0
Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông,

Một phần của tài liệu “ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP THEO NGHỊ QUYẾT 30A2008NQCP TẠI HUYỆN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA”. (Trang 85 -94 )

lâm, ngư nghiệp

4.1.3.1 Yếu tố khí hậu thời tiết

Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chủ yếu hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi để phục vụ hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cho đồng bào dân tộc của huyện. Trong quá trình sản xuất thì yếu tố khí hậu thời tiết là nhân tố tác động lớn đến năng suất chất lượng sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt. Những thuận lợi mà khí hậu, thời tiết của huyện Sốp Cộp mang lại như vào mùa hè và mùa thu, lượng mưa chiếm 85 – 90% lượng mưa cả năm, mưa lớn vào các tháng 6, 7, 8 (lượng mưa đều trên 200 mm/tháng), đã đem lại nguồn nước tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào giúp người dân có thể gieo trồng và thu hoạch quanh năm với nhiều giống cây trồng vật nuôi phong phú. Bên cạnh những thuận lợi mà khí hậu, thời tiết đem lại, người dân gặp nhiều khó khăn khi vào mùa đông có gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gây nên tình trạng rét đậm, rét hại, sương muối gây thiệt hại trong sản xuất, có thể chết nhiều giống cây trồng, gia súc, gia cầm. Vào mùa hè có gió mùa tây nam gây khô hanh, nắng nóng làm khô héo và thiếu nước cho người và giống cây trồng, vật nuôi. Ta thấy được ảnh hưởng của rét đậm đến diện tích trồng cà phê năm 2013 và đầu năm 2014 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả rà soát, xác minh diện tích cây cà phê bị thiệt hại do rét đậm rét hại gây ra cuối năm 2013 và đầu năm 2014

trên địa bàn huyện Sốp Cộp

STT Tên xã

Tổng diện tích cây cà phê bị thiệt hại

(ha)

Diện tích chưa cho thu hoạch (ha) Mức độ thiệt hại (%) Toàn huyện 102.782 92.782 - 1 Xã Nậm Lạnh 5.060 5.060 70 2 Xã Mường Và 39.357 39.357 70 3 Xã Mương Lạn 27.580 27.580 70 4 Xã Dồm Cang 12.375 2.375 30 5 Xã Púng Bánh 18.410 18.410 70

Từ khi triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a thì đến năm 2012, huyện mới thực hiện triển khai hỗ trợ trồng cây cà phê theo chỉ thị của tỉnh, phát triển trồng cây cà phê trong công tác xóa đói giảm nghèo cho toàn tỉnh. Sau 1 năm thực hiện hỗ trợ để người dân trồng cà phê trên diện tích đất của mình thì kết quả đạt được rất thấp, người dân chịu nhiều thiệt hại do số lượng cây cà phê chết nhiều, mà nguyên nhân chính do đợt rét đậm, rét hại vào cuối năm 2013, đầu năm 2014 vừa qua. Huyện Sốp Cộp có 8 huyện, trong đó có 5 huyện có tổng diện tích cây cà phê bị thiệt hại. Vào cuối năm 2013 đầu năm 2014 thì tổng diện tích cây cà phê bị thiệt hại của toàn huyện là 102,882 ha. Trong đó: diện tích cà phê không thể phục hồi (mất trắng) là 92,882 ha của 582 hộ, 36 xã, còn diện tích cà phê có thể phục hồi (cưa đốn) là 10 ha. Trong 5 xã có diện tích cây cà phê bị thiệt hại, thì xã Mường Và có tổng diện tích cây cà phê bị thiệt hại nhiều nhất là 39.375 ha, xã Nậm Lạnh có tổng diện tích cây cà phê bị thiệt hại ít nhất là 5.060 ha. Trong 5 xã có tổng diện tích cây cà phê bị thiệt hại có xã Dồm Cang có diện tích thu hoạch được là 2.375, bị thiệt hại 30% so với tổng diện tích trồng cà phê, đây là xã có số lượng cà phê bị thiệt hại ít nhất vì vẫn có thể thu hoạch được so với các xã khác bị mất 70% thiệt hại về cây cà phê.

