1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.

122 916 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 913 KB

Nội dung

Trong công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến công tác xóa đói giảm nghèo và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong đó có Nghị quyết 30a2008NQCP về chương trình hỗ trợ nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo là một chương trình lớn, mang tính chiến lược giúp cho sự phát triển huyện đến 2010 và các năm tiếp theo. Sốp Cộp là huyện nghèo vùng cao biên giới tỉnh Sơn La, được thành lập ngày 02122003, huyện có vị trí đặc biệt khó khăn, xa trung tâm kinh tế văn hóa và giáp với Lào, huyện có 5 dân tộc cư trú vào năm 2013 là dân tộc Thái chiếm 66%, Mông chiếm 22%, Khơ mú chiếm 6, Lào chiếm 5% và dân tộc khác (Mường, Kinh) chiếm 1%. Huyện có nhiều dân tộc tập trung sinh sống nên được quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo. Trong nghị quyết 30a, huyện đã tập trung đầu tư chủ yếu vào chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chính sách này đã triển khai 4 năm (20092012) và đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực như đa dạng về mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ giúp người dân xóa đói giảm nghèo nhưng chính sách chưa đạt hiệu quả cao do công tác triển khai còn lúng túng, thiếu đồng bộ, mà người dân chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp nên đối với họ chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là cơ hội để họ xóa đói giảm nghèo. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”. Đề tài tập trung nghiên cứu mục tiêu chung là: trên cơ sở đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại huyện Sốp Cộp. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ nông dân được hưởng chính sách và khách thể là các chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, nguồn lực sản xuất và thu nhập từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi nội dung là đánh giá tác động chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đến nguồn lực sản xuất và thu nhập; đời sống xã hội (tỷ lệ hộ nghèo và đời sống người dân), tác động đến các phương diện khác (giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tình hình sản xuất, giá trị sản xuất). Tôi tiến hành điều tra tại 2 xã: xã Sốp Cộp và xã Dồm Cang, và thu thập số liệu thứ cấp tại địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 2008 – 2013. Đề tài nghiên cứu dựa vào các cơ sở lý luận về các khái niệm như đánh giá, đánh giá tác động, chính sách, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và nội dung đánh giá tác động trên 3 khía cạnh là trả lời cho 3 câu hỏi: Dự án đã tác động đến ai? Dự án đã tác động đến cái gì? Dự án đã tác động như thế nào? Để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. Đề tài sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá tác động gồm: chỉ tiêu kinh tế (thu nhập, chất lượng lao động, khả năng tài chính); chỉ tiêu xã hội (tỷ lệ hưởng lợi hộ giàu nghèo, sự công bằng giới); chỉ tiêu môi trường (cải thiện môi trường sinh thái, chi phí về môi trường) để giải quyết các mục tiêu mà đề tài đặt ra. Trên cơ sở thực tiễn kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của 1 số huyện tỉnh Sơn La và 2 tỉnh Nghệ An, tỉnh Cao Bằng và xã Sốp Cộp để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. Đề tài dựa vào đặc điểm địa bàn nghiên cứu gồm có điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp; phương pháp xử lý thông tin bằng Excel, SPSS; phương pháp phân tích thông tin (phương pháp phân tích so sánh các năm). Và sử dụng hệ thống chỉ tiêu về phản ánh tình hình sử dụng đất sản xuất của hộ; nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế (giá trị sản xuất, cơ cấu kinh tế, tốc độ phát triển); Nhóm chỉ tiêu hiệu quả giảm nghèo; chỉ tiêu hiệu quả môi trường để tiến hành phân tích đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài, kết quả đạt được là: huyện đã tiến hành hỗ trợ theo các chính sách hỗ trợ khoán chăm sóc bảo vệ rừng và trồng rừng; chính sách hỗ trợ sản xuất nâng cao đời sống; chính sách hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo, hỗ trợ được 100% theo kế hoạch, trừ hỗ trợ phân bón, chính sách đem lại hiệu quả rõ rệt song còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Từ thực trạng kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ pháp triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã tác động đến phương diện kinh tế thì vốn và đất nông, lâm, ngư nghiệp tăng ít, song vẫn còn sử dụng chưa hiểu quả, còn nạn lấn đất, chặt phá rừng làm nương; thu nhập chưa cao do chất lượng giống chưa tốt, người dân trông chờ ỷ lại. Trên phương diện đời sống xã hội, chính sách tác động làm giảm hộ nghèo tuy nhiên vẫn còn hộ tái nghèo, đời sống người dân nghèo được cải thiện; Trên phương diện khác chính sách tác động là giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa khí hậu, tình hình sản xuất nâng cao về diện tích và năng suất sản phẩm, giá trị sản xuất. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách gồm có: thời tiết khí hậu; thành phần dân tộc, trình độ dân trí, phong tục tập quán; cơ chế, chính sách Từ đó đề xuất giải pháp về kinh tế thì quy hoạch đất hợp lí, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật, tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân. Giải pháp về xã hội, tăng cường đào tạo năng lực cán bộ, nâng cao nhận thức người dân nghèo. Giải pháp về môi trường: đẩy mạnh công tác phòng chống cháy rừng, chặt phá rừng, hỗ trợ các phương tiện hiện đại cho cán bộ kiểm lâm để phòng chống chữa cháy, xử nghiêm hộ vi phạm chặt phá rừng. Giải pháp về các yếu tố ảnh hưởng: phòng chống rét đậm, rét hại, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân, lồng ghép các nguồn vốn cho hiệu quả, tổ chức triển khai chính sách đồng bộ, có sự tham gia chặt chẽ giữa cán bộ và người dân; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Từ đó đề xuất kiến nghị đối với chính phủ, các bộ, ban nghành và UBND huyện.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trungthực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các thông tin trích dẫn trongluận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014

Tác giả

Lò thị Giáng Hương

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Quyền Đình Hà–Giảng viên Khoa Kinh Tế & PTNT, người thầy đã rất tận tình hướng dẫn, giúp đỡ

em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bảnthân, em đã nhận được nhiều sự quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô giáotrong Khoa Kinh Tế & PTNT – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Với tìnhcảm chân thành của mình, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong

bộ môn trong những năm học vừa qua

Em xin chân thành cảm ơn phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Sốp Cộp,UBND huyện Sốp Cộp, phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Sốp Cộp

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ động viên và quan tâm em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014

Tác giả

Lò Thị Giáng Hương

Trang 3

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Trong công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, Đảng và Nhà nước

ta đã rất chú trọng đến công tác xóa đói giảm nghèo và đã đạt được nhiều thành tựu

to lớn Trong đó có Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ nghèonhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo là một chương trình lớn, mang tínhchiến lược giúp cho sự phát triển huyện đến 2010 và các năm tiếp theo Sốp Cộp làhuyện nghèo vùng cao biên giới tỉnh Sơn La, được thành lập ngày 02/12/2003,huyện có vị trí đặc biệt khó khăn, xa trung tâm kinh tế văn hóa và giáp với Lào,huyện có 5 dân tộc cư trú vào năm 2013 là dân tộc Thái chiếm 66%, Mông chiếm22%, Khơ mú chiếm 6, Lào chiếm 5% và dân tộc khác (Mường, Kinh) chiếm 1%.Huyện có nhiều dân tộc tập trung sinh sống nên được quan tâm đầu tư phát triểnkinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo Trong nghị quyết 30a, huyện đã tập trung đầu

tư chủ yếu vào chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chínhsách này đã triển khai 4 năm (2009-2012) và đã đạt được nhiều chuyển biến tíchcực như đa dạng về mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ giúp người dân xóa đói giảmnghèo nhưng chính sách chưa đạt hiệu quả cao do công tác triển khai còn lúng túng,thiếu đồng bộ, mà người dân chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp nên đối với họchính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là cơ hội để họ xóa đói

giảm nghèo Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá

tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.

Đề tài tập trung nghiên cứu mục tiêu chung là: trên cơ sở đánh giá tác độngcủa chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết30a/2008/NQ-CP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La; đề xuất một số giải pháp nângcao hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại huyệnSốp Cộp Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ nông dân được hưởng chínhsách và khách thể là các chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, nguồnlực sản xuất và thu nhập từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Đề tài chỉ nghiên cứutrong phạm vi nội dung là đánh giá tác động chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất

Trang 4

nông, lâm, ngư nghiệp đến nguồn lực sản xuất và thu nhập; đời sống xã hội (tỷ lệ hộnghèo và đời sống người dân), tác động đến các phương diện khác (giảm thiểu ônhiễm môi trường, tình hình sản xuất, giá trị sản xuất) Tôi tiến hành điều tra tại 2xã: xã Sốp Cộp và xã Dồm Cang, và thu thập số liệu thứ cấp tại địa bàn nghiên cứutrong giai đoạn 2008 – 2013

Đề tài nghiên cứu dựa vào các cơ sở lý luận về các khái niệm như đánh giá,đánh giá tác động, chính sách, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và nội dungđánh giá tác động trên 3 khía cạnh là trả lời cho 3 câu hỏi: Dự án đã tác động đếnai? Dự án đã tác động đến cái gì? Dự án đã tác động như thế nào? Để làm cơ sở choviệc nghiên cứu đề tài Đề tài sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá tác động gồm: chỉtiêu kinh tế (thu nhập, chất lượng lao động, khả năng tài chính); chỉ tiêu xã hội (tỷ lệhưởng lợi hộ giàu nghèo, sự công bằng giới); chỉ tiêu môi trường (cải thiện môitrường sinh thái, chi phí về môi trường) để giải quyết các mục tiêu mà đề tài đặt ra.Trên cơ sở thực tiễn kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp của 1 số huyện tỉnh Sơn La và 2 tỉnh Nghệ An, tỉnh Cao Bằng và xã SốpCộp để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài

