ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”. (Trang 36 - 122)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân số xã hội

3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới được thành lập tháng 12/2003, có diện tích tự nhiên là 148.088 ha; huyện có 8 đơn vị hành chính cấp xã, 126 bản, là huyện đặc biệt khó khăn. Phía Nam giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; phía Tây giáp huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điên Biên; phía Bắc giáp huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La; phía Đông giáp huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Huyện có vị trí đặc biệt khó khăn, nằm xa các trung tâm kinh tế, văn hoá, xa tỉnh lỵ, với đường biên giới dài 120 km giáp với huyện Phin Thong (tỉnh Luông Pha Păng) huyện Mường Ét và huyện Mường Son (tỉnh Hua Phăn) nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, đã tạo cho Sốp Cộp có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng.

b) Địa hình

Huyện Sốp Cộp có địa hình chia cắt mạnh, khá phức tạp. Các dãy núi cao nằm ở các xã: Sam Kha, Mường Lèo, Nậm Lạnh, vùng núi thấp ở các xã: Sốp Cộp, Dồm Cang, Púng Bánh và Mường Lạn. Độ cao trung bình từ 900- 1000m so với mặt nước biển, đỉnh cao nhất 1.925 m ở Pu Sâng xã Mường Lèo, thấp nhất ở suối Nậm Công xã Sốp Cộp trên 700m so với mực nước biển. Các dãy núi dài và đứt gãy chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo ra các tiểu vùng có đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước tương đối đa dạng phù hợp để phát triển kinh tế hàng hoá thoả mãn yêu cầu của thị trường. Căn cứ vào địa hình, huyện chia thành 2 tiểu vùng sinh thái nông - lâm nghiệp:

Tiểu vùng 1: Gồm các xã vùng thấp (Sốp Cộp, Mường Và, Dồm Cang, Púng Bánh, Mường Lạn), vùng thuộc dạng địa hình núi thấp, độ cao 700-900m, độ dốc nhỏ, là vùng sản xuất lương thực chủ yếu phù hợp với việc trồng cây

lương thực, cây ăn quả, cây dược liệu, măng tre, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ.

Tiểu vùng 2: Bao gồm các xã vùng cao (Sam Kha, Mường Lèo, Nậm Lạnh). Vùng thuộc dạng địa hình núi, độ cao trung bình từ 1.000-1800m, độ dốc dọc lớn nhất 20o, chia cắt mạnh, phù hợp với phát triển lúa nương, cây màu ngô, sắn; kết hợp phát triển mạnh khai hoang ruộng nước nhằm đảm bảo an ninh lương thực, trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất và chăn nuôi đại gia súc.

c) Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Chế độ gió có sự tương phản rất rõ dệt, mùa hè trùng với gió mùa đông nam, tây nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông trùng với gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô và ít mưa.

Diễn biến thời tiết và khí hậu trung bình 10 năm (1997-2007) có những đặc trưng chính sau đây:

Nhiệt độ trung bình năm: 22,70 C. Nhiệt độ cao trung bình năm: 29,70 C. Chế độ thấp trung bình: 18,70 C.

Các tháng 11, 12, 1 và 2 nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Chế độ mưa: Theo số liệu trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La. Lượng mưa trung bình 1.087mm/năm, thấp nhất (năm 2002) là 385 mm /năm, thường tập trung vào các tháng mùa hè và mùa thu, lượng mưa chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm, mưa lớn vào các tháng 6,7,8 (lượng mưa đều trên 200 mm/tháng). Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa nhỏ (thường dưới 20 mm/tháng). Tổng số ngày mưa trung bình năm 168 ngày, các tháng 6, 7 và 8 có số ngày mưa nhiều và cường độ mưa lớn, tập trung, gây xói mòn rửa trôi đất, nhất là ở vùng đất trống đồi núi trọc, nơi có ít hoặc không có độ che phủ của thảm thực vật.