Yếu tố khí hậu có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, vì đó tác động trực tiếp đến giống cây trồng, vật nuôi hỗ trợ. Vì thế nên chú trọng đến công tác tránh rét cho cây trồng, vật nuôi, phòng trừ dịch bệnh khi không khí ẩm ướt đồng thời nên hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi vào đúng thời vụ để người dân có thể sản xuất hiệu quả hơn, giảm rủi ro sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

4.1.3.2 Yếu tố về thành phần dân tộc, phong tục tập quán

a) Thành phần dân tộc và phong tục tập quán

Tổng số hộ toàn huyện là 8.718 hộ, với dân số là 42.455 người với 6 dân tộc anh em sinh sống (Thái 57,59%, Mông 24,35%, Lào 8,5%, Khơ Mú 7,09%, Kinh 2,21%, Mường 0,18%, dân tộc khác 0,08%). Trong đó có 3.849 hộ nghèo chiếm 44,15%, hộ cận nghèo là 502 hộ, chiếm 5,76% (theo kết quả điều tra tháng 11 năm 2012). Người Thái là thành phần dân tộc đông nhất ở huyện Sốp Cộp, đứng thứ hai

là người Mông, sau đó đến người Kinh. Người Mông và người Thái, người Kinh là ba thành phần sống chủ yếu trên toàn huyện. Mỗi dân tộc lại có những phong tục tập quán khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong quá trình sản xuất, người dân có thể học hỏi các phương thức canh tác của nhau. Như cách trồng lúa, ngô của người Mông hay cách nuôi cá lồng của người Kinh, hay các nấu rượu, nuôi lợn của người Thái. Tuy nhiên, đối với người dân tộc, họ có rất nhiều phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu nên gây khó khăn cho cán bộ khi thực hiện chính sách như: phong tục khi vào nhà của người dân tộc Mông thì trước khi vào thăm nhà đồng bào các dân tộc, cán bộ cần quan sát kỹ, nếu thấy ở trước cửa nhà, ở đầu cầu thang cắm hoặc treo một cành lá xanh, một cành gai hoặc cắm một tấm phên đan hình mắt cáo... Đó là những dấu hiệu kiêng cấm, gia đình không muốn người lạ vào nhà. Hay khi vào thăm nhà người Thái, nhà của họ có hai cầu thang, phụ nữ chỉ được lên cầu thang có sân bên phải (bên trái), không được lên cầu thang bên phải, ở vị trí quan trọng nhất trong nhà (vách nhà ở gian giữa hoặc góc đầu nhà sàn) là nơi thờ tổ tiên.

Hộp 4.2: Khó khăn của cán bộ khi đến thăm nhà người H’Mông

để điều tra hộnghèo

“Hồi tôi còn làm cán bộ thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a tại xã Sam Kha. Trong một lần đến điều tra tình hình hộ nghèo tại một hộ thuộc người dân tộc Mông, khi gần đến cổng nhà họ, anh nhìn thấy rất nhiều cành cây màu xanh ở cầu thang, anh chỉ dám gọi cho chủ nhà mà không dám bước qua cổng, sau đó có một người phụ nữ bước ra, anh chỉ hỏi thăm một vài câu hỏi liên quan đến công việc rồi về. Anh không dám hỏi thêm nhiều vì biết nhà họ đang có chuyện và một phần sợ người chồng sẽ ra đuổi hoặc đánh”.

Phỏng vấn Anh: Nguyễn Hoài Nam, 10h, ngày 24/03/2014 Cán bộ địa chính NN – XD – MT, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp

Trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp chủ yếu hỗ trợ cho người nghèo dân tộc, đòi hỏi cán bộ địa phương phải biết tiếng

dân tộc thì mới có thể giao tiếp, truyền đạt thông tin về chính sách hay trong quá trình điều tra hộ nghèo, làm hồ sơ đăng ký. Đặc biệt cán bộ địa phương phải hiểu rõ phong tục tập quán của người dân tộc, để khi đến điều tra hay thăm hỏi gia đình người dân tộc đạt được mục đích của cuộc giao tiếp, tránh việc không biết phong tục dẫn đến hiểu lầm, tranh cái, gây khó khăn khi thực hiện chính sách.