Đề tài dựa vào đặc điểm địa bàn nghiên cứu gồm có điều kiện tự nhiên vàđặc điểm kinh tế - xã hội Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phươngpháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơcấp; phương pháp xử lý thông tin bằng Excel, SPSS; phương pháp phân tích thôngtin (phương pháp phân tích so sánh các năm) Và sử dụng hệ thống chỉ tiêu về phảnánh tình hình sử dụng đất sản xuất của hộ; nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế(giá trị sản xuất, cơ cấu kinh tế, tốc độ phát triển); Nhóm chỉ tiêu hiệu quả giảmnghèo; chỉ tiêu hiệu quả môi trường để tiến hành phân tích đánh giá tác động củachính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài, kết quả đạt được là: huyện đãtiến hành hỗ trợ theo các chính sách hỗ trợ khoán chăm sóc bảo vệ rừng và trồngrừng; chính sách hỗ trợ sản xuất nâng cao đời sống; chính sách hỗ trợ lương thựccho hộ nghèo, hỗ trợ được 100% theo kế hoạch, trừ hỗ trợ phân bón, chính sáchđem lại hiệu quả rõ rệt song còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện Từ

Trang 5

thực trạng kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ pháp triển sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp đã tác động đến phương diện kinh tế thì vốn và đất nông, lâm, ngư nghiệptăng ít, song vẫn còn sử dụng chưa hiểu quả, còn nạn lấn đất, chặt phá rừng làmnương; thu nhập chưa cao do chất lượng giống chưa tốt, người dân trông chờ ỷ lại.Trên phương diện đời sống xã hội, chính sách tác động làm giảm hộ nghèo tuynhiên vẫn còn hộ tái nghèo, đời sống người dân nghèo được cải thiện; Trên phươngdiện khác chính sách tác động là giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa khí hậu, tìnhhình sản xuất nâng cao về diện tích và năng suất sản phẩm, giá trị sản xuất Các yếu

tố ảnh hưởng đến chính sách gồm có: thời tiết khí hậu; thành phần dân tộc, trình độdân trí, phong tục tập quán; cơ chế, chính sách

Từ đó đề xuất giải pháp về kinh tế thì quy hoạch đất hợp lí, tăng cường côngtác khuyến nông, khuyến ngư đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật, tuyên truyềnnâng cao nhận thức người dân Giải pháp về xã hội, tăng cường đào tạo năng lựccán bộ, nâng cao nhận thức người dân nghèo Giải pháp về môi trường: đẩy mạnhcông tác phòng chống cháy rừng, chặt phá rừng, hỗ trợ các phương tiện hiện đại chocán bộ kiểm lâm để phòng chống chữa cháy, xử nghiêm hộ vi phạm chặt phá rừng.Giải pháp về các yếu tố ảnh hưởng: phòng chống rét đậm, rét hại, đẩy mạnh côngtác tuyên truyền cho người dân, lồng ghép các nguồn vốn cho hiệu quả, tổ chứctriển khai chính sách đồng bộ, có sự tham gia chặt chẽ giữa cán bộ và người dân;tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ Từ đó đề xuất kiến nghị đối vớichính phủ, các bộ, ban nghành và UBND huyện

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cam đoani

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt khóa luận iii

Mục lục vi

Danh mục bảng ix

Danh mục hộp x

Danh mục biểu đồ x

Danh mục chữ viết tắt xi

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3 1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 1.4.1 Phạm vi về nội dung 3

1.4.2 Phạm vi không gian 4

1.4.3 Phạm vi thời gian 4

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

2.1.2 Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp 9

2.1.3 Nội dung sơ lược về chính sách hỗ trợ sản xuất theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP 11

2.1.4 Mục tiêu và nội dung sơ lược Nghị Quyết 30/a/2008/NQ – CP 13

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp 19

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 21 2.2.1 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết 30a của một số huyện tỉnh Sơn La 21

Trang 7

2.2.2 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết 30a

của một số huyện tỉnh Nghệ An……….……….23

2.2.3 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a của một số huyện tỉnh Cao Bằng 24

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 25 3.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân số xã hội 25

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 29

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 30

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 30

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 32

3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 32

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu 33

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35 4.1 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN 35 4.1.1 Thực trạng kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo nghị quyết 30a 35

4.1.1.1 Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất giai đoạn 2009 -2013 35 4.1.1.2 Chính sách hỗ trợ sản xuất nâng cao đời sống 38 4.1.1.3 Chính sách hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa tự túc được lương thực 41 4.1.1.4 Chính sách hỗ trợ lương thực cho người nghèo vùng giáp biên giới 41 4.1.1.5 Đánh giá kết quả đạt được của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo nghị quyết 30a trong giai đoạn 2009 – 2013 41 4.1.2 Tác động của chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đến thu nhập và đời sống xã hội người dân 43

Trang 8

4.1.2.1 Tác động của chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đến nguồn

lực sản xuất và thu nhập người dân 43

4.1.2.2 Tác động của chính sách hỗ trợ sản xuất phát triển nông, lâm, ngư nghiệp

đến đời sống xã hội 59

4.1.2.3 Tác động của việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đến các

phương diện khác 65

4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông,

lâm, ngư nghiệp 75

4.1.3.1 Yếu tố khí hậu thời tiết 75 4.1.3.2 Yếu tố về thành phần dân tộc, phong tục tập 4.1.3.3 Các yếu tố cơ chế, chính sách 79 4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP TẠI HUYỆN SỐP CỘP84 4.2.1 Giải pháp về kinh tế 84

4.2.2 Giải pháp về xã hội 85

4.2.3 Giải pháp về môi trường 86

4.2.4 Một số giải pháp khác 87 4.2.4.1 Khắc phục các điều kiện khó khăn liên quan đến thời tiết khí hậu 87 4.2.4.2 Giải quyết các vấn đề về thành phần dân tộc, trình độ dân trí và phong tục

tập quán 88

4.2.4.3 Giải pháp thuộc về chính sách 89PHẦN 5 KẾT LUẬN, KIẾN

5.1 KẾT LUẬN94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC 100

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

3.1 Diện tích các loại đất của huyện Sốp Cộp năm 2013 283.2 Nguồn thông tin thứ cấp đã tiến hành thu thập 314.1 Diện tích trồng rừng sản xuất đã hỗ trợ của huyện Sốp Cộp 37

4.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp qua các năm 464.4 Thu nhập bình quân các hộ điều tra trong năm 2013 544.5 Ý kiến của người dân về cơ cấu thu nhập nông nghiệp từ

2008 – 2013

58

4.6 Thống kê số hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện giai đoạn

2010 – 2012 theo Nghị Quyết 30a

59

4.7 Thống kê về hộ nghèo, hộ cận nghèo các xã của huyện

Sốp Cộp trong năm 2012

60

4.8 Ý kiến đánh giá tác động chính sách hỗ trợ phát triển sản

xuất nông, lâm, ngư nghiệp đến đời sống người dân

4.11 Tổng hợp kết quả rà soát, xác minh diện tích cây cà phê

bị thiệt hại do rét đậm rét hại gây ra cuối năm 2013 và

đầu năm 2014 trên địa bàn huyện Sốp Cộp

75

4.12 Kiến nghị của người dân về chính sách hỗ trợ phát triển

sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

90

Trang 10

4.1 So sánh giá cố định và giá hiện hành của giá trị sản

xuất của huyện Sốp Cộp giai đoạn 2008 - 2013

71

Trang 11

Bình quânChính PhủĐơn vị tínhHội đồng nhân dânLao động – Thương binh và Xã hộiMôi trường

Nông NghiệpNghị quyếtPhát triển nông thônThủ tướng

Ủy ban nhân dânXây dựng

Trang 12

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, Đảng và nhà nước

ta đã rất chú trọng đến công tác xóa đói giảm nghèo cho các huyện nghèo và đồngbào dân tộc miền núi, không chỉ nâng cao nhận thức của người dân mà còn nhằmphát triển kinh tế xã hội, đưa cuộc sống của người dân lên một tầm cao mới Thờigian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo.Đặc biệt, phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là một lĩnh vực quan trọng trongxóa đói giảm nghèo, không những giúp người dân đảm bảo an ninh lương thực, tạoviệc làm và tăng thu thập, đồng thời giúp người dân từng bước thoát khỏi cuộc sốngnghèo đói

Đối với người dân nghèo khi ít được qua nhiều trường lớp đào tạo ngànhnghề, cùng với kinh nghiệm lâu năm trong chăn nuôi, trồng trọt thì sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp là ngành nghề chính và đem lại hiệu quả kinh tế cho họ Hiểu rõ

điều đó, để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Đảng và

nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án để hỗ trợcác khu vực, đặc biệt quan tâm đến khu vực miền núi Trong đó, có nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61huyện nghèo của chính phủ là một nghị quyết quan trọng, mang tính chiến lược,được ban hành ngày 27/12/2008 Đây là một chương trình lớn, mang tính tổng thểnhằm hỗ trợ cho 61 huyện nghèo nhất cả nước phát triển nhanh và bền vững, là nềntảng cho sự phát triển của huyện đến 2020 và các năm tiếp theo như: hỗ trợ sản xuất,tạo việc làm, tăng thu nhập; hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo dạy nghề, nâng caodân trí; đào tạo nhân lực; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội để nhân dânvươn lên xóa đói giảm nghèo

Sốp Cộp là một trong số những huyện nghèo được hưởng hỗ trợ từ Nghịquyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, nhưng huyện tập trung đầu tư chủ yếu vào

chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Đây là huyện vùng cao,

Trang 13

biên giới tỉnh Sơn La, được thành lập ngày 02/12/2003 theo nghị định số 148/2003/NĐ-CP của chính phủ Huyện có vị trí đặc biệt khó khăn, nằm xa trung tâm kinh tế,văn hóa và có đường biên giới dài 120Km với nước Cộng hòa dân chủ nhân dânLào, nên tình hình an ninh quốc phòng diễn biến phức tạp