* Các yếu tố khí hậu khác:

Độ ẩm không khí bình quân năm trên: 80%. Số giờ nắng trung bình năm: 1.954 giờ. Số ngày có sương mù: 45 ngày.

Số ngày có sương muối: 1 ngày.

Lượng bốc hơi: 880 mm/ngày.

3.1.1.2. Tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Huyện Sốp Cộp gồm có 3 loại đất thuộc đất tự nhiên: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2013 là 148.088,00 ha, chiếm cơ cấu 100%. Trong đó, đất chưa sử dụng chiếm diện tích nhiều nhất 76.781,11 ha. Đất nông nghiệp chiếm diện tích nhiều thứ 2 có 69.441,55 ha, gồm đất sản xuất nông nghiệp chiếm 8.890,58 ha, đất lâm nghiệp chiếm 60.402,20 ha, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm 147,00 ha. Đất phi nông nghiệp chiếm diện tích ít nhất có 1.865,34 ha, gồm có đất ở chiếm 270,39 ha; đất chuyên dùng chiếm 1.158,34 ha; đất sông suối và mặt nước chiếm 348,49 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa chiếm 88,12 ha. Đất tự nhiên chủ yếu được sử nhiều vào các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Diện tích các loại đất của huyện Sốp Cộp năm 2013 được thể hiện dưới bảng 3.1.

Diện tích đất đã sử dụng vào sản xuất nông nghiệp rất ít khoảng 6% diện tích tự nhiên, đất nông nghiệp có rừng chiếm khoảng 40,788% diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng còn khá nhiều 76.781,11 ha chiếm 53.21% diện tích tự nhiên, phần lớn diện tích còn lại có khả năng trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng.

Bảng 3.1: Diện tích các loại đất của huyện Sốp Cộp năm 2013

Stt Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 148.088,00 100,00

1 Đất nông nghiệp 69.441,55 -

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.890,58 6

1.2 Đất lâm nghiệp 60.402,20 40,79

1.3 Đất mặt nước NTTS 147,00 - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Đất phi nông nghiệp 1.865,34 -

2.1 Đất ở 270,39 -

2.2 Đất chuyên dùng 1.158,34 -

2.3 Đất sông suối và mặt nước 348,49 - 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 88,12 -

3 Đất chưa sử dụng 76.781,11 53,21

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Sốp Cộp, 2013)

b) Tài nguyên nước

Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về nguồn nước ngầm tại huyện. Tuy nhiên hệ thống các con suối, ao hồ vào khoảng 146,75 ha, đây là một điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương; Hiện nay các hộ gia đình và tổ chức cá nhân đã và đang khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước ao, hồ để nuôi cá, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 124 ha năm 2004 lên 132 ha năm 2008.

c) Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện là 59.439,45 ha, trong đó đất rừng sản xuất là 211,21 ha; đất rừng phòng hộ là 53.790,16 ha; đất rừng đặc dụng là 5.438,08 ha; Hiện nay huyện đã cơ bản hoàn thành giao đất lâm nghiệp và rừng tự nhiên cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình.

d) Nguồn nguyên liệu

Tập đoàn cây trồng, vật nuôi trong vùng khá phong phú. Cây lương thực, thực phẩm có lúa, ngô, sắn; Cây công nghiệp: Lạc, đậu; Cây ăn quả: Cam, quýt xoài, nhãn; Động vật chăn nuôi trong gia đình: trâu, bò, lợn, ngựa, dê, gia cầm, ong mật...

Nhiều cây trồng, vật nuôi trong huyện được coi là đặc sản có giá trị hiệu quả kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ như: Cam, quýt, lúa nếp Mường Và, Sốp Cộp, trâu Mường Và.

