện thì chưa có hoạt động giám sát chặt chẽ, kiểm tra đôn đốc thực hiện.

Các hoạt động của Hội phụ nữ như tuyên truyền luật Bình đẳng giới, chính sách dân số, chăm sóc sức khỏe gia đình thì phụ nữ tham gia rất đông, nam giới ít khi tham gia. Trong khi quyền quyết định sinh con là do đàn ông quyết định, vì thế mà trên địa bàn xã vẫn xảy ra hiện tượng sinh đẻ nhiều, điều này cho thấy đối tượng hướng tới của Hội phụ nữ chưa đúng, hoạt động tuyên truyền chưa tốt. Ngoài ra trong các buổi sinh hoạt Hội phụ nữ còn lồng ghép các hoạt động như hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm tăng thu nhập cho phụ nữ, hướng dẫn làm mô hình sản xuất, chăn nuôi vào các buổi sinh hoạt giới. Tuy nhiên nội dung vẫn nghèo nàn, mang mặng tính hình thức, nội dung đa phần tập trung vào vấn đề kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe.. nên hiệu quả từ chương trình chưa cao.

Các chương trình hỗ trợ vay vốn, hướng dẫn sử dụng vốn đã đạt được hiệu quả nhất định, giúp các hộ gia đình vươn lên làm ăn. Song vẫn còn hạn chế là khi vay vốn thì nguồn vay chủ yếu là tại ngân hàng, mà đa phần người chồng mới đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì thế người đứng tên vay vốn là người chồng, trong khi các tổ chức đoàn thể tín dụng khác thì người phụ nữ có thể tiếp cận dễ dàng song số vốn được vay lại ít, không đủ để sản xuất. Điều này cho thấy việc vay vốn của phụ nữ vẫn còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 94 - 97)