Theo phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Sốp Cộp (2014), theo báo cáođánh giá thực trạng nông thôn theo bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Sơn La năm

2013 trên địa bàn huyện Sốp Cộp thì năm 2013 toàn huyện có 9.191 hộ, với 43.715nhân khẩu trên địa bàn huyện có 5 dân tộc cư trú Dân tộc thái chiếm 66%, Mông 22%,Khơ mú 6%, Lào 5%, các dân tộc khác 1% (Mường, Kinh) Mật độ dân số thưa thớt,dân số phân bố không đều, mật độ dân số cao ở trung tâm các xã vùng thấp, xã vùngsâu mật độ dân số thấp Đến năm 2012, lao động Nông lâm nghiệp và thuỷ sản có16.390 lao động (chiếm 37,5% tổng dân số), lao động công nghiệp và xây dựng có2.311 lao động (chiếm 5,3% tổng dân số), lao động dịch vụ có 2.101 lao động(chiếm 4,8%), lao động ngành khác 210 lao động (chiếm 0,5%)

Là huyện nghèo vùng biên có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống nên huyện đãđược nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảmnghèo Cùng với công cuộc xây dựng nông thôn mới của huyện, Nghị quyết 30a củaChính phủ đã được triển khai 4 năm (2009 -2012) trên địa bàn huyện Trong nghịquyết 30a, huyện đầu tư tập trung chủ yếu vào chính sách hỗ trợ phát triển sản xuấtnông, lâm, ngư nghiệp và qua nhiều năm thực hiện chính sách đã có nhiều chuyểnbiến tích cực như đa dạng về mức hỗ trợ, cách hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ, đa dạng câytrồng vật nuôi giúp người dân xóa đói giảm nghèo nhưng chính sách vẫn chưa đạtđược hiệu quả cao do công tác triển khai còn lúng túng; thiếu sự đồng bộ giữa cácban ngành, cơ quan; người dân nhận thức còn yếu Trên thực tế, người dân nghèo,

họ hàng ngày phải chật vật trang trải với cuộc sống khó khăn, lo cho gia đình từngbữa cơm, manh áo, đối với họ từng con giống hay cây giống cũng là những vậtphẩm vô cùng quý giá giúp cải thiện phần nào cuộc sống của họ, và là cơ hội để xóađói giảm nghèo Vì vậy, việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ là rất cần

thiết Xuất phát từ những thực tiễn trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá

Trang 14

tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ tham gia vào các hoạt động sảnxuất nông, lâm, ngư nghiệp, thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ phát triển sảnxuất nông, lâm, ngư nghiệp tại địa bàn nghiên cứu và tình hình sản xuất nông, lâm,ngư nghiệp của hộ dân Khách thể của đề tài nghiên cứu là những tác động của cácchính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; nguồn lực sản xuất và thu nhập từhoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của người dân

Trang 15

cứu tác động chính sách đến độ che phủ rừng giúp điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễmmôi trường, tình hình sản xuất và giá trị sản xuất Trong chính sách hỗ trợ phát triểnsản xuất tập trung đi sâu nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ khoán chăm sóc bảo

vệ rừng và trồng rừng, khai hoang ruộng nước, giống vật nuôi, cây trồng, phân bón,

và tiêm phòng, nuôi trồng thủy sản Để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quảchính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

1.4.2 Phạm vi không gian

Về không gian: huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La gồm có 8 xã: Sốp Cộp, Mường

Và, Mường Lạn, Sam Kha, Dồm Cang, Púng Bánh, Nậm Lạnh, Mường Lèo Dokhuân khổ thời gian có hạn tôi chỉ tiến hành tập trung điều tra 2 xã: xã Sốp Cộp và

xã Dồm Cang vì xã Dồm Cang có nhiều hộ nghèo được hỗ trợ và đạt kết quả cao và

xã Sốp Cộp xã có điều kiện phát triển nhất nhưng kết quả đạt được không cao nhằm

Trang 16

Theo Department for International Development (DFID) Glossary of terms:

“Tác động(cũng có thể xem như là kết quả) có thể như dự định hoặc không như dựđịnh; có thể là những tác động tích cực hoặc tiêu cực; có thể đạt được ngay hoặc đạtđược sau một thời gian nhất định; và có thể kéo dài hoặc không kéo dài Tác động

có thể quan sát được, đo đếm được trong suốt quá trình thực thi, khi dự án kết thúchoặc sau một thời gian khi kết thúc dự án” (Dẫn theo Ngô Thị Thu Hương, 2005)

Tác động (Impact): Là những thay đổi có tính tổng thể lâu dài đối với cộngđồng nhờ vào việc sử dụng các kết quả của dự án hay chính sách (Dẫn theo Nguyễn

Lê Vân, 2008)

Tác động thường là những thay đổi rộng lớn có ảnh hưởng đến một bộphận đông đảo cộng đồng hoặc đối tượng của chính sách và các đối tượng ngoàichính sách hoặc trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác Ảnh hưởng của chínhsách có thể không nhìn thấy được khi triển khai chính sách đó Có thể có nhữngảnh hưởng tích cực nhưng cũng có thể là những ảnh hưởng bất lợi (Dẫn theoNguyễn Lê Vân, 2008)

Việc đánh giá những ảnh hưởng có thể được tiến hành trước khi có có chínhsách, khi triển khai chính sách hoặc sau khi chính sách đã đi vào cuộc sống để thấyđược kết quả và tác động cuả chính sách đó đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xãhội cả với đối tượng hưởng lợi cũng như đối tượng ngoài chính sách (Dẫn theoNguyễn Lê Vân, 2008)

Trang 17

Theo đề tài nghiên cứu của tôi thì tác động là những ảnh hưởng tích cực vàtiêu cực hoặc có thể không thay đổi đáng kể đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môitrường trước và sau khi có chính sách đó

2.1.1.2 Khái niệm về đánh giá tác động

Shahidur R.Khandker, Gayatri B Koolwal, Hussain A Samad (2010)cho rằng “Đánh giá tác động là tìm hiểu xem những thay đổi trong phúc lợi có thực

sự là kết quả của can thiệp dự án hay chương trình hay không Nói một cách cụ thể,đánh giá tác động tìm cách xác định xem có thể biết được hiệu quả của chương trìnhchứ không phải của các nguyên nhân khác tới mức nào”

Theo Hoàng Mạnh Quân (2007) thì “Đánh giá tác động là xem chương trình,

dự án đã tạo được những tác động gì? Cả tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp,trước mắt và lâu dài tác động tới đối tượng hưởng lợi của dự án trên các phươngdiện khác nhau: kinh tế văn hóa, xã hội, môi trường” (Dẫn theo Giáp Thị NgọcÁnh, 2012)

Theo Quỹ môi trường : “Đánh giá tác động là quá trình xác định một cách hệthống những giá trị hoặc ý nghĩa của một hoạt động phát triển, một chính sách haychương trình Mục đích của đánh giá là việc xác định tính xác đáng và hoàn thànhmục tiêu, hiệu quả, hiệu suất, tác động bền vững đối với sự phát triển Đánh giácung cấp những thông tin đáng tin cậy và hữu ích giúp cho cả người nhận dự án,chính sách hay chương trình phát triển và nhà tài trợ kết hợp những bài học kinhnghiệm vào quá trình ra quyết định” (Dẫn theo Đoàn Thu Thảo, 2009)

Quá trình đánh giá được coi như là một cách thu thập những thông tin nhằmcải thiện các dự án, một chính sách hay chương trình phát triển cung cấp các bài họckinh nghiệm cho các bên liên quan để thực hiện các chính sách trong tương lai (Dẫntheo Đoàn Thu Thảo, 2009)

Thực chất của việc đánh giá tác động là so sánh lợi ích mà người tham giathu được sau khi dự án, chính sách hay chương trình xuất hiện Sự so sánh có thểđược thực hiện theo thời gian hoặc không gian hoặc kết hợp cả hai Theo thờigian gọi là so sánh trước và sau dự án còn theo không gian là so sánh giữa ngườitham gia và người không tham gia và khi kết hợp được cả không gian và thời

Trang 18

gian thì sự so sánh sẽ phản ánh đầy đủ nhất tác động của dự án Nội dung trungtâm trong hoạt động đánh giá tác động của dự án là tạo ra được sự tương đồngtrong quá trình so sánh, nghĩa là việc so sánh theo thời gian phải được thực hiệnđối với cùng một người tham gia, còn so sánh theo không gian phải được diễn ragiữa những người tham gia và không tham gia có những đặc điểm tương tự nhau.(Dẫn theo Đoàn Thu Thảo, 2009)

2.1.1.3 Khái niệm về chính sách

Dẫn theo Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Chí Thành (2010) thì “Chính sách” làmột loại quyết định quản lý mà tầm ảnh hưởng của nó lớn hơn các quyết định tácnghiệp Đó là các quyết định chung, hướng dẫn đối tượng quản lý thực hiện các mụctiêu kinh tế vĩ mô Chính sách tồn tại ở các cấp hệ thống quản lý bao gồm: chínhsách quốc gia, chính sách ngành, chính sách địa phương, vùng lãnh thổ, công ty vàbao gồm nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội

Cho đến nay chưa có một khái niệm hoàn chỉnh về chính sách, ở mỗi quốcgia, mỗi lĩnh vực, mỗi giai đoạn lịch sử có những quan niệm khác nhau về chínhsách

Có rất nhiều khái niệm về chính sách, có thể liệt kê như sau: Chính sách làmột quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi mộtcách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James Anderson 2003); Chính sáchcông là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị haymột nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp

để đạt các mục tiêu đó (William N Dunn, 1992); Chính sách công bao gồm các hoạtđộng thực tế do chính phủ tiến hành (Peter Aucoin 1971); Chính sách công là toàn

bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đếncuộc sống của mọi công dân (B Guy Peter 1990); Kraft và Furlong (2004) đưa ramột định nghĩa tổng hợp hơn Theo đó, chính sách công là một quá trình hành độnghoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng Nó đượckết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cáchchính thức, cũng như các quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiệnnhững chương trình (Dẫn theo Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Chí Thành, 2010)

Trang 19

Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt, “chính sách là chủ trương và các biệnpháp của một Đảng Phái, một Chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội như:chính sách đối ngoại của Nhà nước, chính sách dân tộc” Giáo trình Chính sách kinh

tế - xã hội của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các tác giả đồng nghĩa chính sáchcông với chính sách kinh tế xã hội và đưa ra các định nghĩa: “Chính sách kinh tế -

xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước

sử dụng để tác động lên các đối tượng và khách thể quản lý nhằm giải quyết vấn đềchính sách thực hiện mục tiêu nhất định theo hướng mục tiêu tổng thể của xã hội”.(Dẫn theo Hoàn Văn Hoan, Nguyễn Chí Thành, 2010)

Theo Đỗ Kim Chung (2006) thì “chính sách là tập hợp các chủ trương, hànhđộng về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do Chính phủ thực hiện Chínhsách bao gồm mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để đạt được nhữngmục tiêu đó” (Dẫn theo Trần Thị Thu Hải, 2011)

Theo đề tài nghiên cứu của tôi thì “chính sách là tổng thể các quan điểm, tưtưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thểkinh tế - xã hội nhằm đạt được mục tiêu tổng thể của đất nước”

2.1.1.4 Khái niệm chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất

Nếu tiếp cận hệ thống thì chính sách là một hệ thống gồm hai nhóm lớn:nhóm thứ nhất là các chính sách kinh tế, chủ yếu gồm chính sách cơ cấu kinh tế,chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách giá cả, chính sách kinh tế đốingoại Nhóm thứ hai là các chính sách xã hội, chủ yếu bao gồm có chính sách dân số

và lao động, chính sách giáo dục, chính sách y tế, chính sách bảo đảm xã hội, chínhsách văn hóa, chính sách khoa học công nghệ, chính sách bảo vệ môi trường (Dẫntheo Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Chí Thành, 2010)

Chính sách phát triển vùng là tổng thể các biện pháp được thực hiện nhằm hỗtrợ phát triển và kích thích các hoạt động kinh tế - xã hội trong một vùng nhất định

có khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó cóhậu quả của chuyển đổi cơ cấu Qua đó tạo ra điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh

tế - xã hội, giảm bớt những bất lợi về địa lý, phát huy tiềm năng của vùng để đạtđược các mục tiêu của nó (Dẫn theo Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Chí Thành, 2010)

Trang 20

Trong đề tài nghiên cứu của tôi, Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất là mộtchính sách nhỏ trong Chính sách xóa đói giảm nghèo cho 61 huyện nghèo Chínhsách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chính sách xã hội Chính sách hỗ trợ sản xuất

là chính sách hỗ trợ cụ thể về cây trồng, vật nuôi, tăng cường hỗ trợ tiến bộ khoahọc kỹ thuật nhằm nâng cao thu nhập và đời sống cho hộ nghèo, cận nghèo thuộcđồng bào dân tộc thiểu số

2.1.2 Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

2.1.2.1 Nội dung của đánh giá tác động

Theo Hoàng Mạnh Quân (2007) thì căn cứ xuất phát từ mục tiêu của chươngtrình, dự án và mục tiêu đánh giá tác động mà có thể có nội dung đánh giá khácnhau Tuy nhiên, chủ yếu cần xem xét dựa trên 3 khía cạnh:

- Thứ hai, Dự án đã tác động đến cái gì?

Tức là khía cạnh tác động của dự án là cái gì? Đối với mỗi một dự án đều cónhiều khía cạnh tác động Với các chương trình, dự án phát triển nông thôn, tácđộng có thể là về cơ sở hạ tầng nông thôn hay về phát triển sản xuất nông nghiệp,công nghiệp, thương mại dịch vụ, hay tác động về văn hóa xã hội, nâng cao chấtlượng giáo dục, y tế, năng lực nhận thức của cộng đồng

- Thứ ba, Dự án đã tác động như thế nào?

Có nghĩa là xem xét mức độ tác động của dự án tới đối tượng tác động trên

Trang 21

khía cạnh như thế nào? Tác động ở đây được xem xét ở hai mặt đó là tác động tíchcực và tác động tiêu cực Với tác động trực tiếp hay gián tiếp của dự án thì mức độtác động nhiều hay ít, lớn hay nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của vùng,tình hình thu nhập và đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc.

Trong đề tài nghiên cứu của tôi tập trung chủ yếu vào khía cạnh nội dung tácđộng là “dự án đã tác động đến cái gì?”, đề tài nghiên cứu đi sâu vào phân tích nộidung này

2.1.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá tác động

Một số chỉ tiêu kinh tế như: Mức tăng thu nhập của người dân khi dự ánmang lại, sự cải thiện về chất lượng lao động, cơ sở hạ tầng, khả năng tài chính củangười dân là gì sau khi thực hiện dự án (Đỗ Kim Chung, 2003) (Dẫn theo Giáp ThịNgọc Ánh, 2012)

Các chỉ tiêu đánh giá công bằng xã hội như: Hệ số Gini và đường congLorenz, tỷ lệ hưởng lợi ích do dự án mang lại giữa các hộ giàu và nghèo, sự côngbằng về giới (Đỗ Kim Chung, 2003) (Dẫn theo Giáp Thị Ngọc Ánh, 2012)

Các chỉ tiêu đánh giá môi trường như:

Mặt tích cực: Khi có dự án thì vùng dự án được hưởng thêm những lợi ích gì,những tác động tốt đến môi trường sinh thái làm cải thiện môi trường sinh thái làmcải thiện môi trường sinh thái từ đó làm giảm chi phí về môi trường (Dẫn theo GiápThị Ngọc Ánh, 2012)

Mặt tiêu cực: Khi có dự án thì có thêm những chi phí gì, những tác động làm

ô nhiễm môi trường vùng dự án (Lê Linh Ngọc, 2010) (Dẫn theo Giáp Thị NgọcÁnh, 2012)

2.1.2.3 Đánh giá tác động của một chương trình

Đánh giá tác động của một chương trình là sự tổ hợp về đánh giá những tácđộng của các dự án riêng biệt, do đó ta có thể thấy rằng tác động của một chương

trình lớn hơn tác động của dự án Để đánh giá tác động của một chương trình cần

phải đánh giá trên nhiều phương diện bao gồm: Kinh tế, xã hội và môi trường (Dẫntheo Giáp Thị Ngọc Ánh, 2012)

+ Đánh giá tác động của một chương trình đến kinh tế: Một chương trình gồm

Trang 22

nhiều dự án khác nhau Do đó cần đánh giá tác động của từng dự án tới nền kinh tếnói chung và từng hộ gia đình nói riêng Cần phải làm rõ sự thay đổi về các chi tiêukinh tế trước và sau khi có chương trình.

+ Đánh giá tác động của một chương trình tới xã hội: Các chỉ tiêu cần xem xét

khi đánh giá tác động của một chương trình đối với xã hội bao gồm: dân số, laođộng việc làm, chất lượng cuộc sống, phúc lợi xã hội Khi đánh giá cần làm rõ được

sự thay đổi của các tiêu chí ra sao, đáp ứng được nhu cầu của người dân và xã hộiđến mức nào

+ Đánh giá tác động của một chương trình đối với môi trường: Cần phải đánh

giá được môi trường sau khi triển khai chương trình thay đổi như thế nào, sự thayđổi đó là tích cực hay tiêu cực

Đánh giá tác động của các chương trình phát triển và các dự án phát triển thìngoài đánh giá những tác động trực tiếp chúng ta cần phải đánh giá những tác độnggián tiếp của các chương trình, dự án tạo ra trong vùng triển khai dự án

Đánh giá tác động trước mắt và tác động lâu dài Tuy nhiên có những vấn đềkhi triển khai chương trình dự án tạo ra mà phải trong thời gian lâu dài chúng ta mới

có thể nhận thấy rõ rệt, đặc biệt là những vấn đề về môi trường

2.1.3 Nội dung sơ lược về chính sách hỗ trợ sản xuất theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP

Theo Cầm Duy Vinh (2013) thì Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vữngđối với 62 huyện nghèo có ý nghĩa chính trị, xã hội rộng lớn, là cơ sở để huyện SốpCộp tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo,đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trongkhu vực Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuấthàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cáchình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn

ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh tháiđược bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng; Nghị quyết 30a đã đáp ứng

Trang 23

cơ bản các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, cụ thể là:

+ Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giaođất để trồng rừng sản xuất

+ Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất,chế biến, kinh doanh trên địa bàn huyện nghèo; hỗ trợ mỗi huyện 100 triệuđồng/năm để xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhất là nông, lâm,thủy đặc sản của địa phương; thông tin thị trường cho nông dân

+ Khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu đãi thu hút các tổ chức, nhàkhoa học trực tiếp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ ởđịa bàn, nhất là việc tuyển chọn, chuyển giao giống cây trồng, giống vật nuôi chosản xuất ở các huyện nghèo

+ Chính sách xuất khẩu lao động: hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồidưỡng văn hóa, đào tạo định hướng (bao gồm cả ăn, ở, đi lại, trang cấp ban đầu, chiphí làm thủ tục và cho vay vốn ưu đãi ) để lao động các huyện nghèo tham gia xuấtkhẩu lao động; phấn đấu mỗi năm đưa khoảng 7.5000 – 8000 lao động ở các huyệnnghèo đi làm việc ở ngoài nước (bình quân 10 lao động/xã)