b) Trình độ dân trí

Người dân thuộc đối tượng được hỗ trợ, chủ yếu là hộ nghèo và hộ cận nghèo dân tộc, ngoài ra còn có một bộ phận rất nhỏ những hộ có điều kiện bình thường. Trình độ học vấn của họ chỉ học kết cấp 1, cấp 2 hoặc mù chữ, một số ít những người trẻ học cao đẳng hay đi học nghề. Do trình độ học vấn thấp lại chưa qua đào tạo nhiều nên nhận thức của họ còn kém. Nhận thức của người kinh có cao hơn do họ đi làm việc xa nhiều, có điều kiện tiếp xúc với nhiều người, học hỏi được nhiều thứ. Nhận thức của người dân tộc có phần kém hơn, đặc biệt là người mông vì họ đã quen với phương thức canh tác cũ, lạc hậu, họ không chịu học hỏi hay tiếp thu những kiến thức mới hay phương thức kĩ thuật mới, họ ít tham gia vào các cuộc họp bản, họ sống khép kín và còn bị bó buộc bởi nhiều hủ tục và chịu sự trọng nam khinh nữ nên việc được tiếp xúc với các chính sách chủ yếu là người chồng trong gia đình, họ cũng chịu sự tri phối của người chồng. Người dân được hưởng chính sách chủ yếu là người thái, một số bộ phận sống gần trung tâm huyện có thể nói tiếng kinh nên họ có thể nắm rõ hơn về các mức hỗ trợ hay nội dung, đối tượng hỗ trợ. Tuy nhiên họ vẫn còn thái độ trông chờ, ỷ lại ở nhà nước, nhiều người chưa chịu khó làm ăn, chưa chủ động quyết tâm vươn lên trong xóa đói giảm nghèo, họ vẫn còn thái độ tự ti, cam chịu, do không được đào tạo chuyên môn nên họ có thái độ chấp nhận số phận.

Chính từ trình độ học vấn thấp, lại chưa qua trường lớp đào tạo chuyên môn, và do tính trông chờ, ỷ lại, tự ti, cam chịu số phận của người dân được hưởng lợi đã làm cho công tác tổ chức triển khai gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền về chính sách cho người dân, hay trong các cuộc họp, tập huấn về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân, nhận thức người dân còn chậm, chưa hiểu rõ, đúng về chính sách hay các phương thức kĩ thuật mới.

4.1.3.3 Các yếu tố cơ chế, chính sách

a) Thể chế và chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Từ khi thành lập huyện đến nay, huyện Sốp Cộp không chỉ tập trung phát triển kinh tế mà còn luôn ưu tiên đến xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi. Vì nghề chính của người dân nghèo là nông nghiệp, ngoài ra còn làm thêm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp nên tỉnh và huyện đã đầu tư vốn lớn đến chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân, đồng thời không ngừng cải thiện cuộc sống, nâng cấp cơ sở hạ tầng và xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi trang trại. Dù đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân song chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất vẫn còn triển khai chậm chạp, kế hoạch thực hiện còn nhiều thiếu sót nên lợi ích từ việc khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và trồng rừng chưa nhiều. Huyện đã thực hiện đủ các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm, ngư nghiệp nhưng các chính sách này chưa đạt hiệu quả cao, kích cỡ con giống, cây giống hỗ trợ còn nhiều sai sót, chưa thu hút được vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, mà vốn đầu tư của các doanh nghiệp chủ yếu được đầu tư vào chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng của Nghị quyết 30a. Huyện còn yếu trong việc quy hoạch đất và quy hoạch tổng thể của các ngành. Trong quá trình thực hiện chính sách, chính quyền địa phương có tiến hành lấy ý kiến của người dân, nhưng việc lấy ý kiến người dân còn sơ sài, nhỏ lẻ chưa đẩy mạnh công tác này mà chính quyền địa phương dựa chủ yếu vào trình độ của mình để đưa ra các quyết định hay các sản phẩm hỗ trợ cho người dân nên thiếu tính thực tế, cần có sự tham gia của người dân và cán bộ người dân thì thực hiện chính sách mới mang tính khả thi cao, giúp ích cho hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của người dân được hỗ trợ. Vì vậy, để giảm được nghèo và phát triển kinh tế thì huyện phải xây dựng và tổ chức một cơ chế chính sách mạnh và toàn diện hơn, đưa ra những kế hoạch chi tiết và cụ thể hơn để có thể thu hút vốn các cơ quan bên ngoài và đem lại hiệu quả tối ưu khi thực hiện các chính sách.