Đánh giá tiềm năng

Là một huyện biên giới có diện tích đất rộng và nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực phong phú, huyện Sốp Cộp có nhiều tiềm năng trong các lĩnh vực:

− Du lịch sinh thái với di sản Tháp Mường Và, lòng hồ thủy điện, rừng đặc dụng… − Phát triển giao lưu kinh tế cửa khẩu

− Phát triển chăn nuôi đại gia súc − Phát triển các loài cây con đặc sản − Phát triển rừng (lâm nghiệp)

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

(1) Giá trị sản xuất nông nghiệp

Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) ước đạt: 1.016,1 tỷ đồng, bằng 114% so với cùng kỳ (Trong đó: Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 360,2 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ; công nghiệp, xây dựng ước đạt 269,3 tỷ đồng, tăng 19,9% so với cùng kỳ; dịch vụ ước đạt 386,6 tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ).

Tổng giá trị sản xuất theo giá (năm 2010) ước đạt: 782,8 tỷ đồng, bằng 114,7% so với cùng kỳ (trong đó: Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ươc đạt 256,8 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ; giảm 6,3% so với kế hoạch; công nghiệp, xây dựng ước đạt: 231 tỷ đồng, tăng 20,1% so với cùng kỳ; giảm 0,2% so với kế hoạch; dịch vụ ước đạt 295 tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ; giảm 0,2% so với kế hoạch).

Tổng đàn trâu hiện có 12.893 con; đàn bò 7.920 con; đàn lợn 16.460 con; đàn gia cầm 146.086 con; đàn Dê 2.648 con, đàn Ngựa 763 con; Sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng đạt 2.056 tấn.

(3) Sản xuất lâm nghiệp

Hoàn thành kế hoạch trồng 400 ha rừng, bằng 100% so với kế hoạch HĐND huyện giao (Rừng phòng hộ 300 ha, rừng sản xuất 100 ha); chăm sóc rừng trồng: 1.269,7 ha; khoán chăm sóc bảo vệ rừng 26.680 ha; xuất vườn được 80 vạn cây.

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để đáp ứng tốt thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Trong những năm qua, việc sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã được chú trọng phát triển mạnh mẽ, nhưng kết quả đạt được chưa cao do còn gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn và kĩ thuật, nhờ có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nên tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có bước chuyển biến tích cực.

Nghiên cứu này tập trung tại địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, lấy 2 thí điểm là: xã Sốp Cộp và xã Dồm Cang làm 2 xã điển hình để so sánh kết quả đạt được trước và sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông,lâm,ngư nghiệp theo nghị quyết 30a. Xã Sốp Cộp đại diện cho xã có điều kiện kinh tế xã hội cao hơn và đạt được kết quả thấp hơn trong phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Xã Dồm Cang là xã có điều kiện kinh tế khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao, được hưởng hỗ trợ nhiều hơn nhưng việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp cao hơn

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1 Thông tin thứ cấp

Các thông tin thứ cấp là những dữ liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, là nguồn dữ liệu đã được thu thập và xử lý cho mục tiêu nào đó, giúp cho người nghiên cứu sử dụng lại cho các nghiên cứu của mình. Từ đó có thể phân tích, đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đến các phương diện kinh tế, xã hội, môi trường của huyện Sốp Cộp, các thông tin thứ cấp đã tiến hành thu thập được thể hiện ở bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.2: Nguồn thông tin thứ cấp đã tiến hành thu thập

STT Thông tin Tài Liệu Nguồn thu thập

1 + Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, các số liệu, thông tin về tình hình chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp các huyện ở tỉnh Sơn La

+ Các giáo trình và bài giảng: chính sách phát triển, chính sách nông nghiệp, cẩm nang đánh giá tác động.

+ Các bài báo, các bài viết từ các tạp chí

+ Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu

+ Thư viện

+ Thư viện, internet

+ Thư viện, internet

2 + Số liệu về tình hình chung của huyện và tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở huyện

+ Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết 30a qua các năm 2009 – 2013, báo cáo kiểm toán giải trình 30a, đề án 30a, báo cáo kết quả lâm nghiệp 30 a trong 5 năm.

+ Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005 – 2012 trên địa bàn huyện Sốp cộp + Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cho các xã, huyện; tình hình kinh tế xã hội huyện

+ Phòng NN &PTNT huyện Sốp Cộp, UBND huyện Sốp Cộp, ban quản lý dự án 661, phòng tài chính – Kế hoạch + Phòng LĐTBXH, Phòng dân tộc huyện Sốp Cộp + UBND xã Sốp Cộp, UBND xã Dồm Cang, UBND huyện,

Tài liệu thứ cấp liên quan đến vùng nghiên cứu đã được thu thập bằng cách: 1, Liệt kê tài liệu thông tin có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung 2, Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin

3, Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp

4, Kiểm tra tình hình thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

3.2.2.2 Thông tin sơ cấp

(1) Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ:

* Chọn mẫu điều tra:

− Theo phiếu điều tra. Điều tra phỏng vấn ở 2 xã: Xã Sốp Cộp và xã Dồm Cang với tổng 2 xã là 60 hộ, mỗi xã điều tra 30 hộ để làm rõ thực trạng xản suất nông, lâm, ngư nghiệp phân thành các nhóm hộ:

− Phân theo phân loại hộ: Hộ được hưởng chính sách hỗ trợ và hộ không được hưởng chính sách hỗ trợ

− Phân theo hướng sản xuất: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp * Nội dung điều tra:

− Những thông tin cơ bản về hộ điều tra: Nông nghiệp (phân bón, giống cây trồng, giống vật nuôi, tiêm phòng), lâm nghiệp (diện tích trồng rừng, kinh phí hỗ trợ, mức gạo hỗ trợ), ngư nghiệp (giống thủy sản) trước và sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

− Ý kiến của người dân tình hình phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trước và sau khi thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo nghị quyết 30a

(2) Phương pháp điều tra nhanh nông thôn

Phương pháp điều tra nhanh bằng các công cụ: trao đổi và tiếp xúc trực tiếp với các cán hộ huyện, xã, các hộ nông dân khảo sát nhanh về một số nét về tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Kết quả của đợt điều tra nhanh thu được thông tin cơ bản để xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết và phương pháp thu thập số liệu.

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin thu thập được tổng hợp, xử lý bằng các phần mềm như SPSS, Excel, máy tính bấm tay và các công cụ xử lý số liệu khác. Chủ yếu sử dụng phần mềm Excel để phân tích, xử lý các số liệu liên quan đến các thông tin cần thiết đã sử dụng trong phiếu điều tra như: xử lý thông tin các hộ điều tra; biến động diện tích rừng; tỷ lệ hộ nghèo qua các năm; thu nhập từ nông nghiệp, thủy sản; ý kiến của người dân về tác động của chính sách đến đời sống.

3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin

a) Phương pháp thống kê so sánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp thống kê so sánh: Nghiên cứu tình hình sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp của huyện Sốp Cộp trước và sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ (số lượng, kinh phí). So sánh biến động các chỉ tiêu về giá trị sản xuất các năm 2008- 2013, hay tình hình sử dụng đất năm 2008 với năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2010-2013. So sánh thu nhập giữa các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản, ngành nghề - dịch vụ khác.

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo (KIP): Kip là một nhóm người am hiểu nhất về một chuyên đề nào đó, nó đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau với những điều kiện kinh tế khác nhau. Số người lý tưởng trong một nhóm kip bao gồm từ 7 – 15 người, bao gồm nhiều đối tượng. Không phải lúc nào người điều tra cũng có điều kiện để tham khảo ý kiến của mọi người, trong khi đó, họ luôn phải chịu sức ép là làm thế nào để đảm bảo những thông tin thu thập là đáng tin cậy, vì vậy cần phải tìm cách tham khảo một số ít người nhưng vẫn đảm bảo mức độ thông tin thu được là đáng tin cậy.

Trong quá trình đi điều tra, người điều tra cần ấn định ngày giờ và địa điểm thảo luận và xác định các thông tin cần thu thập như: tác động của chính sách đến vốn sản xuất và đời sống nhân dân, những khó khăn, thuận lợi gặp phải trong quá

Một phần của tài liệu “Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”. (Trang 36 - 122)