Trang 24

2.1.4 Mục tiêu và nội dung sơ lược Nghị Quyết 30/a/2008/NQ – CP

b) Mục tiêu cụ thể

(1) Mục tiêu cụ thể đến năm 2010

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyếtđịnh số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005); cơ bản không còn hộ dân ởnhà tạm; cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng; trợ cấp lương thực cho ngườidân ở những nơi không có điều kiện tổ chức sản xuất, khu vực giáp biên giới để bảođảm đời sống Tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh pháttriển nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh một bước xây dựng kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộkhoa học - kỹ thuật, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; triển khai một bướcchương trình xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tậphuấn, huấn luyện đạt trên 25%

Trang 25

quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hànghóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trườngtiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động

xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%

(3) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của khu

vực Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của

dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 - 6 lần so với hiện nay Lao động nông nghiệp cònkhoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấnluyện đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% Phát triểnđồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thuỷ lợibảo đảm tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộngdiện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùatới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch;cung cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữabệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

2.1.4.2 Nội dung một số chính sách trong Nghị Quyết 30a

a) Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập

(1) Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất

để trồng rừng sản xuất:

Hộ gia đình nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng

hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đóng cửarừng) được hưởng tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng 200.000 đồng/ha/năm;

Hộ gia đình được giao rừng sản xuất (các loại rừng sau khi quy hoạch lại làrừng sản xuất, nhưng không thuộc loại rừng được khoán chăm sóc, bảo vệ nêu tạiđiểm a) và giao đất để trồng rừng sản xuất theo quy hoạch, được hưởng các chínhsách sau:

 Được hưởng toàn bộ sản phẩm trên diện tích rừng sản xuất được giao vàtrồng;

Trang 26

 Được hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất

từ 02 - 05 triệu đồng/ha (mức hỗ trợ cụ thể căn cứ giá giống của từng địa phương doChủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định);

 Đối với hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng và giaođất để trồng rừng sản xuất, ngoài chính sách được hưởng theo quy định tại các điểm

a, b nêu trên còn được hỗ trợ:

 Được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lươngthực (thời gian trợ cấp gạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương quyết định, nhưng tối đa không quá 7 năm);

 Được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha/hộ để tận dụng tạo đất sản xuất lương thựctrong khu vực diện tích rừng nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, rừng và đất được giao

bị thiên tai

Đối với vùng còn đất có khả năng khai hoang, phục hoá hoặc tạo ruộng bậcthang để sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 10 triệu đồng/ha khai hoang; 05 triệuđồng/ha phục hoá; 10 triệu đồng/ha ruộng bậc thang

Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi câytrồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; ưu tiên hỗ trợ trồng lúa lai, ngô lai

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mạinhà nước để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêuthụ nông sản

Đối với hộ nghèo, ngoài chính sách được hưởng theo quy định tại khoản 1,các điểm a, b, c, d khoản 2 còn được hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

và phát triển ngành nghề:

Trang 27

 Được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trong thờigian 2 năm để mua giống gia súc (trâu, bò, dê) hoặc giống gia cầm chăn nuôi tậptrung hoặc giống thuỷ sản; hỗ trợ một lần: 01 triệu đồng/hộ để làm chuồng trại chănnuôi hoặc tạo diện tích nuôi trồng thuỷ sản và 02 triệu đồng/ha mua giống để trồng

cỏ nếu chăn nuôi gia súc

 Hỗ trợ 100% tiền vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm đối với giasúc, gia cầm

 Đối với hộ không có điều kiện chăn nuôi mà có nhu cầu phát triển ngànhnghề tiểu, thủ công nghiệp tạo thu nhập được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ, vớilãi suất 0% (một lần)

 Đối với hộ nghèo ở thôn, bản vùng giáp biên giới trong thời gian chưa tự túcđược lương thực thì được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng

 Tăng cường, hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụbảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các huyện nghèo để xây dựngcác trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thành những trung tâmchuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ và dịch vụ thúc đẩy phát triển sản xuấttrên địa bàn Bố trí kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cao gấp 2 lần

so với mức bình quân chung các huyện khác; hỗ trợ 100% giống, vật tư cho xâydựng mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; người dân tham gia đào tạo,huấn luyện được cấp tài liệu, hỗ trợ 100% tiền ăn ở, đi lại và 10.000đồng/ngày/người; mỗi thôn, bản được bố trí ít nhất một suất trợ cấp khuyến nông(gồm cả khuyến nông, lâm, ngư) cơ sở

Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất,chế biến, kinh doanh trên địa bàn huyện nghèo:

 Được hưởng các điều kiện thuận lợi và ưu đãi cao nhất theo quy định hiệnhành của nhà nước

 Đối với cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản đầu tư trên địa bàn các huyệnnghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thươngmại nhà nước

Trang 28

 Hỗ trợ mỗi huyện 100 triệu đồng/năm để xúc tiến thương mại, quảng bá, giớithiệu sản phẩm, nhất là nông, lâm, thuỷ đặc sản của địa phương; thông tin thịtrường cho nông dân.

 Khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu đãi thu hút các tổ chức, nhàkhoa học trực tiếp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ

ở địa bàn, nhất là việc tuyển chọn, chuyển giao giống cây trồng, giống vật nuôi chosản xuất ở các huyện nghèo

 Chính sách xuất khẩu lao động: hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồidưỡng văn hóa, đào tạo định hướng (bao gồm cả ăn, ở, đi lại, trang cấp ban đầu, chiphí làm thủ tục và cho vay vốn ưu đãi) để lao động các huyện nghèo tham giaxuất khẩu lao động; phấn đấu mỗi năm đưa khoảng 7.500 - 8.000 lao động ở cáchuyện nghèo đi làm việc ở ngoài nước (bình quân 10 lao động/xã)

b) Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí

Chính sách giáo dục, đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí: bố trí đủ giáo viêncho các huyện nghèo; hỗ trợ xây dựng nhà “bán trú dân nuôi”, nhà ở cho giáo viên ởcác thôn, bản; xây dựng trường Dân tộc nội trú cấp huyện theo hướng liên thông vớicác cấp học ở huyện (có cả hệ phổ thông trung học nội trú) để đáp ứng nhu cầu đàotạo nguồn cán bộ tại chỗ cho các huyện nghèo; tăng cường, mở rộng chính sách đàotạo ưu đãi theo hình thức cử tuyển và theo địa chỉ cho học sinh người dân tộc thiểu

số, ưu tiên các chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, kế hoạch hóa gia đình,đào tạo giáo viên thôn, bản, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật

Tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm: đầu tư xây dựng mỗi huyện 01 cơ

sở dạy nghề tổng hợp được hưởng các chính sách ưu đãi, có nhà ở nội trú cho họcviên để tổ chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn về sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp; dạy nghề tập trung để đưa lao động nông thôn

đi làm việc tại các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động

Chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ: đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán

bộ y tế cơ sở cho con em ở các huyện nghèo tại các trường đào tạo của Bộ Quốcphòng; ưu tiên tuyển chọn quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự là người của địaphương để đào tạo, bổ sung cán bộ cho địa phương

Trang 29

Chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở: tổ chức tậphuấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở thôn, bản, xã, huyện vềkiến thức quản lý kinh tế - xã hội; xây dựng và quản lý chương trình, dự án; kỹ năngxây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.

Tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động kết hợp cung cấp các dịch vụ kế hoạchhóa gia đình để nâng cao chất lượng dân số của các huyện nghèo

c) Chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo

Thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ tỉnh, huyện về xãđảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt để tổ chức triển khai thực hiện cơ chế,chính sách đối với các huyện nghèo; thực hiện chế độ trợ cấp ban đầu đối với cán bộthuộc diện luân chuyển; có chế độ tiền lương, phụ cấp và chính sách bổ nhiệm, bốtrí công tác sau khi hoàn thành nhiệm vụ

Có chính sách hỗ trợ và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, khuyến khích tríthức trẻ về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc huyện nghèo

d) Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện

Đẩy nhanh thực hiện quy hoạch các điểm dân cư ở những nơi có điều kiện vànhững nơi thường xảy ra thiên tai; nâng cao hiệu quả đầu tư

Sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách hàng năm (baogồm vốn cân đối ngân sách địa phương và hỗ trợ từ ngân sách trung ương), vốn tráiphiếu Chính phủ, vốn từ các chương trình, dự án, vốn ODA để ưu tiên đầu tư chocác công trình hạ tầng kinh tế - xã hội sau đây:

Đối với cấp huyện: trường trung học phổ thông; trường Dân tộc nội trú huyện(bao gồm cả nhà ở cho học sinh) có quy mô đáp ứng nhu cầu học tập của con emđồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn; cơ sở dạy nghề tổng hợp huyện (bao gồm cảnhà ở cho học viên); bệnh viện huyện, bệnh viện khu vực, trung tâm y tế dự phònghuyện đạt tiêu chuẩn; trung tâm dịch vụ tổng hợp về nông, lâm, ngư nghiệp; cáccông trình thuỷ lợi quy mô cấp huyện, liên xã; đường giao thông từ tỉnh đến huyện,

từ trung tâm huyện tới xã, liên xã; các trung tâm cụm xã

Trang 30

Đối với cấp xã và dưới xã: đầu tư các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu (gồm

cả kinh phí sửa chữa, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng các công trình đã được đầu tư) ởtất cả các xã trên địa bàn huyện (trừ thị trấn), bao gồm: trường học (lớp học, trườnghọc, kể cả trường mầm non, lớp mẫu giáo, nhà ở bán trú dân nuôi, nhà ở cho giáoviên); trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn (gồm cả nhà ở cho nhân viên y tế); đường giaothông liên thôn, bản, đường vào các khu kinh tế, sản xuất tập trung (gồm cả cầu,cống); thuỷ lợi phục vụ tưới và tiêu cho sản xuất nông nghiệp (kênh mương nộiđồng và thủy lợi nhỏ); điện phục vụ sản xuất và dân sinh; công trình nước sinh hoạt(tập trung hoặc phân tán, đào giếng, xây bể); chợ trung tâm xã; trạm chuyển tiếpphát thanh xã; nhà văn hóa xã, thôn, bản; xử lý chất thải, tạo mặt bằng các cụm côngnghiệp, làng nghề