b) Nhân lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện chính sách

Nhân lực cho triển khai có sự tham gia của cán bộ huyện, cán bộ xã, trưởng bản và người dân, trong đó cán bộ huyện tham ra xây dựng, thực hiện đề án, trực tiếp ra chỉ thị và các văn bản để triển khai các chính sách hỗ trợ, là nguồn nhân lực tham gia toàn bộ vào các giai đoạn của dự án, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, thẩm định, giám sát điều tra. Cán bộ xã là nguồn nhân lực trung gian, nơi tiếp nhận chỉ thị, văn bản từ cán bộ cấp huyện xuống triển khai cho người dân, là nguồn lực tiếp nhận các ý kiến, tuyên truyền và hướng dẫn người dân được hưởng trợ biết được mình thuộc đối tượng nào, có thể nhận được mức hỗ trợ ra sao để làm đơn đăng kí hỗ trợ và tổng hợp danh sách để báo cáo cán bộ huyện bình xét và lập danh sách hỗ trợ. Trưởng bản là người trực tiếp làm việc với người dân, quản lí và nắm rõ tình hình kinh tế của các hộ để tổ chức các cuộc họp bản để giúp người dân hiểu nắm rõ các chính sách của nghị quyết 30a, đồng thời tổng hợp danh sách hộ nghèo. Người dân là một nguồn nhân lực được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ, họ có trách nhiệm cùng với các cán bộ cấp trên thực hiện triển khai chính sách, nhanh chóng làm các thủ tục theo hướng dẫn cán bộ, tham gia đầy đủ các cuộc tập huấn, họp bản về các chính sách hỗ trợ theo nghị quyết 30a.

Trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện dự án, năng lực đội ngũ lãnh đạo cấp huyện, xã số ít là những người đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng, chủ yếu là cán bộ đã tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc học trung cấp. Cán bộ chỉ đạo thường là những người có trình độ học vấn cao và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc nên họ đưa ra những quyết định và quản lý tốt nhưng cũng có những cán bộ mới vào làm, hoặc chuyển từ nơi khác đến thì chưa có nhiều kinh nghiệm và cũng chưa nắm rõ tình hình địa phương cũng như chính sách đang thực hiện nên gặp một chút khó khăn trong việc quản lí và tuyên truyền nội dung chính sách cho người dân. Cán bộ cấp huyện trình độ học vấn cao nhưng khả năng cơ động yếu, phương tiện đi lại còn thiếu, đường sá đi lại khó khăn nên việc khảo sát còn gặp nhiều khó khăn, cán bộ cấp xã trình độ học vấn của họ thấp hơn nhưng do chủ yếu là người dân địa phương, họ tiếp xúc nhiều hơn với người dân nên họ nắm rõ tình hình tổ chức thực hiện triển khai nhưng khó quản lý hay đưa ra những giải pháp thực hiện tốt. Vì vậy, những cán bộ mới và còn yếu kém về trình độ chuyên môn

cần không ngừng học hỏi những người đã đi trước hoặc những người biết nhiều để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, quản lý và thực hiện tốt chính sách. (2) Tổ chức thực hiện chính sách

Huyện Sốp Cộp là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước, được thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ theo Nghị quyết 30a của Chính Phủ, do vậy ngay từ năm 2009 huyện đã tiến hành xây dựng Đề án và được UBND tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Sốp Cốp từ năm 2009 – 2020 tại Quyết định số 2168/QĐ – UBND ngày 12/08/2009. Đề án hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 -2020 do chủ quản đề án là ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và chủ đầu tư đề án là Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp tiến hành thực xây dựng và thực hiện đề án.

Một phần của tài liệu “ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP THEO NGHỊ QUYẾT 30A2008NQCP TẠI HUYỆN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA”. (Trang 85 -94 )

×