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

a) Các yếu tố về khí hậu thời tiết

Đây là nhân tố cũng có tác động rất lớn đến quá trình sản xuất, đến sự hìnhthành nghèo đói của vùng hay của một quốc gia, một khu vực Bởi thời tiết, khí hậuthuận lợi sẽ tác động tích cực đến sản xuất, đời sống nhất là trong nông nghiệp, làmcho cây trồng, vật nuôi phát triển, năng suất cao hơn, thuận lợi cho đầu tư phát triểncác ngành kinh tế Việc giao lưu hành hóa giữa các vùng cũng dễ dàng thuận lợi.Ngược lại nếu thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp như nắng lắm, mưa nhiều, biên

độ nóng, lạnh quá lớn; hoặc xảy ra động đất núi lửa bão lụt, hạn hán thì sẽ làm tổnthất về người và tài sản, hủy hoại môi trường sinh thái Nó dễ dẫn đến sự nghèo đói

là điều khó có thể tránh khỏi Do đó, trong các giải pháp xóa đói giảm nghèo cũngphải nói đến yếu tố này (Dẫn theo Kham Phen, 2008)

b) Các yếu tố về thành phần dân tộc, trình độ dân trí và phong tục tập quán

Các yếu tố này trong một vùng hay trong một quốc gia thường liên quan hữu

cơ với nhau, có tác động tương hỗ thúc đẩy lẫn nhau đến quá trình phát triển kinh tế

- xã hội Nếu trong một quốc gia có nhiều thành phần dân tộc sẽ có nhiều phong tụctập quán khác nhau và trình độ dân trí hay trình độ lao động của dân cư cũng khácnhau Do đó, nó cũng có yếu tố vừa tích cực vừa tiêu cực cho quá trình phát triển

Trang 31

kinh tế - xã hội Nó vừa đa dạng phong phú về kinh nghiệm, về đa dạng các sảnphẩm nhưng nó cũng cản trở đến sản xuất, đó là sự không đồng đều về nhận thức vềtrình độ lao động và sự khác nhau về phong tục tập quán, do đó khó khăn trong việchình thành các chính sách về kinh tế - xã hội cho phù hợp với điều kiện riêng củacác vùng, miền khác nhau để hạn chế sự đói nghèo (Dẫn theo Kham Phen, 2008)

c) Các yếu tố thuộc cơ chế, chính sách

(1) Cơ chế, chính sách giảm nghèo

Cơ chế, chính sách giảm nghèo hiện nay còn nhiều khiếm khuyết nên khôngkhuyến khích được sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong xóa đói, giảm nghèo.Hầu hết các chính sách xóa đói, giảm nghèo đều được tiếp cận theo hướng từ trênxuống (top – down) nên đã không huy động được sự tham vấn của cộng đồng Từ

đó mà chính sách không phù hợp với điều kiện thực tế, các hỗ trợ không phù hợpvới nguyện vọng của người nghèo, gây lãng phí về tài chính (Phạm Bảo Dương,2010), (Đỗ Kim Chung, 2010)

(2) Năng lực thực thi chính sách của chính quyền địa phương

Năng lực thực thi chính sách của chính quyền địa phương từ cấp tỉnh – huyện– xã ở các cấp đặc biệt là cấp cơ sở cũng là nhân tố ảnh hưởng rất quan trọng tới sựtham gia của cộng đồng trong các dự án/chương trình xóa đói giảm nghèo Chínhquyền các cấp là trung tâm, là gốc rễ và là yếu tố quyết định đến thành công trongtriển khai áp dụng các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia Cách thức tổ chức,quản lý, điều hành, hỗ trợ, giám sát của các cơ quan công quyền một cách hợp lý,khoa học, phù hợp với điều kiện từng vùng và sự hoạt động tốt bộ máy của chínhquyền địa phương sẽ là yếu tố không nhỏ để tăng cường sự tham gia của cộng đồng

Ở đâu năng lực thực thi chính sách của cán bộ tốt và ý thức được tầm quan trọngcủa cộng đồng thì ở đó vai trò của cộng đồng được tôn trọng và tham gia nhiều hơn.(3) Giám sát, kiểm tra đánh giá của cấp trên

Giám sát, kiểm tra đánh giá từ cấp trên cũng rất quan trọng đảm bảo cộngđồng tham gia được hữu hiệu theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và thựchiện theo các quy định của quy chế dân chủ ở cơ sở Nếu trong một chương trình xóađói giảm nghèo, sự giám sát của cấp trên là chặt chẽ và hợp lý thì sẽ vận động đượccộng đồng nhiệt tình tham gia đóng góp ngày công cũng như sức lao động và tinh thầntrách nhiệm giám sát, quản lý chương trình này.(Dẫn theo Phan Vũ Tuyết Mai,2012)

Trang 32

Trong trồng trọt đã hỗ trợ một lần 109.101 cây giống ăn quả, 80.364 tấn phânlân hỗ trợ cho 1.448 hộ dân, trị giá 3.940 triệu đồng, với diện tích cải tạo vườn tạp200,9 ha (Gồm: 47.580 cây cam; 32.789 giống cây xoài và 28.534 cây mít) Hỗ trợmột lần giống lúa và phân bón cho 765 hộ tại các xã Ngọc Chiến, Nậm Păm, PiToong gồm: Giống lúa thuần nếp 87 là 5.330 kg; hỗ trợ phân bón 30.594 kg (phânđạm 9.328 kg, phân lân 16.790, phân kaly 4.477 kg) gieo trồng được 53,3 ha, giá trị

hỗ trợ 393,914 triệu đồng Hỗ trợ 35.000 kg giống khoai tây Hà Lan cho 637 hộ dântại xã Mường Bú, Nậm Păm và thị trấn Ít Ong để gieo trồng 25 ha, trị giá 1.159,4triệu đồng và 29.500 kg phân bón (Phân đạm 8.250 kg, phân lân 15.000 kg, phânkaly 6.250 kg)

Hỗ trợ phát triển chăn nuôi: Cung ứng và bàn giao 1.461 con lợn nái Móngcái, 245 con dê bách thảo đạt 100% kế hoạch, tổng giá trị thực hiện 8.895 triệuđồng, cho 1.706 hộ dân Hỗ trợ tiêm phòng vacxin: Đã tiến hành điều tra thống kêgia súc của hộ nghèo tại 16 xã, thị trấn với 284 bản, 5.371/8.610 hộ nghèo, đã tiêmphòng chống dịch bệnh cho tổng số 14.780 con trâu, bò và 16.620 con lợn với tổngkinh phí thực hiện là 490,4 triệu đồng (Lũy kế từ đầu Chương trình đến nay đã thựchiện l81.125 liều vacxin, với tổng kinh phí 1.390,389 triệu đồng)

Hỗ trợ cán bộ Khuyến nông thôn bản: phối hợp với UBND các xã xây dựng

kế hoạch và mở 10 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 600 lượt nông dântham gia, tiếp tục vận động nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nôngnghiệp để tăng thu nhập hộ gia đình Tổng kinh phí được giao năm 2013 là 3.736,746triệu đồng Số người được bố trí là 32 cán bộ khuyến nông xã và 263 khuyến nông viênthôn bản, năm 2013 đã thực hiện là: 3.736,746 triệu đồng Trong đó chi phụ cấp lương

là 3.536,745 triệu đồng, chi tập huấn kỹ thuật cho nông dân: 200 triệu đồng (lũy kế từ

Trang 33

đầu chương trình đến nay đã thực hiện là 6.495,370 triệu đồng).

Chỉ đạo, vận động nhân dân tiếp tục thực hiện nhận khoán bảo vệ rừng theoNghị quyết 30a với tổng diện tích 24.160,05 ha tại 7 xã (Mường Bú, Nậm Păm,Ngọc Chiến, Hua Trai, Chiềng Lao, Chiềng San, Chiềng Muôn) Chăm sóc rừngtrồng (Diện tích năm 2011 và năm 2012) với tổng số 460 ha, trong đó: Rừng trồngphòng hộ 360 ha tại các xã: Ngọc Chiến, Hua Trai, Chiềng Muôn, Chiềng Lao;Chăm sóc rừng trồng sản xuất là 100 ha tại xã Ngọc Chiến, Mường Bú

2.2.1.2 Huyện Bắc Yên

Hỗ trợ giống, vật tư để thực hiện dự án trồng mới cải tạo chè shan tuyết đặcsản Tà Xùa: kinh phí giao là 300 triệu đồng Trong năm đã triển khai thực hiện trồngđược 13,2 ha với 46 hộ nông dân tham gia, số lượng cây giống 157.800 bầu giảingân thanh toán đạt 100% so với kế hoạch vốn giao Hỗ trợ giống cây trồng, vớitổng số tiền 150 triệu đồng: đã thực hiện hỗ trợ 30 tấn dong riềng cho 39 hộ gia đìnhtại Hang Chú, Mường Khoa và Hua Nhàn, trồng được 12 ha, bình quân mỗi hộ 0,3

ha với số tiền 150 triệu đồng, giải ngân thanh toán đạt 100% so với kế hoạch vốn

Hỗ trợ giống cây thảo quả chuyển hướng sản xuất thay thế chuyển đổi cơ cấu câytrồng vật nuôi, với tổng số tiền 700 triệu đồng: đã thực hiện hỗ trợ 175.000 cây thảoquả cho 211 hộ gia đình tại Xím Vàng, Hang Chú, Làng Chếu, Tà xùa và HángĐồng trồng được 105,5 ha, bình quân mỗi hộ 0,5 ha với số tiền 700 triệu đồng, giảingân thanh toán 100% so với kế hoạch vốn Hỗ trợ trồng cỏ VA06 với 553 triệuđồng, đã nghiệm thu được 42,4639 ha, giải ngân thanh toán hỗ trợ cho các hộ giađình với số tiền là 84.927.800 đồng đạt 15,3% so với kế hoạch vốn

Hỗ trợ chuồng trại cho hộ nghèo đến nay đã được tổ chức triển khai, thựchiện, nghiệm thu được 427/553 chuồng trại, đã giải ngân 427 triệu đồng/553 triệuđồng, đạt 77,21% so với kế hoạch Hỗ trợ giống bò cái vàng sinh sản, đến nay đã tổchức cung ứng được 323/553 con bò cái vàng sinh sản cho 323 hộ gia đình trong cácbản của 7 xã Phiêng Ban, Pắc Ngà, Phiêng Côn, Hồng Ngài, Hang Chú, Làng Chếu

và Thị Trấn đã giải ngân thanh toán được 2.783 triệu Hỗ trợ tiêm phòng cho toàn

bộ gia súc trên toàn huyện: 550 triệu đồng Trong năm đã triền khai tiêm phòng chogia súc, gia cầm của 16 xã, thị trấn được 123.776 liều vacxin, giải ngân thanh toán là394,380 triệu đồng, đạt 78% so với kế hoạch giao

Trang 34

Hỗ trợ giống cây Sơn tra để trồng rừng với diên tích 300,5 ha, 365 hộ thamgia (thuộc 5 xã Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, Hua Nhàn) giải ngânthanh toán là 620 triệu đồng, đạt 100% so với kế hoạch vốn Hỗ trợ khoán khoanhnuôi bảo vệ và chăm sóc rừng trồng: kinh phí phân bổ 4.642 triệu đồng, gồm khoánkhoanh nuôi bảo vệ rừng 1.200 triệu đồng, chăm sóc rừng trồng 997 triệu đồng, hỗtrợ gạo cho hộ nghèo nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng 1.545 triệu đồng, kinhphí lập hồ sơ thiết kế, chi phí quản lý bảo vệ rừng 900 triệu đồng: trong năm đã triểnkhai chăm sóc 298 ha; bảo vệ rừng là 6.996 ha ước giải ngân thanh toán đạt 100%

so với kế hoạch vốn; hỗ trợ gạo cho hộ nghèo nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng

là 124.627 kg cho 7.350 nhân khẩu, giải ngân thanh toán là 1.544 triệu đồng, đạt99,9% so với kế hoạch vốn

2.2.2 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư

nghiệp theo Nghị quyết 30a của một số huyện tỉnh Nghệ An

Đồng bào các dân tộc của 3 huyện: Quế Phong, Tương Dương và Kỳ Sơnvốn chăn nuôi, sản xuất theo tập quán lạc hậu, thiếu kiến thức, kinh nghiệm về khoahọc kĩ thuật Do vậy, việc xây dựng đề án, mô hình phát triển kinh tế - xã hội nhằmgiảm nghèo nhanh và bền vững là đòi hỏi cấp bách trong quá trình phát triển kinh tế,giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào Thế nhưng, thực tiễn đặt ra là môhình theo nguồn vốn của Chương trình 30a thì nhiều, nhưng điểm lại cho thấy môhình đem lại hiệu quả thiết thực chỉ đạt ít Trong khi đó, theo báo cáo của các huyện,

mô hình nào cũng đang phát triển tốt

Theo báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 30a (từ năm 2009 – 2011)

và báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp

và thủy sản của Nghị quyết 30a năm 2012 của huyện Tương Dương và Quế Phong,

đã đạt được nhiều thành quả, bởi đây là những nỗ lực rất lớn của địa phương, vớimục đích tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân

Qua 4 năm thực hiện Chương trình 30a, năm 2012 các địa phương chú trọngthực hiện 5 mô hình hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế nhiều nhất Huyện QuếPhong, năm 2012 thực hiện 5 mô hình phát triển kinh tế, và nhiều chương trình hỗtrợ chăn nuôi sản xuất, với tổng kinh phí phê duyệt hơn 12 tỷ đồng Huyện TươngDương, năm 2012 thực hiện 61 mô hình chăn nuôi, sản xuất, trong đó 34 mô hìnhlợn đen, 4 mô hình gà Lương Phượng, 9 mô hình trồng chuối tiêu, 2 mô hình trồng

Trang 35

lạc, 1 mô hình trồng chanh leo, 3 mô hình trồng cà chua quả to, 1 mô hình nuôi bòMông, 7 mô hình nuôi gà đen Ngoài ra, còn đầu tư tổ chức hỗ trợ sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp về giống cây trồng, giống cá, mây nếp Tổng kinh phí đượcUBND tỉnh phê duyệt cho huyện Tương Dương trong năm 2012 về xây dựng môhình và hỗ trợ sản xuất là hơn 14 tỷ Thế nhưng đánh giá một cách khách quan, thì

số mô hình được đồng bào áp dụng, nhân ra diện rộng còn ít (Dẫn theo XuânHoàng, 2013)

2.2.3 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a của một số huyện tỉnh Cao Bằng

Thực hiện Nghị quyết 30a, từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2013, huyện BảoLạc được hỗ trợ 136.480 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn đầu tư phát triển 109 726triệu đồng; nguồn vốn sự nghiệp 26.754 triệu đồng Huyện Bảo Lâm được hỗ trợ108.453 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn đầu tư phát triển 81.679 triệu đồng; nguồnvốn sự nghiệp 26.754 triệu đồng Các nguồn vốn trên đã sử dụng có hiệu quả nhằmthực hiện những chính sách đặc thù như: xây dựng các công trình hạ tầng cơ bản; hỗtrợ nhà ở cho hộ nghèo; hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; đào tạo, dạynghề, nâng cao dân trí, thực hiện chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ

Đến nay, từ những nguồn vốn được UBND tỉnh phê duyệt tiếp tục hỗ trợlương thực cho 573 hộ nghèo với 2.959 khẩu tại huyện Bảo Lạc với số lượng là20,04 tấn, hỗ trợ sản xuất và các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệusản phẩm, chính sách xuất khẩu lao động, giáo dục đào tạo dạy nghề nâng cao dântrí, luân chuyển tăng cường cán bộ, các hoạt động giám sát kiểm tra quá trình thựchiện Nghị quyết 30a

Qua hơn 2 năm thực hiện Nghị Quyết 30a tại hai huyện còn một số khó khăn,hạn chế: tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện chưa cao, thiếu vững chắc; tiềm năng

và thế mạnh chưa khai thác có hiệu quả nhằm phát triển kinh tế - xã hội; thu nhậpnhân dân thấp, trình độ dân trí còn hạn chế; việc xây dựng cơ bản còn lúng túng,vướng mắc nhiều về giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư; năng lực của các đơn vị tư

vấn, chủ đầu tư còn nhiều hạn chế (Dẫn theo Tuyết Nhung, 2013)

Trang 36

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân số xã hội

3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới được thành lập tháng 12/2003, có diện tích

tự nhiên là 148.088 ha; huyện có 8 đơn vị hành chính cấp xã, 126 bản, là huyện đặc biệtkhó khăn Phía Nam giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; phía Tây giáphuyện Điện Biên Đông, tỉnh Điên Biên; phía Bắc giáp huyện Sông Mã, tỉnh SơnLa; phía Đông giáp huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La

Huyện có vị trí đặc biệt khó khăn, nằm xa các trung tâm kinh tế, văn hoá,

xa tỉnh lỵ, với đường biên giới dài 120 km giáp với huyện Phin Thong (tỉnhLuông Pha Păng) huyện Mường Ét và huyện Mường Son (tỉnh Hua Phăn) nướcCộng hoà dân chủ nhân dân Lào, đã tạo cho Sốp Cộp có vị trí đặc biệt về anninh quốc phòng

b) Địa hình

Huyện Sốp Cộp có địa hình chia cắt mạnh, khá phức tạp Các dãy núi

cao nằm ở các xã: Sam Kha, Mường Lèo, Nậm Lạnh, vùng núi thấp ở các xã:Sốp Cộp, Dồm Cang, Púng Bánh và Mường Lạn Độ cao trung bình từ 900-1000m so với mặt nước biển, đỉnh cao nhất 1.925 m ở Pu Sâng xã Mường Lèo,thấp nhất ở suối Nậm Công xã Sốp Cộp trên 700m so với mực nước biển Cácdãy núi dài và đứt gãy chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo ra các tiểuvùng có đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước tương đối đa dạng phùhợp để phát triển kinh tế hàng hoá thoả mãn yêu cầu của thị trường Căn cứ vàođịa hình, huyện chia thành 2 tiểu vùng sinh thái nông - lâm nghiệp:

Tiểu vùng 1: Gồm các xã vùng thấp (Sốp Cộp, Mường Và, Dồm Cang,Púng Bánh, Mường Lạn), vùng thuộc dạng địa hình núi thấp, độ cao 700-900m,

Trang 37

độ dốc nhỏ, là vùng sản xuất lương thực chủ yếu phù hợp với việc trồng câylương thực, cây ăn quả, cây dược liệu, măng tre, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm,phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ

Tiểu vùng 2: Bao gồm các xã vùng cao (Sam Kha, Mường Lèo, NậmLạnh) Vùng thuộc dạng địa hình núi, độ cao trung bình từ 1.000-1800m, độdốc dọc lớn nhất 20o, chia cắt mạnh, phù hợp với phát triển lúa nương, cây màungô, sắn; kết hợp phát triển mạnh khai hoang ruộng nước nhằm đảm bảo anninh lương thực, trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất và chăn nuôi đại gia súc

c) Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Chế độgió có sự tương phản rất rõ dệt, mùa hè trùng với gió mùa đông nam, tây namkéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông trùngvới gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh,khô và ít mưa

Diễn biến thời tiết và khí hậu trung bình 10 năm (1997-2007) có những đặctrưng chính sau đây:

Nhiệt độ trung bình năm: 22,70 C

Nhiệt độ cao trung bình năm: 29,70 C

Tổng số ngày mưa trung bình năm 168 ngày, các tháng 6, 7 và 8 có số ngàymưa nhiều và cường độ mưa lớn, tập trung, gây xói mòn rửa trôi đất, nhất là ởvùng đất trống đồi núi trọc, nơi có ít hoặc không có độ che phủ của thảm thực vật

* Các yếu tố khí hậu khác:

Trang 38

Độ ẩm không khí bình quân năm trên: 80%.

Số giờ nắng trung bình năm: 1.954 giờ

Số ngày có sương mù: 45 ngày

Số ngày có sương muối: 1 ngày

Lượng bốc hơi: 880 mm/ngày

3.1.1.2 Tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Huyện Sốp Cộp gồm có 3 loại đất thuộc đất tự nhiên: đất nông nghiệp,đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng Tổng diện tích đất tự nhiên của huyệnnăm 2013 là 148.088,00 ha, chiếm cơ cấu 100% Trong đó, đất chưa sử dụngchiếm diện tích nhiều nhất 76.781,11 ha Đất nông nghiệp chiếm diện tích nhiềuthứ 2 có 69.441,55 ha, gồm đất sản xuất nông nghiệp chiếm 8.890,58 ha, đấtlâm nghiệp chiếm 60.402,20 ha, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm 147,00

ha Đất phi nông nghiệp chiếm diện tích ít nhất có 1.865,34 ha, gồm có đất ởchiếm 270,39 ha; đất chuyên dùng chiếm 1.158,34 ha; đất sông suối và mặtnước chiếm 348,49 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa chiếm 88,12 ha Đất tự nhiênchủ yếu được sử nhiều vào các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Diệntích các loại đất của huyện Sốp Cộp năm 2013 được thể hiện dưới bảng 3.1

Diện tích đất đã sử dụng vào sản xuất nông nghiệp rất ít khoảng 6% diệntích tự nhiên, đất nông nghiệp có rừng chiếm khoảng 40,788% diện tích tự nhiên.Đất chưa sử dụng còn khá nhiều 76.781,11 ha chiếm 53.21% diện tích tự nhiên,phần lớn diện tích còn lại có khả năng trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng

Trang 39

Bảng 3.1: Diện tích các loại đất của huyện Sốp Cộp năm 2013

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Sốp Cộp, 2013)

b) Tài nguyên nước

Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về nguồn nước ngầm tại huyện Tuy nhiên

hệ thống các con suối, ao hồ vào khoảng 146,75 ha, đây là một điều kiện thuận lợi

để phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương; Hiện nay các hộ gia đình và tổchức cá nhân đã và đang khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước ao, hồ để nuôi

cá, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 124 ha năm 2004 lên 132 ha năm 2008

c) Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện là 59.439,45 ha, trong đó đất rừngsản xuất là 211,21 ha; đất rừng phòng hộ là 53.790,16 ha; đất rừng đặc dụng là5.438,08 ha; Hiện nay huyện đã cơ bản hoàn thành giao đất lâm nghiệp và rừng tựnhiên cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình

Trang 40

d) Nguồn nguyên liệu

Tập đoàn cây trồng, vật nuôi trong vùng khá phong phú Cây lương thực,thực phẩm có lúa, ngô, sắn; Cây công nghiệp: Lạc, đậu; Cây ăn quả: Cam, quýtxoài, nhãn; Động vật chăn nuôi trong gia đình: trâu, bò, lợn, ngựa, dê, gia cầm,ong mật

Nhiều cây trồng, vật nuôi trong huyện được coi là đặc sản có giá trị hiệuquả kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ như: Cam, quýt, lúa nếp Mường Và, SốpCộp, trâu Mường Và

Đánh giá tiềm năng

Là một huyện biên giới có diện tích đất rộng và nguồn tài nguyên thiênnhiên, nguồn nhân lực phong phú, huyện Sốp Cộp có nhiều tiềm năng trong các lĩnhvực:

 Du lịch sinh thái với di sản Tháp Mường Và, lòng hồ thủy điện, rừng đặc dụng…

 Phát triển giao lưu kinh tế cửa khẩu

 Phát triển chăn nuôi đại gia súc

 Phát triển các loài cây con đặc sản

 Phát triển rừng (lâm nghiệp)

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

(1) Giá trị sản xuất nông nghiệp

Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) ước đạt: 1.016,1 tỷ đồng, bằng 114% sovới cùng kỳ (Trong đó: Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 360,2 tỷđồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ; công nghiệp, xây dựng ước đạt 269,3 tỷ đồng, tăng19,9% so với cùng kỳ; dịch vụ ước đạt 386,6 tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ)

Tổng giá trị sản xuất theo giá (năm 2010) ước đạt: 782,8 tỷ đồng, bằng 114,7%

so với cùng kỳ (trong đó: Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ươc đạt 256,8 tỷđồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ; giảm 6,3% so với kế hoạch; công nghiệp, xây dựngước đạt: 231 tỷ đồng, tăng 20,1% so với cùng kỳ; giảm 0,2% so với kế hoạch; dịch vụước đạt 295 tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ; giảm 0,2% so với kế hoạch)

(2) Chăn nuôi

Tổng đàn trâu hiện có 12.893 con; đàn bò 7.920 con; đàn lợn 16.460 con; đàn

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), Thông tư hướng dẫn xây dựng đề án khuyến nông, khuyến ngư thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Hà Nội Khác
2. Cầm Duy Vinh (2013), Giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của chính phủ trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, Đề tài nghiên cứu tốt nghiệp chương trình Trung Cấp LLCT-HC, Sơn La Khác
3. Chính Phủ (2008), Nghị Quyết số 30/a/2008/NQ-CP của Chính Phủ: Về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo 4. Đoàn Thị Thảo (2009), Nghiên cứu tác động của việc thực thi quy hoạchvườn quốc gia Xuân Thủy đến sản xuất và thu nhập của người dân vùng đệm huyện Giao Thủy, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội Khác
5. Giáp Thị Ngọc Ánh (2012), Đánh giá tác động của chương trình 135 đến phát triển nông thôn tại xã Trường Giang, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội Khác
6. Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Chí Thành (2010), Cơ chế chính sách đặc thù phát triển các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Diện tích các loại đất của huyện Sốp Cộp năm 2013 - “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.
Bảng 3.1 Diện tích các loại đất của huyện Sốp Cộp năm 2013 (Trang 39)
Bảng 3.2: Nguồn thông tin thứ cấp đã tiến hành thu thập - “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.
Bảng 3.2 Nguồn thông tin thứ cấp đã tiến hành thu thập (Trang 42)
Bảng 4.1: Diện tích trồng rừng sản xuất đã hỗ trợ của huyện Sốp Cộp - “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.
Bảng 4.1 Diện tích trồng rừng sản xuất đã hỗ trợ của huyện Sốp Cộp (Trang 47)
Bảng 4.2: Thông tin cơ bản của các hộ điều tra - “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.
Bảng 4.2 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra (Trang 53)
Bảng 4.3: Tình hình sử dụng đất nông nghiêp qua các năm - “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.
Bảng 4.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiêp qua các năm (Trang 56)
Bảng 4.4: Thu nhập bình quân các hộ điều tra trong năm 2013 - “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.
Bảng 4.4 Thu nhập bình quân các hộ điều tra trong năm 2013 (Trang 64)
Bảng 4.6 : Bảng thống kê số hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện  giai đoạn 2010 – 2012 theo Nghị Quyết 30a - “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.
Bảng 4.6 Bảng thống kê số hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện giai đoạn 2010 – 2012 theo Nghị Quyết 30a (Trang 69)
Bảng 4.7 Thống kê về hộ nghèo, hộ cận nghèo các xã của huyện Sốp Cộp trong năm 2012 - “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.
Bảng 4.7 Thống kê về hộ nghèo, hộ cận nghèo các xã của huyện Sốp Cộp trong năm 2012 (Trang 70)
Bảng 4.9: Thống kê về số hộ dân được cấp thẻ bảo hiểm y tế giai đoạn 2011 -2013 STT           Năm - “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.
Bảng 4.9 Thống kê về số hộ dân được cấp thẻ bảo hiểm y tế giai đoạn 2011 -2013 STT Năm (Trang 74)
Bảng 4.10: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2008 – 2013 của huyện Sốp Cộp - “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.
Bảng 4.10 Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2008 – 2013 của huyện Sốp Cộp (Trang 80)
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả rà soát, xác minh diện tích cây cà phê bị thiệt hại do rét đậm rét hại gây ra cuối năm 2013 và đầu năm 2014 - “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.
Bảng 4.11 Tổng hợp kết quả rà soát, xác minh diện tích cây cà phê bị thiệt hại do rét đậm rét hại gây ra cuối năm 2013 và đầu năm 2014 (Trang 85)
Bảng 4.12 Kiến nghị của người dân về chính sách hỗ trợ phát triển  sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp - “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.
Bảng 4.12 Kiến nghị của người dân về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (Trang 100)
Bảng 1 : Thống kê về hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện Sốp Cộp (theo các xã) - “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.
Bảng 1 Thống kê về hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện Sốp Cộp (theo các xã) (Trang 110)
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản của huyện  giai đoạn 2008 – 2013 - “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.
Bảng 2 Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản của huyện giai đoạn 2008 – 2013 (Trang 111)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w